![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
lượt xem 10
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn" với mục đích phân dạng bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, hệ thống hóa các câu hỏi trắc nghiệm về chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, môn Hóa học lớp 10 theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao giúp giáo viên dạy và học sinh có cái nhìn tổng thể về nội dung, mức độ kiến thức để có định hướng tốt, giúp việc ôn và thi đạt hiệu quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
- Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Mục đích của sáng kiến Mục đích của sáng kiến là phân dạng bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, hệ thống hóa các câu hỏi trắc nghiệm về chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, môn Hóa học lớp 10 theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao giúp giáo viên dạy và học sinh có cái nhìn tổng thể về nội dung, mức độ kiến thức để có định hướng tốt, giúp việc ôn và thi đạt hiệu quả cao. 1.2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến Phân chia các câu hỏi theo 4 mức độ kiến thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao trong chương 2 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, hóa học lớp 10 cơ bản. Học sinh dễ dàng tiếp cận, học tập theo mức độ từ dễ đến khó, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời là tài liệu hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học. 1.3. Đóng góp cho đơn vị, ngành Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Hóa học ở trường THPT, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học, đ ặc biệt là góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10 Trường Tiên Du số 1 nói riêng và của các trường THPT nói chung. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn và có điều kiện áp dụng trong phạm vi rộng hơn, để được đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh. 1
- Phần 2. NỘI DUNG Chương 1:KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Lí do chọn đề tài. Hóa học là một môn học vô cùng thú vị và không kém phần quan trọng so với các môn học khác, nó càng đặc biệt quan trọng đối với những em có nguyện vọng thi THPT theo ban KHTN. Trong cuộc sống hàng ngày có những vấn đề, những hiện tượng mà chỉ có thể dùng kiến thức Hóa học mới giải thích được. Để hiểu và giải thích được những vấn đề đó thì học sinh phải nắm kĩ, nắm chắc những kiến thức đã được học và vận dụng một cách linh hoạt. Tuy nhiên, nếu với cách dạy – học thông thường, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, sách giáo khoa đã đổi mới về nội dung, sâu và rộng hơn về lượng kiến thức, nếu như học sinh chỉ thụ động trông chờ vào giáo viên thì thực tế khi đến lớp học sinh không tiếp thu bài kịp, dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú khi học bộ môn. Bên cạnh đó, thời gian giảng dạy trên lớp có hạn nên đôi khi giáo viên phải chạy đua với chương trình, khó lòng đào sâu kiến thức, cũng không thể dạy được tất cả các dạng bài tập để phục vụ cho các kì thi. Trong những năm gần đây đề thi THPTQG có khá nhiều đổi mới, đó là: - Tăng số lượng các câu dễ. - Mở rộng phạm vi kiến thức, trong đó các câu hỏi về ứng dụng của hóa học trong thực tiễn đời sống và sản xuất được đưa vào nhiều hơn. - Tăng độ khó của những câu hỏi trong khung điểm 8, 9 ,10. - Sử dụng những câu hỏi và bài tập đặc trưng cho bộ môn Hóa học: câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm. Để học sinh có thể tiếp cận dễ hơn với các cấu trúc của đề thi, để có kiến thức tích lũy cho kì thi THPTQG thì qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT kết hợp với những kiến thức tích luỹ được trong quá trình tự học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trong thời gian có hạn nên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 :” Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn”. 2.1.2. Thuận lợi Trong mỗi nhà trường, đội ngũ GV luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trường, bởi lẽ chính họ 2
- là người tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường. Trong các trường THPT, đội ngũ GV cốt cán, đầu đàn về chuyên môn lại càng có vai trò quan trọng hơn, là những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo để phát hiện, bồi dưỡng những học sinh năng khiếu để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Trong quá trình giảng dạy môn hóa, giáo viên luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời bắt kịp xu thế đổi mới của kỳ thi THPTQG. Học sinh trường THPT Tiên Du số 1 có truyền thống hiếu học, chăm ngoan và tỉ lệ các em chọn môn Hóa học là một trong những tổ hợp môn thi để xét tốt nghiệp và xét vào đại học khá cao. 2.1.3. Khó khăn Hóa học là một bộ môn nặng về kiến thức lí thuyết lẫn bài tập thực nghiệm. Kiến thức lý thuyết nhiều, bài tập càng phong phú hơn. Không đơn giản là mỗi bài mỗi dạng mà là mỗi tính chất nhỏ cũng đã có mỗi dạng khác nhau. Thời lượng dạy trên lớp có hạn. Mỗi tiết có 45 phút, mỗi chương có 12 tiết luyện tập. Nếu cố gắng thì thời gian này đủ để dạy các kiến thức trong sách giáo khoa, thời gian dư ra đủ để giải một bài tập đơn giản hoặc vài câu lý thuyết củng cố. Như vậy việc phân dạng bài tập hoặc luyện cho học sinh làm thông thạo một dạng bài tập nào đó là rất khó tiến hành. Hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong học sinh là đến giờ mới giở sách giáo khoa ra xem yêu cầu của giáo viên mà không hề xem trước bài ở nhà. Vì vậy có những tiết dạy học sinh không tham gia xây dựng bài học được. Không khí lớp nặng nề, buồn chán và học sinh thường là không hiểu bài kịp. Kết quả là học sinh sẽ cảm thấy Hóa học là một bộ môn nhàm chán, khô khan, không có ứng dụng gì trong thực tế và dần dần học sinh sẽ mất dần kiến thức và tụt hậu so với các bạn khác trong lớp. Năng lực của HS còn chưa cao; khả năng tự học, tự tìm tài liệu của HS còn yếu. Trong khi đó lại có quá nhiều tài liệu không chính thống được đăng trên mạng khiến các emhọc sinh bị phân tâm và không biết nên chọn tài liệu nào để học tập cho hiệu quả. Và cũng có một phần nhỏ các tài liệu đăng trên mạng còn chưa được kiểm duyệt, có chứa nội dung không hoàn toàn 3
- chính xác, không khoa học. Vì vậy nếu học sinh không biết chọn lọc và cứ học theo các tài liệu in sai đó thì sẽ dễ bị nhận thức sai lệch và khi thi trắc nghiệm dễ chọn nhầm đáp án sai. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để cung cấp đủ vốn kiến thức và giúp các em có hứng thú khi học bộ môn hóa. 4
- Chương 2:NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 2.2.1. Giải pháp thứ nhất:Khái quát lý thuyết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP VÀ CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN 1. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo các nguyên tắc sau: - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân - Các nguyên tố có cùng số lớp e được xếp vào một hàng gọi là chu kì - Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột gọi là nhóm nguyên tố. Chú ý: electron hóa trị là electron lớp ngoài cùng hoặc cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa. 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn a/ Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. b/ Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó. Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3. Chu kỳ lớn: gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7. c/ Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. d/ Khối các nguyên tố: Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f. 5
- Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng. Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. (kim loại chuyển tiếp) Cấu hình electron nguyên tử có dạng: (n – 1)da ns2 (a = 1 → 10) Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n – 1)d nhưng chưa bão hòa. Đặt S = a + 2, ta có: S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm. II. SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ a/ Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng: Trong cùng chu kỳ: bán kính giảm. Trong cùng nhóm A: bán kính tăng. b/ Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng: Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng. Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. (tính bằng Kj/mol) 1. Độ âm điện Độ âm điện của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Khi điện tích hạt nhân tăng: trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng. trong cùng nhóm, độ âm điện giảm. 2. Sự biến đổi tính kim loại phi kim a/ Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: * Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. b/ Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: * Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. 6
- 3. Sự biến đổi hóa trị Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1. Hóa trị đối với hidro = Số thứ tự nhóm – Hóa trị đối với oxi Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố) R2On: n là số thứ tự của nhóm. RH8n: n là số thứ tự của nhóm. Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Oxit R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 Hiđrua RH4 RH3 RH2 RH 4. Sự biến đổi tính axitbazơ của oxit và hidroxit tương ứng a/ Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazơ giảm, tính axit tăng. b/ Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazơ tăng, tính axit giảm. Tổng kết 5. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên III. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1. Mối quan hệ cấu hình và vị trí trong HTTH. 7
- 2. Quan hệ hệ giữa vị trí nguyên tố và tính chất của nguyên tố. Vị trí nguyên tố suy ra: Thuộc nhóm kim loại (IA, IIA, IIIA) trừ B và H. Hoá trị trong hợp chất oxit cao nhất và trong hợp chất với hiđro. Hợp chất oxit cao và hợp chất với hiđro. Tính axit, tính bazơ của hợp chất oxit và hiđroxit. Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16: Suy ra: S ở nhóm VI, CK3, PK Hoá trị cao nhất với ôxi 6, với hiđro là 2. CT oxit cao nhất SO3, hợp chất với hiđro là H2S. SO3 là oxit axit và H2SO4 là axit mạnh. 3. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể về: Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần. Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yếu dần, tính axit mạnh dần. b. Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể: Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần. Theo chu kỳ: Tính phi kim Si
- + Nếu 8 a + b 10 → nguyên tố thuộc nhóm VIII B b. Nguyên tố họ f: (n2)fansb với a = 1 14 ; b = 1 2 + Nếu n = 6 → Nguyên tố thuộc họ lantan. + Nếu n = 7 → Nguyên tố thuộc họ actini. (a + b) – 3 = số thứ tự của nguyên tố trong họ Ví dụ: Z = 62 ; n = 6, a = 6, b = 2→ 6 + 2 – 3 = 5 , thuộc ô thứ 5 trong họ lantan. 2.2.2. Giải pháp thứ hai:Phân dạng bài tập bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học Dạng 1. Cấu tạo nguyên tử và vị trí , tính chất nguyên tố. Phương pháp giải. Cấu tạo nguyên tử và vị trí, tính chất có mối quan hệ qua lại. Thông thường để xác định vị trí, tính chất của nguyên tố ta dựa vào cấu hình electron nguyên tử, tức là dựa vào cấu tạo nguyên tử. Ví dụ 1 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, notron, electron là 52. Trong : hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. chu kỳ 3, VA. B.chu kỳ 3, VIIA. C. chu kỳ 2, VIIA. D. chu kỳ 2, VA. Ví dụ 2:Tổng số hạt trong ion M3+ là 37. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 3, nhóm VIA. B.Chu kì 3, nhóm IIIA. C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 3, nhóm IIA. Ví dụ 3:Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (proton, notron, electron) bằng 80, trong đó tỉ số hạt electron so với hạt nơtron là 4/5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc: A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm IIB. C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm VIA. Dạng 2: Xác định các nguyên tố cùng chu kì và đặc điểm, tính chất của nó. Phương pháp giải ●Hai nguyên tố X, Y (ZX
- ●Đối với các nguyên tố nhóm A thuộc cùng một chu kì thì đầu chu kì (IA, IIA, IIIA) có tính kim loại, cuối chu kì (VA, VIA, VIIA) có tính phi kim và kết thúc chu kì (VIIIA) là khí hiếm (khí trơ). ●Các nguyên tố cùng chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì: tính kim loại , bán kính nguyên tử, tính bazo giảm dần, tính phi kim, độ âm điện, tính axit tăng dần. Các nguyên tố cùng nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: Ngược lại so với các nguyên tố trong chu kì. ●Trong phạm vi chương trình THPT, các em học sinh phải học thuộc tên, kí hiệu nguyên tố, số thứ tự ô và cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn (SGK Hóa học 10 đã dẫn). Ví dụ 1: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. Chu kì 3, nhóm IIA và IIIA. B. Chu kì 2, nhóm IIIA và IVA. C. Chu kì 3, nhóm IA và IIA. D. Chu kì 2, nhóm IA và IIA. Ví dụ 2: Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là 66 (biết ZX
- 18 -1 (chu kì 4, 5, 6) hoặc ZY=ZX + 32+1; ZY=ZX + 32+1 (chu kì 6, 7). Trừ X, Y thuộc nhóm IIA, IIIA và ở các chu kì lớn (4,5,6,7). Ví dụ 1: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một nhóm A và thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau, có tổng số hiệu là 32. Tính chất hóa học đặc trưng của X và Y là: A. phi kim. B. Á kim. C.Kim loại. D. khí hiếm. Ví dụ 2: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong anion XYlà 40. Nhận xét nào sau đây đúng: A. X thuộc chu kì 2. B. X có tính kim loại C. ZX
- Hoặc: Ví dụ 1: Nguyên tố R nằm vị trí nhóm VA trong bảng tuần hoàn hóa học. Oxit cao nhất của R có tỉ khối so với metan (CH4) là 6,75. Nguyên tố R là: A. Oxi. B. Lưu huỳnh. C. Nito. D. Photpho. Ví dụ 2: Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố này chứa 17,64% hiđro về khối lượng. Công thứ hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là: A. H2S. B.NH3. C. AsH3. D. PH3. Ví dụ 3:Hợp chất khí với Hidro của nguyên tố R là RH4 . Trong oxit cao nhất của R chiếm 53,3% về khối lượng oxi. Nguyên tố R là: A.Si. B. C. C. P. D. S. Dạng 5. Tổng hợp về hợp chất khí với hidro và oxit cao nhất. Ví dụ 1: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO 3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là: A. Zn. B. Cu. C. Mg. D.Fe. Ví dụ 2: Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. R tạo được hợp chất khí với hiđro và có công thức oxit cao nhất là R2O5. Nguyên tố R tạo với kim loại M hợp chất có công thức phân tử dạng M3R2, trong đó M chiếm 75,876 % về khối lượng. Kim loại M là: A. Mg. B.Zn. C. Ca. D. Cu. Dạng 6: Xác định nguyên tố qua phản ứng hóa học Phương pháp giải ●Thông thường để xác định nguyên tố qua phản ứng hóa học, đặc biệt là kim loại, ta thường xác định nguyên tử khối (M) của nó. Ta có: M = ●Nếu hai kim loại X, Y () thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp thì ta có thể tính nguyên tử khối trung bình () của nó, sau đó dựa vào bảng tuần hoàn để suy ra hai nguyên tố đó. Ta có: và ; ●Khi làm bài tập dạng này ta nên sử dụng định luật bảo toàn khối lượng. Định luật bảo toàn khối lượng có thể phát biểu theo 2 cách đơn giản như sau: (1) khối lượng của 1 chất bằng tổng khối lượng của các phần tạo nên chất đó. 12
- Ví dụ: hay ; (2) tổng khối lượng trước phản ứng bằng tổng khối lượng sau phản ứng. Ví dụ: Al + HCl AlCl3 + H2 thì Ví dụ 1: Cho 34,25 gam một kim loại M hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,16 lít H2 (ở 27,3oC, 1atm). Vậy kim loại M là: A. Be. B. Ca.C. Mg. D.Ba. Ví dụ 2: Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí, thu được 10,2 gam oxit cao nhất ở dạng M2O3. Kim loại M và thể tích O2 (đktc) là: A.Al và 3,36 lít. B. Al và 1,68 lít. C. Fe và 2,24 lít. D. Fe và 3,36 lít. Ví dụ 3: Cho 9,6 gam một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với nước thu được 5,376 lít khí H2 (đkc). Kim loại M cần tìm là: A. Mg. B. Zn.C.Ca. D. Ba. 2.2.3. Giải pháp thứ ba:Xây dựng được hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các mức độ kiến thức. 1. Mức độ nhận biết Câu 1:Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng: A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối. C. Số nơtron. D. Số electron hóa trị. Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng: A. số electron hóa trị B. số lớp electron. C. sốelectron lớp ngoài cùng. D. số hiệu nguyên tử. Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng: A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử. C. Số lớp electron. D. Số khối. Câu 4: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng : A. Số electron. B. Số electron hóa trị. C. Số lớp electronlelectrontron. D. Số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 5: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là: A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4. Câu 6: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là: A. 8 và 8. B. 18 và 32. C. 8 và 18. D. 18 và 18. 13
- Câu 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, có tổng số cột là: A. 8. B. 16. C. 18. D. 20. Câu 8: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 3. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 9: Nhóm A bao gồm các nguyên tố: A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p. Câu 10: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi: A. Nhóm kim loại kiềm. B. Nhóm kim loại kiềm thổ. C. Nhóm halogenD. Nhóm khí hiếm. Câu 11: Nhóm nào sau đây có tính phi kim và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5: A. Nhóm kim loại kiềm. B.Nhóm halogen . C. Nhóm kim loại kiềm thổ. D. Nhóm khí hiếm. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có xu hướng nhường một electron để đạt cấu hình bền vững, nó có tính kim loại điểm hình. Vậy X có thể thuộc nhóm nào sau đây? A.Nhóm kim loại kiềm . B. Nhóm halogen. C. Nhóm kim loại kiềm thổ. D. Nhóm khí hiếm. Câu 13:Nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây không có xu hướng nhường cũng như nhận electron? A. Nhóm kim loại kiềm. B. Nhóm halogen. C. Nhóm kim loại kiềm thổ. D.Nhóm khí hiếm. Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố nhóm IA (trừ Hidro) là: A. phi kim. B. á kim. C. kim loại. D. khí hiếm. Câu 15: Các nguyên tố nào sau đây có tính chất tương tự natri. A. Clo. B. Oxi. C. Kali. D. Nhôm. Câu 16: Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố là khí hiếm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm. 14
- B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử. D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Câu 18: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là: A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện. Câu 19: Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, đại lượng nao sau đây biên ̀ ́ đôi tuân hoan? ̉ ̀ ̀ A. Khôi lương nguyên tử. ́ ̣ B. Sô proton trong hat nhân nguyên tử. ́ ̣ C. Sô nơtron trong hat nhân nguyên tử. ́ ̣ D. Sô electron lơp ngoai cung. ́ ́ ̀ ̀ Câu 20: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử. C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. 2. Mức độ thông hiểu Câu 21: Số electron hóa trị trong nguyên tử clo (Z = 17) là: A. 5. B. 7. C. 3. D. 1. Câu 22: Số electron hóa trị trong nguyên tử crom (Z = 24) là: A. 1. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron như sau: [Ar]3d84s2. Số electron lớp ngoài cùng là: A. 8. B. 10. C. 2. D. 6. (Đề thi thử THPT Bãi Cháy Quảng Ninh 2015) Câu 24: Những nguyên tố nào sau đây có cùng electron hoá trị: 16X; 15Y;24Z; 8T? A. X, Y. B. X, Y, T. C. X, Z, T. D. Y, Z. Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các electron phân lớp p là 7. Vậy X thuộc loại nguyên tố: 15
- A. nguyên tố s. B. nguyên tố d. C. nguyên tố f. D. nguyên tố p. Câu 26: Tổng số electron trên các phân lớp s của nguyên tử là 7. Nguyên tử đó là: A. Ca. B. Cl. C. Ar. D. K. (Đề thi học kì I Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum) Câu 27: Nguyên tố R có cấu hình electron 1s 22s22p63s23p63d34s2. R thuộc họ nguyên tố nào? A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 28: Nguyên tố có Z = 15 thuộc loại nguyên tố nào? A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 29: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử lưu huỳnh là 16. Trong nguyên tử lưu huỳnh, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là: A. 6. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 26. Vậy X thuộc loại nguyên tố? A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 31: Cho các nguyên tố Li; F; O; Na. Số nguyên tố s là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (Đề thi học kì I Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum) Câu 32: Cho nguyên tử của các nguyên tố X; Y; Z; T: Nguyên tố nào có 1 electron hóa trị? A. X. B. Y . C. T. D. Z. (Đề thi học kì I Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum) Câu 33: Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau: X1: 1s22s22p63s2 X2: 1s22s22p63s23p64s1 X3: 1s22s22p63s23p64s2 X4: 1s22s22p63s23p5 X5: 1s22s22p63s23p63d64s2 ; X6: 1s22s22p63s23p4 Các nguyên tố cùng một chu kì là: A. X1, X3, X6. B. X2, X3, X5. C. X1, X2, X6. D. X3, X4. Câu 34: Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s22s22p5. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn? A. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIB. B. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VB. C. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIA. 16
- D. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VA. (Đề thi thử THPT Quảng Xương 3 Thanh Hóa Lần 1 2015) Câu 35: Một nguyên tử có kí hiệu . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố natri thuộc: A. nhóm IIIB, chu kì 4. B. nhóm IA, chu kì 3. C. nhóm IA, chu kì 4. D. nhóm IA, chu kì 2. (Đề thi thử THPT Chuyên Vĩnh Phúc Lần 4 2015) Câu 36: Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là 35+. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 4, nhóm VIIA. B. Chu kì 4, nhóm VIIB. C. Chu kì 4, nhóm VA. D. Chu kì 3, nhóm VIIA. (Đề thi thử THPT Hương Khê Hà Tĩnh Lần 1 2015) Câu 37: Một nguyên tử X có tổng số electron ở 2 lớp M và N là 9. Vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 3, nhóm IA. B. Chu kì 3, nhóm IIA. C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 4, nhóm IA. (Đề thi thử THPT Đồng Đậu Vĩnh Phúc Lần 22015) Câu 38: Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các nguyên ố hóa học là: A. Ô 24, chu kỳ 4 nhóm VIB. B. Ô 29, chu kỳ 4 nhóm IB. C. Ô 26, chu kỳ 4 nhóm VIIIB. D. Ô 19, chu kỳ 4 nhóm IA. Câu 39: Cho các nguyên tố X1(Z = 12), X2 (Z =18), X3 (Z =14), X4 (Z =30). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là: A. X1, X2, X4. B. X1, X2. C. X1, X4. D. X1, X3. Câu 40: Nguyên tố hóa học X có cấu hình electron của nguyên tử ở lớp ngoài cùng là (n 1)d5ns1 (trong đó n = 4, 5). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì n, nhóm IB. B. Chu kì n, nhóm IA. C. Chu kì n, nhóm VIB. D. Chu kì n, nhóm VIA. (Đề thi Học kì I Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum) 3. Mức độ vận dụng Câu 41: Cho các phát biểu sau: (a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử; 17
- (b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng; (c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột; (d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó; Số nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 42: Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. B. Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có số lớp electron bằng nhau. C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị. D. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. Câu 43: Khi nói về chu kì, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong chu kỳ 2 và 3, số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8. B. Chu kỳ mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình. C. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. D. Trong cùng một chu kỳ, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau. Câu 44: Cho các phát biểu sau: (a) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn; (b) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng; (c) Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm; (d) Các nguyên tố s và p thuộc về các nhóm A; (e) Các chu kì nhỏ (1, 2, 3) bao gồm các nguyên tố s, p; Số phát biểu đúng: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 45: Cho các phát biểu sau: (a) Nhóm halogelectronn gồm các nguyên tố: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I), Atatin (At); (b) Nhóm kim loại kiềm gồm các nguyên tố: Hidro (H), Liti (Li), Natri (Na), Kali (K), Rubidi (Rb), Xelectronsi (Cs), Franxi (Fr); (c) Nhóm kim loại kiềm thổ gồm các nguyên tố: Beri (Be), Magie (Mg), Canxi (Ca), Sronti (Sr), Bari (Ba), Radi (Ra); 18
- (d) Nhóm khí hiếm gồm các nguyên tố: Heli (He), Neon (Ne), Argon (Ar), Kripton (Kr), Xenon (Xe), Radon (Rn); Số phát biểu đúng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 46: Cho các phát biểu sau: (a) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm; (b) Nhóm IA còn có tên gọi là nhóm kim loại kiềm thổ; (c) Nhóm IIA còn có tên gọi là nhóm kim loại kiềm; (d) Nhóm VIIIA có tên gọi là nhóm khí hiếm hay khí trơ; (e) Nhóm VIIA có tên gọi là nhóm Halogen; Số phát biểu đúng: A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 47: Oxit cao nhất của R có dạng R2On, hợp chất khí với hiđro của R có dạng: A. RHn. B. RH2n. C. RH8–n. D. RH8–2n. Câu 48: Hợp chất khí với hiđro (RHn) của nguyên tố nào sau đây có giá trị n lớn nhất? A. O. B. S. C. N. D. C. Câu 49: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là: A. R2 2 3 2 7 3 O. B. R O . C. R O . D. RO . (Đề thi THPT Quốc gia 2016) Câu 50: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro và lần lượt là: A. R2O5 ,RH5. B. R2O3 ,RH. C. R2O7,RH. D. R2O5 ,RH3. Câu 51: Công thức oxit cao nhất của nguyên tố R là: A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. R2O7. Câu 52: Nguyên tử của nguyên tố X có 16 electron ở lớp vỏ. Công thức hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X là: A. X(OH)3. B. H2XO4. C. X(OH)2. D. H2XO3. Câu 53: Hợp chất khí với hiđro của R có dạng RH2n. Oxit cao nhất của R có dạng: A. RO4–n. B. RO2n. C. RO8–n. D. RO8–2n. Câu 54: Nguyên tố R có hoá trị cao nhất với oxi là a và hoá trị trong hợp chất khí với hiđro là b. Biết a b = 0. Vậy R thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? 19
- A. IIA. B. IVA. C. VIA. D. VIIA. Câu 55: Nguyên tử R có số hiệu nguyên tử là 35. Oxit cao nhất của R là: A. RO3. B. R2O. C. RO2. D. R2O7. Câu 56: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm VIIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là: A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. R2O7. Câu 57: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3? A. Mg. B. Al. C. Si. D. P. Câu 58: Cho các nguyên tử X, Y, T, R cùng chu kỳ và thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học. Bán kính nguyên tử như hình vẽ: (Y) (R) (X) (T) Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là: A. Y. B. T. C. X. D. R. (Đề thi thử THPT Phan Bội Châu Kon Tum Lần 3 2016) Câu 59: Độ âm điện của các nguyên tố : 9F, 17Cl, 35Br, 53I. Xếp theo chiều giảm dần là: A. F > Cl > Br > I. B. I> Br > Cl> F. C. Cl> F > I > Br. D. I > Br> F > Cl. Câu 60: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: A. M
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p |
197 |
30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p |
27 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p |
35 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p |
14 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p |
38 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p |
20 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p |
54 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p |
19 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p |
31 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p |
22 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p |
37 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p |
31 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p |
55 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p |
50 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p |
21 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập nitơ và hợp chất của nitơ dùng trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia
80 p |
35 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p |
11 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)