Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Mường Quạ
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm góp phần đưa trò chơi dân gian vào trường học là một phương cách để học sinh gần gũi và “thấm” dần văn hóa dân tộc; giúp phát triển cả về Đức - trí - thể - mỹ cũng như hình thành các kỹ năng. Trong hoàn cảnh CNTT bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi trên mạng thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học sẽ tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích góp phần phát triển con người toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Mường Quạ
- TÊN ĐỀ TÀI: Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Mường Quạ. Môn: Giáo dục thể chất
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ TÊN ĐỀ TÀI: Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Mường Quạ. Môn: Giáo dục thể chất Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Anh Tổ: Hóa - Sinh - Thể - Địa Năm học: 2020 - 2021 Số điện Thoại: 0916622374
- MỤC LỤC Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Khả năng ứng dụng của đề tài . 2 Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 3 II.1.Thuận lợi 3 II.2. Khó khăn 4 III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN 4 III.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi 4 III.2. Một số trò chơi dân gian 4 III.2.1. Xoay vòng chạy 4 III.2.2. Chơi ù 5 III.2.3. Điểm danh nhanh 6 III.2.4. Leo cầu treo 6 III.2.5. Cướp cờ 7 III.2.6. Thi ai nhanh hơn 8 III.2.7. Nhảy bao bố 8 III.2.8. Bịt mắt bắt dê 9 III.2.9. Mèo đuổi chuột 9 III.2.10. Đi cà kheo 10 III.2.11. Ném còn 10 III.2.12. Kéo co 11 III.2.13. Nhảy dây tập thể 12 III.2.14. Chạy tiếp sức 13 III.2.15. Cầm dây chạy thi 14 III.2.16. Đánh cá 14 III.2.17. Từng đôi nhảy dây 15 IV. CÁCH LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI VÀO TIẾT DẠY 16
- IV.1. Cách lựa chọn trò chơi 16 IV.2. Ví dụ áp dụng áp dụng trò chơi vào một tiết dạy 17 IV.3. Ví dụ một tiết học cụ thể 19 Phần III: KẾT LUẬN 25 1. Kết quả 25 2. Ý nghĩa 25 3. Bài học kinh nghiệm 26 4. Kiến nghị đề xuất 26 Tài liệu tham khảo 28
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 2. GV Giáo viên 3. HS Học sinh 4. THPT Trung học phổ thông 5. TDTT Thể dục thể thao 6. GDPT Giáo dục phổ thông 7. CNTT Công nghệ thông tin
- Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Sức khỏe là vàng, sức khỏe là vốn quý của tất cả mỗi chúng ta. Bất kì ai sinh ra cũng mong muốn mình được khỏe mạnh và thành đạt, có thể hình lí tưởng, đạt chiều cao và cân nặng như ý. Đó là mong muốn hợp quy luật và không của riêng ai. Đặc biệt, trong thời đại kinh tế thị trường phát triển năng động như hiện nay để đánh giá một con người, chúng ta không chỉ đánh giá ở khía cạnh nội dung mà còn chú ý cả về mặt chứa đựng nội dung - đó chính là hình thức bên ngoài. Chính vì vậy, khi kinh tế phát triển, nhu cầu no cơm ấm áo được đảm bảo, mọi người bắt đầu quan tâm dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe để hướng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ cao nhất cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm sao để các thế hệ trẻ Việt Nam có được một thể chất tốt để đảm bảo sức khỏe và tinh thần tráng kiện là mong ước của cả dân tộc Việt Nam. Thực tế ở nước ta, từ những năm chiến tranh, Bác Hồ có viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”. Như vậy tư tưởng văn hóa, đạo đức và xây dựng cuộc sống mới lấy con người làm chủ đạo đã được Bác Hồ đề cập cách đây rất lâu. Nhưng những năm tháng đó, do đất nước ta còn nghèo, chiến tranh liên miên nên người dân chưa có điều kiện để chăm lo cuộc sống, tập thể dục đều đặn, vấn đề tầm vóc, thể lực vì thế cũng chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đổi mới đất nước, đời sống nhân dân đã từng bước ổn định, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp, chính sách quan trọng để nâng cao sức khỏe của nhân dân. Trong đó, Thủ tướng có Quyết định số 641/QD-TTG ngày 28 tháng 4 năm 2011 về phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030. Trong đó có vấn đề quan trọng là giáo dục thể chất trong nhà trường. Đặc biệt, chương trình GDPT 2018 bắt đầu thực hiện từ lớp 1 năm học 2020 - 2021, nội dung, thời lượng của bộ môn Gíao dục thể chất được tăng cường, là môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của bộ môn. Tuy nhiên, để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của bộ môn trong việc góp phần hoàn thiện thể chất của học sinh không phải là điều đơn giản. Đòi hỏi, người giáo viên phải có phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học, 1
- đặc điểm học sinh, đặc điểm địa phương và quan trọng nhất là phải khơi gợi được hứng thú của các em trong quá trình học tập. Bản thân tôi đã gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, phụ trách giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất, hiểu rõ được những vấn đề trên, đã nhiều lần thể nghiệm, vận dụng các phương pháp dạy học, từ truyền thống đến các phương pháp dạy học mới, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn giáo dục thể chất, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chương trình giáo dục quốc dân hiện nay “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Tôi rút ra rằng, muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục thể chất thì điều đầu tiên phải tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Muốn vậy, bên cạnh giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học, sử dụng đa dạng các thiết bị, đồ dùng dạy học thì tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học là điều rất quan trọng. Trong việc tổ chức trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh, bản thân tôi thấy do địa phương trường đóng là vùng miền núi, đặc biệt khó khăn, các em lớn lên trên nương rẫy, nên lựa chọn các trò chơi dân gian sẽ gần gũi, quen thuộc và phù hợp với các em, giúp các em tạo được hứng thú trong học tập nói chung và bộ môn giáo dục thể chất nói riêng. Trong thực tế, có không ít giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn trò chơi phù hợp để đưa vào giảng dạy nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh. Nhiều trò chơi đã được nhiều giáo viên lựa chọn, phần lớn giúp học sinh phát triển các tố chất thể lực chung, còn số lượng trò chơi nhằm tạo sự hứng thú, phù hợp với đối tượng học sinh bậc THPT là quá ít, đặc biệt là học sinh vùng dân tộc miền núi như địa phương trường đóng. Trong các tài liệu giảng dạy, những nội dung này cũng không hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy, qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm “Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại Trường THPT Mường Quạ”. 2. Khả năng ứng dụng của đề tài. Sáng kiến kinh nghiệm góp phần: Đưa trò chơi dân gian vào trường học là một phương cách để học sinh gần gũi và “thấm” dần văn hóa dân tộc; giúp phát triển cả về Đức - trí - thể - mỹ cũng như hình thành các kỹ năng. Trong hoàn cảnh CNTT bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi trên mạng thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học sẽ tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích góp phần phát triển con người toàn diện. Do đó đề tài có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, phạm vi ứng dụng không chỉ là học tại trường THPT Mường Quạ mà có thể ứng dụng cho các trườngTHPT khác trong tỉnh Nghệ An và trên toàn quốc. 2
- Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Như chúng ta đã biết, tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học Phổ thông đã phát triển nhưng chưa bền vững và chưa thật hoàn thiện. Các em có tính tò mò, thích khám phá nhưng lại nhanh thay đổi, tính tự giác, tự học, tự tập luyện chưa cao. Chính vì vậy, trong quá trình dạy và học của chúng ta ở bậc THPTcần nhận thức rõ được điều này để có phương pháp dạy học và cách tổ chức tiết học phù hợp với tâm sinh lí của các em. Cùng với sự phát triển về con người, hoạt động học tập dần được các em xem như để thỏa mãn nhu cầu về nhận thức. Tuy nhiên động cơ học tập rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu thuẫn từ rất tích cực đến thờ ơ, lười biếng, từ nỗ lực học tập độc lập đến thụ động học tập. Trong quá trình dạy học, mỗi bộ môn có những nội dung giảng dạy, học tập riêng, mang tính đặc trưng riêng của từng môn học. Riêng bộ môn Thể dục, trọng tâm của quá trình dạy học và huấn luyện TDTT là sự lĩnh hội các kĩ thuật động tác và các bài tập và tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần của người học, nhằm mục đích thành thạo động tác hay bài tập từ đó phát triển cả về tố chất thể lực đồng thời tăng cường sức khỏe. Muốn đạt được mục tiêu đó của giờ học thể dục - TDTT, thì học sinh phải tập luyện một cách khoa học, tập tuyện phải theo tuần tự, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tập luyện phải đủ lượng vận động phù hợp với từng đối tượng HS và từng nội dung bài học. Vận dụng các trò chơi trong giảng dạy thể dục cũng như các hoạt động tập thể “Ngoài mang lại cho học sinh niềm vui thì trò chơi dân gian còn giúp các em tiếp cận được những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, rèn luyện sức khỏe cũng như kỹ năng sống như tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác thông qua các trò chơi mà không hề gượng ép”. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: II.1. Thuận lợi: Nhà trường tạo nhiều sân chơi, hoạt động tập thể bổ ích cho học sinh nhân các ngày lễ, ngày hội. Các trò chơi dân gian thường đơn giản, không cầu kỳ, không tốn kém nên có thể dễ dàng chơi ở mọi lúc, mọi nơi; dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy trong tự nhiên. Mỗi trò chơi có một sắc thái khác nhau, lôi cuốn học sinh tham gia say mê, không chán. Với bộ môn Giáo dục thể chất, hầu hết các tiết học đều là tiết thực hành ở ngoài sân bãi, dễ tạo không khí thoải mái, không gò bó đối với người dạy và người học, đặc biệt dễ gây hứng thú tập luyện cho HS. Với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học công nghệ đòi hỏi con người ngày càng phải có tri thức, không chỉ thế mà còn cần phải có sức khỏe thể lực dẻo 3
- dai. Nhận thức điều đó nhiều học sinh bên cạnh học tập các môn văn hóa khác cũng đã tích cực tập luyện TDTT. Đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân cũng được nâng lên, trường lớp ngày càng khang trang, cở sở vật chất được đầu tư, đặc biệt sân bãi, dung cụ tập luyện phục vụ cho giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất ngày càng tốt hơn. Qua thực tế giảng dạy môn Giáo dục thể chất, giáo viên tổ chức trò chơi, thi đấu, đa số học sinh rất yêu thích, tự giác phấn chấn, làm cho không khí tiết dạy sôi nổi, không căng thẳng và dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra. II. 2. Khó khăn: Tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đã phát triển nhưng chưa bền vững, chưa hoàn thiện, đôi khi chưa tự tin, thích học thích chơi theo ý thích của mình. Điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi trang thiết bị phục vụ cho giờ học Giáo dục thể chất đã tốt hơn trước nhưng để đáp ứng yêu cầu tập luyện thì vẫn còn thiếu. Sự quan tâm của của các cấp đối với bộ môn Giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế. Nhận thức của một số bộ phận vẫn coi là môn phụ, sự tâm huyết, tìm tòi, chịu khó để giảng dạy của giáo viên chưa cao, có lúc còn xong chuyện qua loa. III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN III.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi: Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các trò chơi phù hợp với đối tượng. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn trò chơi như sau: - Thứ nhất là phải dựa vào mục tiêu tổ chức để xác định trò chơi. - Thứ hai là phải dựa vào cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ phục vụ cho trò chơi. - Thứ ba là lựa chọn trò chơi phải phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực, giới tính sức khỏe của học sinh, an toàn cho học sinh. - Thứ tư trò chơi dễ chơi dễ tổ chức không mất quá nhiều thời gian, gây hứng thú, tự giác cho học sinh, tạo được tinh thần đoàn kết. III.2. Một số trò chơi dân gian III.2.1. Xoay vòng - chạy * Chuẩn bị: Khu vực bằng phẳng (Sân vận động), cờ hoặc vôi để kẻ vạch làm mốc. * Luật chơi: 4
- Mỗi lần chơi chọn 2 học sinh (hoặc nhiều hơn tùy chuẩn bị sân bãi) đứng ở 2 vị trí cách đích khoảng 15 -20m. Tư thế chuẩn bị đứng bằng 2 chân cúi gập người tay trái nắm vào tai phải của mình, tay phải thẳng xuống chạm đất. Bắt đầu chơi: người tổ chức hô “bắt đầu”, người chơi lấy tay phải làm tâm quay, tự quay theo chiều kim đồng hồ 5 vòng (có thể tăng số vòng quay) sau đó chạy thẳng về đích. Người nào về đích trước người đó thắng cuộc. 15-20m Vạch xuất phát Vạch đích * Mở rộng: Có thể chia thành 2 đội chơi, người đồng đội về đích thì tiếp tục người khác trong đội vào xoay vòng và chạy về đích đội nào có người cuối cùng về đích trước đội đó thắng cuộc. III.2.2. Chơi ù * Chuẩn bị: Chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẽ. Kẻ 2 vạch giữa sân làm giới hạn. Người chơi không hạn chế, ít nhất khoảng 8-10 bạn. * Luật chơi: Số người của 2 bên bằng nhau. Người nào từ khi bắt đầu chạy sang sân bạn và về phải kêu ù ù liên tục. Nếu bị đứt quãng tiếng ù (đứt hơi) trên sân bạn là bị “chết” (kể cả giẫm vạch). Nếu chạy sang sân bạn, chạm tay được vào đội bạn (có thể 1 vài người) sau đó chạy về bên mình mà không bị đưt hơi “ù” thì tất cả các bạn vừa bị chạm đều bị “chết”. Những bạn bị “giam” mà được đồng đội mình sang chạm vào thì coi như được cứu (sống lại), được chạy về bên mình để tiếp tục chơi. Nếu bị bạn giữ lại nhưng chưa dứt tiếng ù thì vẫn chưa bị “chết”. Chỉ khi nào dứt tiếng ù thì mới coi như là “chết”. Khi 1 trong 2 đội đều bị “chết” hết trước thì kết thúc 1 ván chơi. Đội đó bị thua, phải chịu phạt. 5
- III.2.3. Điểm danh nhanh * Chuẩn bị : Chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẽ. * Luật chơi: Người tổ chức hô “lớp X thành nhóm 5 học sinh - Bắt đầu” học sinh khi nghe khẩu lệnh của giáo viên hô thì chạy thật nhanh ghép thành nhóm 5 học sinh, những học sinh thừa khỏi nhóm, hoặc nhóm không đủ số lượng quy định sẽ bị phạt. Trò chơi này đòi hỏi học sinh phải nhanh chóng tìm nhóm để ghép vào. Số lượng thành viên nhóm có thể khác 5 do giáo viên chọn. III.2.4. Leo cầu tre * Chuẩn bị : - Chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẽ. - Một cây tre (hoặc mét) dài khoảng 6-8 m đường kính khoảng 8-10cm. - Hai cọc tre dài khoảng 3m (chôn xuống đất), một dây thừng dài 3m. - Một xô nước, 5 bát đựng nước (bố trí như hình vẽ) * Luật chơi: Chia thành hai đội chơi, mỗi đội 5 - 8 học sinh, mỗi đội lần lượt từng em học sinh tay cầm một bát nước đầy đi trên cây tre từ đầu thấp (sát đất) đến đầu cao có 6
- dây buộc cây tre (2 cọc). Đội nào có số lượng học sinh đi đến chạm tay vào 2 cọc và có tổng thời gian chơi ngắn nhất thì đội đó thắng cuộc. III.2.5. Cướp cờ: * Chuẩn bị: - 2 Cờ (khăn đỏ ) - Vôi bột hoặc sơn. - Chọn sân vận động bằng phẳng, kẻ 2 vạch thẳng dài cách nhau 20m. * Luật chơi: - Chia lớp thành 2 đội bằng nhau về số lượng, giới tính. - Mỗi đội đứng thành 1 hàng ngang, người cách người 1m, 2 hàng cách nhau 20m quay mặt vào nhau, mỗi đội được điểm số từ 1 cho đến hết, mỗi người nhớ số của mình. (Theo hình vẽ) - Ở chính giữa hai hàng đặt 2 lá cờ, hai đội chú ý lắng nghe giáo viên hô bất kỳ 3 số (ví dụ 3,5,7) thì thành viên nào có số mà giáo viên vừa hô nhanh chóng chạy ra để cướp cờ về. Chỉ có 2 lá cờ mà mỗi đợt có 6 người cướp để tăng tính hấp dẫn. * Tổ chức chơi - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi để học sinh biết cách chơi. - Chia học sinh thành 2 đội bằng nhau về số lượng, giới tính, tập hợp 2 hàng vào vị trí, cho điểm số. - Tiến hành trò chơi * Lưu ý: 7
- - Trò chơi này có thể cho lớp đứng thành một vòng tròn điểm số theo nửa vòng tròn từ 1 cho đến hết, bóng đặt chính giữa tâm và cũng chơi như trên. III.2.6. Thi ai nhanh hơn: * Chuẩn bị: - Vôi bột hoặc sơn kẻ vạch xuất phát, về đích. - Còi - Kẻ vạch xuất phát trên đường chạy vòng sân vận động, cách vạch xuất phát 400m kẻ vạch về đích. * Luật chơi: - Giáo viên chia HS thành từng nhóm 5 HS nam, nữ riêng, có sức khỏe, thể lực cùng nhóm tương đương, các thành viên trong nhóm thi với nhau ai về đích nhanh hơn. - Từng nhóm vào vị trí xuất phát, đi bộ khi nghe lệnh giáo viên chuyển sang chạy khi nghe lệnh chuyển sang đi bộ, nghe lệnh tiếp chuyển sang chạy về đích (lệnh giáo viên dùng còi để thổi). - Thực hiện trên đường chạy vòng quanh sân vận động, độ dài 400m. Có thể tùy thuộc vào đối tượng HS và thời gian để lựa chọn quãng đường dài hay ngắn. * Tổ chức chơi - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi để HS biết cách chơi. - Chia nhóm, lần lượt các nhóm vào thực hiện, có thể cử thêm học sinh cùng giám sát và giúp đỡ các khâu như: trọng tài về đích, chuyển giữa đi bộ sang chạy, giữa chạy sang đi bộ. * Lưu ý: - Trò chơi này thường khó giám sát giữa đi bộ và chạy (đi bộ luôn luôn có ít nhất một chân chạm đất, chạy có thời điểm bay trên không hai chân không chạm đất). Giáo viên quán triệt HS không thực hiện đúng luật sẽ bị phạt để các em thực hiện tốt hơn. - Nếu đường chạy nhỏ, hoặc không có đường chạy vòng quanh sân vận động giáo viên có thể tổ chức HS chạy theo đường thẳng trong sân vận động, có thể chạy lặp lại đường thẳng (quay đầu). Nếu tổ chức trong sân vận động tăng số lượng thành viên trong nhóm lên để số lượng nhóm giảm xuống, không mất nhiều thời gian. III.2.7. Nhảy bao bố * Chuẩn bị: 8
- Chọn nơi bằng phẳng rộng rãi, người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội sếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào ngườithứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng * Luật chơi: Ngừơi chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. III.2.8. Bịt mắt bắt dê: * Chuẩn bị: Chọn khu vực bằng phẳng rộng rãi, một khăn vải để bịt mắt * Luật chơi: Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng. III.2.9. Mèo đuổi chuột * Chuẩn bị : Chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẽ. * Luật chơi: Tất cả người chơi tiến hành chọn ra hai người chơi. Hai người chơi oẳn tù tì với nhau để xác định vai trò: một người chơi đóng vai mèo, một người chơi đóng vai chuột. Bắt đầu trò chơi, những người chơi còn lại đứng thành vòng tròn, tay nắm tay nhau, giơ cao tay. Chuột và mèo đứng giữa vòng, quay lưng lại với nhau. 9
- Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, chuột bắt đầu chạy, còn mèo đuổi theo chuột. Chuột phải chạy luồn lách qua các “hang” là khoảng cách trống dưới các cánh tay của các người chơi. Còn mèo đuổi theo, chuột chạy chỗ nào, thì mèo phải chạy đúng vào hang đó, để tìm cách chạm vào mèo. Những người chơi khác vừa hát bài hát đồng dao vừa tìm cách giúp đỡ chuột: khi chuột chạy tới thì giơ thật cao tay để chuột chạy qua. Khi mèo chạy tới thì giơ thấp tay gây khó dễ cho mèo. Khi bài hát kết thúc, tất cả các người chơi đồng loạt ngồi thụp xuống, kết thúc ván chơi. Nếu trong ván chơi nếu mèo không chạm được vào chuột thì mèo thua. Còn không thì chuột thua. III.2.10. Đi cà kheo * Chuẩn bị: Chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẽ. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau khoảng 30m (cự ly do giáo viên chọn). Làm 2 hoặc nhiều cây cà kheo, cây cà kheo được làm bằng tre, độ cao của bệ đặt chân cách mặt đất khoảng 0,5m - 0,8m. * Luật chơi: Chọn 2 học sinh (hoặc nhiều hơn) đứng ở vạch xuất phát khi có hiệu lệnh xuất phát người chơi bắt đầu lên cà kheo và chạy về vạch đích ai đến đích trước sẽ thắng. * Lưu ý: Trò chơi này khi chạy dễ bị ngã vì vậy giáo viên phải chú ý đảm bảo an toàn (sân chơi bãi tập phải phù hợp, cà kheo không cao quá,...). III.2.11. Ném còn * Chuẩn bị: 10
- Quả “còn” hình cầu to bằng nắm tay trẻ nhỏ, được khâu bằng nhiều múi vải màu, bên trong nhồi thóc và hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dệt vải). Quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí và có tác dụng định hướng trong khi bay. Sân ném còn là bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre (hoặc vầu) cao, trên đỉnh có “vòng còn” hình tròn (khung còn), khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). * Luật chơi: Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, có vạch giới hạn ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc. Tùy theo quy định mỗi người có thể ném 3 quả hay 5 quả, người nào vào vòng nhiều hơn người đó thắng cuộc. III.2.12. Kéo co: * Chuẩn bị: - Vôi bột hoặc sơn kẻ vạch giới hạn, khăn đỏ. - Một sợi dây dài khoảng 25 - 30m (dây thừng loại to). - Trên sân đánh dấu một điểm, cách về 2 phía điểm đó 1,5m kẻ 2 vạch dài khoảng 1,5m. * Luật chơi: - Chia lớp thành 2 hoặc 4 đội chơi bằng nhau về số lượng, giới tính, tương đương về thể lực. - Dùng một sợi dây dài khoảng 25 - 30m (dây thừng loại to), điểm giữa dây buộc một khăn màu đỏ để làm dấu. (Như hình vẽ dưới đây) - Khi chơi 2 đội đứng về 2 phía đầu dây cầm 2 tay vào dây sao cho điểm chính giữa dây đã đánh dấu nằm trùng với điểm đánh dấu trên mặt sân. Khi giáo viên phát lệnh hai đội dùng sức kéo dây về phía mình, đội nào kéo điểm đánh dấu giữa dây vượt qua vạch kẻ quy định trên sân (cách tâm 1,5m) thì đội đó thắng cuộc, mỗi trận đấu 3 hiệp đội nào thắng 2 hiệp là đội đó thắng chung cuộc. * Tổ chức chơi: 11
- - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi để học sinh biết cách chơi. - Chia lớp thành 2 đội hoặc 4 đội chơi bằng nhau về số lượng, giới tính, tương đương về thể lực. - Tiến hành trò chơi III.2.13. Nhảy dây tập thể: * Chuẩn bị: - 4 sợi dây thừng dài khoảng 5m. * Luật chơi: - Chia thành 2 đội hoặc 4 đội chơi bằng nhau về số lượng, giới tính, có thể chơi nam - nữ riêng. - Mỗi đội có một sợi dây dài khoảng 5m, 2 người đứng cách nhau khoảng 4m cầm 2 đầu sợi dây làm động tác vu dây để nhảy dây, 3 người thành từng tốp một vào nhảy cùng một lúc khi cảm thấy gần mệt thì tốp 3 người khác vào thay để nhảy cứ quay vòng như vậy mỗi đội nhảy trong vòng 3 phút tính số lần nhảy của đội nào nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc. * Tổ chức chơi - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi cho học sinh biết về cách chơi. - Chia lớp thành 2 đội hoặc 4 đội chơi bằng nhau về số lượng, giới tính - Cử thêm 2 học sinh đứng đếm số lần nhảy của mỗi đội, đội nào nhảy ít lần hơn sẽ thua. - Tiến hành trò chơi - Đội nào thua bị phạt nhảy thêm 2 phút hay các hình thức phạt khác nhưng cũng nên nhẹ nhàng để dễ thực hiện. * Lưu ý: - Số lượng mỗi tốp nhảy có thể thay đổi 2, 3 hoặc 4 học sinh, thời gian nhảy cũng có thể thay đổi số lượng thành viên mỗi đội ít nên rút ngắn thời gian, nếu nhiều thì tăng thời gian nhưng cũng không nên quá dài làm mất sự hấp dẫn và học sinh quá mệt . 12
- - Chỉ đếm số lần nhảy bình thường của cả 3 học sinh, nếu vướng dây, hay không đủ 3 người nhảy thì không tính. III.2.14. Chạy tiếp sức: * Chuẩn bị: - Vôi bột hoặc sơn để kẻ vạch xuất phát. - 2 cờ cắm làm mốc, 1 cờ phát lệnh. - Kẻ vạch xuất phát, vạch ngang dài 5m. - Cách vạch xuất phát khoảng 20 đến 30m cắm 2 lá cờ để làm mốc. * Luật chơi: - Chia lớp thành 2 hoặc 4 đội, mỗi đội bằng nhau về số lượng và giới tính, nếu có điều kiện thi đấu nam, nữ riêng - Hai đội xếp thành hàng dọc, cách nhau khoảng 3m, người cách người trong đội khoảng 1m. Vạch xuất phát Cờ làm mốc - Khi có lệnh xuất phát 2 người đầu hàng xuất phát chạy thẳng về phía lá cờ và vòng qua lá cờ tiếp tục chạy ngược trở lại chạm tay vào người thứ 2 ở vạch xuất phát, người thứ 2 tiếp tục chạy và vòng qua lá cờ về chạm tay người thứ 3, người thứ 3 tiếp tục chạy cứ lần lượt như thế cho đến hết. Đội nào có người cuối cùng chạy xong trước là đội đó thắng cuộc. * Tổ chức chơi - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi cho học sinh biết về cách chơi. - Chia lớp thành 2 đội bằng nhau về số lượng và giới tính xếp thành 2 hàng dọc, điều chỉnh đội hình cho hợp lý, có thể cử một số HS làm công tác giám sát. - Tiến hành trò chơi - Để tạo sự hấp dẫn giáo viên yêu cầu đội nào thua bị xử phạt có thể chạy một vòng sân, lò cò một đoạn, hay hát một bài,... * Lưu ý: 13
- - Số lần thi có thể 1 đến 2 lần, nếu lớp đông nên chia thành 4 đội thành 2 cặp thi đấu với nhau, sau đó 2 đội thắng thi với nhau, 2 đội thua thi với nhau. - Trò chơi này cũng có thể thay đổi từ chạy, sang chạy lò cò, hay bật bằng 2 chân (như bật xa). - Thay vì chạm tay để xuất phát chạy có thể cho mỗi đội một quả bóng ôm chạy khi về phải trao bóng lại cho người thứ 2, thứ 3,... III.2.15. Cầm dây chạy thi: * Chuẩn bị: - 2 sợi dây mỗi sợi dài khoảng 7m (dây thừng mềm). - Vôi bột hoặc sơn kẻ vạch xuất phát, về đích. * Luật chơi: - Chia lớp thành các nhóm 5 đến 6 HS, HS nam, nữ riêng sao cho mỗi cặp nhóm tương đương về thể lực để thi đấu với nhau. - Tổ chức từng đợt 2 nhóm chạy thi với nhau (nam thi với nam, nữ với nữ) mỗi nhóm xếp thành hàng dọc người trước cách người sau khoảng 1,2m tay trái đều nắm sợi dây, chạy vòng quanh sân vận động cự ly 400m. * Tổ chức chơi: - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi để HS biết cách chơi. - Chia nhóm (như đã nói ở phần luật chơi). - Lần lượt 2 nhóm vào vị trí tay trái cầm dây đứng thành 2 hàng dọc sau vạch xuất phát (xuất phát cao). Khi nghe lệnh xuất phát ( sẵn sàng - chạy), cả 2 nhóm chạy thi với nhau nhóm nào về đích trước nhóm đó thắng cuộc. * Lưu ý: - Phân nhóm có thể 5, 6 hay7 HS tùy theo số lượng học sinh từng lớp, số lượng nam nữ, các nhóm thi với nhau thể hình thể lực nên tương đương. - Cự ly chạy dài, ngắn tùy thuộc vào trình độ thể lực chung của các em. Trò chơi này có thể kết hợp giữa đi bộ và chạy: Ví dụ: vòng 1 đi bộ, vòng 2 chạy. III.2.16. Đánh cá: * Chuẩn bị: - Vôi bột hoặc sơn kẻ vạch giới hạn. - Kẻ sân như hình vẽ: 14
- 9m 2m 1m 2m * Luật chơi: - Chọn 5 người nắm tay nhau làm lưới, những người còn lại thành từng đôi một nắm tay nhau làm cá. 5 người làm lưới nắm tay nhau thành hàng ngang di chuyển trong ô của mình để đón những người làm cá vượt qua, chạm được người làm cá coi như đã bắt được cá. Những người làm cá - từng đôi một nắm tay nhau chạy, tìm cách vượt qua không chạm vào người làm lưới coi như thắng cuộc. (Không chạy ra ngoài vạch giới hạn hai bên) * Tổ chức chơi: - Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi để học sinh biết cách chơi. - Chia lớp thành nam, nữ chơi riêng (có thể kẻ 2 sân chơi), chọn 5 người nắm tay nhau làm lưới, những người còn lại thành từng đôi một nắm tay nhau làm cá vào vị trí chơi. - Tiến hành trò chơi:Giáo viên phát lệnh bắt đầu, khi nào người làm cá vượt qua được, hay người làm lưới bắt được hết cá là trò chơi kết thúc. * Lưu ý: - Kẻ sân rộng hay hẹp tùy theo số lượng người chơi, số người làm lưới nhiều hay ít. Khi kẻ sân cần lưu ý để người làm lưới cầm tay nhau mà vẫn thừa một khoảng trống cho người làm cá vượt qua (khoang trống dài - ngắn sẽ quyết định độ khó - dễ để người làm cá vượt qua. - Trò chơi này có thể chơi lặp đi lặp lại nhiều lần và nên thay đổi người làm lưới, làm cá. Cũng có thể kẻ thêm ô, thêm lớp lưới để tăng độ khó và tính hấp dẫn. III.2.17. Từng đôi nhảy dây: * Chuẩn bị: - 20 dây nhảy cá nhân 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh 11 trường THPT Đào Duy Từ
12 p | 153 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam và sự vận dụng vaò giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường THPT
54 p | 35 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học STEM trong giảng dạy môn Công nghệ
79 p | 19 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xác định và lựa chọn một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 Trường THPT Yên Khánh A
17 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
14 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
31 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
45 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn