intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10" nhằm mục đích phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo tinh thần của chương trình phổ thông mới được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giúp học sinh phát huy khả năng, năng khiếu của mình và trở thành công dân có ích cho đất nước, đồng thời phát triển phẩm chất cẩn thận, khiêm tốn, kiên trì,… của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình. Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Năm Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) sinh vụ độ đóng góp chuyê vào việc tạo n môn ra sáng kiến 1 Đinh Thị 1979 Trường THPT chuyên Giáo Thạc sĩ 34% Hoa Lương Văn Tụy viên 2 Phạm Thị 1983 Trường THPT chuyên Giáo Thạc sĩ 33% Hải Thu Lương Văn Tụy viên 3 Đàm Thị 1990 Trường THPT chuyên Giáo Cử 33% Vân Lương Văn Tụy viên nhân I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA BÀI 51 – LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH, MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 - Lĩnh vực áp dụng: Dạy và học môn Công nghệ ở trường THPT. II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm a) Mô tả giải pháp cũ Môn Công nghệ 10 được bố trí 1 tiết/tuần ở học kỳ I và 2 tiết/tuần ở học kỳ II. Trong đó phần II. Tạo lập doanh nghiệp là nội dung kiến thức mới và hầu hết giáo viên dạy môn Công nghệ 10 ở các trường THPT hiện nay đều có chuyên môn về Sinh học hoặc Kỹ thuật nông nghiệp nên nội dung tạo lập doanh nghiệp rất mới và rất khó để giáo viên có thể truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho HS. Do vậy nội dung phần này thường không được GV khắc sâu, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khó được đổi mới để phát huy phẩm chất, năng lực HS. 1
  2. Trên lớp, giáo viên thường sử dụng phương pháp giảng giải, vấn đáp; phần khởi động không tạo nên tình huống để kích thích tính hứng thú của HS; phần luyện tập và vận dụng, tìm tòi kiến thức thường sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để học sinh lựa chọn đáp án. Dẫn đến học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức và không linh hoạt vận dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết các tình huống về kinh doanh. b) Nhược điểm của giải pháp cũ Quá trình dạy - học diễn ra một cách thụ động, không hình thành nhiều kiến thức, kỹ năng về kinh doanh cho HS. Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng tư duy của HS, kỹ năng vận dụng để giải quyết tình huống chưa linh hoạt, sáng tạo, khó định hướng nghề nghiệp cho HS. 2. Giải pháp mới cải tiến Để khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ, đạt mục tiêu phát triển phảm chất và năng lực học sinh theo tinh thần của chương trình phổ thông mới được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng kiến “Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua bài 51 – Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10 có tính mới, tính sáng tạo ở những nội dung sau: a) Tính mới của giải pháp Dạy học thông qua các hoạt động của HS: GV tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết, GV không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà chỉ tổ chức, chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập: tái hiện kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáo tạo kiến thức vào giải quyết các tình huống. Từ đó hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS, giúp HS có thể chủ động giải quyết các tình huống thực tế. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách đọc sách giáo khoa, tài liệu học tập, biết cách tự tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, đồng thời rèn luyện cho HS các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…từ đó hình thành và phát 2
  3. triển những tiềm năng sáng tạo của các em. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Mục đích để tạo điều kiện cho HS được nghĩ, được làm, được thảo luận nhiều hơn. Lớp học chính là môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đặc biệt giải pháp mới đã chú trọng rèn luyện ý thức công dân, đạo đức pháp luật, tình cảm, tình yêu thương của con người Việt Nam, thái độ đúng đắn trong cuộc sống cho học sinh thông qua các câu chuyện, các tình huống của chương trình “Khoảnh khắc kỳ diệu”, “Quà tặng cuộc sống” trên VTV và các câu chuyện, tình huống thực tế. b) Tính sáng tạo của giải pháp Thông qua việc lồng ghép những câu chuyện, những clip nói về việc kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, về những doanh nhân thành đạt,… học sinh hiểu được trong thực tế muốn khởi nghiệp kinh doanh thành công phải bắt đầu từ đâu? Có những biện pháp gì? Có những thuận lợi, khó khăn gì? Xây dựng kế hoạch và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh như thế nào cho phù hợp và thành công?,...Đặc biệt, sáng kiến đã làm nổi bật lên được việc phát triển phẩm chất học sinh thông qua các câu chuyện, tình huống. Đó là phẩm chất, ý thức chấp hành pháp luật, thái độ, tình cảm, yêu thương đồng nghiệp, bạn bè. III. Hiệu quả kinh tế và xã hội đã đạt được 1. Hiệu quả kinh tế Sáng kiến là tài liệu cho GV các trường THPT tham khảo trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10. 2. Hiệu quả xã hội Sáng kiến góp phần hình thành kiến thức về việc xác định lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Đây là bước quan trọng, quyết định doanh nghiệp khởi nghiệp thành công hay không, do đó cần phải thực hiện thận trọng, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thực tế. Giúp học sinh phát huy khả 3
  4. năng, năng khiếu của mình và trở thành công dân có ích cho đất nước, đồng thời phát triển phẩm chất cẩn thận, khiêm tốn, kiên trì,… của HS. IV. Kinh phí thực hiện sáng kiến Kinh phí cần thiết để thực hiện sáng kiến không nhiều: Photo tài liệu, đánh máy, sao lưu dữ liệu clip trên đĩa CD,… V. Điều kiện và khả năng áp dụng Điều kiện áp dụng: Lớp học có lắp máy chiếu hoặc tivi để có thể xem được clip. Khả năng áp dụng: Mọi giáo viên dạy môn Công nghệ 10 đều có thể sử dụng sáng kiến làm tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ninh Bình, ngày 04 tháng 5 năm 2022 XÁC NHẬN Người nộp đơn CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ (Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hoa Phạm Thị Hải Thu Đàm Thị Vân 4
  5. PHỤ LỤC 1 GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH Tiết 31 - Bài 51: LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - BiÕt ®îc c¨n cø x¸c ®Þnh lÜnh vùc kinh doanh. - Biết được các bước lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. 2. Kỹ năng RÌn luyÖn kÜ n¨ng quan s¸t, ph©n tÝch, tæng hîp. 3. Thái độ RÌn luyÖn ý thøc muèn v¬n lªn lµm giµu cho b¶n th©n vµ cho x· héi. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC 1. Đối với giáo viên 5
  6. - Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. - Sưu tầm các câu chuyện, tình huống liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. 2. Đối với học sinh - Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Phương thức hoạt động - Chuyển giao nhiệm vụ GV lấy ví dụ về một HS có kinh doanh trên lớp. Phát vấn: Mặt hàng kinh doanh? Mua bán? Hay tự làm để bán? Lãi? Dựa vào đâu để em kinh doanh lĩnh vực, mặt hàng đó. - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + HS: suy nghĩ trả lời - Thảo luận, trao đổi, báo cáo. Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung. - Kiểm tra đánh giá. Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức * Gợi ý sản phẩm GV hỏi HS, HS khác nhận xét sau đó tìm ra mâu thuẫn trong trả lời giữa các học sinh để dẫn vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về Xác định lĩnh vực kinh doanh Hoạt động của GV-HS Nội dung * Phương thức hoạt động Doanh nghiệp có 3 lĩnh vực kinh - Chuyển giao nhiệm vụ doanh: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu + Sản xuất các nhóm trả lời câu hỏi: + Thương mại 6
  7. + Hãy liệt kê 1 số lĩnh vực kinh doanh + Dịch vụ mà em biết? 1. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh + Các lĩnh vực kinh doanh đang phát doanh triển ở địa phương? - Thị trường có nhu cầu. + Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh - Đảm bảo cho việc thực hiện mục doanh? tiêu của doanh nghiệp. + Việc xác định lĩnh vực kinh doanh - Huy động có hiệu quả mọi nguồn của doanh nghiệp là do ai quyết định? lực của doanh nghiệp và xã hội. + Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là gì? - Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến + Thế nào là hoạt động kinh doanh phù với doanh nghiệp. hợp với luật pháp, phù hợp với mục 2. Xác định lĩnh vực kinh doanh tiêu doanh nghiệp và phù hợp với nhu phù hợp cầu, khả năng thị trường? Liên hệ với Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là thực tế ở địa phương. lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, + HS: suy nghĩ trả lời phù hợp với pháp luật và không ngừng - Thảo luận, trao đổi, báo cáo. nâng cao hiệu quả kinh doanh của + Giáo viên: Quan sát học sinh thực doanh nghiệp. hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung. Yêu cầu 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét. - Kiểm tra đánh giá. Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức * Gợi ý sản phẩm Hoạt động 2: Tìm hiểu về lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Hoạt động của GV-HS Nội dung * Phương thức hoạt động II. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh: - Chuyển giao nhiệm vụ 1. Phân tích: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Phân tích môi trường kinh doanh: + Khi lụa chọn lĩnh vực kinh doanh, + Nhu cầu thị trường và mức độ doanh nghiệp phải tiến hành như thế thoả mãn nhu cầu của thị trường nào? + Các chính sách và pháp luật có + Khi tiến hành bước phân tích cần liên quan phân tích những nội dung gì? - Phân tích, đánh giá năng lực đội + Phân tích môi trường kinh doanh bao ngũ lao động của doanh nghiệp: gồm những nội dung nào? + Trình độ chuyên môn + Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ + Năng lực quản lí kinh doanh lao động của doanh nghiệp bao gồm - Phân tích khả năng đáp ứng nhu những nội dung gì? cầu thị trường của doanh nghiệp. + Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu - Phân tích điều kiện về kĩ thuật 7
  8. thị trường của doanh nghiệp là gì? Cho công nghệ. ví dụ cụ thể. - Phân tích tài chính: - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Vốn đầu tư kinh doanh và khả + HS: suy nghĩ trả lời năng huy động vốn. - Thảo luận, trao đổi, báo cáo. + Thời gian hoàn vốn đầu tư + Giáo viên: Quan sát học sinh thực + Lợi nhuận hiện, nhắc nhở những học sinh không + Các rủi ro tập trung. 2. Quyết định lựa chọn - Kiểm tra đánh giá. Phân tích, đánh giá -> quyết định lựa Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung chọn kiến thức * Gợi ý sản phẩm C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Phương thức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu đưa ra ý tưởng kinh doanh trong dịp 26/3 sắp tới. Phân tích rõ quá trình lựa chọn lĩnh vực này. - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + HS: suy nghĩ trả lời - Thảo luận, trao đổi, báo cáo. + Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung. - Kiểm tra đánh giá. Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức * Gợi ý sản phẩm GV giải thích ngắn gọn, HS nghe, ghi nhớ. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG * Phương thức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS xem câu chuyện: ”Một đồng cũng làm nên sự nghiệp” của chương trình Quà tặng cuộc sống đã phát trên VTV3 (Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=S7CoJN8d2kU). HS trả lời câu hỏi: 8
  9. 1. Chàng trai đã kinh doanh lĩnh vực nào? 2. Chàng trai đó đã lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp chưa? Phân tích để thấy được phù hợp hay chưa phù hợp? 3. Qua câu chuyện trên, theo các em để kinh doanh có hiệu quả, chúng ta cần phải có những đức tính nào? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + HS: suy nghĩ trả lời - Thảo luận, trao đổi, báo cáo. + Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung. - Kiểm tra đánh giá. Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức * Gợi ý sản phẩm GV giải thích ngắn gọn, HS nghe, ghi nhớ. E. RÚT KINH NGHIỆM 9
  10. PHỤ LỤC 2 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 51 - LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH Câu 1: Xem câu chuyện ”Cắt cỏ làm giàu” và trả lời những câu hỏi sau: (Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=OcscVIOfA-M) a) Xác định lĩnh vực kinh doanh của nhân vật chính trong chuyện. b) Vì sao nhân vật chính trong chuyện đã khởi nghiệp kinh doanh thành công? c) Từ đó em có liên hệ gì với bản thân trong cuộc sống. Câu 2: Hành trình từ khởi nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng Nếu bạn đã sẵn ở vạch đích thì đó là sự may mắn, ngoài ra, không có gì hết, bạn cần nỗ lực và chiến đấu mỗi ngày. Điều đó thực sự đúng và đối với Phạm Nhật Vượng, đó có thể là điều mà ông luôn tâm niệm trong cuộc đời. Ông Phạm Nhật Vượng sinh tháng 8/1968 trong một gia đình nghèo cùng với 3 người anh em nữa. Cha ông từng là sỹ quan phòng không miền Bắc còn mẹ bán hàng rong. Phạm Nhật Vượng được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên 10
  11. đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó. Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013. Tuy nhiên, để đạt được thành công như hôm nay, người giàu nhất Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, các công việc khác nhau.Theo đó, năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng đã giành được một suất học bổng du học tại Matxcơva. Tại đây, ông học về chuyên ngành kinh tế và địa chất ở Học viện địa chất Matxcơva. Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990. Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long. Đến ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay 10.000 USD từ những người bạn Việt Nam và tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup,… Sự xuất hiện của mỳ “Mivina” vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine. Năm 2010, tập đoàn Nestle của Thụy Sỹ đã chi 150 triệu USD để mua lại công ty Technocom – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh của Ukraine do ông Phạm Nhật Vượng thành lập năm 1993. Thời điểm này, Technocom có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty 11
  12. này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania. Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng không dừng ở đó, ông quyết định về nước làm ăn. Năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng mở 2 công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ukraine đầu tư bất động sản ở Việt Nam sau khi thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002. Năm 2007, Vingroup niêm yết trên sàn chứng khoán và hiện là một trong 5 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Theo đánh giá của tờ Forbes, tài sản của ông vào tháng 8/2015 đạt 1,65 tỷ USD, số vốn hóa công ty Vingroup đạt 3 tỷ USD. Ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam và liên tục nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes bình chọn. Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng đang đầu tư vào các dự án giáo dục, làm từ thiện, xây dựng các tổ hợp công viên như Công viên trung tâm ở New York, xây dựng các tòa nhà chọc trời, khu du lịch trên đảo Phú Quốc, xây dựng 100 siêu thị và hàng 1000 cửa hàng, dự án e-commerce, đầu tư trong nông nghiệp, thực phẩm sạch… Và mỗi khi kinh doanh trong một lĩnh vực mới, ông cũng như Vingroup như thêm một lần khởi nghiệp, và đó chính là lý do tại sao ngay trên trang chủ của website bạn có thể thấy: "Vingroup – mãi mãi tinh thần Khởi nghiệp". Tổng kết lại, có thế nói rằng, ông Phạm Nhật Vượng hay bất kì những nhà tỷ phú nào khác đều sở hữu một tinh thần tuyệt vời trong công việc mà chúng ta có thể học hỏi. (Theo báo điện tử Toplist.vn – đường link: https://toplist.vn/top-list/cau-chuyen- khoi-nghiep-hay-va-y-nghia-nhat-44350.htm) Qua thông tin trên, theo em ông Phạm Nhật Vượng đã kinh doanh lĩnh vực gì? Phân tích để thấy được sự lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của ông là phù hợp. Câu 3: Giải thích những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về kinh doanh sau: Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa. 12
  13. Bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè. Được mùa buôn vải vóc/Mất mùa buôn thóc buôn gạo. Nhà giàu mua vải tháng Ba/Bán gạo tháng Tám mới ra nhà giàu. Nhất cận thị, nhị cận giang. Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái. Qua đó, theo em để kinh doanh thành công cần phải căn cứ vào những yếu tố nào? 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1