Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản" thực hiện nhằm giúp học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống đầy đủ kiến thức cần nhớ và dưới tác dụng đường nét, màu sắc trong sơ đồ giúp khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HOÁ HỌC HỮU CƠ CHO 12 CƠ BẢN Người nghiên cứu : Nguyễn Nghĩa Chánh Trực Tổ:Hóa học Đông Hà, 25/1/2022 1
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... MỤC LỤC I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI. .………………………………………………………3 II.GIỚI THIỆU ............................................................................................ 3 2.1. Thông tin cơ sở .........................................................................................3 2.2. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 5 2. 3. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 5 III.PHƯƠNG PHÁP...................................................................................... 6 3.1. Khách thể nghiên cứu.............................................................................. 6 3.2. Thiết kế ................................................................................................... 6 3.3. Qui Trình nghiên Cứu.............................................................................. 7 3.4. Đo lường...................................................................................................7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ................................................ 7 V. BÀN LUẬN................................................................................................ 8 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................8 6.1. Kết luận.....................................................................................................8 6.2. Khuyến nghị..............................................................................................8 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................9 VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI......................................................................9 2
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... DANH MỤC VIẾT TẮT a.a : Aminoaxit AS : Ánh sáng CT : Chỉ thị DX : Dẫn xuất DD : Dung dịch ĐH : Đại học GV : Giáo viên HCB : Hiđrocacbon HCHC : Hợp chất hữu cơ HH : Hóa học HS : Học sinh LK(lk) : Liên kết MM(mm) : Mất màu PƯ : Phản ứng Ql : Qui luật Qt : Quì tím sđtd : Sơ đồ tư duy STT : Số thứ tự TBC : Trung bình cộng T/C : Tính chất TCHH : Tính chất hóa học T/D : Tác dụng TS : Tiến Sĩ VT : Vị trí 3
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... XT(xt) : Xúc tác I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Trong quá trình giảng dạy hóa học hữu cơ. Sau mỗi bài học và mỗi chương, mỗi học kỳ, để đánh giá kiến thức của học sinh cần có các câu hỏi kiểm tra dưới nhiều hình thức. Đối với những câu hỏi mang tính chất liệt kê, hệ thống, tổng hợp, so sánh... thì học sinh thường chọn sai đáp án (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và liệt kê chưa đúng (đối với câu hỏi tự luận). Qua một thời gian tìm hiểu. Nhiều học sinh học tập chăm chỉ nhưng việc ghi nhớ và hệ thống kiến thức chưa hiệu quả. Điều đó nói lên vấn đề: học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học một cách máy móc theo từng bài và đặc biệt không có sự hệ thống, liên hệ, kết nối, so sánh các kiến thức giữa các bài, các chương với nhau. Vì vậy chưa phát triển tư duy logic và tư duy hệ thống. Trong quá trình tìm chọn các phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh. Cụ thể để giúp học sinh trả lời tốt các câu hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức, thì được biết đến sơ đồ tư duy có những ưu việt trong việc giải quyết vấn đề đã nêu. Giải pháp thay thế của tôi là hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống đầy đủ kiến thức cần nhớ và dưới tác dụng đường nét, màu sắc trong sơ đồ giúp khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Bốn mươi học sinh lớp 12B2 và bốn mươi học sinh lớp 12B3 đang học chương trình hóa học nâng cao của trường THPT Trần Suyền. Nhóm học sinh lớp 12B2 là nhóm thực nghiệm, nhóm học sinh lớp 12B3 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm là: 7,5. Nhóm đối chứng: 5,9. Kết quả kiểm chứng ttest cho thấy p
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và do yêu cầu phát triển xã hội. Cần phải đào tạo ra những con người vừa tri thức vừa có năng lực tự hành động, năng lực cộng tác làm việc, năng động, sáng tạo. Để đạt mục tiêu đó thì đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. Đối với giáo viên cần tổ chức các phương pháp dạy phù hợp để truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ và hiệu quả. Hơn thế nữa phải dạy cho các em các kĩ năng sống từ những kiến thức đó. Đối với học sinh cũng cần thay đổi cách học và cách ghi của mình để tiếp thu và nhớ lâu, một lượng kiến thức ngày càng tăng một cách tự lực và sáng tạo. Qua quá trình nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực tôi rất tâm đắc với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vì những ưu việt của nó: Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy do giáo sư Tony Buzan trong quá trình nghiên cứu qui luật hoạt động của não bộ đã phát minh ra: là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Cụ thể cách tạo sơ đồ tư duy: • Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. • Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. • Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. • Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Một số lưu ý khi tạo sơ đồ tư duy: • Bảo đảm tính chính xác khoa học. • Không ghi chữ nhiều có thể dùng kí hiệu, viết tắt và sử dụng hình ảnh minh họa. • Cần vẽ nét cong và chọn màu hài hòa gây được sự ấn tượng. • Cần có đường nét liên hệ kết nối các kiến thức trong sơ đồ. Như vậy sơ đồ tư duy kết nối ý lớn với chủ đề trung tâm. Kết nối những ý nhỏ hơn nữa với ý lớn. Ý nhỏ hơn nhằm mục đích đào sâu kiến thức .Ghi chép bằng sơ đồ tư duy cụ thể, ngắn gọn và logic. Kết hợp đường nét, màu sắc kích thích sự hứng thú, làm cho người học dễ nhớ. Nếu ghi chép theo cách thông thường thì chỉ tận dụng được chức năng bán cầu não trái. Sử dụng ghi chép theo sơ đồ tư duy tận 5
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... dụng tối ưu sức mạnh của hai bán cầu não. Thiết kế sơ đồ tư duy theo mạng tư duy của từng người, không yêu cầu tỉ lệ, khắt khe, có thể thêm bớt nhánh và mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, theo một cách riêng do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của cá nhân và tập thể. Các bài viết các phóng sự đề cập đến vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã đem lại thành công trong việc tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh kể cả những học sinh thụ động trước đó. Cụ thể là Adam Khoo .“Thiên tài được tìm thấy thông qua cơ hội chứ không phải bằng sự áp đặt” trích trong “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo. Adam Khoo là một người mà trong rất nhiều năm của cuộc đời anh, không ai cho anh là người tài giỏi cả. Nhưng hiện nay, Adam Khoo là một nhà doanh nhân tự mình vươn lên thành một trong những triệu phú trẻ nhất và giàu nhất Singapore. Những thành tích của anh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Thành công hiện nay là nhờ sự khám phá bản thân và đặc biệt là về phương pháp học. Một trong những phương pháp học siêu đẳng, phương pháp tối ưu hóa sức mạnh của não bộ giúp Adam Khoo thành công là phương pháp ghi chép và học tập bằng bản đồ tư duy. Với sự chia sẻ kinh nghiệm học tập của thủ khoa ĐH ngoại thương năm 2009: Lê Minh Thông đó là: việc sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức, đã đem lại hiệu quả cao trong kì thi. Qua nhiều bài viết, các sáng kiến kinh nghiệm, qua các phóng sự đã được trình bày trên các phương tiện truyền thông: Bài sử dụng sơ đồ tư duy góp phần tích cực hoạt động học tập của học sinh đăng trên tạp chí khoa học giáo dục, 2009 của tác giả Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy. Bài viết sơ đồ tư duy –phương pháp dạy học hiệu quả của Ngô Mã Thiên được đăng trên trang web: www.baodaklak.vn. Dạy học bằng bản đồ tư duyphát huy khả năng sáng tạo của học sinh của tác giả AnhNgọc đăng : www.baobacgiang.com.vn Các bài viết các phóng sự đã nêu lên: việc sử dụng sơ đồ tư duy đem lại hiệu quả cho việc dạy và học theo xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Bản đồ tư duy là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ. Đối với các giáo viên, dạy học bằng bản đồ tư duy hạn chế được chữ viết, chuyển sang hình thức kênh màu, kênh hình. 6
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... Vì vậy giải pháp thay thế của tôi là sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12B. 2.2. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố kiến thức có nâng cao kết quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12B không? 2.3. Giả thuyết nghiên cứu : Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức nâng cao kết quả học tập hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12B. III. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu: Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm học sinh của hai lớp: Bốn mươi mốt học sinh lớp 12B2 Bốn mươi học mốt sinh lớp 12B3 đều do tôi giảng dạy. Hai nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm trước. Đều tích cực trong học tập. 3.2. Thiết kế Chọn hai nhóm: Bốn mươi mốt học sinh lớp 12B2 là nhóm thực nghiệm . Bốn mươi mốt học sinh lớp 12B3 là nhóm đối chứng. Thiết kế 1 Tôi dùng bài kiểm tra hóa học hữu cơ học kì hai năm học 20202021 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả hai nhóm điểm số trung bình khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng ttest để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm trước tác động. Bảng 1:Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Đối chứng(12B3) Thực nghiệm(12B2) TBC 5,5 5,8 p 0,29 P= 0,29 >0,05: từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Thiết kế 2 Bảng 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước Tác động Kiểm tra sau tác 7
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... tác động động Thực nghiệm 01 Dạy tiết luyện tập, ôn 03 tập bằng sơ đồ tư duy. Đối chứng 02 Dạy tiết luyện tập, ôn 04 tập không sử dụng sơ đồ tư duy. 3.3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị bài của giáo viên: Thầy Nguyễn Nghĩa Chánh Trực dạy lớp đối chứng thiết kế giáo án không sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập. Đồng thời dạy lớp thực nghiệm thiết kế giáo án sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập. Tiến hành thực nghiệm: Hệ thống, củng cố kiến thức của bài học, của chương bằng sơ đồ tư duy. 3.4. Đo lường Bài kiểm tra trước tác động do các giáo viên trong tổ thống nhất ra đề. Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra một tiết hóa học hữu cơ lần hai học kì I năm 20202021 (xem phần phụ lục) Chấm bài theo đáp án đã xây dựng. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 3: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 5,9 7,5 Độ lệch chuẩn 1,27 0,84 Giá trị p của Ttest 0,000000003 Chênh lệch giá trị trung 1,26 bình chuẩn Từ kết quả trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động: kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng Ttest cho kết quả là: 0,000000003, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do tác động . 8
