Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng nhất là <br />
trong thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Đây là việc <br />
làm thường xuyên của công tác giáo dục và cũng là đòi hỏi cấp thiết của <br />
việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. Qua việc rèn kĩ <br />
năng sống sẽ trang bị tri thức, hành vi cho trẻ, đồng thời định hướng cho <br />
học sinh tiểu học rèn luyện hành vi, thói quen ứng xử tốt nhằm đảm bảo <br />
cho các em có được bản lĩnh về nhân cách để phát triển toàn diện. <br />
Ở cấp tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến <br />
thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học <br />
sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn <br />
với những kinh nghiệm đạo đức để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng <br />
sống, biết phân biệt đúng sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh <br />
với những biểu hiện sai trái, hướng các em hành động theo chuẩn mực đạo <br />
đức. Chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở cấp tiểu học là một nhiệm vụ <br />
quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm.<br />
Tuy nhiên hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống của các em ở trường <br />
tiểu học còn nhiều hạn chế, chưa có nét chuyển biến. Nguyên nhân chính là <br />
trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức. <br />
Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức <br />
được tầm quan trọng của rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy <br />
mà chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt…<br />
Về phía học sinh, các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả <br />
năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế. Với học sinh tiểu <br />
học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động. Mặt khác, các em một <br />
mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ <br />
đọc cứ chép và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. <br />
Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là <br />
không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây là rất hạn chế, nhất là việc <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 1 <br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động <br />
ngoại khóa.<br />
<br />
Xuất phát từ những lý do trên, để nâng cao chất lượng giáo dục trong <br />
nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài “ Một vài biện pháp trong việc chỉ <br />
đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”. <br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã <br />
hội, từ đó các em có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp <br />
hành pháp luật.<br />
Giúp các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, <br />
tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự <br />
tin ban đầu để trang bị những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào <br />
đời. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng sống; việc thực hiện lồng ghép <br />
giáo dục kĩ năng sống vào các môn học, bài học cũng như thông qua hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp của giáo viên trường tiểu học Lý Tự Trọng.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu nội dung, hình thức giáo dục kĩ năng sống từ năm học <br />
2013 2014 đến nay.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp lấy tư liệu ;<br />
<br />
Phương pháp khảo sát thực tế ;<br />
Phương pháp xử lý thông tin ;<br />
<br />
Phương pháp thảo luận ; <br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp ;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 2<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Thực hiện Nghị quyết 40/2008/CTBGDĐT ngày 22 tháng 7 năm <br />
2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua Xây <br />
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong các trường phổ thông <br />
giai đoạn 20082013, trong đó có nội dung: Rèn luyện kĩ năng sống cho học <br />
sinh phù hợp với lứa tuổi.<br />
Căn cứ nhiệm vụ năm học 20132014; 20142015 của ngành, của <br />
trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc <br />
làm hết sức cần thiết của xã hội. Các em không chỉ biết học giỏi về kiến <br />
thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống, qua đó tạo môi <br />
trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ nhằm trang bị cho các em vốn <br />
kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.<br />
<br />
2. Thực trạng <br />
<br />
a) Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi<br />
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, trang thiết bị dạy học <br />
bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học.<br />
Ban Giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo trong công việc, luôn <br />
theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như <br />
giáo dục.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đa số giáo viên <br />
năng nổ, nhiệt tình trong công tác, có tâm huyết với nghề. <br />
<br />
Thường xuyên được dự các chuyên đề về công tác chủ nhiệm, về <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp, về giáo dục kĩ năng sống … do Sở, Phòng Giáo <br />
dục và Đào tạo, cụm Chuyên môn, nhà trường tổ chức.<br />
̣ ̣ và Đao tao đa phat đông phong trao “Xây d<br />
Bô Giao duc<br />
́ ̀ ̣ ̃ ́ ̣ ̀ ựng trương<br />
̀ <br />
̣ ̣ ̣ ́ ực” vơi nh<br />
hoc thân thiên hoc sinh tich c ́ ưng kê hoach nhât quan t<br />
̃ ́ ̣ ́ ́ ừ Trung <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 3<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
ương đên đia ph<br />
́ ̣ ương. Phong Giao duc và Đao tao cung đa co kê hoach t<br />
̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ̃ ́ ́ ̣ ừng <br />
năm học vơi nh<br />
́ ưng biên phap cu thê đ<br />
̃ ̣ ́ ̣ ̉ ể rèn kĩ năng sống cho học sinh đối <br />
với từng cấp, bâc hoc. <br />
̣ ̣<br />
* Khó khăn<br />
Phần lớn đội ngũ giáo viên trải qua nhiều năm công tác đã lớn tuổi, <br />
sử dụng các phương pháp truyền thống để truyền thụ kiến thức cho học <br />
sinh, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tay <br />
nghề giáo viên trong nhà trường không đồng đều.<br />
<br />
Một số giáo viên chưa thực sự nhạy bén, còn thụ động trong công tác, <br />
chưa có sự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, ít quan tâm đến học <br />
sinh. Việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng sống cho học <br />
sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, còn mơ hồ. Một vài giáo viên chưa <br />
nắm được rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì, vì thế <br />
không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để giáo dục <br />
học sinh. <br />
Một số bố mẹ học sinh quá nuông chiều con cai khiên tre không co kĩ<br />
́ ́ ̉ ́ <br />
năng tự phuc vu b<br />
̣ ̣ ản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công <br />
việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết…<br />
<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
<br />
* Thành công<br />
Thông qua các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, học sinh được rèn <br />
luyện, trau dồi phẩm chất năng lực, phát triển trí tuệ.<br />
<br />
Giáo viên chú trọng hơn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học <br />
sinh; mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh; phối hợp chặt <br />
chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em.<br />
Nhà trường huy động được sự tham gia của cha me các em, c<br />
̣ ủa các <br />
tổ chức, các lực lượng xa hôi trong vi<br />
̃ ̣ ệc giáo dục văn hóa, truyền thống cho <br />
học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 4<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục <br />
kĩ năng sống cho con em, đã có sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo <br />
dục các em.<br />
* Hạn chế<br />
Đa sô giao viên l<br />
́ ́ ớn tuôi co nhiêu kinh nghiêm nh<br />
̉ ́ ̀ ̣ ưng viêc đ<br />
̣ ổi mới <br />
phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh <br />
̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣<br />
con găp nhiêu kho khăn. Giao viên tre tuôi tuy năng đông, sang tao nh<br />
̀ ́ ́ ́ ưng <br />
kinh nghiệm trong công tac còn h<br />
́ ạn chế. <br />
Các em học sinh đồng bào thuộc phân hiệu kĩ năng giao tiếp có phần <br />
hạn chế, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ <br />
ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với <br />
thầy cô, bạn bè. <br />
Một số phụ huynh chưa hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục <br />
học sinh. Một vài phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, <br />
xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện <br />
cảm. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con học kiến thức mà quên <br />
hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và <br />
cách ứng xử trong gia đình.<br />
<br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh<br />
Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn đã tổ chức nhiều chuyên đề, <br />
dự giờ giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập lẫn nhau. <br />
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, tổ chức nhiều hoạt <br />
động nhằm thu hút các em tham gia tích cực vào các phong trào, bồi dưỡng <br />
nhân cách kĩ năng cho học sinh.<br />
<br />
* Mặt yếu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 5<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ <br />
năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo <br />
khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho <br />
các hoạt động dẫn đến làm mất sự hứng thú của học sinh.<br />
<br />
Nhiều em thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao <br />
tiếp với ông bà, cha mẹ. <br />
<br />
d) Nguyên nhân<br />
<br />
* Nguyên nhân của thành công<br />
Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nhiều <br />
giáo viên không ngừng nâng cao ý thức tự học, tự rèn để nâng cao năng lực; <br />
Xác định rõ vị trí, vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong sự nghiệp <br />
đổi mới công tác giáo dục.<br />
<br />
Nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền, tích <br />
cực vận động cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng trong <br />
việc thực hiện mô hình trường học mới. <br />
Học sinh được tham gia nhiều hoạt động xã hội, môi trường giáo dục <br />
lành mạnh. <br />
* Nguyên nhân của hạn chế<br />
Một số giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học <br />
sinh.<br />
<br />
Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn <br />
chế.<br />
<br />
Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui <br />
chơi còn chưa sâu sát.<br />
<br />
Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh đôi lúc chưa <br />
kịp thời. <br />
<br />
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng <br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 6<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
* Thành công, ưu điểm, mặt mạnh<br />
Thường xuyên nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo, Chuyên viên <br />
phòng Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo sát sao và kiểm tra việc thực hiện các <br />
văn bản hướng dẫn của ngành.<br />
<br />
Bám sát nhiệm vụ năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay <br />
từ đầu năm, bố trí giáo viên nhiệt tình, tận tụy, có năng lực trực tiếp chủ <br />
nhiệm lớp.<br />
Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ, kiểm tra việc thực <br />
hiện các chuyên đề, các nội dung lồng ghép, các hoạt động giáo dục kĩ năng <br />
sống ở các tiết dạy. <br />
<br />
Chương trình mà nhà trường đang áp dụng chủ yếu theo mô hình <br />
VNEN, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học <br />
sinh (HS) làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng <br />
cá nhân; chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học <br />
sinh tự học. Lớp học do HS tự quản và được tổ chức theo các hình thức <br />
như: làm việc theo cặp, cá nhân và theo nhóm, trong đó hình thức học theo <br />
nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, <br />
thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, thầy cô. Học sinh <br />
khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được bạn bè trong <br />
nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp.<br />
<br />
Quản lý lớp học là Hội đồng Tự quản do các em bầu ra. Đây là một <br />
biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ trong quá trình học <br />
tập. Học sinh còn có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi <br />
trường giáo dục; được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, <br />
kỹ năng hợp tác trong các hoạt động; đồng thời, xây dựng không gian lớp <br />
học phù hợp tạo ra môi trường giáo dục thân thiện.<br />
<br />
*Tồn tại, hạn chế, mặt yếu<br />
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay <br />
đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 7<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều <br />
thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ <br />
trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức <br />
truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. <br />
Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và <br />
tiến trình hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành <br />
nhân cách của các em nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng <br />
sống (KNS). Các em chưa bao giờ được trang bị các kiến thức để đối mặt <br />
với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, kết quả học tập <br />
kém … hay nói cách khác, các em không được dạy để hiểu về giá trị của <br />
cuộc sống và những KNS.<br />
Một số giáo viên chưa theo kịp với việc đổi mới phương pháp dạy <br />
học; chưa năng động trong việc lồng ghép cũng như tổ chức các hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp. Nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về nhiệm vụ vai trò <br />
của người giáo viên, coi việc giáo dục kĩ năng sống chỉ là nhiệm vụ của <br />
giáo viên chủ nhiệm.<br />
<br />
Một số gia đình phụ huynh hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho <br />
nhà trường.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện có hiệu <br />
quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường để nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện.<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, <br />
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho học <br />
sinh <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 8<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và <br />
cha mẹ học sinh của nhà trường về chủ trương và tiêu chí nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện trong ngành giáo dục nói chung, của nhà trường <br />
nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Nội dung tuyên truyền chú trọng đến <br />
mục đích tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mọi người về t ầm quan <br />
trọng của GDKNS cho học sinh tiểu học. Nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng <br />
thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh.<br />
Quán triệt tinh thần chỉ đạo chung của ngành Giáo dục về công tác giáo <br />
dục kĩ năng sống trong năm học. Trên cơ sở đó cụ thể hoá kế hoạch hoạt <br />
động dạy và học trong nhà trường.<br />
<br />
Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học <br />
sinh tích cực” xuyên suốt vào các chủ đề trong năm học, lồng ghép vào các <br />
nội dung, đáp ứng nhu cầu giáo dục.<br />
3.2.2. Phát huy vai trò của Ban Giám hiệu trong lãnh đạo, chỉ đạo công <br />
tác GDKNS cho học sinh trường Tiểu học<br />
Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cụ thể hóa các hoạt động <br />
phù hợp. Tổ chức đánh giá các phong trào thi đua trong đó chú trọng nội <br />
dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”. Qua đó chỉ ra các tồn <br />
tại, hạn chế, những tiêu chí chưa đạt và tìm ra nguyên nhân, bài học kinh <br />
nghiệm trong việc chỉ đạo nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho <br />
học sinh. <br />
Tổ chức cho giáo viên viết cam kết về việc thực hiện giáo dục rèn <br />
luyện kỹ năng sống cho học sinh. <br />
Xây dựng kế hoạch với nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt <br />
động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Phân công và giao <br />
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.<br />
<br />
Chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu <br />
và câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống hoạt động theo tuần, tháng, năm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 9<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Nhân rộng những cá nhân điển hình, có năng lực tổ chức, giảng dạy, có <br />
những sáng kiến mới, hay và tâm huyết với trẻ, đưa vào tuyên dương kịp <br />
thời trong các buổi sinh hoạt, các cuộc họp, các đợt sơ kết, tổng kết tại cơ <br />
quan, đơn vị. <br />
<br />
3.2.3. Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà <br />
trường <br />
Phân công giáo viên có năng lực tổ chức một số chuyên đề trong toàn <br />
trường về các nội dung:<br />
<br />
Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh;<br />
Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học; <br />
<br />
Phương pháp rèn kỹ năng sống lồng ghép với các bộ môn: Đạo đức; <br />
HĐNGLL, Lịch sử, Địa lý; <br />
<br />
Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết; <br />
Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…trong trường học;<br />
<br />
3.2.4. Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung <br />
theo từng chủ điểm<br />
Giáo viên nghiên cứu chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp để thiết kế theo các chủ đề về giáo dục kỹ năng sống. Chẳng hạn:<br />
<br />
<br />
<br />
THỜI CHỦ GỢI Ý NỘI DUNG VÀ HÌNH CHỦ ĐỀ GDKNS<br />
GIAN ĐIỂM THỨC HOẠT ĐỘNG <br />
<br />
Tháng Em yêu Nghe nói chuyện về ý nghĩa Kỹ năng lắng<br />
9/2013 trường tên trường nghe tích cực<br />
em Tổ chức hội thi “ Tìm hiểu Kỹ năng đảm <br />
luật An toàn giao thông đường nhận trách nhiệm<br />
bộ”<br />
Kĩ năng hoạt <br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 10<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
<br />
động đội, nhóm<br />
Kĩ năng hợp tác...<br />
<br />
Phát động phong trào quyên Kỹ năng thể hiện <br />
<br />
Tháng Giáo dục góp sách vở, quần áo tặng học sự cảm thông.<br />
10/2013 truyền sinh có hoàn cảnh khó khăn <br />
thống nhà Tổ chức hội thi “ Kể chuyện <br />
Kỹ năng thể hiện <br />
trường tấm gương anh hùng Lý Tự sự tự tin.<br />
Trọng” <br />
<br />
Tháng Phát động phong trào Chào Kỹ năng đảm <br />
11/2013 mừng ngày Nhà giáo Việt nhận trách nhiệm<br />
Nam Kĩ năng hoạt <br />
Kính yêu Làm báo tường chủ đề về động đội, nhóm<br />
<br />
thầy cô thầy cô, mái trường. Kĩ năng hợp tác<br />
giáo Sinh hoạt tập thể kỉ niệm Kĩ năng văn nghệ<br />
ngày 20/11<br />
Tổ chức hội thi văn nghệ: <br />
Tiếng hát mừng thầy cô.<br />
<br />
Tìm hiểu về truyền thống Kỹ năng lắng<br />
Tháng quân đội nhân dân Việt Nam, nghe tích cực<br />
Uống <br />
12/2013 nghe nói chuyện về anh bộ <br />
nước nhớ <br />
đội Cụ Hồ<br />
nguồn Kĩ năng văn<br />
Tập hát những bài hát về anh <br />
bộ đội. nghệ.<br />
<br />
Tháng 1, Giáo dục Tổ chức cho học sinh tìm <br />
2/2014 truyền hiểu về truyền thống địa Kỹ năng lắng<br />
phương<br />
thống dân nghe tích cực<br />
tộ c Sinh hoạt tập thể kỷ niệm <br />
Kỹ năng giao <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 11<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
<br />
ngày 3/2, nghe nói chuyện về tiếp<br />
truyền thống quê hương, đất Kỹ năng điều<br />
nước, Đảng.<br />
khiển các hoạt<br />
Tổ chức Hội thi: Đố vui để <br />
động tập thể<br />
học<br />
<br />
Thi kể chuyện, đọc thơ về Kĩ năng xác định <br />
bà, mẹ, các vị nữ anh hùng dân giá trị<br />
tộ c Kỹ năng sáng tạo<br />
Tháng Kính yêu Thi vẽ chủ đề về ngày 8/3 Kĩ năng văn <br />
3/2014 mẹ và cô Giao lưu văn nghệ trò chơi nghệ, vui chơi<br />
dân gian Kỹ năng giải <br />
Tổ chức hội thi: Hoa Trạng quyết vấn đề...<br />
nguyên.<br />
<br />
Tổ chức cuộc thi sưu tầm Kĩ năng xác định <br />
<br />
Tháng tranh ảnh, tư liệu về cuộc giá trị<br />
4/2014 Hòa bình sống của thiếu nhi các nước <br />
trên thế giới.<br />
hữu nghị<br />
Tổ chức hội thi: Nhà sử học <br />
Kỹ năng thể hiện <br />
nhỏ tuổi.<br />
sự tự tin...<br />
<br />
Sinh hoạt tập thể kỷ niệm Kỹ năng lắng<br />
Tháng ngày sinh nhật Bác: Nghe kể nghe tích cực<br />
<br />
5/2014 chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu <br />
Kính yêu<br />
về Bác Hồ với thiếu nhi Việt <br />
Bác Hồ Nam.<br />
Tổ chức hội thi: Chúng em Kỹ năng thể hiện <br />
kể chuyện Bác Hồ. sự tự tin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 12<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
́ ̣ ̣ ́ ưc lao đông va vê sinh môi tr<br />
3.2.5. Giao duc hoc sinh y th ́ ̣ ̀ ̣ ường trong <br />
trương Tiêu hoc<br />
̀ ̉ ̣<br />
̣ ̣<br />
Giao duc hoc sinh th<br />
́ ực hiện tốt tinh thần công văn 1014/SGDĐT <br />
GDTH của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk vê vi<br />
̀ ệc Hướng dẫn lao động <br />
và vệ sinh môi trường trong trường Tiểu học, thây đ<br />
́ ược y nghia quan trong<br />
́ ̃ ̣ <br />
̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣<br />
cua viêc giao duc hoc sinh tham gia lao đông vê sinh tr ương l<br />
̀ ơp va gi<br />
́ ̀ ữ gin vê<br />
̀ ̣ <br />
sinh môi trương.<br />
̀<br />
̣ ̣ ̉ ̀ ương, cua môi ng<br />
Nhiêm vu cua môi nha tr<br />
̃ ̀ ̉ ̃ ười giao viên không chi<br />
́ ̉ <br />
dưng lai <br />
̀ ̣ ở viêc day ch<br />
̣ ̣ ữ cho các em ma phai day cách lam ng<br />
̀ ̉ ̣ ̀ ươi đ<br />
̀ ể giúp cać <br />
em hình thành nhân cách sống, trong đó có kỹ năng lao đông. B<br />
̣ ằng nhận <br />
thức trong nhà trường, cac em phai biêt yêu lao đ<br />
́ ̉ ́ ộng va tham gia m<br />
̀ ột số <br />
công việc phù hợp với lứa tuổi như: vê sinh cá nhân, v<br />
̣ ệ sinh trương l<br />
̀ ơp;́ <br />
làm một số việc nhỏ để giup đ<br />
́ ỡ ông ba, cha me phu h<br />
̀ ̣ ̀ ợp vơi kha năng cua<br />
́ ̉ ̉ <br />
̀ ̣ ̣ ̃ ́ ́ ́ ́ ̣<br />
minh. Tham gia lao đông, vê sinh se giup cac em biêt yêu quy công viêc minh<br />
̀ <br />
̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ưc xây d<br />
lam, giao duc cac em co y th ́ ựng trường lơp, bao vê cua công; tôn<br />
́ ̉ ̣ ̉ <br />
̣ ̀ ́ ơn ngươi lao đông, ông ba, cha me, thây cô giao nh<br />
trong va biêt ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ững người <br />
́ ả đê nuôi day cac em nên ng<br />
đa ngay đêm vât v<br />
̃ ̀ ̉ ̣ ́ ươi. Giao duc cac em tham gia<br />
̀ ́ ̣ ́ <br />
̣ ̣ ̣ ̣<br />
cac hoat đông lao đông vê sinh tr<br />
́ ương l<br />
̀ ơp tôt se t<br />
́ ́ ̃ ưng b<br />
̀ ươc hinh thanh cho<br />
́ ̀ ̀ <br />
̉ ự giac trong lao đông va cac hoat đông tâp<br />
cac em cac thoi quen chăm chi, t<br />
́ ́ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ <br />
̉ ư: nhăt rac, gom rac <br />
thê nh ̣ ́ ́ ở sân trương, l<br />
̀ ơp hoc, n<br />
́ ̣ ơi công công bo rac đung<br />
̣ ̉ ́ ́ <br />
nơi quy đinh. Giáo d<br />
̣ ục các em từ những viêc lam nho nh<br />
̣ ̀ ̉ ặt như: vê sinh,<br />
̣ <br />
phong quang trương l<br />
̀ ơp, chăm soc bôn hoa, cây canh, lau chui ban ghê, vê<br />
́ ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ <br />
sinh đương lang ngo xom, vê sinh ca nhân, ăn măc gon gang…hang ngay,<br />
̀ ̀ ̃ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ <br />
̀ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ở nha tr<br />
hang tuân, hang thang va trong ca qua trinh hoc tâp <br />
̀ ̀ ường để gop phân<br />
́ ̀ <br />
̣<br />
trong viêc hinh thanh nhân cach cho cac em, hinh thanh cho cac em cac ky<br />
̀ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̃ <br />
́ ơ ban trong đo co ky năng: Lao đông co ky luât, co ky thuât; k<br />
năng sông c ̉ ́ ́ ̃ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̃ ̣ ỹ <br />
năng sáng tạo, phát minh mới thông qua lao động, kỹ năng tôn trọng, kỹ <br />
năng tiết kiệm…. <br />
<br />
3.2.6. Tổ chức các cuộc thi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 13<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Nhằm mục đích vừa giáo dục kỹ năng sống, vừa tổ chức các hoạt <br />
động vui tươi lành mạnh như nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần tổ chức các cuộc thi nhân các <br />
ngày lễ lớn như “Đố vui để học”, “Khám phá khoa học” “Rung chuông <br />
vàng” “Em tập lên đỉnh Olympia”... Thông qua các cuộc thi để rèn luyện cho <br />
các em những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết <br />
vấn đề, kỹ năng hợp tác, chia sẻ…<br />
3.2.7. Rèn kĩ năng sống tích hợp vào các môn học<br />
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả chúng ta có thể <br />
vận dụng vào các môn học, tiết học như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; <br />
An toàn giao thông .... để các em được trải nghiệm trong cuộc sống.<br />
Chẳng hạn: Trong chương trình lớp 4, đối với môn Tiếng Việt, có <br />
nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng <br />
giao tiếp như: viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn, giới thiệu địa phương, Kể <br />
chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,... được lồng ghép cụ thể qua các <br />
tình huống giao tiếp. Giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một <br />
cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện <br />
từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc <br />
giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng <br />
giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, tóm tắt tin tức,…hoặc cung cấp <br />
những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ <br />
năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho <br />
học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều <br />
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học <br />
sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải <br />
quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,<br />
…Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng <br />
hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn <br />
luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 14<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Đối với môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội <br />
trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, giáo viên <br />
phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích <br />
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các <br />
hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát <br />
tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, <br />
đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…Sử dụng nhiều phương pháp <br />
và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,…Bởi <br />
chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực <br />
đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng <br />
sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi <br />
ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. <br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Bám sát nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc <br />
hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học, nhà trường chỉ đạo các tổ <br />
chức, đoàn thể, cá nhân xây dựng kế hoạch. Thường xuyên đôn đốc, kiểm <br />
tra việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động <br />
giáo dục kĩ năng sống. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về thời gian để <br />
đội ngũ giáo viên trong nhà trường cùng tham gia thực hiện.<br />
Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề, <br />
có tinh thần học hỏi đồng chí đồng nghiệp. <br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau. <br />
Để giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường đạt hiệu quả thì phải thực hiện <br />
tốt bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, <br />
phân công giáo viên chủ nhiệm, kiêm nhiệm; Phải có sự kiểm tra chỉ đạo <br />
chặt chẽ của ban Giám hiệu nhà trường cũng như tổ trưởng tổ chuyên môn.<br />
<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 15<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Qua việc tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh, đội <br />
ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đã chú trọng và có sự quan tâm, nhận <br />
thức đúng mức tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong <br />
trường học. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Các em có ý thức, <br />
thái độ tốt đối với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự <br />
tin khi nói năng. <br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu<br />
<br />
Qua thời gian vận dụng các giải pháp trên, việc rèn luyện kỹ năng <br />
sống cho học sinh đã mang lại những diễn biến tích cực. Các kĩ năng của <br />
học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng phòng tránh tai nạn do <br />
thiên tai; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng hợp tác, chia sẻ đều được phát huy. <br />
Đặc biệt đối với các khối lớp thực hiện mô hình trường học mới (VNEN) <br />
hoạt động của Ban tự quản được nâng cao, kĩ năng điều hành, quản lí lớp <br />
học được phát huy rõ rệt. Ngoài các kỹ năng trên, các em còn ý thức hơn <br />
trong việc bảo vệ môi trường, các em biết chia sẻ nhiều hơn với các hoàn <br />
cảnh của bạn bè. Qua việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong giao tiếp, các <br />
em biết sử dụng những lời nói thể hiện tính gần gũi, thân thiện, lịch sự.<br />
<br />
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống đã tạo tinh thần <br />
đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực <br />
tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên <br />
hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. <br />
Các em cảm thấy vui vẻ, tự tin và hiểu biết thêm nhiều kiến thức, biết tự <br />
chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt <br />
quần áo cho mình. Ngoài ra, các em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây <br />
được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất <br />
lượng giáo dục, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học <br />
sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.<br />
<br />
Trong năm học 20132014 vừa qua, về xếp loại hạnh kiểm, 100% <br />
học sinh đều đạt loại thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh. <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 16<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Cuối năm học, trong đợt phúc tra thi đua, nhà trường đã được xếp loại Xuất <br />
sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực.”<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm hết sức <br />
cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn <br />
phải được tôi luyện những kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi <br />
trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống <br />
ngay từ cấp Tiểu học sẽ rút ngắn thời gian, trang bị cho các em vốn kiến <br />
thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời.<br />
GDKNS cho học sinh là một những nội dung giáo dục quan trọng, có <br />
được kỹ năng sống sẽ giúp các em tự tin bước vào cuộc sống tương lai. <br />
Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chính là nâng cao chất <br />
lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với các cơ sở giáo dục: Nhân rộng điển hình, kịp thời động viên <br />
khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng sống cho học <br />
sinh tiểu học.<br />
Đối với chính quyền địa phương: Đổi mới và thường xuyên thực hiện <br />
công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát hiện và ngăn chặn <br />
kịp thời các biểu hiện, hành vi bạo lực diễn ra trong xã hội và gia đình; <br />
Quản lý tốt thanh thiếu niên trên địa bàn, đặc biệt là những đối tượng chưa <br />
có việc làm ổn định.<br />
<br />
Đối với các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí <br />
Minh cần phát huy vai trò trong giáo dục, định hướng lối sống lành mạnh <br />
cho thanh thiếu niên; Có hình thức quan tâm cụ thể đến các em có hoàn <br />
cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, gia đình thường xuyên có bạo lực…<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 17<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Đối với giáo viên:<br />
Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học <br />
sinh.<br />
Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức <br />
dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.<br />
Tập trung vào việc đầu tư soạn giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào <br />
các môn học, bài học.<br />
Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, <br />
tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.<br />
Phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng <br />
thương yêu, gần gũi với học sinh; Cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm <br />
huyết với nghề. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo <br />
viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ, từ đó <br />
sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy <br />
“chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người” và phải được xuất <br />
phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống <br />
thực tế của học sinh.<br />
<br />
Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ <br />
năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học <br />
sinh được rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội <br />
kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt <br />
động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. <br />
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ <br />
động của học sinh giúp các em có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống. Cần <br />
thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường giáo dục: Gia đình Nhà trường Xã <br />
hội để giáo dục học sinh. <br />
Đối với gia đình học sinh: Luôn phối kết hợp với nhà trường trong <br />
việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có <br />
sự giáo dục phù hợp.<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 18<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 24 tháng 12 năm 2014<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
.....................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 19<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
.....................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỐNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 2<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 20<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
2<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
2. Thực trạng 3<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp 8<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của <br />
14<br />
vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
<br />
1. Kết luận 15<br />
<br />
2. Kiến nghị 16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Số <br />
Tên tài liệu Tác giả<br />
thứ tự<br />
<br />
Cẩm nang Giáo dục <br />
01 kĩ năng sống cho học sinh Ngô Thị Tuyên<br />
tiểu học<br />
<br />
02 Giáo dục kĩ năng sống Hoàng Hà Bình – Lê Minh Châu – <br />
trong các môn học ở tiểu Phan Thanh Hà – Bùi Phương Nga – <br />
học 2010. Trần Thị Tố Oanh – Phan Thị Thu <br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 21<br />
Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
<br />
Phương – Đào Vân Vi<br />
<br />
Cẩm nang xây dựng Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Bảy <br />
03 trường học thân thiện, học – Bùi Ngọc Diệp – Bùi Đức Thiệp – <br />
sinh tích cực. Ngô Thị Tuyên.<br />
<br />
Hoạt động ngoài giờ <br />
04 Ngô Thị Tuyên<br />
lên lớp<br />
<br />
Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Thị <br />
05 Tiếng Việt 4 ( tập 1, 2) Hạnh – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh <br />
Toán – Nguyễn Trại <br />
<br />
06 Khoa học 4 Bùi Phương Nga – Lương Việt Thái <br />
<br />
Lưu Thu Thủy – Nguyễn Việt Bắc <br />
07 Đạo đức 4 Nguyễn Hữu Hợp – Trần Thị Tố <br />
Oanh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ Trường tiểu học Lý Tự Trọng 22<br />