intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

119
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi" có mục đích nhằm giáo dục cho học sinh, đặc biệt là rèn luyện năng lực tự chủ, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Giáo dục nhà trường với gia đình và ngoài xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 – Trường THPT Lê Lợi. Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Thanh Hà Giáo viên Trường THPT Lê Lợi – Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị Năm học 2021 - 2022 1
  2. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân". Và gần đây nhất, trong cuộc họp phiên họp toàn thể chuyên đề “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc... Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực để giúp các em không chỉ phát triển về mặt lý thuyết mà cả thực hành, từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn. 10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn. Trong đó, năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, được nhà trường và giáo viên, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: • Tự chủ và tự học • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. • Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để. Để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục cho học sinh, đặc biệt là rèn luyện năng lực tự chủ, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Giáo dục nhà trường với gia đình và ngoài xã hội. Trong đó Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo và vai trò của giáo viên chủ nhiệm được coi là một khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của việc giáo dục học sinh trong nhà trường. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi nghĩ cần có những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn đối với học sinh lớp chủ nhiệm, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng 2
  3. cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 – trường THPT lê Lợi” II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng và nguyên nhân Học sinh lớp 11B4 (2021-2022) trường THPT Lê Lợi với sĩ số lớp: 40 em. Giỏi: 1 em ; Khá: 24 em ; TB: 15 Ưu điểm: Đa số học sinh hiền, chăm chỉ. Hạn chế: Học sinh rụt rè, còn e ngại và khó hoà nhập, hoà đồng vào các hoạt động trường lớp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, theo tôi có thể khái quát thành các nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, lớp chủ nhiệm của tôi là lớp có học lực từ cấp hai cơ bản trung bình và khá, các em chưa ổn định và lo lắng về việc học; giao tiếp với thầy cô mới, bạn bè rụt rè. Thứ hai, vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức, kĩ năng về giáo dục và nắm bắt tâm lí học sinh hạn chế và chỉ thực hiện công việc theo kế hoạch của nhà trường, ngại tổ chức các hoạt động giáo dục. Vì thế, công tác chủ nhiệm còn hạn chế, hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao. Thứ ba, một số học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ ly hôn sống cùng ông bà hay ở trọ một mình) làm cho các em mặc cảm, hạn chế trong giao tiếp, hoà đồng với bạn bè. Thứ tư, nhiều phụ huynh quá bao bọc con dẫn đến tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, làm cho các con không tự chủ trong cuộc sống và khó khăn khi một mình đối diện giải quyết vấn đề. Thứ năm, Sĩ số lớp khá đông làm cho giáo viên khó có thể bao quát và quan tâm hết được học sinh, việc duy trì nền nếp khó đảm bảo. Hơn nữa, mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 là phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh khó đạt được. Với các nguyên nhân nêu trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao về năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm cho học sinh lớp 11B4 (2020 - 2023) – trường THPT Lê Lợi. 2. Trình bày giải pháp B1: Kiện toàn tổ chức lớp học và Ban cán sự lớp Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường THPT có nêu rõ mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do 3
  4. học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu. Lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng và tổ phó. Hoạt động của lớp học bảo đảm tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm chủ động dự kiến phân công nhiệm vụ, công việc phù hợp sở trường, tính cách, năng lực của học sinh để kiện toàn Ban cán sự lớp. Giao nhiệm vụ cụ thể và tạo điều kiện để Ban cán sự lớp thể hiện bản lĩnh. Giáo viên biên chế tổ theo giới tính, theo năng lực học tập, theo địa bàn cư trú, xếp học sinh ngồi xen kẽ nhằm mục đích giúp đỡ nhau trong học tập và sau 4 tuần thực tế, học sinh được dịch chuyển chỗ ngồi để tương quan về năng lực học tập và một số kĩ năng mềm giữa các tổ. B2: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp năng động, bản lĩnh, tự quản, giải quyết vấn đề hiệu quả Nâng cao năng lực tự quản của Ban cán sự lớp trong công tác quản lí lớp học về nền nếp, trật tự, vệ sinh, học tập, phong trào thi đua, các cuộc vận động và hoạt động ngoại khóa. Qua đó tập cho học sinh lớp năng lực quản lí, lãnh đạo, mạnh dạn và tự tin. Giáo viên chủ nhiệm thời gian đầu phải thường xuyên đến lớp vào đầu buổi học, giữa các tiết và cuối buổi học để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật như: tổ chức việc ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới; việc dọn vệ sinh lớp và xếp bàn ghế trước khi vào lớp, hoặc khi ra về giúp các em nhận thức, hình thành thói quen trong việc duy trì nề nếp và thực hiện một cách tự giác. Xây dựng đội ngũ cán sự lớp tự quản tốt là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. Bồi dưỡng Ban cán sự lớp có phương pháp quản lý lớp, ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình. Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, lập sổ theo dõi. Mỗi tuần giao ban một lần vào thứ 6 để thứ 7 có số liệu sinh hoạt trong giờ sinh hoạt lớp. Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán sự lớp. B3: Phát triển bản thân thông qua kĩ năng giao tiếp, tự tin và thích ứng với môi trường mới 4
  5. Phát triển bản thân là quá trình diễn ra suốt đời. Trong đó, mỗi cá nhân không ngừng nâng cao kĩ năng, phẩm chất của mình thông qua giáo dục, rèn luyện, nỗ lực của chính mình. Mỗi người sẽ cần đến những năng lực khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu riêng. Học sinh đầu cấp bỡ ngỡ với môi trường học tập mới, bạn mới, thầy cô mới. Vì vậy, học sinh cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tự tin để hoà nhập bằng cách luyện tập và cải thiện những năng lực hiện có. Tuy nhiên, khá nhiều học sinh nhút nhát, cảm thấy không thoải mái, thậm chí sợ nói trước đám đông. Học sinh sẽ tham gia vào 1 trò chơi có tên "GIỚI THIỆU BẢN THÂN" diễn ra xuyên suốt thời gian của học kì I để giúp học sinh có cơ hội thực hành kĩ năng phát biểu trước tập thể và tự tin giao tiếp nhiều hơn. Từ đó, dần xây dựng sự tự tin, kĩ năng giao tiếp và thích ứng với môi trường mới cho học sinh. * GIAO NHIỆM VỤ - Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh để chuẩn bị bài giới thiệu bản thân; - Học sinh có 1 tuần chuẩn bị bài giới thiệu bằng Powerpoint gồm hình ảnh cá nhân, tên trường THCS đã theo học, môn học mà bản thân cảm thấy yêu thích hay tệ nhất (giáo viên dựa vào thông tin này để thành lập nhóm bộ môn để học sinh giúp đỡ lẫn nhau), kĩ năng mềm mà bản thân thấy tự tin nhất (vẽ, thuyết trình, hát, nhảy, múa …); - Học sinh thuyết trình giới thiệu bản thân vào giờ sinh hoạt lớp, sau đó sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến bản thân do giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, tổ trưởng và các bạn trong lớp hỏi; - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài thuyết trình. B4: Thực tập làm Ban cán sự lớp Học sinh sẽ có 1 tuần thực tập làm Ban sự lớp (tổ trưởng) nhằm giúp học sinh tiếp cận với việc quản lí lớp và quan sát tổ viên ở một khía cạnh khác. Ở vai trò mới này, học sinh có cơ hội phân công công việc; quản lí và kiểm soát công việc; giải quyết vấn đề và ra quyết định; thu thập và xử lí thông tin; đàm phán và giải quyết xung đột; chia sẻ và cảm thông. Giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp sẽ đảm nhận vai trò giúp đỡ và quan sát. * GIAO NHIỆM VỤ - Giáo viên chọn ngẫu nhiên 4 học sinh ở 4 tổ (hoặc dựa trên tinh thần tự giác của học sinh để học sinh xung phong) - Học sinh được chọn sẽ có nhiệm kì 1 tuần để trải nghiệm những quyền lợi và nghĩa vụ của tổ trưởng đương thời: 5
  6. + Được tham gia vào các nền tảng xã hội dành riêng cho việc phân công của Ban cán sự lớp (group chat messenger, zalo,…) + Được trực tiếp tham gia vào các cuộc họp Ban cán sự cùng với Giáo viên chủ nhiệm để lên kế hoạch cho các hoạt động trong tuần. + Giao công việc, đốc thúc cho các thành viên trong tổ thực hiện đúng thời gian. + Báo cáo công việc cho lớp trưởng. - Sau 1 tuần thực tập, học sinh sẽ báo cáo công việc của tổ trong tuần vào giờ sinh hoạt lớp. Cảm nhận khi làm tổ trưởng thực tập; những thuận lợi, khó khăn học sinh gặp phải sẽ được chia sẻ với tập thể lớp. - Giáo viên nhận xét, đánh giá công việc của tổ trưởng thực tập. - Tuần kế tiếp, tổ trưởng thực tập sẽ chọn người kế nhiệm thực tập Ban cán sự lớp và sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cho người kế nhiệm. 3. Vấn đề nghiên cứu Giải pháp giao nhiệm vụ có giúp nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 – Trường THPT Lê Lợi không ? 4. Giả thuyết nghiên cứu Giải pháp giao nhiệm vụ có giúp nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 – Trường THPT Lê Lợi. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu a) Khách thể nghiên cứu: Đối tượng được chọn làm khảo sát nghiên cứu là 40 học sinh lớp 11B4(2021-2022) Bảng 1: Bảng kết quả rèn luyện 2 mặt giáo dục của năm 2020-2021.( Lớp 10) Nhóm tham Học sinh các nhóm Học tập Hạnh kiểm gia nghiên Sĩ số Nam Nữ Giỏi Khá TB Y T K TB Y cứu Lớp 11B4 40 21 19 1 24 15 0 24 15 1 0 6
  7. b) Thời gian và kế hoạch nghiên cứu - Thời gian áp dụng từ ngày 06/9/2021đến ngày 30/1/2022 - Kế hoạch thực hiện nghiên cứu cụ thể: Người chịu Thứ ngày Nội dung trách nhiệm Thứ 2 Tổ chức tập huấn, phân công nhiệm vụ, cách thức làm Người nghiên 06/9/2021 việc cho Ban cán sự lớp cứu Thứ 7 hàng - Họp Ban cán sự lớp để tổng kết rút kinh nghiệm và giao Người nghiên tuần (15’ kế hoạch nhiệm vụ tháng tiếp theo cứu đầu giờ) - Họp giao ban vào thứ sáu hàng tuần để thứ bảy có số liệu sinh hoạt trong giờ sinh hoạt lớp Từ 13/9 – - Mỗi tuần có 3 học sinh tham gia trò chơi “GIỚI THIỆU - Người nghiên 13/12/2021 BẢN THÂN” cứu - Học sinh giới thiệu bản thân vào tiết sinh hoạt lớp để - Học sinh tham thực hành kĩ năng nói trước tập thể và tự tin giao tiếp gia trò chơi nhiều hơn Từ 02/11/ - Mỗi tuần có 4 học sinh thực tập làm tổ trưởng - Người nghiên 2021 – - Sau 1 tuần thực tập, học sinh sẽ báo cáo công việc của cứu 09/01/2022 tổ trong tuần vào giờ sinh hoạt lớp - Học sinh thực tập tổ trưởng Thứ 2 Thực hiện chuyên đề “THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, - Người nghiên 17/1/2022 TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH” cứu - Tập thể lớp Thứ 2 - Tổ chức khảo sát nhóm thực nghiệm 02 Người nghiên 24/01/2022 cứu Từ 25/01 – Tổng hợp kết quả khảo sát và kết luận Người nghiên 29/01/2022 cứu 2) Thiết kế Thiết kế 1: Chọn 40 học sinh lớp 11B4 để làm khảo sát trước và sau tác động: Khảo sát trước tác động gọi là kết quả đối chứng (01); Khảo sát sau tác động gọi là kết quả thực nghiệm (02). * Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất: 7
  8. Khảo sát trước tác động Tác động Khảo sát sau tác động Kết quả đối chứng Kết quả thực nghiệm X 01 02 02 - 01>0 ➔ X (tác động) có ảnh hưởng Thiết kế 2: Thiết kế phiếu khảo sát với số lượng 14 câu hỏi cùng sử dụng khảo sát cho 40 học sinh, để đánh giá kết quả trước tác động và sau tác động. Phiếu khảo sát đánh giá dựa theo thang đo hành vi và thái độ. * Thang đo hành vi và thái độ: Để tiến hành thang đo hành vi, thái độ, tôi tiến hành khảo sát dựa theo bảng câu hỏi sau: Chọn câu trả lời ST Rất Nội dung câu hỏi Chưa bao Thường T Đôi lúc Thường giờ xuyên xuyên I. TỰ CHỦ Em có tập trung chú ý lắng nghe 1. trong các giờ học, các giờ sinh hoạt tập thể Em có chủ động thực hiện các 2. nhiệm vụ học tập mà giáo viên yêu cầu Em có tự giác hoàn thành công 3. việc được giao đúng hạn Em có tự sắp xếp thời gian học 4. tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi một cách hợp lí Em có luôn bình tĩnh và có cách 5. cư xử đúng trong các tình huống Em có chủ động biết tránh các tệ 6. nạn xã hội, bạo lực, các trang mạng xấu… 8
  9. II. HỢP TÁC, GIAO TIẾP Em có tích cực tham gia vào các 7. công việc trong tổ, nhóm, lớp, nhà trường Em có sẵn sàng nhận nhiệm vụ 8. khi được giáo viên hoặc ban cán sự lớp giao Em có sẵn sàng giúp đỡ các bạn 9. trong lớp Em có sẵn sàng lắng nghe và dễ 10. dàng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm Em có chủ động đưa ra những 11. phương án để giải quyết vấn đề mà giáo viên yêu cầu Em có chủ động làm quen và kết 12. bạn với những bạn mới trong lớp, trong trường Em có tự tin đóng góp ý kiến khi 13. thực hiện nhiệm vụ trong nhóm hoặc lớp Em có sẵn sàng sử dụng những cụm từ: “vui lòng”, “cảm ơn”, 14. “xin lỗi” khi có lỗi hoặc nhận được sự giúp đỡ của mọi người Điểm tương ứng (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) (4 điểm) Thiết kế 3: Sử dụng phương pháp thống kê, các công thức đo lường để so sánh kết quả các giá trị thu được và kiểm chứng kết quả đối chứng và kết quả thực nghiệm. 9
  10. 3) Quy trình nghiên cứu * Khảo sát năng lực tự chủ, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm của học sinh trước khi tác động - Xây dựng thang đo năng lực tự chủ, kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm của HS về năng lực của nhóm tham gia nghiên cứu. * Tiến hành tác động - Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh. - Tất cả các hoạt động dạy và học; các hoạt động thi đua; các hoạt động phong trào diễn ra bình thường. B1 : Tiến hành tập huấn, bồi dưỡng cho Ban cán sự lớp. Phân công; phân nhiệm; hướng dẫn và mô tả chi tiết vị trí công việc B2 : Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, tự tin và thích ứng với môi trường mới thông qua tham gia trò chơi "GIỚI THIỆU BẢN THÂN". Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho người chơi; học sinh có thời gian chuẩn bị 1 tuần; thuyết trình vào tiết sinh hoạt lớp; giáo viên nhận xét, đánh giá. B3 : Bồi dưỡng, phát huy khả năng làm việc nhóm thông qua hoạt động thực tập làm Ban cán sự lớp. Học sinh thực tập làm Ban cán sự nhận nhiệm vụ khi có thông báo của giáo viên, có hoạt động của nhà trường; phân công công việc cho tổ viên; giải quyết vấn đề và kiểm soát công việc; thu thập và xử lí thông tin; báo cáo công việc cho lớp trưởng. * Đo lường: Phiếu khảo sát trước tác động và phiếu khảo sát sau tác động sử dụng chung một nội dung do giáo viên thực hiện nghiên cứu trực tiếp ra câu hỏi với số lượng là 14 câu. Một mẫu phiếu khảo sát dành cho một nhóm duy nhất nhưng ở hai thời điểm khác nhau: Kết quả đối chứng là sử dụng phiếu khảo sát trước khi người thực hiện nghiên cứu chưa áp dụng giải pháp mới; Kết quả thực nghiệm thì sử dụng phiếu khảo sát sau khi người thực hiện nghiên cứu đã tiến hành áp dụng giải pháp mới cho học sinh. * Tiến hành kiểm tra khảo sát và thống kê Sau khi người nghiên cứu đã thực hiện áp dụng các giải pháp mới theo đúng thời gian và kế hoạch nghiên cứu, thì tổ chức kiểm tra khảo sát đối với nhóm thực nghiệm Thu thập số liệu, thống kê kết quả khảo sát đối với nhóm thực nghiệm và tiến hành đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau tác động. 10
  11. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Để mô tả các dữ liệu khảo sát thu được, người nghiên cứu sử dụng các tham số thống kê mô tả, đặc biệt mô tả kết quả các giá trị trung bình, giá trị tương quan, mức độ ảnh hưởng của kết quả đối chứng trước tác động và kết quả thực nghiệm sau tác động. Bảng 1: Kết quả các giá trị tương quan thu được sau khi thực hiện khảo sát, thống kê trước và sau tác động. Kết quả đối chứng Kết quả thực nghiệm Giá trị 01 02 Điểm trung bình 3.42 4.11 Độ lệch chuẩn 0.29 0.27 Giá trị tin cậy tương quan chặn – lẽ 0.9231 0.9291 theo Spearman Brown Giá trị p của T-Test 0.000000472 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn - 2.379 SMD (Mức độ ảnh hưởng) * Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy: Điểm trung bình của kết quả thực nghiệm là 4.11 và của kết quả đối chứng là 3.42 điểm. Như vậy điểm trung bình của kết quả thực nghiệm cao hơn kết quả đối chứng là 0.69 > 0 chứng tỏ tác động có ảnh hưởng. * So sánh điểm trung bình của kết quả khảo sát trước tác động và sau tác động thông qua biểu đồ hình cột. 11
  12. 4.50 4.00 3.50 3.00 2.50 2.00 Kết quả đổi chứng Kết quả thực nghiệm 1.50 1.00 0.50 0.00 Trước tác động Sau tác động BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM TRUNG BÌNH - Kiểm chứng T-Test cho p= 0.000000472 < 0.05 chứng tỏ chênh lệch có ý nghĩa. Vậy sự chênh lệch điểm số này là do tác động mang lại. - Để xác định mức độ ảnh hưởng của tác động, thực hiện nghiên cứu tính hệ số chênh 4.11−3.42 lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = = 2.379. Theo bảng tiêu chí Cohen, độ lệch 0.29 giá trị trung bình chuẩn SMD = 2.379 > 1.00 cho thấy mức độ ảnh hưởng là rất lớn. - Để đảm bảo độ tin cậy của các dữ liệu khảo sát thu được, người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu phân tích độ tin cậy dựa vào hệ số tương quan Spearman Brown bằng cách tính độ tin cậy của hệ số tương quan chẵn lẻ và thu được kết quả của nhóm đối chứng là 0.9231 > 0.7 và nhóm thực nghiệm là 0.9291 > 0.7. Chứng tỏ các giá trị thu được trước khảo sát và sau khảo sát có độ tin cậy cao. Như vậy, phân tích các dữ liệu bước đầu cho thấy, giả thuyết của đề tài “Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 – trường THPT lê Lợi” đã được kiểm chứng. * Bàn luận kết quả Với mục đích nâng cao hiệu quả về năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp chủ nhiệm. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp để từ đó giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng những hoạt động cụ thể. Để đánh giá khả năng tự chủ, giao tiếp và hợp tác nhóm của học sinh sau khi áp dụng các giải pháp, nghiên cứu đã xây dựng công cụ đo đã được chuẩn hóa, nội dung các câu hỏi 12
  13. trong phiếu khảo trước tác động và sau tác động đã sát với tình hình thực tế, khách quan và đánh giá đúng thực trạng đang xảy ra. Kết quả trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 0.69; Kết quả của phép kiểm chứng T-Test cho p = 0.000000472 khi thực hiện khảo sát trước và sau tác động cùng một mẫu phiếu khảo sát với nhóm duy nhất; Hệ số độ tin cậy Spearman Brown tương quan chẵn lẻ nhóm đối chứng là 0.9231 và nhóm thực nghiệm là 0.9291 chứng tỏ các giá trị thu được có độ tin cậy cao; hơn nữa hệ số ảnh hưởng SMD = 2.379 còn cho thấy tác động của các giải pháp đưa ra là rất lớn. Chứng tỏ việc áp dụng các giải pháp đã góp phần nâng cao hiệu quả về năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm của học sinh Như vậy, khẳng định tác động có kết quả rất lớn với việc nâng cao hiệu quả về năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm của học sinh Hạn chế: Để nâng cao năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm của học sinh cần phải diễn ra quá trình lâu dài mới hình thành và thể hiện rõ rệt. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng ta đã trả lời câu hỏi trong vấn đề nghiên cứu là Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh. Người học của thế kỷ 21 được kỳ vọng sẽ được phát huy tối đa năng lực của mình dựa trên môi trường học tập, phương pháp giảng dạy và giáo dục. Đây được coi là những năng lực thiết yếu mà mỗi học sinh cần được trang bị trong xã hội hiện đại. Đồng thời những kĩ năng này giúp học sinh phát triển tư duy và học tập có hiệu quả. 2. Khuyến nghị Để thực hiện kĩ thuật này, giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch sớm, lâu dài và chu đáo, nhưng trước hết đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần có tình thương yêu thật sự với học sinh lớp chủ nhiệm mới đạt được hiệu quả mong muốn. Đối với học sinh cần tận dụng tối đa cơ hội để thực tập và trải nghiệm các hoạt động của lớp, qua đó mới hình thành những kĩ năng, năng lực như đề tài mong muốn. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2