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... SMD=(7,55,9)/1,27=1,26 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ trong tiết luyện tập, ôn tập đến kết quả là rất lớn. Kết quả của đề tài sử dụng sơ dồ tư duy để hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12B đã được kiểm chứng. 8 7,5 7 5,8 5,9 6 5,5 5 Nhóm đối chứng 4 Nhóm thực nghiệm 3 2 1 0 Trước tác động Sau tác động Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. V. BÀN LUẬN Để tiết dạy đạt hiệu quả cần phải hướng dẫn và tập cho các em cách vẽ sơ đồ tư duy như thế nào để dễ đọc và dễ nhớ nhất. Đây là phương pháp giảng dạy hiệu quả và rất cần được nhân rộng, phổ biến rộng rãi tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 6.1. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy để hệ thống lại kiến thức của một bài học hay một chương hoặc nhiều chương mang lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Việc đưa sơ đồ tư duy vào giảng dạy đã đem lại thành công cho tiết dạy của giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học sinh từ đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh . Qua quá trình theo dõi thái độ học tập của học sinh : đa số đều tỏ ra thích thú và tập trung hơn trong tiết học. Sau một thời gian giảng dạy bằng sơ đồ tư duy. Đa số các em đã thấy đây là phương pháp học hiệu quả. Chính vì vậy các em đã sử dụng nó không những hệ 9
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... thống kiến thức đối với chương trình hóa học hữu cơ mà còn hệ thống kiến thức những chương khác và môn học khác làm tài liệu học tập, ôn tập trong thi cử . 6.2. Khuyến nghị: Đối với giáo viên : sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là phương pháp dạy học tích cực đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chính vì vậy các giáo viên cần phải thường xuyên hơn nữa trong việc sử sơ đồ tư duy trong dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thường thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học theo tôi nhận thấy chỉ có ở tiết thao giảng .Vì việc tạo sơ đồ tư duy mất nhiều thời gian. Nên các tổ chuyên môn cần phải khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học: thiết kế sơ đồ tư duy của các bài, các chương hay một số chủ đề quan trọng về kiến thức cơ bản cần nhớ …để làm tư liệu trong quá trình giảng dạy cho bản thân và cho các thành viên trong tổ sau này. Cần giới thiệu rộng rãi cách vẽ và ý nghĩa sơ đồ tư duy trong học sinh thông qua các buổi ngoại khóa dưới cờ để tất cả các em có thể vận dụng nó trong quá trình học tập của mình . VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ, . 2- TS Trần Đình Châu, TS Đặng Thị Thu Thủy: sử dụng sơ đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hổ trợ công tác quản lí nhà trường, 2009 . Đăng trên tạp chí khoa học giáo dục, . 3- Nguyễn Quốc Phong: Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông. Trường THPT Tân Phú Hậu Giang. 4- Nguyễn Chí Thuận. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT Dĩ An. 5- Adam Khoo. Dịch giả: Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. Sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” nhà xuất bản phụ nữ, 2009. 6- Tony Buzan. Bản đồ tư duy trong công việc, nhà xuất bản lao động xã hội. 7- Mạng Internet: baodaklak.com.vn; gdtd.vn; mindmap.com; ngocbinh. Day hoahoc.com. 10
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI * KẾ HOẠCH BÀI HỌC 1. Cho học sinh làm quen với một vài sơ đồ tư duy qua tiết ôn tập đầu năm: Hệ thống lại kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao. a. Mục tiêu : Cho học sinh nhớ lại cách gọi tên các hợp chất hữu cơ đã học. Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về tính chất hóa học của hợp chất hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon. b. Cách tiến hành: GV: Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm học tập. Phân công nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho từng nhóm. HS: Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập giáo viên đã chuẩn bị sẵn. GV: Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình sau đó các tổ khác bổ sung, góp ý. Giáo viên chỉnh sửa và kết luận những kiến thức cần nhớ dưới dạng sơ đồ tư duy. . DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ 11
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... ● C :met C et C :prop C :but C :pent 1 2: 3 4 5 C6:hex C7:hept C8:oct C9:non C10:đec CH3-(CH2)3-:butyl CH3-CH2-CH2-:propyl CH3-CH(CH3)-CH2-:isobutyl CH3-CH-:isopropyl CH3-CH2-CH(CH3)-:secbutyl CH3 CH3-CH(CH3)2-:tertbutyl CH3-:metyl;C2H5-:etyl CH2=CH:vinyl CH2=CHCH2:anlyl C6H5-:phenyl C6H5-CH2-benzyl Tên gốc HCB +tên định chức ?(cách) THÔNG THƯỜNG:anđehit+tên thông thương axit(thay “ic” cua axit=anđehit Phần thế(VT)+tên C mạch chính+ Tên HCB tương ứng+(VT)on tên phần chức(VT) 12
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... Ql thế nhân benzen -Fe THẾ H VÒNG BENZEN TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐROCACBON -ÂS THẾ H NHÁNH ÁS(t0))TẠO DX HALOGEN T/D:HNO3 VÀ H2SO4đặc n≥1 GÃY LK:C-C ;C-H Cn H CnH 2n+ 2 -BENZEN K 0 LÀM MẤT MÀU DDKMnO4 2n-6 n≥ -ANKYLBENZEN LÀM MMDDKMnO4,t0 6 nCO2
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA DX HIĐROCACBON X:HALOGEN,ONO2, (H2SO4 Đ,1400)TẠOETE; OSO3H Ancol no,đơn chức(H2SO4Đ,1700) T/D KiỀM(xt:ANCOL,t0)) TẠO ANKEN ANLYLHALOGENUA(H2O,t0) ANKYLHALOGENUA(OH-,t0) PHENYLHALOGENUA(OH-,t0,p) RCH2OH→RCHO TẠO H2 RCH(OH)R’ → RCOR (RONa +HOH→ROH+NaOH) ’ TẠO DD XANH LAM (có ít nhất hai nhóm OH cạnh nhau) TẠO H2 CƠ Magie(R-Mg-Br) (Xt:ete KHAN) TÍNH AXIT MẠNH HƠN ANCOL (phenol không làm mm quì tím) TẠO KẾT TỦA TRẮNG ANĐEHIT T/D H2 (Ni,t0) TẠO ANCOL B1 ĐẦY ĐỦ T/C CỦA AXIT XETONT/D H2 (Ni,t0) TẠO ANCOL B2 T/D ANCOL(xt:H+,t0) ANĐEHIT L ÀM MM DDBr2,KMnO4 -THẾ GỐC NO,THƠM ;CỘNG THẾ H GẦN :-CO- TRÁNG GƯƠNG,tạo đỏ gạch GỐC KHÔNG NO (t/d Cu(OH)2/ OH-,t0) / GV: Mời lần lượt học sinh các nhóm viết các phương trình phản ứng (cần khắc sâu hệ số cân bằng để giải nhanh bài tập trắc nghiệm) 14
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... 2. Hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức trên sơ đồ tư duy đã có sẵn thông qua phần củng cố của tiết 3, Bài 1: ESTE CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ ESTE RCOOR’(R’OCOR) Tên:gốc R’+ gốc axit(RCOO) (at) ESTE KHÔNG CÓ LK:HIĐRO Rn(COO)nmR’m ISOAMYL AXETAT: MÙI CHUỐI CHÍN LÀM MẤT MÀU DDBr2 ĐÔI CnH2n+2-2k-2xO2x RCOOR’ RCOOH +R’OH→ POLIME(TT HỮU CƠ) RCOOH+R’OH H+,t0 OH-,t0 RCOONa+R’OH (Xà phòng hóa) (RCO)2O+C6H5OH→ RCH2OH+R’OH LiAlH4 2Ag R,R1,R2::H HAY GỐC HCB PHENYL ESTE R3:GỐC HCB RCOOCH=C(R1)R2→R2CH(R1)CHO(ANĐEHIT) RCOOC6H5+2NaOH→RCOONa+C6H5ONa+H2O RCOOCR3=C(R1)R2→R2CH(R1)COR3(XETON) 15
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... 3. Tập học sinh vẽ sơ đồ tư duy qua các tiết luyện tập chương: Cacbohiđrat; Amin aminoaxit và protein. GV: Cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy theo mạch kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh trong phần chuẩn bị bài mới trong tiết trước. Gọi một vài học sinh lên trình bày sơ đồ tư duy của mình đã chuẩn bị về kiến thức tổng hợp chương.Cho các học sinh khác nhận xét sau đó góp ý về hình thức và nội dung của từng em. Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn để học sinh có cách nhìn hệ thống hơn. 16
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CACBOHIĐRAT ß GLUCOZO LK:ß1,4 AMILOZƠ:∝ GLUCOZƠ LK: ∝ 1, 4 GLICOZIT GLICOZIT AMILOPECTIN:∝ GLUCOZƠ LK: ∝ 1, 4 GLICOZIT CHỨA 5 GỐC AXIT VÀ ∝ 1, 6GLICOZIT ∝ GLUOZO LK ß FRUCOZO LK:1,2GLICOZIT CH2OH(CHOH)4CHO(d2) O OH (hemiaxetal) TẠO DD XANH LAM HAI GỐC ∝ GLUOZO 2 Ag LK: ∝ 1,4 GLICOZIT CH2OH(CHOH)3COCH2OH TẠO DD XANH LAM CHỦ YẾU ßFRUCTOZƠ MẤT MÀU ( VÒNG 5 CẠNH) TẠO ↓ĐỎ GẠCH(Cu2O) S→G+F T/D H2 (Ni,t0) TẠO SOBITOL M→2G TẠO ANCOL ETYLIC RIT T/DCH3OH (HCl khan) -TRÁNG BẠC, O OCH3 -T/D Cu(OH)2ĐUN TẠO Cu2O, -MẤT MÀU DD BROM METYL GLICOZIT TẠO DD XANH LAM -TRÁNG BẠC -T/D Cu(OH)2,tO Cu2O TẠO GLUCOZƠ XANH TÍM XENLULOZƠ K0 LÀM MẤT MÀU DD BROM T/D H2 (Ni,t0) TẠO SOBITOL [C6H7O2(OCOCH3)3]n SẢN XUẤT TƠ AXETAT [C6H7O2(ONO2)3]n ĐiẾU CHẾ THUỐC SÚNG KHÔNG KHÓI CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HH CỦA AMIN AMINOAXIT VÀ PROTEIN 17
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... n: ∝ a.alk:-CONH-(lkpeptit) -Chuỗi polipeptit -Chuỗi polipeptit+Phiprotein (n-1) lkpeptit -Protein đơn giản và phức tạp Có H+/OH-(enzim) Tri peptit trở lên t/d Tạo các chuỗi polipeptit →∝ a.a Cu(OH)2/OH-:Màu tím IN t/d Cu(OH)2/OH-:Màu tím Có H+/OH-(enzim) Tạo ∝ a.a .. Do có nhóm OH N +H NRCOO-(ion lưỡng cực): -3 3 N Dễ tan trong nước ,t0 n/c cao (H 2 Lưỡng tính N) x -CT màu(C6H5NH2:K0 đổi) -x=y:qt k0 đổi màu R (C -Tác dụng axit tạo muối OO -x>y :qt hóa xanh H) -x
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... Thiết kế giáo án giảng dạy tiết: sử dụng sơ đồ tư duy củng cố kiến thức đã học. Tiết:30 Bài:18 LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME A.Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh: Khái niệm, phân loại, cấu trúc và tính chất của polime. Kĩ năng: So sánh các loại vật liệu: chất dẻo, cao su, tơ và keo dán. Viết phương trình tổng hợp các loại vật liệu. Giải các bài tập liên quan polime: Tính số mắc xích, bài tập về hiệu suất phản ứng. B.Chuẩn bị: GV: Bài giảng điện tử có thiết kế sơ đồ tư duy, có trò chơi đi tìm ẩn số cho bức tranh. HS: Giấy A2, bút chì,bút màu. C. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên cho câu hỏi kiểm tra Trả lời câu hỏi sau đây: Câu1:Viết phương trình phản ứng polime hoá các monome sau: a) CH2= CH2 b) H2N [CH2]5 COOH Câu2:Tên gọi từng phản ứng trên.So sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại phản ứng đó? HOẠT ĐỘNG 2: Vào bài Polime là hợp chất cao phân tử có rất nhiều ứng dụng trong đời sống .Tuy nhiên nó còn có nhiều hạn chế .Đó là những ứng dụng nào và hạn chế nào qua bài học mới ta củng cố lại kiến thức đó. 19
- Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ ... HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh trình bày. Qua bài học này mục đích: Cần nhớ gì về đại cương polime và cần khắc sâu hơn nữa kiến thức gì về vật liệu polime. Học sinh củng cố kiến thức về 1. Đại cương polime: đại cương polime qua bài tập: Giáo viên cho học nhắc lại kiến thức cần nhớ và bổ sung sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn . I.KIẾN THỨC CẦN NẮM (CH2-CH2)n Điền vào ô trống chữ Đ(nếu phát biểu đó đúng) chữ S (nếu phát biểu đó là sai): Cho bài tập kiểm tra. a. Phản ứng lưu hoá cao su thuộc phản ứng tăng mạch polime. b. Theo nguồn gốc bông, len cùng loại với tơ visco. c. Các polime là chất rắn không tan trong bất cứ dung môi nào. d. Amilopectin và glicogen có cấu tạo mạch phân nhánh HOẠT ĐỘNG 4: Học sinh thảo luận nhóm: 2. Vật liệu polime: Giáo viên phân chia lớp thành 4 nhóm học tập và giao nhiệm vụ: Hệ thống kiến thức cần khắc sâu về vật liệu polime dưới dạng sơ đồ tư duy. Mời đại diện một nhóm bất kì lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các tổ khác nhận xét về hình thức và nội dung sau đó giáo viên kết luận và khắc sâu bằng sơ đồ tư duy. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn