intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:77

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh" nhằm đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới, đó là gắn kiến thức với thực tiễn, kết nối nhà trường với nhà máy sản xuất, hoạt động thực tế ở gia đình và địa phương của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh chuyên đóng góp vào môn việc tạo ra sáng kiến 1 Bùi Văn Bình 04/07/1977 Sở GDĐT Ninh Chuyên viên Tiến sĩ 30% Bình phòng GDTrH 2 Nguyễn Huy Anh 10/10/1986 THPT Bình Minh Giáo viên Thạc sĩ 20% 3 Lê Chí Hoan 16/06/1982 THPT Bình Minh Tổ phó CM Thạc sĩ 20% 4 Đinh Hoàng Đạo 12/02/1978 THPT Bình Minh Phó hiệu trưởng Thạc sĩ 15% 5 Phạm Thị Oanh 22/05/1988 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học 15% I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Dạy học “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục II. Nội dung sáng kiến 1. Lí do chọn sáng kiến Đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục mới chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, lấy người học là trung tâm, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, hướng đến sự hình thành, phát triển năng lực và khả năng học tập suốt đời cho học sinh... Từ đặc trưng của bộ môn Hóa học: là môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, ngoài ra còn có mối liên kết với nhiều môn học khác như Sinh học, Địa lí, Công nghệ... Do đó việc ứng dụng kiến thức của môn Hóa học kết hợp với các môn học khác trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều ngành nghề trong xã hội. Từ ưu điểm của phương pháp dạy học theo định hướng mới gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học, cũng như phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc dạy và học. Góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề. Học sinh luôn tự tin bày tỏ ý tưởng và luôn có những ý tưởng mới trong học tập phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh. 1
  2. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: Dạy học “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho bản thân, đồng nghiệp và các em học sinh một tài liệu nghiên cứu, học tập bổ ích. 2. Giải pháp cũ thường làm - Trong quá trình dạy học về “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” thì lượng kiến thức nhiều, nội dung liên quan tới nhiều môn học nhưng chưa có nhiều đổi mới để gây hứng thú, cuốn hút học sinh nên khả năng vận dụng kiến thức sau khi học của các em còn rất hạn chế. - Dạy các bài theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương chỉ thực hiện trong phạm vi lớp học, tiết học 45 phút, không thực hiện được các hoạt động trãi nghiệm cho học sinh. - Giáo viên: Đóng vai trò trung tâm, lập kế hoạch và điều khiển các hoạt động học tập. Thậm chí còn truyền thụ kiến thức áp đặt một chiều. - Học sinh: Thảo luận nhóm trong phạm vi lớp học, trong giờ học chỉ tổ chức được 1, 2 hoạt động nhóm từ 3-5 phút, chỉ có những học sinh tích cực tham gia, không huy động được cả nhóm, chủ yếu là nghe giảng, ghi chép, không tự chủ trong các hoạt động của mình,Phát hiện ra kiến thức nhờ sự truyền thụ của giáo viên. - Kết quả kiểm tra đánh giá: Thường là các bài kiểm tra trên lớp, tùy vào phương pháp giảng dạy đôi khi cũng có sản phẩm là các bản báo cáo, trình chiếu nhưng ít và không thường xuyên. - Không khí lớp học: Chưa thực sự sôi nổi, vẫn có những học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động. Kết quả dạy học theo giải pháp cũ. - Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng. Học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức xong chỉ dừng lại ở việc rèn kỹ năng viết phương trình hóa học giải những bài tập định tính và định lượng đơn giản. - Vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là hết sức khó khăn. - Thực trạng chất lượng sau khi học xong chương về “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” trước khi áp dụng sáng kiến năm học 2019-2020 của các HS trong trường THPT Bình Minh : Chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá đạt điểm khá giỏi còn thấp, các bài kiểm tra điểm yếu còn nhiều. - Số học sinh được tiếp cận và ứng dụng các phương pháp dạy học gắn với thực hành, gắn với thực tiễn đời sống còn ít, số học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, năng lực thu thập và xử lý thông tin còn thấp, năng lực làm việc hợp tác nhóm chưa cao, kỹ năng trình bày thuyết trình sản phẩm chưa cao. 3. Giải pháp mới cải tiến 3.1. Cơ sở lí luận Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động 2
