SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo <br />
dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và <br />
phương pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào <br />
tạo kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc <br />
của toàn ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng trẻ vị thành niên có <br />
xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, không hứng thú trong học tập, đánh <br />
nhau trong nhà trường, bị xâm hại, bị lợi dụng, phạm tội, liều lĩnh, ứng phó <br />
không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình,<br />
….<br />
Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích <br />
kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở <br />
lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ <br />
phải phiền lòng vì con. Trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay, <br />
nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn <br />
tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc không biết cách <br />
xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm <br />
đường, định hướng, đi xe buýt,...<br />
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ <br />
năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn <br />
lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, <br />
ngoan, ít nói....<br />
Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong <br />
thế giới ảo của Internet của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những <br />
cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ, e ngại khi <br />
tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Chúng ta đang tạo nên một lớp thế hệ trẻ <br />
không biết làm gì, được bố mẹ chạy theo phục vụ mọi lúc, mọi nơi. Nhiều <br />
học trò sau khi rời trường học lại vùi đầu vào sách vở hoặc ôm lấy iPad, cơm <br />
bưng nước uống đến tận miệng, thậm chí bố mẹ vẫn giúp đi giày dép hộ....<br />
Trong khi đó đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải <br />
tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: <br />
sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng Anh…Chính vì vậy rèn <br />
kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng <br />
tự phục vụ bản thân… cũng là nhu cầu vô cùng cần thiết đối với trẻ mà đặc <br />
biệt là học sinh bậc tiểu học.<br />
“Gieo một thói quen – Gặt một tính cách – Gieo một tính cách – Gặt một <br />
số phận” để thấy được số phận của một con người gắn liền với một tính cách <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 1<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
và vì thế cần thiết phải tạo ra cho trẻ những tính cách tốt, kỹ năng sống tốt. <br />
Nhưng tính cách, kỹ năng sống của một con người không phải tự nhiên mà có, <br />
nó phải được hoàn thiện dần qua quá trình giáo dục và rèn luyện. Việc tập cho <br />
trẻ những kỹ năng ngay từ nhỏ chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn <br />
các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này.<br />
Tuy nhiên, không phải người giáo viên nào cũng có được phương pháp <br />
giáo dục học sinh phù hợp. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình giáo dục, có <br />
những lớp học sinh đã có biểu hiện kỹ năng sống tốt nhưng ngược lại, một số <br />
lớp khác học sinh lại có biểu hiện kỹ năng hạn chế thông qua các biểu hiện <br />
chấp hành kém các nội quy, quy định của nhà trường, các hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp...<br />
Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay trong các cấp học mà <br />
đặc biệt là bậc Tiểu học nói chung và trường tiểu học Dray Sáp nói riêng ở <br />
những lớp nào giáo viên có thể rèn luyện phát huy những kỹ năng sống cần <br />
thiết của học sinh tốt thì nề nếp cũng như chất lượng của lớp đó được cải <br />
thiện rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng việc giáo dục giáo dục kỹ năng sống tốt <br />
cho học sinh là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục <br />
học sinh về mọi mặt.<br />
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, mà đặc biệt là lớp <br />
4A năm học 20162017 tôi được phân công chủ nhiệm. Ngay từ những tuần <br />
đầu tiên nhận lớp tôi nhận thấy các em hầu như chưa có kỹ năng tốt trong mọi <br />
hoạt động: Lao động vệ sinh khu vực tự quản chậm nên một số buổi bị Tổng <br />
phụ trách Đội phê bình, nhắc nhở. Một số em đi học muộn, nhiều em nói <br />
chuyện riêng trong giờ học, chưa tích cực xây dựng bài, rụt rè, nhút nhát, chưa <br />
tích cực, tự giác ôn bài cũ ở nhà, vẫn còn học sinh chưa chuẩn bị tốt sách vở đồ <br />
dùng học tập khi đến lớp... Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở <br />
làm thế nào để nâng cao kỹ năng trong mọi hoạt động để giúp cho nề nếp lớp, <br />
phong trào học tập đi lên ? <br />
Trả lời câu hỏi này, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A <br />
trường tiểu học Dray Sáp năm học 2016 2017. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả <br />
năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy, rèn luyện những kỹ năng cơ bản <br />
