intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm" tập trung nghiên cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp sắp xếp, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh với đặc điểm của từng lớp, môn học. Tu dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh học tập sao cho phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay Tiếng Anh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. Vì vậy nhu cầu học Tiếng Anh đang không ngừng gia tăng, nhưng nó vẫn là một trong những môn học khó đối với học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng khó khăn. Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên cao hoặc có thể áp dụng được vào cuộc sống. Tuy nhiên, đa số học sinh rất ngại khi học bởi vì hầu hết các em không có môi trường giao tiếp, kiến thức và vốn từ còn hạn chế. Các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết còn chậm. Trước đây các em học theo kiểu thụ động, chủ yếu tập trung vào những điểm ngữ pháp, cấu trúc câu. Đa số các em còn phụ thuộc vào đáp án có sẵn trong sách giải hoặc chờ giáo viên viết sẵn để chép vào vở. Các em chưa thực sự tập trung hết sức mình để viết bài. Do đó tiết học viết trở nên nhàm chán, hiệu quả kém. Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho các em đối với một tiết học Tiếng Anh ngay từ những phút đầu tiên? Đó là câu hỏi luôn trăn trở đặt ra trong suy nghĩ của mỗi khi soạn bài, tiến hành các bước lên lớp. Qua nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, dự giờ, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú tích cực học tập cho các em phần lớn phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên lớp của giáo viên. Trong hoạt động dạy học, phần khởi động “Warm up” đóng vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù nó chỉ chiếm một thời gian rất ngắn so với toàn bộ một tiết học. Nhưng hoạt động này thường bị giáo viên bỏ qua, cho là không quan trọng, không cần thiết, hoặc có một số giáo viên không biết cách đổi mới hình thức “Warm up” sao cho hấp dẫn, cuốn hút học sinh, giúp học sinh chuẩn bị tâm lí, kiến thức cho bài mới. Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra cho mình một kinh nghiệm là nếu học sinh được tham gia một hoạt động (warm up) trước khi bắt đầu vào bài học thì giờ học sẽ hiệu quả và thành công hơn. Vậy làm thế nào để kích thích và tạo sự hưng phấn cho các em phát huy tốt các kĩ năng, yêu thích tiết học. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương Trình Thí Điểm” nhằm phá tan sự “đóng băng” trong lớp học, và “hâm nóng” nó lên ngay từ đầu tiết học khơi gợi niềm đam mê, sự hứng thú, tích cực học tập, kích thích học sinh học ngoại ngữ tốt và hiệu quả hơn tại trường Trung học phổ thông Vĩnh Linh. II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp sắp xếp, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh với đặc điểm của từng lớp, môn học. Tu dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh học tập sao cho phù hợp. Việc thực hiện đề tài tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy giúp tạo ra tính tích cực cho hoạt động cao hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số hoạt động khởi động tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 _ Chương trình thí điểm IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM. _ 40 học sinh lớp 10A5 Trường THPT Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Tri V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1
  2. Phương pháp điều tra khảo sát: Giáo viên đưa các hoạt động để kiểm tra, đánh giá việc nắm nội dung bài của học sinh. Phương pháp phân tích- tổng hợp: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp ,đồng nghiệp dự giờ của tôi, đồng nghiệp và tôi tiến hành trao đổi,thảo luận để từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho tiết dạy. Phương pháp quan sát: Tôi tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Một số bài dạy trong chương trình sinh học Tiếng Anh lớp 10 Chương trình mới. Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 + Tháng 9/2018 - 10/2019: Lập đề cương sáng kiến + Tháng 11/2018 – 04/2019: Điều tra, khảo sát, tổng hợp hiệu quả của các giải pháp áp dụng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài dạy. + Tháng 05/2019: Viết và hoàn thành các nội dung của sáng kiến. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Các hình thức và thủ thuật để khởi động bài học có lẽ đã được nhiều nhà sư phạm chú ý và nghiên cứu sâu. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng đây là một đề tài rất bổ ích, cần được nghiên cứu để có những sáng kiến kinh nghiệm hay nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp cho học sinh có nhiều hứng thú học tập, tiếp thu bài học tốt hơn. Trong thực tế, những hình thức và thủ thuật khởi động bài học có thể dùng cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập bài cũ. Đồng thời giúp học sinh chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài mới. Nhận thấy sự cần thiết của các hình thức và thủ thuật khởi động bài học, nên ngay từ đầu năm hoc 2018-2019 tôi đã tiến hành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh 2
  3. lớp 10 – Chương Trình Thí Điểm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG THPT VĨNH LINH 1. Thuận lợi: Tiếng Anh giúp cho học sinh không những nâng cao kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này mà nó còn trang bị những kỹ năng mềm để người học thấy tự tin hơn khi tham gia các hoạt động giao tiếp. Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của môn tiếng Anh đối với người học, các giáo viên trường trung học phổ thông Vĩnh Linh vẫn nỗ lực không ngừng, tìm tòi các phương pháp dạy học tiếng Anh hợp lý để giúp sinh viên học một cách hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh). Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt. Được Ban Giám Hiệu quan tâm, tổ chuyên môn các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt,bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh. 2. Khó khăn: Trước hết một số lớp học có lượng học sinh khá đông, phần lớn các em là học sinh đến từ nông thôn nên các em còn rụt rè, ngại ngùng, chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp hàng ngày, nhà ở xa trường, điều kiện sống và đi lại khó khăn. Thêm vào đó trình độ học sinh còn không đồng đều một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục đích đúng đắn học với hình thức đối phó. nhiều học sinh còn không có động cơ học tiếng Anh đúng đắn. Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên ít giáo viên có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động. Chính những điều này đã gây không ít khó khăn cho người dạy tiếng Anh. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TIẾT HỌC I. Bản chất của hoạt động khởi động lớp (Warm_up activity). 1. Khái niệm: “Warm up activity” là một hình thức hoạt động ngắn ( khoảng 3- 5 phút được dùng để phá tan sự “ đóng băng” trong lớp học và “ hâm nóng” nó lên ngay từ đầu tiết học. Các hoạt động này thường đơn giản và phải đủ sức hấp dẫn để kích thích học sinh học ngoại ngữ tốt hơn. 2. Nguyên tắc của hoạt động khởi động: Xác định đối tượng: 40 học sinh Lớp 10A5 học chương trình thí điểm tại trường trung học phổ thông Vĩnh Linh. Hướng dẫn học sinh cụ thể cách thức tham gia và thể lệ ( nếu đó là trò chơi và là trò chơi mới học sinh chưa bao giờ được chơi trước đó). Khống chế thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động (Warm up) tối đa chỉ từ 3 - 5 phút để dành thời gian chủ yếu còn lại cho các hoạt động trọng tâm của bài học chính. Chủ động điều khiển hoạt động và chủ động xử lí tình huống nếu có xảy ra trong quá trình tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chính của hoạt động mà giáo viên đã thiết kế: ôn lại bài cũ, dẫn dắt logic vào bài mới và gây hứng thú cho học sinh. 3
  4. Khai thác triệt để hết tác dụng của hoạt động mà mình đã thiết kế. Luôn luôn làm mới bài giảng của mình bằng nhiều hoạt động phong phú khác nhau qua mỗi tiết dạy để tránh làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên mỗi giáo viên cần tránh lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi trong một tiết học sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi. 3. Chuẩn bị: * Đối với học sinh - Tích học bài( từ vựng, mẫu câu), ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp vì đó là nền tảng quan trọng nhất giúp các em có thể tham gia tốt các hoạt động ngôn ngữ trên lớp. - Khi tham gia các hoạt động, không sợ mắc lỗi bởi vì có sai, nhận thấy các lỗi sai và sửa sai thì lần sau sẽ thực hiện đúng. - Cần tập trung trong quá trình học tập. * Đối với giáo viên Trước khi thực hiện: - Tìm tòi, học hỏi, thiết kế ra nhiều dạng hoạt động phong phú trong suốt tiết học, trong đó có các hoạt động khởi động vào bài, nhằm giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập mà không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. - Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm tiết kiệm được thời gian, kênh hình đẹp, phong phú, hiệu ứng hấp dẫn, phù hợp…hoặc sử dụng pictures, posters, handouts, clip, charts … nhằm gây hứng thú cho học sinh. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên phân chia lớp theo cặp, nhóm, đội sao cho phù hợp với từng hoạt động Warm up. - Phát handouts, sử dụng tranh ảnh, clip sinh động, hoặc chơi các trò chơi …và hướng dẫn cho học sinh từng hoạt động một cách rõ ràng, cụ thể. - Cộng điểm thưởng nếu cá nhân, cặp hay nhóm làm tốt để khuyến khích các em, tạo sự hưng phấn trước khi vào bài mới. II. Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng anh 10 – chương trình thí điểm: 1. Sử dụng Video/ Clip Sử dụng âm thanh, hình ảnh (Video/clip) kết hợp với các dạng bài tập như trắc nghiệm, trả lời câu hỏi, tick vào các câu tương ứng với những hình ảnh có trong clip, …. Tạo hiệu quả rất cao trong việc dẫn dắt vào một bài dạy. Cách này kích thích sự sáng tạo và sự tập trung của học sinh, các em học sinh sẽ có tâm thế tốt để bước vào một tiết “Listening” mà không thấy nhàm chán. Ví dụ 1: Unit 1: Family Life Listening Family life- changing roles 4
  5. Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: - Máy chiếu, loa. - Clip về hoạt động làm việc nhà (đàn ông/ phụ nữ/…) - Câu hỏi liên quan đến nội dung của bài. Thực hiện: - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi trước khi xem clip - Phát clip/ video - Theo dõi và trả lời câu hỏi (cá nhân) - Giáo viên nhận xét (nếu có) - Dẫn vào bài. Suggested answer: 1. What is she/ he doing? - He/ she is watering/ doing the gardening/ washing clothes…… 2. Do you often do household chores? - Does your father share housework ? - Does your family do the housework to gether? 3. How many hours does your mother/ father do the household chores? - .two hours/…… 4. Who takes care of your children at home? - Both my parents. Lead in the lesson: Today we are going to listen specific information about how roles in the family life. Ví dụ 2: Unit 3: Music -Listening : Inspirational music 5
  6. Tiến Quân Ca – National Anthem Làng Tôi 1. Let’s see three clips and name the songs. 2. Who composed these songs ? - Van Cao Ngày Mùa Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: - Máy chiếu, loa. - Các clip về một số bài hát của Văn cao - Câu hỏi liên quan đến nội dung của bài. Thực hiện: - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi trước khi xem clip - Phát clip/ video - Theo dõi và trả lời câu hỏi (cá nhân) - Giáo viên nhận xét (nếu có) - Dẫn vào bài. Suggested answer: 1. Name the song: - Tien Quan Ca – The national song, Làng tôi và Ngày mùa 2. Who composed those songs? - Văn Cao 3. What is your favourite kind of music? - …………………………………………………….. Lead in the lesson: Today we are going to listen to a conversation about music. 2. Sử dụng Crosswords Phương pháp mở bài bằng trò chơi ô chữ này giúp cho học sinh không những vào bài hiệu quả mà còn cung cấp cho học sinh một khối lượng từ vựng đồng thời có thể kiểm tra bài cũ của học sinh. Giáo viên cũng có thể dụng cách mở bài này cho các kỹ năng khác như Reading, Speaking, Listening and Language Focus để có một phần Warm – up thành công. Ví dụ 1: Unit 1: Family life Family life – changing roles Handout . Find verbs related to household chores in the square: 6
  7. W C L E A N E D A T I D Y W C W B W A S H N O A N M I D O T O T D N N R U N K E R I I U G W U R Y S P I L T E D D E R A T S U N Diagonal (đường chéo) Vertical (thẳng đứng) Hozizontal (ngang) Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị:Chuẩn bị 12 hand outs vào tờ giấy A4 (có ô chữ) Thực hiện: Phát handout - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài. - Yêu cầu học sinh làm theo nhóm (Một bàn là một nhóm). - Gọi 2 học sinh đại diện cho nhóm lên bảng viết đáp án. - Giáo viên nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác. - Yêu cầu cả lớp dọc những từ đó - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi (What form of words are these words used?) Suggested answers: W C L E A N E D A T I D Y W C W B W A S H N O A N M I D O T O T D N N R U N K E R I I U G W U R Y S P I L T E D D E R A T S U N There are 8 verbs: cook , tidy, clean ,do,share,water,iron. Question: Can you list some activities using these verbs? Teacher leads to the lesson: Today we are going to listen specific information about how roles in the family life. 3. Phương pháp Brainstorming Phương pháp Brainstorming (tạm dịch là kỹ thuật tạo ra ý tưởng) là giúp người học thoát ra khỏi tư duy theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn. Qua việc phân tích một số phương pháp giảng dạy có thể nhận định các phương pháp này có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp truyền thống. Trong đó sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay đổi này đã 7
  8. biến quá trình học của học viên từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khả năng sáng tạo của họ. Ví dụ: Unit 1: Family life Family life – changing roles Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: - Máy chiếu - Kẻ, vẽ phần ô chữ vào ½ tờ giấy A0 hoặc viết lên bảng (nếu không dung máy chiếu) - Chuẩn bị phần Brainstorming vào tờ giấy A4 (để hs làm nhóm) Thực hiện: - Trình chiếu phần trò chơi/ Treo phần Brainstorming lên bảng - Phát hand-out - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài. - Yêu cầu học làm theo nhóm (Mỗi bàn là một nhóm) - Gọi học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác. Giáo viên dẫn vào bài Today we are going to listen specific information about how roles in the family life. Suggested answer Unit 1: Family life Listening life – changing roles 8
  9. Ví dụ 2: Unit 5: Inventions Listening: Flying car Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: - Máy chiếu - Kẻ, vẽ phần ô chữ vào ½ tờ giấy A0 hoặc viết lên bảng (nếu không dung máy chiếu) - Chuẩn bị phần Brainstorming vào tờ giấy A4 (để hs làm nhóm) Thực hiện: - Trình chiếu phần trò chơi/ Treo phần Brainstorming lên bảng - Phát hand-out - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài. - Yêu cầu học làm theo nhóm (Mỗi bàn là một nhóm) - Gọi học sinh trình bày . - Giáo viên nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác. - Giáo viên dẫn vào bài Suggested answer 9
  10. 4. Sử dụng tranh ảnh Phương pháp trực quan là phương pháp tương đối cổ điển trong quá trình dạy học. Việc sử dụng giáo cụ trực quan trong quá trình dạy học nói chung và dạy tiếng nói riêng rất quan trọng. Nó góp phần vào sự thành công của giáo viên trong một giờ giảng. Trong giáo cụ trực quan thì hình ảnh là một phần không thể thiếu, đặc bệt trong lớp học ngoại ngữ. hình ảnh minh họa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách rõ ràng và khắc sâu trong trí nhớ của họ. Ví dụ cụ thể Unit 1: Family life Family life – changing roles Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: - Máy chiếu có hình ảnh về hoạt động household chores. - In vào ½ tờ giấy A0 (nếu không dùng máy chiếu) Thực hiện: - Trình chiếu phần hình ảnh và các câu hỏi liên quan/ Treo phần tranh lên bảng. - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài. - Giáo viên đưa ra câu hỏi. - Gọi học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác. Giáo viên dẫn vào bài : Suggested answer 1. What is she/he doing? - She/ he is cooking meal/…… 2. Does your family often share housework together? – Yes, I do 3. Who in your family often does your household chores? - my father/ mother….. Ví dụ: Lead in the lesson: Unit 3: Music Inspirational music 10
  11. Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: - Máy chiếu có hình ảnh liên quan đến bài học. - In vào ½ tờ giấy A0 (nếu không dung máy chiếu) Thực hiện: - Trình chiếu phần hình ảnh và các câu hỏi liên quan/ Treo phần tranh lên bảng. - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài. - Gọi học sinh trình bày trên bảng. - Giáo viên nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác. - Make some questions related to the topic - Giáo viên dẫn vào bài. Suggested answer: - 5. Sử dụng Game “Lucky Numbers” Sử dụng trò chơi “Lucky Numbers” trong phần “Warm –up” là một phương tiện trợ giúp học sinh giải trí, tạo không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái, sảng khoái, bớt phần căng thẳng, giúp học sinh có những phút giây thư giãn. Ngoài ra còn giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, củng cố hệ thống ngữ pháp, rèn luyện các kỹ năng thông qua hoạt động ngôn ngữ tạo cho học sinh có phản ứng kịp thời trong giao tiếp và tham gia hoạt động ngôn ngữ một cách phong phú, hấp dẫn. Ví dụ 1: Unit 2: Your body and you Listening: The food pyramid 11
  12. Let’s play a game 2 4 5 3 1 6 8 7 Lucky Numbers Questions Question 1: Who shops for food at home? Question 2: What do you drink during the day? Question 3: What kind of meat do you usually eat? Question 4: Do you have a lot of vegetables with your meal? Question 5: Do you often do morning exercise? Question 6: Are you on a diet? Question 7: Do you like choosing a healthy diet? Question 8: Lucky number! Lead in the new lesson: Listening for gist about choosing a healthy diet. .Hướng dẫn thực hiện Chuẩn bị: - Máy chiếu Powerpoint Thực hiện - Phân chia lớp ra thành 2 nhóm. - Giáo viên hướng dẫn trò chơi - Các nhóm bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi - Gọi lần lượt từng nhóm đọc đáp án - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có) - Giáo viên nhận xét và kết luận và khen thưởng (nếu có) - Trình chiếu lại toàn bộ 7 câu hỏi đó lại . - Từ bài đó giáo viên có thể giới thiệu vào bài đồng thời có dữ liệu để phân tích một bài nghe (cấu trúc, ngữ pháp, từ vựng …….) Chú ý: Trò chơi này giáo viên cũng có thể thực hiện mà không cần máy chiếu. - Chuẩn bị các Hand-out câu hỏi. - Các nhóm bốc thăm câu hỏi - Thảo luận và viết đáp án vào ¼ tờ giấy Ao - Dán câu trả lời của nhóm lên bảng. (Các bước còn lại làm giống như Powerpoint) Suggested answers: Question 1: Who shops for food at home? My mother. Question 2: What do you drink during the day?  Water Question 3: What kind of meat do you usually eat?  Pork. beef, chicken… Question 4: Do you have a lot of vegetables with your meal? 12
  13. Question 5: Do you often do morning exercise? Question 6: Are you on a diet? Question 7: Do you like choosing a healthy diet? Question 8: Lucky number! CHƯƠNG III: KẾT QUẢ I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng sáng kiến trong hoạt động “Warm up” kĩ năng Listening lớp 10 có các kết quả tích cực như sau: - Học sinh thực sự thích thú và học tập tích cực, hiệu quả giờ học Listening sau khi tham gia hoạt động Warm up. - Các học sinh yếu và kém cũng có phần tiến bộ hơn trước đây. Các em tự tin hơn , cũng xung phong phát biểu xây dựng bài trước lớp. - Lớp học trở nên sôi nổi thực sự, khả năng nghe và phản hồi của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và kết quả thực nghiệm từ việc áp dụng “Một số khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening tiếng Anh lớp 10 – Chương Trình thí điểm ”ở lớp 10A5 năm học 2018-2019 tại trường THPT Vĩnh Linh, sau đây là kết quả bài tập về nhà mà tôi đã giao cho học sinh hoàn thành khi áp dụng các hoạt động này ở lớp 10A5 * Kết quả khảo sát học sinh về sự ham thích môn học trước khi thực hiện đề tài của các lớp 10A5 Lớp Sĩ số Rất thích Thích Không thích Rất không thích SL % SL % SL % SL % 10 12,5% 27,5% 45% 6 15% A5 40 5 11 18 6 * Kết quả khảo sát học sinh của lớp trên (10A5) sau khi áp dụng “Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening tiếng Anh lớp 10 – Chương Trình Thí điểm” Lớp Sĩ số Rất thích Thích Không thích Rất không thích SL % SL % SL % SL % 1 45% 40% 12.5% 2,5% 0A5 40 18 16 5 1 Nhìn vào bảng kết quả trên ta có thể thấy sự yêu thích và học tập tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động Warm up trong phần “Listening” và đặc biệt tạo hứng thú cho các em học sinh khi tiếp tục tham gia vào các hoạt động về sau như” While –After Listening”một cách sôi nổi và hiệu quả cho giờ học viết Tiếng Anh. Kết quả này chứng tỏ một điều rằng các hoạt động Warm up trong phần “Listening” này đã đem lại 13
  14. được tính hiệu quả riêng của nó.Quan trọng hơn hết là học sinh đã bắt đầu cảm thấy hứng thú khi làm các bài tập viết mà không còn cảm thấy e ngại khi phải học giờ Listening nữa. II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KINH NGHIỆM. Việc áp dụng sáng kiến trong năm học qua đã đạt được nhiều hiệu quả trong công tác dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại trường trung học phổ thông Vĩnh Linh. Giáo viên tự giác, tích cực, trách nhiệm hơn trong công việc; đổi mới có hiệu quả phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá (Gắn lí thuyết với thực hành) Học sinh đã hình thành các kỹ năng trong học tập và rèn luyện… Thông qua hiệu quả sáng kiến, chất lượng giáo dục nhà trường được nâng cao, bộ môn Tiếng Anh nhận được sự quan tâm nhiều hơn, thiết thực hơn của ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, phụ huynh và học sinh. Sáng kiến có thể áp dụng tại các trường trung học phổ thông khác có điều kiện tương đồng. III. HẠN CHẾ: Đề tài được nghiên cứu trong một khoảng thời gian ngắn trên một phạm vi hẹp nên sẻ không tránh khỏi những hạn chế nhất định như; Tính phù hợp với đối tượng áp dụng khi thực hiện ở trường THPT khác, Công tác chuẩn bị cho bài giảng mất nhiều thời gian, phải có đầy đủ điều kiện, cơ sở vật chất mới thực hiện thành công bài dạy. 14
  15. PHẦN KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi thấy được việc áp dụng “Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening tiếng Anh lớp 10 – Chương Trình Thí điểm” đã mang lại nhiều kết quả rất khả quan - Khả năng nghe của học sinh có tiến bộ rõ rệt, bên cạnh đó các kĩ năng khác như nói và đọc cũng được nâng cao. Các em thực sự rất thích thú trong các giờ học nghe. Bước khởi động bài học (warm-up) thực sự là một bước quan trọng để tạo cho học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm lí cho bài học mới - Giáo viên cần dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng để soạn ra các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thật phù hợp với từng nội dung bài học, thích hợp với kỉ năng của từng tiết học yêu cầu. - Hình thức khởi động bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho học sinh hoạt động tích cực. Các thủ thuật nên thể hiện dưới dạng các trò chơi (games) mang tính thi đua tập thể để học sinh phấn đấu thi đua với các bạn và cảm thấy phấn khởi tích cực hoạt động để dành được phần thắng. - Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích của các em hoặc chuẩn bị một vài món quà nhỏ tượng trưng khen thưởng khi các em có được phần thắng, đồng thời giáo viên cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần cùng động viên cổ vũ bạn khi bạn đạt thành tích , tránh thi đua dẫn đến ganh đua , ghen ghét , đố kị nhau. - Giáo viên cần tổ chức hoạt động nghiêm túc tránh gây ồn ào, hạn chế sự phấn chấn quá mức của các em dẫn đến việc ảnh hưởng các giờ học của các lớp bên cạnh. Sự phấn chấn quá mức cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học tiếp theo của các em. - Một số trường hợp giáo viên có thể hướng dẫn về nhà cho học sinh chuẩn bị trước để các hình thức và thủ thuật khởi động bài học được tiến hành nhanh, đảm bảo thời gian. - Giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh, vật thật minh hoạ để các hình thức hoạt động thêm phong phú. Thường xuyên tham khảo thêm các loại sách, tài liệu để có thêm những hình thức và thủ thuật hay cho hoạt động khởi động bài học. Trao đổi, lấy ý kiến từ các đồng nghiệp để việc thiết kế các hoạt động và thủ thuật khởi động bài họcđược phong phú hơn. II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI - Đây là đề tài tôi đã đặt nhiều tâm huyết, dành nhiều thời gian để tìm hiểu thực hiện và áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, ở các năm học tiếp theo tôi sẽ luôn thực hiện và áp dụng các hình thức và thủ thuật khởi động bài học mà mình đã nghiên cứu vaò từng tiết dạy trên lớp nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích môn học hơn nữa. - Sau khi hoàn chỉnh đề tài và được xét duyệt tôi sẽ phổ biến các hình thức và thủ thuật khởi động bài học rộng rãi trong tổ chuyên môn để cùng các anh em đồng nghiệp tham khảo, đóng góp và thực hiện. - Tiếp tục tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan để có được các hình thức và thủ thuật khởi động bài học đa dạng phù hợp với từng tiết học. - Trong các năm học tiếp theo tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các hình thức và thủ thuật khởi động bài học cho các khối lớp khác. 15
  16. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã nghiên cứu và áp dụng vào quả trình giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học .Rất mong được sự đóng góp kiến của các thầy cô giáo để đề tài có tính khả thi cao. III. ĐỀ XUÂT. Để sáng kiến được áp dụng một cách có hiệu quả trong các tiết dạy nghe , tôi có một số kiến nghị sau: Đối với học sinh: phải chuẩn bị tốt phần từ vựng ở nhà trước khi đến lớp trong các tiết học. Đối với giáo viên: thiết kế các hoạt động Warm up trong phần Listening sao cho hấp dẫn với nhiều hình thức khác nhau , nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần phải chuẩn bị một số tình huống có thể xảy ra ngoài những nội dung trong bài để tránh bị thụ động trong quá trình nói và đưa ra các hoạt động phù hợp. Đối với nhà trường: Đề nghị nhà trường lắp máy chiếu ở phòng học ổn định để thuận tiện hơn cho giáo viên. Ngoài ra, nhà trường nên cung cấp thêm một số tài liệu có liên quan đến các kỹ năng (như: Nghe – Nói - Đọc –Viết) cho giáo viên tham khảo. Tôi thiết nghĩ, việc thiết kế các hoạt động Warm up trong phần Listening không chỉ dừng lại ở khối lớp 10 mà có thể áp dụng cho khối lớp 11 và 12. Trang bị thêm nhiều sách tham khảo, sách nâng cao Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Vĩnh Linh, ngày 15 tháng 05 năm 2019 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Ngọc Hà 16
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Success in English teaching – Oxford: OUP – David, P.Eric Pearse –(2000) 2. Introduction to linguistics and the English language – Nguyễn Thanh Bình. 3. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT – Bộ giáo dục và đào tạo (2002 ). 4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT – Bộ giáo dục và đào tạo ( 2004 ) . 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT – Môn tiếng Anh – NXB Giáo dục. 6. Sách giáo khoa – Tiếng Anh 10 – NXB giáo dục. 7. Sách thiết kế bài giảng –Tiếng Anh 10 – NXB Giáo dục. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2