Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập nitơ và hợp chất của nitơ dùng trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia
lượt xem 3
download
Vấn đề mới của sáng kiến kinh nghiệm đặt ra và giải quyết so với các sáng kiến kinh nghiệm trước đây ở trong trường THPT Bình Xuyên nhằm giúp các em hình thành các năng lực. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực tính toán, năng lực vận dụng, năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập, năng lực giải quyết vấn đề. Hi vọng chuyên đề này là một tài liệu tham khảo hữu ích và bổ ích cho các em học sinh và đồng nghiệp. Đề tài này có thể triển khai thực hiện ở các trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập nitơ và hợp chất của nitơ dùng trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ DÙNG TRONG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Nga
- Bình Xuyên, năm 2019
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ DÙNG TRONG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Nga Mã sáng kiến: 31.55.01
- Bình Xuyên, năm 2019
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29: “Đổi mới căn bản, toàn diên Giáo dục và Đào tạo”, trong đó có các nhiệm vụ, giải pháp là : “a Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. b Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực khách quan; c Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. d Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. e Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. g Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý”. Trong những năm gần đây, với hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu học sinh trong một khoảng thời gian ngắn các em phải giải quyết một số lượng bài tập tương đối lớn. Hầu như với khoảng thời gian đó các em chỉ đủ để phân tích đề phân loại bài toán. Do vậy, giáo viên phải có những hình thức phân chia các dạng bài để các em nhạy bén hơn trong việc nhận dạng và cách xử sự đối với mỗi dạng bài toán đó, đặc biệt là những bài toán hoá khá phức tạp có nhiều phản ứng xảy ra, hoặc có nhiều giai đoạn phản ứng. Để giải quyết tốt các bài toán trắc nghiệm trong hoá học, chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt các định luật bảo toàn, có các mẹo thay thế chất để có thể chuyển đổi từ hỗn hợp phức tạp thành dạng đơn giản hơn, một trong 5
- số dạng bài toán hoá phức tạp hay gặp trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia hay thi học sinh giỏi là các bài tập về Nitơ và hợp chất của Nitơ. Trong chương trình phổ thông dạng bài toán hóa về Nitơ và hợp chất của Nitơ học sinh bắt đầu học ở lớp 11. Với lớp 11 học sinh vẫn chủ yếu giải theo phương pháp tự luận và học sinh dần tiếp cận đến các định luật, đặc biệt áp dụng các phương pháp giải nhanh. Tuy nhiên đối tượng học sinh có thể vận dụng tốt phương pháp giải nhanh là các học sinh khá, giỏi. Các em được làm quen dần với cách làm bài trắc nghiệm, các em được trang bị rất nhiều phương pháp giải nhanh, tuy nhiên các em lại không thành thạo trong việc phân loại phương pháp để áp dụng trong các trường hợp cụ thể. Để giúp học sinh giải quyết tốt các bài tập về Nitơ và hợp chất của Nitơ một cách nhanh chóng tôi thường phân loại với từng dạng cụ thể. Đó là nội dung mà chuyên đề này tôi muốn đề cập đến. “PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ DÙNG TRONG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA” Chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm, học sinh bối rối trước việc giải các loại bài tập này vì theo phương pháp truyền thống mất rất nhiều thời gian viết phương trình phản ứng, lập và giải hệ phương trình. Học sinh thường có thói quen viết và tính theo phương trình phản ứng nên ít nhanh nhạy với bài toán dạng trắc nghiệm. Tôi hi vọng chuyên đề này là một tài liệu tham khảo hữu ích và bổ ích cho các em học sinh và đồng nghiệp. 