trong mỗi học sinh nhằm từng bước tạo ra một môi trường giáo dục mang tính <br />
tự giác. Học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động, tích cực <br />
trong mọi hoạt động nhằm xây dựng nề nếp lớp học tốt, chất lượng giáo dục <br />
cao. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày “Một số biện pháp <br />
nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học <br />
Dray Sáp”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 2<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù <br />
hợp.<br />
Hình thành, rèn luyện cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, <br />
tích cực. Loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các <br />
tình huống và hoạt động hành ngày. Giúp học sinh nâng cao kỹ năng trong mọi <br />
hoạt động để làm cho nề nếp lớp, phong trào học tập đi lên. Học sinh biết vận <br />
dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành, áp dụng tốt trong cuộc <br />
sống hàng ngày.<br />
Tạo cơ hội để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và <br />
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. <br />
b. Nhiệm vụ<br />
Khảo sát thực trạng về kỹ năng sống của học sinh<br />
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh tiểu học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo <br />
dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Học sinh lớp 4A năm học 2016 – 2017 của Trường Tiểu học Dray Sáp <br />
– Xã Dray Sáp – Huyện Krông ANa Tỉnh Đăk Lăk.<br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016– 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
+ Thu thập và tổng hợp tài liệu, xử lý tài liệu liên quan đến đề tài.<br />
+ Khảo sát: Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của học sinh<br />
+ Phân tích: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng<br />
+ Tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân đưa ra các biện pháp nâng <br />
cao hiệu quả giáo kỹ năng sống cho học sinh.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu <br />
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 3<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Tại điều 27, <br />
Luật giáo dục – 2005)<br />
Đứng trước vấn nạn sa sút về đạo đức lối sống của học sinh năm học <br />
20112012 Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ thị “ Tăng cường nội dung giảng dạy <br />
kỹ năng sống cho học sinh” tích cực lồng ghép, dạy học tích hợp giáo dục kỹ <br />
năng sống cho các em học sinh ở tất cả các môn học trong nhà trường (Công <br />
văn số 5358/BGDĐT – Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2011 <br />
2012).<br />
Nội dung giáo dục kỹ năng sống nhằm giáo dục cho người học những <br />
kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp <br />
người học thành công, bảo đảm vừa phù hợp với thực tiễn và phù hợp với <br />
thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công <br />
nghiệp hóa đất nước. Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng <br />
lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đối với học sinh <br />
tiểu học: Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập <br />
trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ <br />
năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ <br />
và làm theo yêu cầu; kỹ năng đồng cảm,...tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa <br />
về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh. (Quyết <br />
định số 463/BGDĐT GDTX v/v Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ <br />
năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và DGTX).<br />
Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ <br />
sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho trẻ em, thanh thiếu niên. Vì vậy, giáo <br />
dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong <br />
việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, thanh niên. Kỹ năng sống là <br />
cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu <br />
quả. Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ vị thành niên và <br />
thanh niên. Nó giúp cho những người trẻ tuổi thể hiện kiến thức, thái độ và các <br />
giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và <br />
cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn, biết đặt mục tiêu cho cuộc sống, <br />
thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ không có lợi cho sức khỏe như chơi <br />
game, sử dụng ma túy…<br />
Trong công việc, những người có kỹ năng sống tốt luôn là những người <br />
chủ động. Họ luôn biết mình nên làm gì và cần làm gì nên bao giờ họ cũng luôn <br />
là người đi đầu, là tấm gương cho đồng nghiệp và là nơi gửi gắm niềm tin cho <br />
những người lãnh đạo. Và vì thế, trong tập thể, trong cộng đồng họ luôn là <br />
người nổi trội và được mọi người tín nhiệm.<br />
Trong môi trường giáo dục vai trò của kỹ năng sống lại càng được thể <br />
hiện rõ rệt. Nếu học sinh nào có kỹ năng sống tốt thì các em sẽ thấy việc học <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 4<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