  3. thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn hóa học là hoạt động dùng kiến thức của nhiều môn học như toán, sinh, công nghệ... để giải quyết một vấn đề thực tế của bộ môn hóa, từ đó giúp các em rèn luyện nhiều kỹ năng hóa học cụ thể như: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, kĩ năng làm thí nghiệm hóa học, kĩ năng viết phương trình hóa học, kĩ năng tính toán hóa học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.... Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú trong bộ môn hóa sẽ giúp các em vận dụng được những kiến thức về hóa học và hiểu biết để giải quyết vấn đề trong thực tế. Từ đó, những kiến thức, kỹ năng và một số năng lực cần thiết sẽ được hình thành và phát triển giúp các em nuôi dưỡng ý thức ham thích học tập bộ môn hóa, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt phát huy khả năng sản xuất thử nghiệm những sản phẩm có ích phục vụ đời sống. 3.2. Cơ sở thực tiễn Để xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 12 sau khi học xong “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” chúng tôi căn cứ vào một số nội dung sau: Một là, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động đã và đang được đẩy mạnh trong các nhà trường nhằm giúp học sinh tham quan, khám phá và vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống giúp các em có cái nhìn sâu sắc hơn về kiến thức mình đã được học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới HS phải tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. Từ đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực, đồng thời phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong quá trình dạy học. Hai là, “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” là các kiến thức hóa học có trong mọi mặt của cuộc sống thường ngày của tất cả mọi người, nhưng cách nhận biết vận dụng sao cho hợp lí thì không phải ai cũng biết. Nội dung của chủ đề cho phép giáo viên và học sinh khai thác kiến thức thực tế ở nhiều góc độ, thỏa mãn nhu cầu, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập, bổ sung những vấn đề chưa đặt ra trong chương tình chính khóa và tăng cường tính thực tế cuộc sống cho nội dung bài học. 3
  4. Ba là, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi học “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” các em học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận, tự tìm tòi kiến thức vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền lại kiến thức cho người khác. Thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn giúp các em học sinh hình thành, phát triển nhiều năng lực tốt trong học tập và lao động. Bốn là, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo sau bài học này các em học sinh có cơ hội để thử thách năng lực khác nhau của bản thân, học sinh có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương, giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn trong vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế, xây dựng xã hội phồn vinh, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 12 sau khi học bài “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” như sau: - Tham quan nhà máy nước sạch Kim Mỹ, nhà máy sản xuất rượu-bia-nước giải khát Ninh Bình. - Đo thực tế: xác định pH của nước ở các đầm nuôi tôm, cua... trên địa bàn các xã bãi ngang. - Xác định mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí tại một số địa điểm thực tế. - Trình bày báo cáo tham quan. Kết quả so sánh sẽ tổ chức báo cáo sau khi kết thúc hoạt động trãi nghiệm sáng tạo - Vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu các vấn đề hóa học với phát triển kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường. - Tổ chức cho các em báo cáo kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo về “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” mà các em đã tham gia: 3.3. Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp - Phương pháp dạy học theo định hướng mới gắn với tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Hóa học THPT đạt được các yêu cầu của đổi mới, đó là gắn kiến thức với thực tiễn, kết nối nhà trường với nhà máy sản xuất, hoạt động thực tế ở gia đình và địa phương của học sinh. - Đã xây dựng và triển khai hiệu quả các nội dung sau: + Xây dựng được kế hoạch thực hiện và ý tưởng một cách chi tiết cho cả chủ đề “hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường”. + Giáo viên: Đóng vai trò định hướng, giám sát các hoạt động học tập. + Học sinh: Bước 1: Xác định mục tiêu Học sinh được giao viên cho tự nghiên cứu kiến thức khoa học trên mọi tư liệu mạng internet sách khoa học, thực tiễn…, quyết định kiến thức, lựa chọn mục tiêu của chủ đề. Trong chủ đề có sự liên hệ nội dung học tập với các hiện tượng thực tiễn và đời sống xã hội. Bước 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện 4
  5. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thành lập nhóm xác định những công việc cần làm, thời gian nghiên cứu, dự trù kinh phí, vật liệu, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Bước 3: Thực hiện Học sinh thu thập và xử lí thông tin, làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xen kẽ và tác động qua lại với nhau, từ đó tạo ra sản phẩm của nhóm. Như vậy, kiến thức được tích lũy qua quá trình làm việc và được thử nghiệm qua thực hành thực tiễn . Bước 4: Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm Tất cả học sinh (theo nhóm hoặc cá nhân) cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức mới mà mình đã tích lũy thông qua quá trình thực hiện. * Đánh giá: Học sinh được tham gia cùng giáo viên đánh giá; tự đánh giá bản thân; đánh giá chéo các bạn trong nhóm và các nhóm khác. +Kết quả kiểm tra đánh giá: Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao (trên 65%) và có xu hướng tăng dần qua các lần kiểm tra. + Không khí lớp học: Học sinh chủ động, say mê tìm hiểu kiến thức, thảo luận sôi nổi, đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả. Các giờ học hào hứng và hiệu quả. Ngoài phát triển các năng lực như giải pháp cũ, còn phát triển các năng lực như: tích hợp kiến thức liên môn, giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, linh hoạt sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tự điều chỉnh, đáng giá, văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông 3.4. Đánh giá ưu điểm của phương pháp mới - Qua việc triển khai các nội dung của sáng kiến trong năm học 2019 - 2020 vào quá trình giảng dạy chúng tôi thấy: + Ý nghĩa khoa học: Sáng kiến được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học, cũng như phát huy tính sáng tạo và khả năng tiếp nhận các kiến thức trong việc dạy và học. + Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học nói chung. Sáng kiến cũng góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức môn hóa học và các môn học liên quan trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực hình thành cho học sinh. Sáng kiến cũng đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học và ứng dụng trong cuộc sống, đã khắc phục hiện tượng học tập thụ động nhàm chán ở các môn học. + Việc tiếp thu kiến thức của các em học sinh nhanh hơn. + Khắc sâu được kiến thức cho học sinh. + Tạo sự hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, nhiều học sinh yêu thích môn học + Người học là người chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh dễ áp dụng vào đời sống thực tiễn . 5
  6. + Rèn luện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biển ở góc độ là nhà nghiên cứu, một nhà sản suất, một người sử dụng sản phẩm. + Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tốt hơn. Độ lệch điểm thấp hơn khi chưa tác động. Trên cơ sở học tập, học sinh tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức . Học sinh luôn chủ động tự tin bày tỏ ý tưởng và đề ra những ý tưởng mới trong học tập. Như vậy: Giúp học sinh trở thành một con người phát triển toàn diện và giúp phát triển năng lực cụ thể cho học sinh. Giúp học sinh biết sống yêu thương; sống tự chủ và sống trách nhiệm, đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung chủ yếu là: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả giáo dục - Nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh giúp các em nhận thấy khoa học không còn xa vời với đời sống mà khoa học có ngay trong đời sống của con người. - Giảng dạy kiến thức bài học, giáo dục học sinh cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng học đi đôi với hành, kiến thức và thực tế luôn luôn song hành bổ trợ cho nhau, vận dụng kiến thức vào thực tế giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế. - Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong và nếp sống cho học sinh: sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. - Giáo dục kiến thức văn hoá, khoa học: từ hoạt động trãi nghiệm giúp cho học sinh thêm yêu khoa học, thích khám phá, say mê tìm tòi nghiên cứu hoặc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống giúp gia đình, xã hội nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. - Tất cả các học sinh sau khi tham gia hoạt động trãi nghiệm vận dụng tốt các kiến thức đã được học trong việc làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế. * Kết quả đạt được: - Thực trạng chất lượng môn Hóa học sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 tại Trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn: + Chất lượng học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt, học sinh trung bình giảm đi nhiều. Chất lượng học lực Năm học Lớp (%)HS Giỏi (%) HS Khá (%) HS TB (%)HS Yếu 12B 16,00 56,00 28,00 0 2017-2018 12E 5,41 70,59 24,00 0 12B 45,71 51,43 2,86 0 2018-2019 12E 28,00 66,59 5,41 0 6
  7. Hình 1.1: Biểu đồ so sánh kết quả học lực lớp 12B năm học 2017-2018 và 2018 -2019 Hình 1.2: Biểu đồ so sánh kết quả học lực lớp 12E năm học 2017-2018 và 2018 - 2019 3.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội - Giải pháp đã cung cấp cho học sinh và giáo viên các tư liệu có thể thay thế các sách tham khảo, thiết kế trên thị trường . - Tham gia tuyên truyền kiến thức hóa học với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường tới gia đình và mọi người xung quanh ... - Những kiến thức được trình bày trong sáng kiến này là các kiến thức thực tiễn kết hợp với phương pháp dạy học tích cực, nhằm hướng đến việc tăng hứng thú và hiệu quả của việc dạy, học kiến thức thực tế có liên quan tới nhiều môn học vốn được coi là khó và nhàm chán theo những cách dạy, học cũ. - Từ việc tăng hứng thú và hiệu quả của việc dạy và học kiến thức thực tế có thể làm tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn Hóa học trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng dạy, học môn hóa học nói chung. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng - Hiện nay hoạt động trãi nghiệm sáng tạo trong các nhà trường đang được đẩy mạnh và phát huy: Đó là việc chỉ đạo, tổ chức, các hoạt động trở nên thường xuyên hơn, hình thức tổ chức ngày càng được chú trọng, hiệu quả mà các hoạt động này mang lại thực sự to lớn. Do vậy cần thiết phải xây dựng các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo cho học sinh tham gia. - Từ thực trạng khả năng vận dụng kiến thức hóa học trong giải thích, tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan tới kinh tế, xã hội, môi trường của học sinh chưa cao, chúng tôi xây dựng hoạt động trãi nghiệm này là một trong các biện pháp giáo dục , nâng cao nhận thức của học sinh, tuyên truyền tới tất cả học sinh ở trường THPT Bình Minh , huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và gia đình các em. 4.2. Khả năng áp dụng Chúng tôi nhận thấy khả năng áp dụng của giải pháp trên đối với các trường THPT là hoàn toàn khả thi, luôn mang lại hiệu quả cao nhằm phát triển năng lực cho học sinh không chỉ về môn hóa học mà còn nâng cao năng lực các môn khoa học tự nhiên khác. Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học, chúng tôi mong rằng với sáng kiến này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng học Hoá học. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Bình Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2020 CƠ SỞ Người nộp đơn 7
  8. Bùi Văn Bình ..................... Nguyễn Huy Anh .............. Lê Chí Hoan ...................... Đinh Hoàng Đạo ............... Phạm Thị Oanh ................ XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO SỞ GIÁO DỤC 8
  9. PHỤ LỤC I CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG (Dành cho học sinh lớp 12) Thời lượng: 4 tiết I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tên chủ đề: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.” 2. Nội dung chủ đề a) Nội dung của chủ đề: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” được xây dựng từ các bài của chương trình hóa học 12 Bài 43: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Bài 44: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Bài 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG và các kiến thức thực tế liên quan trong chương trình hóa học 10, hóa học 11. Chủ đề này được thực hiện vào cuối học kì II của lớp 12. Thời lượng dạy học chủ đề này là 04 tiết. b) Nội dung chủ đề - Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế. - Hóa học và vấn đề xã hội. - Hóa học và vấn đề môi trường. Nội dung học tập của bài được sử dụng xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, HS được nghiên cứu trên lớp, ở nhà, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của HS. 3. Mục tiêu của chủ đề Sau khi học xong chủ đề, HS đạt được: a) Về kiến thức - Giải thích các vấn đề liên quan giữa kiến thức SGK và thực tiễn cuộc sống trong buổi ngoại khóa. - Các kiến thức môn học cần thiết khi tham gia dự án : Toán học, vật lý, lịch sử, sinh học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, thực hành hóa học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. b) Về kĩ năng - Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề trước tập thể. - Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề. - Kĩ năng lắng nghe, hoạt động nhóm. - Rèn kĩ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường. - Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn… - Liên hệ thực tế về các vấn đề cấp thiết trong xã hội : Ô nhiễm môi trường, ý thức của con người trước biến đổi khí hậu…. c) Về thái độ 9
  10. - Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phương. - Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về xã hội, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương. -Tích cực, chủ động; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy khả năng tìm tòi ,sáng tạo, liên hệ thực tiễn với nhiều môn học giúp học sinh phát triển toàn diện hơn. d) Định hướng các năng lực chính được hình thành - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự học. - Năng lực sử dụng số liệu thống kê - Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh. 4. Sản phẩm Bản word, power point, hình ảnh, video…của các nhóm sau khi tổ chức hoạt động. II. Kế hoạch các hoạt động học tập Thời gian Tiến trình Hoạt động của Hỗ trợ của giáo Kết quả/ sản (dự kiến) dạy học học sinh viên phẩm dự kiến 1. Tiết 1, 2 Khởi động - Sẵn sàng hợp - Định hướng, hỗ - Thành lập được (trên lớp - và giao tác, trao đổi để trợ học sinh tiếp nhóm (có thể theo Tuần 1) nhiệm vụ cùng thực hiện nhận nhiệm vụ sở thích…). nhiệm vụ được học tập (tìm hiểu - Thống nhất giao. (Hoàn nhà máy nước những nội dung cơ thành phiếu điều sạch Kim Mỹ, tìm bản cần tìm hiểu về tra nhu cầu, sở hiểu các hiện những nội dung thích; thành lập tượng hóa học cần tham quan tìm được nhóm…) thực tế..). hiểu (nội dung có - Trao đổi để - Điều chỉnh các thể do GV định đưa ra được nhóm sao cho phù hướng hoặc do những nội dung hợp (về số lượng nhóm HS đề xuất). cần tìm hiểu HS, sở thích của Sản phẩm có thể đúng mục tiêu HS…) được trình bày của dự án. dưới dạng sơ đồ tư - Kí hợp đồng duy, bản word, 10
  11. thực hiện dự án. trình chiếu powerpoint… - Kí cam kết làm việc nhóm giữa giáo viên và đại diện nhóm học sinh… Xây dựng kế - Tích cực trao - Quan sát, hỗ trợ Bản kế hoạch làm hoạch làm đổi, thảo luận để các nhóm khi cần việc có phân công việc: xây dựng đề thiết. chi tiết nội dung - Thăm quan cương chi tiết - Định hướng cho công việc, thời một số địa cho nội dung đã các nhóm xây gian hoàn thành tới điểm thực tế lựa chọn (hoặc dựng kế hoạch từng thành viên (nhà máy được phân làm sao thực hiện trong nhóm. nước sạch, công). dự án đúng tiến thăm đầm - Đưa ra các độ. nuôi tôm, phương án/ giải cua...) pháp thực hiện - Tìm hiểu dự án; phân các kiến công thực hiện thức hóa học dự án. với phát triển kinh tế, xã hội môi trường trong cuộc sống. 2. (Tuần 2) Thực hiện - Thu thập, tìm - Thường xuyên - Các thông tin tin dự án. Tổ kiếm và xử lí theo dõi và hỗ trợ cậy (tranh ảnh, chức tham thông tin thông các nhóm trong bảng biểu, tài liệu quan nhà qua: hồi cứu tư quá trình thực tham khảo khác). máy nước liệu, điều tra, hiện dự án. - Video clip (nếu sạch Kim phỏng vấn… - Cung cấp thông có). Mỹ, đo độ - Trao đổi thảo tin cần thiết để - Báo cáo (viết tay pH tại một luận, sàng lọc các nhóm tìm hoặc đánh máy). số đầm nuôi thông tin để viết kiếm thông tin - Bài trình chiếu. tôm, cua, báo cáo. thuận lợi… đánh giá - Chuẩn bị báo mức độ ô cáo kết quả thực nhiễm nước hiện dự án… sông khu vực Bình 11
  12. Minh, Kim Sơn… 3. Tuần 2 (ở Viết báo cáo - Thu thập, tìm - Thường xuyên - Các thông tin tin nhà ) sau khi đi kiếm và xử lí theo dõi và hỗ trợ cậy (tranh ảnh, tham quan thông tin thông các nhóm trong bảng biểu, tài liệu qua: hồi cứu tư quá trình thực tham khảo khác). liệu, điều tra, hiện dự án. - Video clip (nếu phỏng vấn… - Cung cấp thông có). - Trao đổi thảo tin cần thiết để - Báo cáo (viết tay luận, sàng lọc các nhóm tìm hoặc đánh máy). thông tin để viết kiếm thông tin - Bài trình chiếu. báo cáo. thuận lợi… - Chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện dự án… 3. Tiết 3, 4 Báo cáo, - Tích cực chủ - Tổ chức để các Các báo cáo kết (trên lớp- đánh giá kết động báo cáo nhóm báo cáo, quả thực hiện dự Tuần 2) quả sau khi kết quả thực trao đổi kết quả án của các nhóm. tham quan, hiện dự án. làm việc. trãi nghiệm - Trao đổi, chia - Chuẩn bị một số sẻ, thảo luận. câu hỏi chuyên - Đưa ra những sâu cho từng thắc mắc trong nhóm. Các tiêu quá trình thực chí đánh giá sản hiện dự án (nếu phẩm; đại biểu có). tham dự… - Đánh giá kết - Quan sát các quả (tự đánh nhóm trình bày giá) và đánh giá báo cáo; thảo lẫn nhau (một luận… cách khách - Đánh giá kết quan, trung quả thực hiện dự thực). án. - Chuẩn bị phần thưởng cho các nhóm làm tốt (nếu có). 4. Tuần 2 (ở Trình bày - Tích cực chủ - Tổ chức để các Các báo cáo kết nhà) báo cáo Tổ động báo cáo nhóm báo cáo, quả thực hiện dự chức tham kết quả thực trao đổi kết quả án của các nhóm. quan nhà hiện dự án. làm việc. máy nước - Trao đổi, chia - Chuẩn bị một số 12
  13. sạch Kim sẻ, thảo luận. câu hỏi chuyên Mỹ, đo độ - Đưa ra những sâu cho từng pH tại một thắc mắc trong nhóm. Các tiêu số đầm nuôi quá trình thực chí đánh giá sản tôm, cua, hiện dự án (nếu phẩm; đại biểu đánh giá có). tham dự… mức độ ô - Đánh giá kết - Quan sát các nhiễm nước quả (tự đánh nhóm trình bày sông khu giá) và đánh giá báo cáo; thảo vực Bình lẫn nhau (một luận… Minh, Kim cách khách - Đánh giá kết Sơn… quan, trung quả thực hiện dự đánh giá kết thực). án. quả đạt - Chuẩn bị phần được. thưởng cho các nhóm làm tốt (nếu có). III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH 1. Bảng mô tả Bài báo cáo (bản word, PowerPoint, hình ảnh, video clip,…) của các nhóm sau Nội dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề/chuẩn 1. Hóa học và Nêu được các - Nhận biết và - Vận dụng - So sánh các vấn đề phát hiện tượng thực giải thích được kiến thức hóa hiện tượng thực triển kinh tế tế: các hiện tượng học và kiến tế với nhau và - Xăng sinh học hóa học trong thức liên môn chỉ ra đâu là là gì? thức tế cuộc vào giải thích, hiện tượng hóa - Vật liệu sống . áp dụng các học và các hiện composite. hiện tượng đó tượng tự nhiên - Khí biogas trong thực tế khác, qua đó được ứng dụng cuộc sống. nắm vững kiến như thế nào…. thức hóa học mà học sinh đã được học. 2. Hóa học và - Trình bày - Giải thích các - Phân tích tác - Phân tích sự vấn đề xã hội được các hiện hiện tượng xã hại của sự khác nhau giữa tượng hóa học hội bằng kiến không hiểu biết các hiện tượng và các vấn đề thức hóa học và trong các vân xã hội với xã hội như: kiến thức liên đề xã hội, nhau, qua đó 13
  14. - Các chất gây môn tuyên truyền nâng cao sự nghiện: heroin, chống các hiện ham hiểu biết cocain, ma túy tượng mê tín dị sự yêu thích đá, ma túy tổng đoan. hóa học và các hợp.. kiến thức tổng - Hiện tượng hợp ma trơi - Nghề khắc thủy tinh - Nạn dùng thuốc diệt chuột.... 3. Hóa học và - Trình bày - Trình bày các - Sự khác biệt - Lập bảng vấn đề môi được khái biện pháp nhận giữ các hiện thống kê các trường niệm, hậu quả biết môi trường tượng gây ô hiện tượng gây của hiện tượng bị ô nhiễm. nhiễm môi ô nhiễm môi mưa axit, hiện trường không trường không tượng hiệu ứng khí, môi trường khí, ô nhiễm nhà kính, ô nước, môi môi trường nhiễm nước, ô trường đất. nước, ô nhiễm nhiễm không môi trường đất. khí, ô nhiễm đất... Định hướng năng lực được hình thành: xem phần mục tiêu. 2. Một số câu hỏi và định hướng trả lời Phần 1: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế Câu 1: Xăng E5 là gì? Trả lời: Xăng E5 còn gọi là xăng sinh học E5 được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 – với nhiên liệu sinh học theo tỷ lệ phần trăm 95:5. Xăng sinh học được ghi danh bằng ký tự “E” kèm theo một con số chỉ số phần trăm của etanol(ethanol) sinh học được pha trộn trong xăng đó. Trên thị trường ta thường gặp các loại xăng sinh học như E5, E20, E95… tức là xăng sinh học chứa 5%, 20%, 95% ethanol. 14
  15. Câu 2: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro? Trả lời: Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO 2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết. Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro. Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn. 15
  16. Câu 3: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ? Trả lời: Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C 2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH 2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dể bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta và trên thế giới không còn dùng xăng pha chì nữa. Câu 4: Biogas là gì? Tại sao có thể dùng biogas để đun nấu? Trả lời: Biogas hay còn gọi là khí sinh học là một dạng khí hỗn hợp được sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật. Thành phần khí biogas gồm: khí metan (CH 4) chiếm hơn 60%, khí cacbonic (CO2) chiếm khoảng 30% và các khí khác như N 2, H2, H2S,... Trong đó khí metan (CH4) là chủ yếu và là khí tạo ra năng lượng khí đốt nhờ khả năng gây cháy. Ngày nay biogas không chỉ dùng để đun nấu mà còn dùng để tạo ra điện sinh hoạt, chế tạo nhiên liệu cho động cơ. Câu 5: Vật liệu composite là gì? Ứng dụng của vật liệu composite? Trả lời: Vật liệu compozit,hay composite là vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật liệu ban đầu. Vật liệu composite bao gồm vật liệu nền và cốt. 16
  17. Vật liệu nền đảm bảo việc liên kết các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính nguyên khối, liên tục, đảm bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng chịu đựng khi vật liệu có khuyết tật. Vật liệu nền của composite có thể là polime, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc cacbon . Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Vật liệu cốt có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thuỷ tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi cacbon,… Vật liệu composite được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống, sản xuất khắc phục những nhược điểm mà những loại vật liệu khác có, góp phần nâng cao hiệu suất, hiệu quả, chất lượng công việc và đời sống con người, ví dụ như: - Vỏ động cơ tên lửa, vỏ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ - Bình chịu áp lực cao. - Ống dẫn xăng dầu composite cao cấp 3 lớp. Ống dẫn nước sạch, ống dẫn nước thải, dẫn hóa chất composite; Ống thủy nông, ống dẫn nước nguồn qua vùng nước ngậm mặn, nhiễm phèn; - Vỏ bọc các loại bồn bể, thùng chứa hàng, mặt bàn ghế, trang trí nội thất, tấm panen composite; Vỏ tàu thuyền composite. - Hệ thống ống thoát rác nhà cao tầng; Hệ thống sứ cách điện, sứ polymer, sứ silicon, sứ epoxy các loại sứ chuỗi, sứ đỡ, sứ cầu giao, sứ trong các bộ thiết bị điện, chống sét, cầu chì; - Lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp; Mô hình đồ chơi trẻ em …. Phần 2: Hóa học và vấn đề xã hội Câu 1: Cần sa là gì? Các dạng chiết xuất và tác hại của cần sa? Trả lời: Cần sa là từ để chỉ chung lá, thân, hạt, và hoa của cây gai dầu/cây cần sa. Nó là một loại cây mọc trong tự nhiên. Cần sa còn được gọi bằng các tên gọi khác như Cỏ, Tài mà, Bồ đà… Chất hướng thần chính trong cần sa là delta-9-tetrahydrocannabinol (viết tắt là THC). Do nó kích thích phần não phản ứng với khoái cảm, giống như thức ăn và tình dục dẫn đến giải phóng một chất được gọi là dopamine. Nó mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái, dễ chịu. 17
  18. Các dạng chiết xuất của cần sa Cần sa có 3 dạng chính: Marijuana, Hash hay Hashish và dạng Dầu. Marijuana Hash hây còn gọi là “băm” Dầu - Marijuana gồm lá và hoa khô của cây cần sa (Cannabis). Trong ba dạng cần sa, Marijuana chứa ít chất THC nhất nên kém tác dụng nhất. - Hashish hay Hash là thường được gọi là “băm”, là một sản phẩm cần sa tạo từ các tuyến nhựa cuống và được nén lại thành cục. Hash thường được trộn với thuốc lá để hút, nhưng cũng có thể bỏ vào đồ ăn để ăn. Loại này mạnh hơn marijuana. - Dầu là chất đặc được chế tiết từ Hash, là loại mạnh nhất. Dầu thường được bôi trên đầu điếu thuốc hay trên giấy điếu thuốc lá để hút. Những tác động xấu của việc sử dụng cần sa: cần sa để lại rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và cuộc sống của bạn. - Cần sa và bệnh lý tâm thần: Sử dụng cần sa thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần chẳng hạn như tâm thần phân liệt. Bạn có thể bị ảo giác (nhìn thấy những thứ không thực sự ở đó) và hoang tưởng (tin vào những điều không thực sự đúng). - Cần sa có thể gây hại cho phổi - Tăng khả năng tai nạn giao thông nếu bạn lái xe trong khi sử dụng cần sa. - Cần sa có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.Nghiên cứu trên động vật cho thấy cần sa có thể gây ảnh hưởng vào việc sản xuất tinh trùng ở nam và rụng trứng ở nữ. - Nếu bạn đang mang thai, cần sa có thể gây hại cho thai nhi. - Cần sa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. - Cần sa là chất gây nghiện Câu 2: Ma túy đá là gì? Các dạng chiết xuất và tác hại của cần sa? Trả lời: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp. Nó có chứa chất metamphetamine (meth) và amphetamine (amph). Nó 18
  19. được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và các hóa chất khác nhau. “Ma túy đá” là một chất nhân tạo, xuất hiện dưới dạng bột, màu trắng, có vị đắng. Ở Việt Nam, “ma túy đá” thường xuất hiện dưới dạng viên màu trắng hoặc dạng tinh thể – trông giống như pha lê (lý do người dùng gọi chất này là “đá”). Vì có dạng giống viên đá nên được gọi là ma túy đá. Thành phần chính của ma túy đá là metamphetamine. Tác dụng gây kích thích. Sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến họ có thể làm những điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng, tự rạch, cào, cắn vào chính cơ thể mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét. Và thực tế đã có nhiều vụ án chấn động do hung thủ sử dụng ma túy đá… Các dạng ma túy đá: “Ma túy đá” có thể có các dạng viên, hít, hút hoặc tiêm chích. Dạng hít dạng hút dạng tiêm chích - Dạng hít: Hít là hình thức sử dụng khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới. Methamphetamine thường được nghiền thành bột và hít qua đường mũi qua ống hút (người dùng thường cuốn tiền, giấy thành ống hút). - Dạng hút: Methamphetamine ở dạng tinh thể, trong suốt, thường được hút qua tẩu hoặc cóng bằng cách đốt nóng để tinh thể trở thành khói. Người dùng hít lượng khói này và chất ma túy sẽ thẩm thấu vào máu thông qua phổi. - Dạng tiêm chích: Methamphetamine có thể được tiêm chích trực tiếp vào mạch máu, tuy nhiên methamphetamine cần được hòa tan vào nước cất trước khi tiêm chích. Dùng qua hình thức này mang lại tác động mạnh mẽ, tức thời (sau 5 – 10 giây). Cảm giác phê, sướng có thể kéo dài từ 12 – 24 giờ. - Ma túy đá là chất gây nghiện: Cũng giống như cần sa, ma túy đá gây nghiện về mặt tâm lý. Cảm giác thèm thuồng, khát khao sử dụng được nó dẫn đến sự lệ thuộc. Không những thế, loại ma túy này còn có độ dung nạp. Tức là càng ngày người sử dụng 19
  20. càng phải tăng liều lên mới đáp ứng nổi cơn ” thèm”. Chứ không có chuyện chỉ sử dụng mãi một liều. Và hệ lụy là nó bào mòn tâm trí và cơ thể người dùng. Câu 3: Heroin là gì? Các dạng chiết xuất và tác hại của heroin? Trả lời: Heroin, bạch phiến, hay còn được gọi tắt là nàng tiên trắng. Nó được chiết xuất từ nhựa của cây anh túc. Heroin thuộc nhóm các chất dạng thuốc phiện. Chất này có tính chất hóa học tương tự như morphine nội sinh mà cơ thể tự sản sinh ra để làm giảm đau. Giống như các loại ma túy khác, nó kích hoạt hệ thống thưởng trong não, khiến người dùng cảm thấy “phê sướng”. Trong trường hợp bị quá liều, có thể ngừng thở, và thậm chí có thể tử vong. Heroin được sản xuất từ cây anh túc. - Các dạng sử dụng của Heroin Cũng giống như amphetamin, heroin thường được sử dụng theo đường tiêm chích, hút, hoặc hít. Đường chích làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Heroin là một chất vừa gây nghiện về mặt thể lý và cả về mặt tâm lý. Đó là lí do vì sao bạn có thể thấy một người lên cơn “đói thuốc” có biểu hiện rất dữ dội. Có thể có cảm giác như kiến bò khắp nhười, đau cơ và xương, các cơn nóng, lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, vấn đề về giấc ngủ, bồn chồn, khó kiểm soát hành vi, thèm khát heroin mãnh liệt,… - Tác hại của heroin: Đằng sau những tác động “phê pha” của heroin, thì sau khi sử dụng có thể gặp các phản ứng như: da đỏ ửng, khô miệng và cảm giác nặng nề ở tứ chi. Buồn nôn, nôn và ngứa dữ dội. Sau những tác động ban đầu, người dùng thường sẽ buồn ngủ trong vài giờ, tim chậm lại và hơi thở cũng bị chậm lại nghiêm trọng, đôi có thể đe dọa tính mạng. Heroin có thể mang lại cái chết lập tức. Sử dụng heroin nhiều lần làm thay đổi cấu trúc vật lý và sinh lý của não, tạo ra sự mất cân bằng lâu dài trong hệ thống thần kinh và nội tiết tố không dễ dàng đảo ngược. Các nghiên cứu đã cho thấy sự suy giảm chất trắng của não do sử dụng heroin, có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định, khả năng điều chỉnh hành vi và phản ứng với các tình huống căng thẳng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2