1. Tên sáng kiến: phân loại và phương pháp giải bài tập nitơ và hợp chất của nitơ dùng trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia 3. Tác giả sáng kiến: Họ tên: Nguyễn Thị Thu Nga Địa chỉ tác giả: giáo viên dạy hóa Trường THPT Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0987467693. Email: cunga.2010@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Nga 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các trường trung học phổ thông 6
- 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 12/10/2018 được áp dụng lớp 11A1, 11A2,11A3. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ A. LÝ THUYẾT I. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ Nhóm nitơ (nhóm VA) gồm các nguyên tố: N, P, As, Sb, Bi. Phot Nitơ Asen Antimon Bitmut pho Số hiệu nguyên tử 7 15 33 51 83 Nguyên tử khối 14,01 30,97 74,92 121,75 208,98 Cấu hình electron lớp ngoài 2s22p3 3s23p3 4s24p3 5s25p3 6s26p3 cùng Bán kính nguyên tử (nm) 0,070 0,110 0,121 0,140 0,146 Độ âm điện 3,04 2,19 2,18 2,05 2,02 Năng lượng ion hóa khử ion 1402 1012 947 834 703 thứ nhất Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np3. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có mức oxi hóa cao nhất là +5, ngoài ra còn có các mức 3 và +3. Riêng N còn có thêm các mức oxi hóa +1, +2 và +4. Từ N đến Bi: tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần; tính axit của các oxit và hidroxit giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần. Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng RH3. Độ bền nhiệt giảm dần từ NH3 đến BiH3. Dung dịch của chúng không có tính axit. II. NITƠ 1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí Cấu tạo phân tử: N2 (N ≡ N). Liên kết ba trong phân tử N2 có năng lượng lớn, lớn gấp 6 lần liên kết đơn N – N (EN – N = 169 kJ/mol), nên là liên kết rất bền. Ở 3000 0C nó mới bắt đầu bị phân huỷ thành nguyên tử nitơ, do đó ở nhiệt độ thường nitơ phân tử là một trong những chất trơ nhất. Còn ở nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động hơn, nhất là khi có mặt chất xúc tác. N ≡ N 109,76pm 7
- Cấu tạo phân tử N2 Chất khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy. 2. Tính chất hóa học Các mức oxi hóa có thể có của N: 3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ là một chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao. Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. a. Nitơ là chất oxi hóa Tác dụng với kim loại → muối nitrua. + Nhiệt độ thường chỉ tác dụng với Li: 6Li + N2 → 2Li3N + Nhiệt độ cao phản ứng với một số kim loại như Mg, Ca và Al ... 2Al + N2 → 2AlN 3Ca + N2 → Ca3N2 Tác dụng với H2 → Amoniac N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (> 4000C; Fe, p); ΔH = 92kJ b. Nitơ là chất khử N2 + O2 ↔ 2NO (Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ > 3.0000C hoặc có tia lửa điện) (khí không màu) 2NO + O2 → 2NO2 (khí màu nâu đỏ) 3. Điều chế Trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân muối amoni nitrit NH4NO2 → N2 + 2H2O (t0) NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl + 2H2O (t0) Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng, dùng màng lọc rây phân tử. Nitơ được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng còn chứa khí hiếm và những vết oxi. Trong nhiều trường hợp, tạp chất khí hiếm không gây trở ngại gì cả, nhưng oxi thì không được lẫn. Để loại tạp chất oxi, người ta cho nitơ đi qua một hệ thống chứa đồng kim loại đốt nóng. Khi đó tất cả oxi đều phản ứng tạo thành CuO. 4. Nhận biết 8
- Trong các bài toán nhận biết, N2 thường được để lại để nhận biết sau cùng. 5. Trạng thái tự nhiên và ứng dụng Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do và trong hợp chất: + Dạng tự do: Nitơ chiếm 80% thể tích không khí. + Dạng hợp chất: có nhiều ở dạng NaNO3 (diêm tiêu natri), trong thành phần protein, axit nucleic... Ứng dụng: phần lớn được dùng để tổng hợp amoniac từ đó sản xuất ra các loại phân đạm, axit nitric... Dùng làm môi trường trơ cho các ngành công nghiệp luyện kim; nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các các mẫu sinh học khác.... Nitơ lỏng 6. Bài tập vận dụng. 6.1. bài tập trắc nghiệm Câu 1. Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA: A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4 Câu 2. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí. A. Li, Mg, Al C. Li, H2, Al B. H2 ,O2 D. O2 ,Ca,Mg Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ . A. Không khí B. NH3 ,O2 C. NH4NO2 D. Zn và HNO3 Câu 4. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với : A. H2 B. O2 C. Li D. Mg 9
- Câu 5. Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là : A. NO B. NO2 C. N2O2 D. N2O5 Câu 6. Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là A. 11,2 l B. 5,6 l C. 3,56 l D. 2,8 l Câu 7. Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là : A. Nitơ B. Photpho C. Vanadi D. Một kết quả khác Câu 8. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần: A. NH3, N2, NO, N2O, AlN B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3 D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3 Câu 9. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau : N2 NH3 (A) (B) HNO3 A. (A) là NO, (B) là N2O5 B. (A) là N2, (B) là N2O5 C. (A) là NO, (B) là NO2 D. (A) là N2, (B) là NO2 6.2. bài tập tự luận Câu 1. Tại sao trong không khí có Nitơ và Oxi nhưng không phản ứng với nhau? Câu 2. Bằng phản ứng hóa học hãy giải thích hiện tượng mưa axit trong tự nhiên. Câu 3. Viết các phương trình phản ứng chứng minh Nitơ vừa có tính khử và oxi hóa. Câu 4. Trộn 6 lít Hiđro với một lượng dư khí Nitơ và bình kín cho phản ứng. biết hiệu suất phản ứng là 40% hãy tính: a. Thể tích khí amoniac tạo thành? b. thể tích Nitơ đã phản ứng? c. thể tích bình phản ứng giảm bao nhiêu? d. Thể tích Hiđro cần thêm vào để thu được 2 lít NH3?(các thể tích được đo ở cùng một điều kiện) 10
- Câu 5. Trộn 200 ml dung dịch natri nitrat 3M với 200 ml dung dịch amoniclorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí sinh ra (đkc) và nồng độ mol của các muối trong dung dịch sau phản ứng. Câu 6. Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O , N2O3 , N2O5 , Mg3N2.? Câu 7. Một hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng, người ta được một hỗn hợp mới có tỉ khối đối với H2 = 6,125. Tính hiệu suất N2 chuyển thành NH3. Câu 8. Cho hỗn hợp đồng thể tích N2 và H2 được cho qua bột sắt nung nóng thì có 60% H2 tham gia phản ứng.Hảy xác định thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp tạo thành. Câu 9. Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đkc) để điều chế được 51g NH3. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. III. AMONIAC 1. Cấu tạo và tính chất vật lí Công thức phân tử: NH3. Là chất khí không màu, mùi khai và xốc. Tan nhiều trong nước. 11
- 2. Tính chất hóa học a. Tính bazơ yếu (do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N) Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3 Các phản ứng minh họa: + Phản ứng với nước: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH Đây là phản ứng thuận nghịch, ở lạnh nó chuyển dịch từ trái sang phải, khi đun nóng trong bình hở nó chuyển sang dịch từ phải sang trái. Hằng số phân li bazơ của amoniac trong dung dịch ở 250C: Kb = [NH] [OH] / [ NH3] = 1,8.105 → Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng. Trước đây, người ta cho rằng tính bazơ là do NH3 kết hợp với H2O tạo thành phân tử NH4OH, nhưng thực tế không có những bằng chứng minh sự tồn tại của phân tử này. Khi nghiên cứu nhiệt độ hoá rắn của dung dịch NH3 người ta thấy có ba dạng hiđrat bền ở nhiệt độ thấp là 2NH3.H2O (tnc = 78,80C); NH3.H2O (tnc = 790C) và NH3.2NH3 (tnc = 980C). Trong các hợp chất hiđrat đó, phân tử NH3 liên kết với phân tử H2O bằng liên kết hiđro, chứ không có các ion NH4+, OH và phân tử NH4OH. + Phản ứng với axit → muối amoni: NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (khói trắng) NH3 + H2SO4 → NH4HSO4 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 12
- + Tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hiđroxit không tan → bazơ và muối: * Khả năng kết hợp của amoniac với nước và với axit tạo thành ion NH4+ và với các ion kim loại như Zn2+, Cu2+, Ag+ v.v… tạo thành cation phức (gọi chung là amoniacat kim loại [Zn(NH3)4]2+, [Cu(NH3)4]2+, [Ag(NH3)2]+, v.v… là do có sự hình thành các liên kết cho – nhận (còn gọi là liên kết phối trí) giữa cặp electron tự do chưa sử dụng của nguyên tử N trong phân tử NH3 và obitan lai hoá còn trống của ion kim loại (theo thuyết liên kết hóa trị). 2H2O + 2NH3 + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NH4Cl Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2. CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4 Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 xanh thẫm Khi NH3 dư thì: CuSO4 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]SO4 b. Tính khử mạnh (do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất 3) Amoniac còn có tính khử, mặc dù không đặc trưng bằng phản ứng kết hợp. Tính khử của NH3 là do nguyên tử nitơ có số oxi hoá thấp nhất (3) gây ra. Ngoài O2 và oxit kim loại ra, clo và brom oxi hoá mãnh liệt amoniac ở trạng thái khí và trạng thái dung dịch ngay ở nhiệt độ thường. Tác dụng với O2 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (t0 thường) 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (8500C – 9000C và có Pt làm xúc tác) Tác dụng với Cl2 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl (t0) 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl Tác dụng với oxit của kim loại 3CuO + 2NH3 → Cu + 3H2O + N2 (t0) 3. Điều chế Trong công nghiệp: tổng hợp từ N2 và H2 N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (4500C; Fe, p) Trong phòng thí nghiệm: + Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm cho khí có mùi khai: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O 13
- + Nhiệt phân muối amoni NH4Cl → NH3 + HCl (t0) NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 (t0) 4. Nhận biết Khí không màu có mùi khai. Khí làm cho quỳ tím chuyển màu xanh hoặc làm cho phenolphtalein không màu chuyển màu hồng. Tạo khói trắng với HCl đặc. IV. MUỐI AMONI 1. Khái niệm và công thức tổng quát Muối amoni là muối của NH3 với axit. Công thức tổng quát: (NH4)xA. 2. Tính chất vật lí Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh. (NH4)xA → xNH4+ + Ax Nếu muối amoni của axit mạnh (A là gốc axit của một axit mạnh) thì thủy phân tạo môi trường axit. NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+ 3. Tính chất hóa học Tác dụng với dung dịch axit → muối mới và bazơ mới NH4HCO3 + HCl → NH4Cl + H2O + CO2 Tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + NH3 + H2O NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl Tác dụng với dung dịch muối → 2 muối mới (NH4)2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NH4Cl Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt → NH3 và axit tương ứng. NH4Cl → NH3 + HCl NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 Nếu axit tạo ra có tính oxi hóa mạnh thì axit đó sẽ oxi hóa NH 3 để tạo thành các sản phẩm khác: NH4NO2 → N2 + 2H2O NH4NO3 → N2O + 2H2O 4. Điều chế a NH3 + axit. b Dùng phản ứng trao đổi ion. 5. Nhận biết Muối amoni tạo khí mùi khai với dung dịch kiềm 14
- NH4+ + OH → NH3 + H2O 6. Bài tập vận dụng. a. bài tập trắc nghiệm Câu 1. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ): A. HCl ,O2 , Cl2 , CuO ,dd AlCl3. B. H2SO4 , PbO, FeO ,NaOH . C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2. D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 . Câu 2. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch : A. NaCl , CaCl2 B. CuCl2 , AlCl3. C. KNO3 , K2SO4 D. Ba(NO3)2 , AgNO3. Câu 3. Cho dd KOH dư vào 50 ml dd (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ thu được thể tích khí thoát ra (đkc) A. 2,24 lít B.1,12 lít C. 0,112 lít D. 4,48 lít Câu 4. Cho sơ đồ: NH4)2SO4 + A NH4Cl + B NH4NO3 Trong sơ đồ A, B lần lượt là các chất : A. HCl , HNO3 B. CaCl2 , HNO3 C. BaCl2 , AgNO3 D. HCl , AgNO3 Câu 5. Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được: A. N2 , HCl B. HCl , NH4Cl C. N2 , HCl ,NH4Cl D. NH4Cl, N2 Câu 6. Cho các phản ứng sau : H2S + O2 dư Khí X + H2O NH3 + O2 8500C,Pt Khí Y + H2O NH4HCO3 + HClloãng Khí Z + NH4Cl + H2O Các khí X ,Y ,Z thu được lần lượt là: A. SO2, NO, CO2 B. SO3, NO, NH3 C. SO2, N2, NH3 D. SO3, N2, CO2 Câu 7. Cho các oxit: Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH3 khử ở nhiệt độ cao ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Cho 1,32g (NH4)2SO4 tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khi. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dd chứa 3,92g H3PO4. Muối thu được là: A. NH4H2PO4. B. (NH4)2HPO4 C. (NH4)3PO4 D. NH4H2PO4và(NH4)2HPO4 15
- Câu 9. có những tính chất đặc trưng nào trong số các tính chất sau: 1) Hòa tan tốt trong nước. 2) Nặng hơn không khí. 3) Tác dụng với axit. 4) Khử được một số oxit kim lọai. 5) Khử được hidro. 6) Dung dịch làm xanh quỳ tím. Những câu đúng: A. 1, 2, 3 B. 1, 4, 6 C. 1, 3, 4, 6 D. 2, 4, 5 Câu 10. Thêm 10ml dung dịch NaOH 0.1M vào 10ml dung dịch NH4Cl 0.1M vài giọt quỳ tím, sau đó đun sôi. Dung dịch sẽ có màu gì trước sau khi đun sôi ? A. Đỏ thành tím B. Xanh thành đỏ C. Xanh thành tím D. Chỉ có màu xanh b. bài tập tự luận Câu 1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi đk nếu có). a) N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → KNO3 b) NH3 → HCl → NH4Cl → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 c) Khí A → dd A → B → Khí A → C → D + H2O Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây a) ? + OH NH3 + ? b) (NH4)3PO4 NH3 + ? c) NH4Cl + NaNO2 ? + ? + ? d) ? N2O + H2O e) (NH4)2SO4 ? + Na2SO4 + H2O f) ? NH3 + CO2 + H2O Câu 3. Cho lượng dư khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được chất rắn A và hỗn hợp khí .Chất A phản ứng vừa đủ với 20 ml dd HCl 1 M. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng? b) Tính thể tích khí nitơ (đkc) được tạo thành sau phản ứng? Câu 4. Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình chứa 0,672 lít khí Clo (các khí đo ở đktc). a) Tính % V hỗn hợp khí sau phản ứng ? b) tính khối lượng muối amoni clorua thu được? 16