thật nhẹ nhàng. Các em luôn hoàn thành những việc mà giáo viên giao vì thế <br />
các em lúc nào cũng tự tin, sống thoải mái và luôn được bạn bè nể phục, thầy <br />
cô yêu mến. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
a. Thuận lợi <br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. Nhà <br />
trường đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh, <br />
tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tích hợp, <br />
lồng ghép, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Sự kết hợp, hỗ trợ <br />
kịp thời của đội, của ban thi đua trong nhà trường. Sự quan tâm từ phía chính <br />
quyền địa phương. Một số học sinh có kỹ năng sống khá tốt, ngoan ngoãn, lễ <br />
phép, tự tin, tích cực trong học tập và rèn luyện, luôn đi đầu trong các phong <br />
trào của lớp. Ngoài ra các em còn nhỏ nên dễ dàng uốn nắn, rèn luyện kỹ năng <br />
sống. Một số bậc phụ huynh cũng đã dần quan tâm hơn tới việc giáo dục kỹ <br />
năng sống cho con em mình.<br />
b. Khó khăn <br />
Như chúng ta đã biết học sinh bậc tiểu học nói chung và học sinh trường <br />
tiểu học Dray Sáp nói riêng mà đặc thù trường lại nằm trên địa bàn kinh tế khó <br />
khăn với hơn 60% học sinh là học sinh dân tộc thiểu số Êđê, Mnông nên kĩ <br />
năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Qua điều tra cho thấy: <br />
Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, <br />
ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, còn rụt rè, ngại giao tiếp, thiếu hợp tác. Khả <br />
năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, <br />
thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau, hay nói tục, chửi bậy...<br />
Một số giáo viên cảm thấy rất khó khăn khi lồng ghép giáo dục kỹ <br />
năng sống cho học sinh vào giờ học, bối rối không biết phải giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh ra làm sao, lồng ghép vào khi nào và lồng ghép như thế nào <br />
cho hợp lí. Ngay cả một số giáo viên cũng chưa có kỹ năng sống tốt để áp <br />
dụng vào cuộc sống thì việc vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống <br />
để truyền đạt nội dung tới các em học sinh lại càng khó khăn. Một số giáo viên <br />
dạy thay, chuyên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu <br />
khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động dẫn đến <br />
làm mất sự hứng thú của học sinh.<br />
Trường nằm trong địa bàn kinh tế khó khăn. Đa số người dân làm nghề <br />
nông. Một số học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa. Đa số các <br />
gia đình chưa quan tâm tới việc học, giáo dục kỹ năng sống cho con em. Bên <br />
cạnh đó một số gia đình lại bảo bọc, nuông chiều con thái quá dẫn đến trẻ <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 5<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
nhút nhát, lười biếng, ngang ngạnh,…thiếu kỹ năng tự phục vụ bản thân cơ <br />
bản nhất. Một số cha mẹ học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà <br />
quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và <br />
cách ứng xử trong gia đình. Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia <br />
đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và <br />
xưng hô thiếu thiện cảm. Đây chính là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm <br />
nhập vào các em nếu không có sự quản lý tốt của nhà trường gia đình xã <br />
hội.<br />
Qua quá trình quan sát, theo dõi, tiến hành khảo sát một số biểu hiện kỹ <br />
năng sống cơ bản của học sinh lớp 4A đầu năm học 2016 2017 thu được kết <br />
quả như sau:<br />
Khảo sát qua điều tra học sinh – Cha mẹ học sinh<br />
Vệ sinh cá nhân Tự học bài ở nhà<br />
Tổng Tự mình Cần người lớn Tự giác không Chưa tự giác, bố <br />
số làm được giúp cần nhắc nhở mẹ phải nhắc nhở <br />
học nhiều<br />
sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ<br />
24 12 50% 12 50% 6 25% 18 75%<br />
Khảo sát qua quan sát học sinh thực hành thảo luận nhóm trong một số <br />
tiết Đạo đức.<br />
Tổng Thực hành thảo luận nhóm<br />
số Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách <br />
học ra khỏi nhóm<br />
sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ<br />
24 11 45,8 % 13 54,2 %<br />
Khảo sát qua quan sát thực tế, cách ứng xử của học sinh với bạn khi <br />
chơi các trò chơi dân gian tập thể, kết hợp với Tổng phụ trách Đội đánh giá <br />
học sinh.<br />
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />
Tổng số Biết cách ứng xử hài hoà khá Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br />
học sinh phù hợp chơi<br />
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ<br />
24 10 41,6 % 14 58,4 %<br />
Qua sự thống kê trên, chúng ta cũng có thể thấy kỹ năng sống cơ bản <br />
của học sinh còn rất hạn chế, còn đang ở dạng “tiềm năng”, cần được khơi <br />
dậy, rèn luyện và phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 6<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
c. Các nguyên nhân<br />
Chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa đầu tư <br />
thích đáng cho việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống. Ở trường thì các em <br />
phải dành quá nhiều thời gian cho việc học kiến thức nên không còn thời gian <br />
học cách tự phục vụ bản thân cũng như trau dồi các kỹ năng mềm. <br />
Kỹ năng truyền đạt đúng với đặc trưng của dạy kỹ năng sống của giáo <br />
viên còn có phần hạn chế. Giáo viên chỉ mới chú trọng dạy kiến thức, coi nhẹ <br />
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Đa số học sinh chưa có ý thức tự giác, nhút nhát, ngại tham gia các hoạt <br />
động chung...<br />
Nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật <br />
chất cho con em, chưa hiểu tâm lý của con em mình và đủ khả năng dạy cho <br />
con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: kỹ năng ứng xử, giao tiếp; <br />
kỹ năng tự bảo vệ...Rất nhiều bố mẹ đang “bóp nghẹt” các kỹ năng sống cơ <br />
bản của con bởi cách yêu thương sai lầm như làm hộ con, can thiệp vượt quá <br />
nhu cầu và mong muốn của con. Bên cạnh đó một số bậc cha mẹ học sinh <br />
không tạo điều kiện cho con tham gia một số hoạt động của nhà trường.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp mà đề tài đưa ra ra nhằm giúp cho giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cơ bản cho học sinh, giúp <br />
cho học sinh trở thành những học sinh có tính tự giác cao, kỹ năng sống cơ <br />
bản tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi trở thành những người trưởng <br />
thành thì sẽ là những công dân tích cực của xã hội<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Biện pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua <br />
công tác chủ nhiệm lớp:<br />
Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên <br />
chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao <br />
dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, <br />
giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo <br />
viên chủ nhiệm chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em <br />
về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối <br />
giữa nhà trường, gia đình và xã hội.<br />
Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm <br />
gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 7<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa <br />
gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm lâu <br />
thấm đất.<br />
Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành <br />
vi đạo đức cho học sinh. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công <br />
tác chuyên môn mà còn phải có kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình <br />
huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội <br />
dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho <br />
học sinh. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm <br />
huyết với nghề và tình yêu thương đối với học sinh.<br />
Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác <br />
chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:<br />
Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức <br />
dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho <br />
học sinh.<br />
Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với <br />
trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường <br />
và xã hội.<br />
Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, <br />
cùng kết hợp với cha mẹ học sinh rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn <br />
luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực.<br />
Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực <br />
trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho <br />
học sinh nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho <br />
bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến <br />
mọi người.<br />
Tổ chức lớp cũng nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó <br />
cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của <br />
người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm <br />
thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng <br />
chỉ huy lãnh đạo cần thiết.<br />
Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực <br />
hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện và tự rèn <br />
luyện. Coi trọng tự rèn luyện của học sinh và động viên kịp thời.<br />
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn cần đến vốn sống, tình <br />
thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm <br />
gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trước hết <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 8<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành <br />
Giáo dục đã phát động.<br />
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên đánh giá kết quả của học sinh: <br />
Khi chúng ta làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cần biết hiệu quả công việc ra <br />
sao, người khác nhìn nhận đánh giá như thế nào về việc làm của mình. Học <br />
sinh cũng vậy, khi các em làm xong công việc các em cần được biết hôm nay <br />
mình làm như thế nào, đã tốt chưa? Chính vì vậy, nhận xét việc làm của các <br />
em cũng được coi là một cách để hình thành và phát triển kỹ năng của các em.<br />
Tạo ra các phong trào thi đua trong lớp. Bác Hồ của chúng ta từng nói: <br />
“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Để nói rằng một đất nước <br />
muốn có sự phát triển thì những con người trong đất nước đó phải có sự thi <br />
đua nhau. Hay ta có thể hiểu thi đua chính là động lực tạo nên sự phát triển, là <br />
nguồn gốc của sự phát triển. Chỉ những ai thực sự muốn thi đua thì ở họ mới <br />
có tính cầu tiến và công việc của họ bao giờ cũng đạt đến thành tích cao nhất. <br />
Còn những người không có tính thi đua thì họ chỉ làm một cách hời hợt cho qua <br />
chuyện và chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao.<br />
Đối với học sinh, thi đua mang lại cho các em sự vui thích, thú vị, hào <br />
hứng đôi khi chỉ vì mong được cô thầy khen. Chính vì thế muốn các em thực <br />
hiện mọi hoạt động một cách tốt nhất thì phải đưa các em vào các phong trào <br />
thi đua. Thực tế, ta cũng nhận thấy rằng khi tạo ra được những phong trào <br />
trong lớp đôi khi các em chỉ muốn chứng tỏ bản thân mình với bạn bè mà các <br />
em nỗ lực hết mình làm việc, làm một cách tự giác. Chính vì thế có thể nói, các <br />
phong trào trong lớp học tạo nên tinh thần tự giác, rèn luyện kỹ năng cho học <br />
sinh.<br />
Trong lớp chúng ta có thể tạo ra các phong trào:<br />
Phong trào “ Tổ nề nếp”<br />
Phong trào này xây dựng nhằm mục đích giữ cho nề nếp luôn thực hiện <br />
tốt như việc thường xuyên mặc đồng phục, xếp hàng ra vào lớp, hay trực nhật <br />
vệ sinh tốt, đi học đều, đúng giờ... Tất cả những vấn đề đó khi đưa vào thi đua <br />
sẽ khiến các em thực hiện một cách nghiêm túc hoặc những bạn nào không <br />
thực hiện nghiêm túc sẽ khiến các bạn khác không hài lòng và thường xuyên <br />
nhắc nhở nên tạo ra cho các em được các thói quen tốt.<br />
Đánh giá kết quả của phong trào này chúng ta dựa vào kết quả mà các tổ <br />
trưởng đã theo dõi nề nếp như bảng phân công theo dõi. Để kết quả theo dõi <br />
mang tính khách quan thì chúng ta nên để cho học sinh kiểm tra chéo, tức là tổ <br />
này để tổ kia theo dõi. Làm như thế sẽ khiến tính thi đua càng thêm nghiêm túc <br />
và học sinh càng cố gắng thực hiện vì tổ nào cũng muốn tổ mình là tổ nề nếp <br />
nhất. Đánh giá kết quả thi đua chúng ta nên đánh giá theo từng tuần, nhưng <br />
tổng kết thi đua chúng ta nên tổng kết theo từng tháng. Vì làm như thế từng <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 9<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
tuần các em sẽ biết được tổ mình đã tốt ở chỗ nào còn thiếu sót ở điểm nào để <br />
từ đó các em cố gắng thực hiện ở tuần sau và như thế trong tháng thi đua các <br />
em có thể phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt chưa tốt.<br />
Phong trào học tập <br />
Phong trào này nhằm tạo ra phong trào học tập sôi nổi. Khắc phục một <br />
số vấn đề thường gặp ở học sinh: học sinh không ôn bài cũ ở nhà, học sinh <br />
không có ý thức làm bài tập trên lớp thường xuyên giáo viên phải nhắc nhở, <br />
phát biểu xây dựng bài... Thực hiện tốt phong trào này, ý thức học tập của học <br />
sinh được nâng lên. <br />
Đối với phong trào này chúng ta nên cụ thể hóa thành phong trào của các <br />
tháng. Hầu hết mỗi tháng sẽ có một ngày kỉ niệm vì thế các phong trào nên <br />
gắn liền với ngày kỉ niệm đó. Làm như thế sẽ tăng thêm ý nghĩa của phong <br />
trào thi đua. Ví dụ: tháng 10, xây dựng phong trào “Hoa thơm tặng mẹ”, tháng <br />
11, phong trào “Học tốt”, tháng 12, phong trào “Tiếp bước anh bộ đội Cụ <br />
Hồ”...<br />
Phong trào trang trí lớp học thân thiện<br />
Thi trồng cây, hoa phù hợp, sử dụng sản phẩm mỹ thuật, kỹ thuật, sản <br />
phẩm các cuộc thi chữ viết đẹp, lồng đèn..trang trí lớp học theo tổ. Tạo không <br />
khí thi đua giữa các tổ với nhau nhằm đạt mục tiêu lớp học xanh, sạch, đẹp.<br />
Phong trào khác<br />
Đối với các phong trào do nhà trường, liên đội phát động giáo viên chủ <br />
nhiệm cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, khuyến khích, lên kế hoạch, <br />
mục tiêu để học sinh có ý thức tự giác, tích cực tham gia có hiệu quả.<br />
Giáo viên chủ nhiêm cần đưa ra hình thức khen thưởng cụ thể dựa trên <br />
những tiêu chí của từng phong trào để tạo động lực cho học sinh như:<br />
+ Khen tập thể: Tặng cờ thi đua theo tổ hàng tháng (có thể quy định cờ <br />
nhất tháng màu đỏ).<br />
+ Khen cá nhân: Tuyên dương, động viên khích lệ đối với những em, đôi <br />
bạn cùng tiến có tiến bộ hàng tuần, hàng tháng. Bình bầu gương mặt xuất sắc, <br />
có những tiến bộ vượt bậc của tháng, kỳ, năm học để tặng quà khen thưởng <br />
kịp thời.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 10<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh trang trí lớp học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh chăm sóc cây xanh.<br />
Biện pháp 2. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các <br />
môn học<br />
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã nghiên <br />
cứu, tích hợp đúng, đầy đủ các địa chỉ cần giáo dục kỹ năng sống. Luôn vận <br />
dụng vào các môn học, tiết học, linh hoạt. Nhất là các môn như: Tiếng Việt; <br />
Đạo đức; Khoa học,.... để những giờ học sao cho các em được làm để học, <br />
được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 11<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
Trong chương trình môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kỹ <br />
năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, Điền <br />
vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương, Kể chuyện được chứng kiến hoặc <br />
tham gia,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở <br />
sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Để <br />
hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môn <br />
Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học <br />
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. <br />
Ví dụ, trong tiết Kể chuyện, giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu <br />
chuyện cho cả lớp nghe, giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp trước đám đông, <br />
mạnh dạn và tự tin, nói năng ngày càng lưu loát hơn.. Khi kể xong, giáo viên <br />
mời các bạn nhận xét, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện, nhận xét về <br />
tính cách của các nhân vật trong truyện, giúp các em tạo cảm giác tự tin khi <br />
trao đổi một vấn đề, cách giải quyết một vấn đề có hiệu quả nhất.<br />
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành <br />
tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Cần sử dụng các phương <br />
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải <br />
nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống <br />
lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, <br />
hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, <br />
giúp đỡ, chia sẻ với bạn…<br />
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe”các bài: “Con người <br />
cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một <br />
số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn <br />
đuối nước;...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho <br />
chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, <br />
biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, <br />
có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ <br />
sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt <br />
động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. Trong tiết Khoa học, <br />
qua việc tổ chức học nhóm rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp trước các bạn, kĩ <br />
năng hợp tác cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công <br />
việc.<br />
Trong tiết Toán, khi học sinh đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, các em <br />
đã được rèn kĩ năng giao tiếp một cách đúng mực và kĩ năng chia sẻ. Chẳng <br />
hạn: Bạn làm sai, nhận xét là: "Theo mình, cách giải thế này" chứ không nói <br />
là:"Cậu làm sai rồi" hoặc nhận xét một cách không tế nhị…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 12<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh thực hành thí nghiệm trong tiết khoa học (Bài: Vật dẫn <br />
nhiệt và vật cách nhiệt)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh thực hành tập biểu diễn trong tiết Âm nhạc (Bài: Ôn tập <br />
bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn)<br />
Biện pháp 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp:<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 13<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà <br />
trường. Chính từ những hoạt động như: Sinh hoạt chủ điểm, lao động, hoạt <br />
động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. <br />
Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc <br />
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan <br />
hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và <br />
phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong <br />
mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu <br />
của bản thân học sinh.<br />
Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có <br />
ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải <br />
trí… con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.<br />
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu <br />
học là điều kiện tốt nhất giúp học sinh tích luỹ và rèn kĩ năng sống có hiệu <br />
quả. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải <br />
nghiệm các kĩ năng sống. Vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá <br />
nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và <br />
người khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 14<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
Hình ảnh học sinh tham gia thi lồng đèn nhân dịp Tết trung thu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh tham gia sinh hoạt chủ điểm.<br />
Biện pháp 4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp trong sinh hoạt đội, hoạt <br />
động vui chơi<br />
Hoạt động Đội là hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với học <br />
sinh lớp 4, vì có những em vừa mới được kết nạp vào Đội ở đầu năm lớp 4. <br />
Chính hoạt động Đội giúp các em thấy mình dường như lớn lên, trưởng thành <br />
hơn, vào Đội các em được giao lưu, học hỏi với các bạn đội viên khác trong <br />
trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc thi do <br />
Đội tổ chức. Qua hoạt động Đội rèn cho các em nhiều kĩ năng giao tiếp mới, <br />
đó là giao tiếp với các anh chị phụ trách chi đội, các Đội viên, các sao, giao tiếp <br />
với các bạn trong Ban chỉ huy liên đội, tạo cho các em giao tiếp trong các mối <br />
quan hệ đa dạng hơn. Từ đó, các em biết giao tiếp phù hợp trong các tình <br />
huống của môi trường mới mà người đội viên tham gia.<br />
Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong giờ ra chơi, học sinh thường có <br />
những biểu hiện không tốt bằng trong giờ học. Phần lớn học sinh mắc lỗi vào <br />
giờ ra chơi. Vì thế trong giờ ra chơi, giáo viên cần theo dõi, quán xuyến đến <br />
mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem các em chơi trò chơi gì, nói <br />
năng với nhau ra sao, nhắc nhở những học sinh còn nói năng chưa phù hợp. Có <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 15<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
như vậy học sinh mới chú ý rèn cách nói của mình cho đúng cho phù hợp. Giáo <br />
viên cũng cần hướng học sinh tham gia các trò chơi lành mạnh, có ý nghĩa, có <br />
tinh thần tập thể như: chơi chuyền, chắt, nhảy dây, đá cầu, kéo co… Những <br />
trò chơi đó góp phần giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp với nhau và tạo ra tinh <br />
thần đồng đội.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với tổng phụ <br />
trách Đội trong quá trình sinh hoạt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh tham gia chơi trò chơi kéo co.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 16<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh tham gia chơi trò chơi nhảy bao bố<br />
Biện pháp 5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp khi ở nhà<br />
Thực tế cho thấy nhiều học sinh ở trường rất ngoan nhưng về nhà lại <br />
ngược lại. Lí do là vì ở trường có các thầy cô và các bạn theo dõi và đánh giá <br />
xếp loại, còn ở nhà thì không.<br />
Để các em vừa giao tiếp tốt ở trường vừa giao tiếp tốt ở nhà và ở mọi <br />
nơi, mọi lúc, có thể hướng dẫn học sinh cùng học nhóm ở nhà để từ đó các em <br />
theo dõi, giúp nhau trong cả học tập lẫn ứng xử.<br />
Đồng thời, luôn đảm bảo thông tin hai chiều giữa giáo viên và cha mẹ <br />
học sinh, trao đổi một cách thường xuyên về tình hình của con em ở nhà.<br />
Tuyên truyền tới cha mẹ học sinh tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ <br />
năng sống để phụ huynh có ý thức hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho <br />
con em mình. Em nào mắc lỗi hay cư xử chưa đúng mực khi ở nhà, nhẹ nhàng <br />
gặp riêng để nói chuyện, nhắc nhở và khuyên bảo.<br />
Qua thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh qua các hoạt động trong nhà trường là điều cần thiết, có tác động <br />
tốt đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, tác động tốt đến việc hình thành <br />
nhân cách của trẻ, mang tính nhân văn, giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành <br />
những người công dân tốt phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay.<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinhTiểu học không thể hình thành trong <br />
“ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức hình thành <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 17<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
thái độ thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người <br />
là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Do đó, các nhà giáo dục cần kiên <br />
trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và <br />
có thói quen mới.<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và <br />
thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức <br />
nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống <br />
“thực” trong cuộc sống. <br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kỹ năng sống cần thiết cho mọi hoạt động của con người và nhất là với <br />
học sinh tiểu học. Sự hình thành sớm các kỹ năng cơ bản khiến cho cuộc sống <br />
của các em trở nên nhẹ nhàng, vui tươi. Và khi lớn lên các em dễ dàng thích <br />
ứng với bất kì hoàn cảnh hay môi trường sống mà các em gặp phải. <br />
Qua áp dụng đề tài vào lớp chủ nhiệm tôi thu được kết quả sau:<br />
Cuối năm học 2016 – 2017<br />
Khảo sát qua điều tra học sinh – Cha mẹ học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
Vệ sinh cá nhân Tự học bài ở nhà<br />
Tổng Tự mình làm Cần người lớn Tự giác Chưa tự giác, bố <br />
số được giúp không cần mẹ phải nhắc <br />
học nhắc nhở nhở nhiều<br />
sinh Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ<br />
lượng lượng lượng lượng<br />
24 22 91,6 % 2 8,4 % 19 79,1 5 20,9 %<br />
%<br />
Khảo sát qua quan sát học sinh thực hành thảo luận nhóm trong một số <br />
tiết Đạo đức.<br />
Tổng Thực hành thảo luận nhóm<br />
số Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách <br />
học ra khỏi nhóm<br />
sinh Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
24 20 83,3 % 4 16,7 %<br />
Khảo sát học sinh mạnh dạn, tự tin qua quan sát hoạt động tập biểu <br />
diễn trong một số tiết âm nhạc:<br />
Tổng số Mạnh dạn, tự tin<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 18<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
Đã mạnh dạn, tự tin Chưa mạnh dạn, tự tin<br />
học sinh Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
24 18 75% 6 25%<br />
<br />
Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập <br />
thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với Tổng p hụ trách Đội đánh giá <br />
học sinh.<br />
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />
Tổng số Biết cách ứng xử hài hoà khá Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br />
học sinh phù hợp chơi<br />
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
24 22 91,6% 2 8,4 %<br />
Qua bảng thống kê ta thấy được rõ ràng sau khi áp dụng các biện pháp <br />
trên một số kỹ năng cơ bản của học sinh được nâng lên rõ rệt. <br />
Do có sự thay đổi về ý thức tự giác, kỹ năng như thế nên nề nếp cũng <br />
như phong trào học của lớp đã có những bước chuyển biến tích cực:<br />
Thứ nhất, tình trạng học sinh không làm vệ sinh không còn vì thế vệ sinh <br />
ở lớp học, khu vực vệ sinh tự quản luôn luôn được các em hoàn thành sớm. <br />
Chấm dứt việc luôn luôn bị đội nhắc nhở và trừ điểm thi đua như đầu năm. <br />
Mặt khác, vào những buổi giáo viên chủ nhiệm không có giờ học sinh vẫn tự <br />
giác hoạt động hoàn thành tốt mọi công việc. Và sau một thời gian áp dụng <br />
hầu như giáo viên không phải đốc thúc các công việc vệ sinh của lớp.<br />
Thứ hai, nề nếp tự quản của học sinh được nâng lên. Ban cán sự lớp tổ <br />
chức sinh hoạt 15 phút đều đặn, trật tự và có hiệu quả. Tình trạng nói chuyện <br />
riêng trong lớp giảm, học sinh nói tục, chửi thề, gây gổ với bạn giảm hẳn, học <br />
sinh có khả năng tự quản cao ngay cả khi vắng mặt giáo viên. <br />
Thứ ba, phong trào học của lớp đi lên. Nhiều học sinh thường xuyên <br />
quên sách vở nay đã có ý thức sắp sách vở đầy đủ trước khi đến lớp, hầu hất <br />
các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Những vấn đề nào không biết các em <br />
mạnh dạn đề xuất với giáo viên để được giải đáp. Chữ viết và cách trình bày <br />
của các em cũng tiến bộ nhiều.<br />
Thứ tư các phong trào mũi nhọn, hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp <br />
cũng đạt được những kết quả đáng khen ngợi.<br />
Từ tất cả những sự thay đổi trên, nên năm học 2016 2017, lớp 4A được <br />
Đội đánh giá cao về nề nếp, lớp tôi luôn luôn được tổng phụ trách Đội và nhà <br />
trường tuyên dương.<br />
Kết quả thực hiện công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 19<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
Năm học 2016 – 2017 tập thể lớp 4A đạt danh hiệu: Xuất sắc. Chi đội: <br />
Vững mạnh. Được Liên đội tặng giấy khen.<br />
Lớp tổng số: 24 học sinh. Lên lớp 24 học sinh. Đạt tỉ lệ: 100%<br />
Năng lực đạt: 24 học sinh. Đạt tỉ lệ: 100%<br />
Phẩm chất đạt: 24 học sinh. Đạt tỉ lệ: 100%<br />
Không có học sinh phải ôn tập, rèn luyện lại trong hè.<br />
Tham gia thi Giải toán qua mạng khối 4. Cấp trường đạt: 6 em. Cấp <br />
huyện đạt khuyến khích: 2 em. Tham gia thi cấp tỉnh: 2 em.<br />
Tập thể lớp luôn tích cực tham gia các phong trào của đội cũng như các <br />
phong trào mũi nhọn của nhà trường.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành <br />
cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, <br />
ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính <br />
xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. <br />
Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách <br />
của người thầy. Tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng <br />
thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo <br />
dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa <br />
vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cần <br />
cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự <br />
thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học, rèn <br />
luyện kỹ năng sống mỗi ngày.<br />
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, <br />
một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở <br />
mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống <br />
rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận <br />
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học <br />
sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.<br />
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học <br />
sinh trên mọi phương diện