- Câu 5. Cho dung dịch NH3 (dư) vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3, lọc lấy kết tủa và cho vào 10ml dung dịch NaOH 2M thì tan hết. a) Viết phương trình hóa học xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn. b) Tính nồng độ mol/lít của các ion Al3+ , SO42– và của Al2(SO4)3 trong dung dịch. Câu 6. Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd A có chứa các ion NH 4+, SO42 ,NO3. Có trong 11,65g một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít (đkc) một chất khí bay ra. a) Viết phương trình phân tử và phương trình ion của các phản ứng xảy ra b) Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong dd A? Câu 7. Cho 1,12 lít NH3 ở đktc tác dụng với 16g CuO nung nóng, sau phản ứng còn một chất rắn X còn lại. a) Tính khối lượng chất rắn X còn lại. b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M đủ để tác dụng với X. Câu 8: Cho 9 lít N2 và 6 lít H2 và bình tổng hợp NH3. Tính thành phần % theo thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau phản ứng và hiệu suất của phản ứng trong hai trờng hợp sau: 1. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích là 14 lít. 2. Thể tích của khí NH3 trong hỗn hợp sau phản ứng chiếm 20% toàn bộ thể tích của hỗn hợp này Câu 9: Một hỗn hợp khí N2 và H2 (đo ở đktc) có tỷ lệ thể tích VN2/ VH2 = 1/3 và khối lợng hỗn hợp là 40,8 gam đem tổng hợp NH3, sau phản ứng đa hỗn hợp về đktc. Tính hiệu suất của phản ứng và thành phần % về khối lợng, thành phần % về thể tích của từng khí sau phản ứng. Biết rằng ở điều kiện này NH3 chiếm 20% toàn bộ thể tích của hỗn hợp sau phản ứng. Câu 10: Trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa N2 đưa nhiệt độ về 0oC. 1. Tính % về thể tích của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng và áp suất trong bình lúc sau phản ứng. Biết H% = 60% 2. Nếu áp suất trong bình lúc sau phản ứng bằng 14atm, tính % về thể tích của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng và H% của phản ứng. Câu 11: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa N2 và H2 theo tỉ lệ số mol 1:3 ở 4500C có một ít xúc tác, áp suất trong bình là 8 atm. Đun nóng bình một thời gian, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình là p. Biết hiệu suất phản ứng là H% 1. Lập biểu thức tính áp suất sau phản ứng p và tỉ khối hơi d của hỗn hợp khí sau phản ứng so với không khí theo hiệu suất H% 17
- 2. Tìm khoảng xác định của p và d. Câu 12: Trong một bình kín dung tích 56lít chứa N2 và H2 theo tỉ lệ 1:4, ở 00C và 200atm và một ít chất xúc tác. Đun nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 00C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu 1. Tính H% điều chế NH3 2. Lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch NH3 25% (d=0,907 g/ml)? 3. Nếu lấy 1/2 lượng H3 t ạo thành có th ể đi ều ch ế đ ược bao nhiêu lít dung dịch HNO3 67% (d=1,40g/ml), biết hiệu suất quá trình điều chế HNO3 là 80% 4. Lấy Vml dung dịch HNO3 ở trên pha loãng bằng nước đợc dung dịch mới, dung dịch này hoà tan vừa đủ 4,5 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 16,75. Tính thể tích các khí và thể tích V ( ở đktc) Câu 13: Một hỗn hợp gồm 1V N 2 và 3V H2 cho qua bột Fe nung ở 400 0C. Khí tạo thành được hoà tan trong H2O thành 500 g dung dịch NH3 5%. Tính lượng N2 đã sử dụng, biết H phản ứng là 20% Câu 14: Cần dùng bao nhiêu lít N2 và H2 để điều chế được 34 g NH3 nếu H = 25%. Muốn trung hoà lượng NH3 ở trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 20% (d=1,1) ĐS: VH2 =268,8 l; Vdd HCl 331,8 ml Câu 15: Đun nóng hỗn hợp gồm 200g NH4Cl và dung 200g CaO. Từ lượng khí NH3 tạo ra điều chế được 224 ml dung dịch NH 3 30% (d= 0,892 g/ml). Tính H% = ? ĐS: 94,3% Câu 16: Trong bình phản ứng có 100 mol hỗn hợp N 2 và H2 theo thỉ lệ 1:3 về số mol. Áp suất lúc đầu là 300 atm, áp suất sau phản ứng là 285 atm. Nhiệt độ trong bình được giữ không đổi. Tính số mol các khí sau trong hỗn hợp sau phản ứng và H% = ? ĐS:NH3(5mol), N2(22,5 mol); H=10% Câu 17: Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:3. Cho phản ứng để tạo ra NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B . dA/B = 0,6 1. Tính H%=? 2. Cho hỗn hợp khí B qua nước thì còn lại hỗn hợp khí C. Tính dA/C ĐS: H=80%; dA/C = 1 18
- Câu 18:Thực hiện phản ứng trong bình kín có V = 500 ml với 1 mol N 2 và 4 mol H2 và 1 ít xúc tác. Khi phản ứng đạt tới cân bằng thì psau tăng 0,8 lần so với pban đầu ở cùng nhiệt độ 1. Tính H% = ? 2. Tính Kcb của phản ứng xảy ra trong bình ĐS: H(N2) = 50%; Kcb = 0,032 Câu 19: Cho dung dịch NH3 đến d vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa tan hết. Tính [Al2(SO4)3] =? ĐS: 0,5M Câu 20: Trộn 3 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng. ĐS: V(NH3)=1,6 lít; H=20% Câu 21: Trong một bình kín chứa 40 mol N2 và 160 mol H2. Áp suất của hỗn hợp lúc đầu là 400 atm, nhiệt độ trong bình giữ không đổi. Biết rằng khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì tỉ lệ N2 đã phản ứng là 25% (H% = 25%) 1. Tính số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng. 2. Tính p sau phản ứng? ĐS: NH3(20mol); H2(130), =180;p=360 Câu 22: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ về số mol là 1:3 được lấy vào bình phản ứng có dung tích 20 lít. Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 372 atm và nhiệt độ là 4270C 1. Tính số mol của N2 và H2 có lúc đầu 2. Tính số mol hỗn hợp sau phản ứng, biết H%=20% 3. Tính p sau phản ứng biết nhiệt độ được giữ không đổi. ĐS: nhh = 116,64; p2 = 334,8 atm Câu 23: Một hỗn hợp N2 và H2 được lấy vào bình phản ứng có nhiệt độ được giữ không đổi. Sau thời gian phản ứng áp suất của các khí giảm 5% so với áp suất lúc đầu. Biết rằng tỉ lệ số mol N2 đã phản ứng là 10%. Tính % số mol N2 và H2 trong hỗn hợp đầu? ĐS: %N2 = 25%; %H2 = 75% Câu 24: Biết rằng cứ từ 2 m3 (đktc) hỗn hợp N2 và H2 (tỉ lệ 1:3 về thể tích) thu được một lượng NH3 đủ điều chế 3,914 l dung dịch NH3 20% (d=0,923 g/ml). Tính H% =? 19
- ĐS: 95,2% Câu 25: Cho 1,5 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16 gam CuO nung nóng thu được một chất rắn X. 1. Tính khối lượng CuO đã bị khử 2. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng hết với X ĐS: m=8g; VHCl = 0,1 lít Câu 26: Tính thể tích O2 cần dùng để oxi hoá 6 lít NH 3, biết rằng sinh ra cả hai khí N2 và NO với tỉ lệ số mol là 1:4 (các V đo ở cùng điều kiện) ĐS: V = 6,5 lít Câu 27: Dẫn 1,344 l NH3 vào bình có chứa 0,672 lít Cl2 (V đo ở cùng ĐK) 1. Tính % theo thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng? 2. Tính khối lượng NH4Cl được tạo ra. ĐS: %N2(33,3%); %HCl (66,7%).m=2,14g Câu 28: Hỗn hợp A gồm 3 khí NH3, N2, H2. Dẫn hỗn hợp A vào bình có nhiệt độ cao. Sau phản ứng phân hủy NH3 (coi như hoàn toàn) thu được hỗn hợp khí B có thể tích tăng 25% so với A. Dẫn B đi qua ống đựng CuO nung nóng sau đó loại nước thì chỉ còn một chất khí có thể tích giảm 75% so với B. Phần trăm thể tích của các khí NH3, N2, H2 trong A lần lượt là: A. 25%; 20%; 55% B. 25%; 18,75%; 56,25% C. 20%; 25%; 55% D. 30,5%; 18,75%; 50,75% Câu 29: Cho dung dịch NH3 đến d vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc kết tủa và cho vào 10ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. 1. Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra 2. Tính CM của Al2(SO4)3 3. Tính V dung dịch NaOH cần thêm vào 20 ml dung dịch Al 2(SO4)3 ở trên để thu được 0,78 gam kết tủa. ĐS: b. CM = 0,5M; c. 15 ml và 35ml Câu 30: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 50 ml dd A có chứa các ion có sinh ra 11,56 g một chất kết tủa và đun nóng thu được 4,48 lít khí thoát ra (đktc) 1. Viết PT phân tử và phương trình ion của phản ứng xảy ra 2. Tính CM của mỗi muối trong dung dịch A ĐS: (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M Câu 31: Cho dung dịch A chứa NaOH có pH = 13 1. Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch B có pH = 12 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 23 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn