intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng bài giảng E-learning trong dạy học môn Vật lí bằng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh Trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, dạy học E-learning kết hợp với dạy học truyền thống, dạy học mô hình lớp học đảo ngược…giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp cận kiến thức ở mọi nơi, mọi không gian, mọi thời gian, nâng cao năng lực tự chủ và tự học cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng bài giảng E-learning trong dạy học môn Vật lí bằng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh Trung học phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------***------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ Quỳnh Lưu, tháng 04/2023.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 ------***------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ Họ và tên tác giả : VÕ THÀNH TRÌ Đơn vị công tác: Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Chức vụ: Giáo viên Vật lý Email cá nhân: hoahoctrok9@gmail.com Quỳnh Lưu, tháng 04/2023.
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỤC LỤC ML a PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Tính mới và đóng góp của đề tài. 4 5.1 Đóng góp của đề tài 4 5.2 Tính mới của đề tài 4 5.3 Tính khả thi 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 5 1.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của học 5 sinh. 1.1.1 Năng lực tự chủ và tự học 5 1.1.2 Đặc điểm của năng lực tự chủ và tự học 6 1.1.3 Các hình thức tự học giúp người học phát triển năng lực tự chủ và tự học 7 trong học tập 1.2 Tổng quan về E-learning 8 1.2.1 Khái niệm về E-learning 8 1.2.2 Bài giảng E-learning và các khái niệm xây dựng bài giảng E-learning. 9 1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của bài giảng E-learning 10 1.2.4 Quy trình thiết kế bài giảng E-learning 10 1.3 Mô hình lớp học đảo ngược 11 1.3.1 Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược 11 1.3.2 Bản chất của mô hình lớp học đảo ngược 12 1.3.3 Quy trình thiết kế bài giảng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 12 1.3.4 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược 14 1.4 Thực trạng về việc dạy học phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học 15 sinh bằng phương pháp lớp học đảo ngược tại Trường THPT Quỳnh Lưu 2. 2. Giải pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược và thiết kế bài giảng 17 E-learning nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 2 2.1 Một số giải pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bằng 17 dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. 2.1.1 Sử dụng video bài giảng kết hợp phiếu hướng dẫn tự học ở nhà 18 2.1.2 Sử dụng bài giảng E-leaning kết hợp phiếu hướng dẫn tự học ở nhà 18 2.2 Một số phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy-tự học cho học sinh 19 theo mô hình lớp học đảo ngược ML a
  4. 2.2.1 Phần mềm Zalo 19 2.2.2 Ứng dụng Padlet 20 2.2.3 Bảng vẽ điện tử kết hợp với phần mềm dạy học trực tuyến 21 2.3 Giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng E-learning 22 2.3.1 Phần mềm thiết kế bài giảng iSpring Suite tích hợp vào Microsoft 24 Powerpoint 2.3.1.1 Chèn bài trắc nghiệm 24 2.3.1.2 Ghi âm và đồng bộ âm thanh 25 2.3.1.3 Ghi hình 25 2.3.1.4 Xuất bản 26 2.3.2 Nền tảng web để đăng tải bài giảng E-learning và kiểm tra, đánh giá học 26 tập 2.3.2.1 Nền tảng web để đăng tải bài giảng E-learning 26 2.3.2.2 Nền tảng web hỗ trợ kiểm tra đánh giá học tập và thi trực tuyến 27 2.4 Thiết kế bài giảng E-learning dạy học một số chủ đề Vật lí 27 2.5. Vận dụng bài giảng E-learning trong dạy học theo mô hình lớp học đảo 35 ngược nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh 2.5.1 Kế hoạch bài dạy: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt 35 2.5.2 Tiến trình thực hiện dạy học bài: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt 38 theo mô hình lớp học đảo ngược 2.6 Một số kinh nghiệm lựa chọn và xây dựng bài giảng E-learning trong 44 dạy học vật lí 3. Thực nghiệm sư phạm 45 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 45 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 46 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 46 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 46 3.4.1. Kết quả định tính 46 3.4.2. Kết quả định lượng 47 4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài 50 4.1. Mục đích khảo sát 50 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 50 4.2.1 Nội dung khảo sát 50 4.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 50 4.2.3 Đối tượng khảo sát 50 4.2.4. Kết quả khảo sát 51 4.2.4.1 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất 51 4.2.4.2 Đánh giá sự khả thi của các giải pháp đề xuất 52 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 1. Kết luận 53 2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC PL i ML b
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Các kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. THPT Trung học phổ thông 4. SGK Sách giáo khoa 5. GDTHPT Giáo dục trung học phổ thông 6. TN Thực nghiệm 7. ĐC Đối chứng 8. MĐ Mức độ ML c
  6. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT Thuật ngữ Giải thích viết tắt 1. SCORM Sharable Content Object Reference Model- là bộ các tiêu chuẩn cho hệ thống E-learning. Bao gồm: đóng gói bài giảng - chạy chương trình - điều phối. 2. AICC Aviation Industry Computer-Based Training Committee- là một tổ chức tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ quan đầu tiên thúc đẩy liên hệ giữa các hệ thống quản lý học tập hiện nay LMS với các nội dung của khóa học. 3. xAPI Experience API (Tin Can API)- là một tiêu chuẩn E- Learning (năm 2013) nó theo dõi và thu thập dữ liệu về các ‘trải nghiệm - hành động’ mà người học đã thực hiện, cả trực tuyến và ngoại tuyến. 4. HTML5 HyperText Markup Language 5 – Phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ HTML, một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide Web. HTML5 hỗ trợ tối đa cho các ứng dụng đa phương tiện trên website. 5. LCMS Learning Content Management System- Hệ thống quản lý nội dung học tập qua mạng. 6. LMS Learning Management System- Hệ thống quản lí học tập qua mạng. 7. PC Personal Computer- Máy vi tính cá nhân. 8. LAN/WAN Local Area Network- mạng nội bộ/ Wide Area Network- mạng diện rộng. 9. CD-ROM Compact Disc Read-Only Memory- là loại đĩa CD chứa dữ liệu chỉ đọc. 10. QR Quick response- dạng mã vạch có thể đọc được bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh kèm với ứng dụng chuyên biệt để quét mã. Đây là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được. 11. SPSS Statistical Product and Services Solutions- Phần mềm thống kê trong nghiên cứu khoa học. 12. AI Artificial intelligence- Trí tuệ nhân tạo, là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. 13. STEM Một hình thức giáo dục liên quan đến kiến thức các môn học Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). ML d
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH/ BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI Hình ảnh Hình 1.1 Vị trí của năng lực tự chủ và tự học trong tổng quan về Trang 6 các năng lực và phẩm chất của chương trình GDTHPT 2018. Hình 1.2 Đồ hoạ mô tả bản chất của lớp học đảo ngược so với lớp Trang 12 học truyền thống Hình 2.1 Sử dụng Zalo trong việc thông báo, trao đổi thông tin học Trang 20 tập giữa các HS và GV với HS Hình 2.2 Học sinh trình bày sản phẩm tự học và thảo luận trên trang Trang 21 Padlet Hình 2.3 Thiết bị công nghệ bảng vẽ điện tử kết hợp với phần mềm Trang 22 dạy học trực tuyến trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tự học ở nhà. Hình 2.4 Các chức năng trên thanh công cụ của iSpring Suite Trang 24 Hình 2.5 Các loại hình câu hỏi trắc nghiệm trên iSpring Suite Trang 25 Hình 2.6 Một số Slide của bài giảng E-learning bài học Các dụng Trang cụ quang học bổ trợ cho mắt. 32- 34 Hình 2.7 Các học sinh và nhóm học sinh tự học, nộp sản phẩm học Trang 41 tập và thảo luận trên trang Padlet Hình 2.8 Một số sản phẩm Sơ đồ tư duy tự học ở nhà của các nhóm Trang 42 học sinh Hình 2.9 Các nhóm học sinh báo cáo bảng hệ thống hoá kiến thức Trang 42 bài học: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt. Hình 2.10 Học sinh tự thảo luận nhóm thực hiện phiếu học tập trò Trang 44 chơi “Đi tìm mảnh ghép” nhằm củng cố, luyện tập trên lớp. Biểu đồ Biểu đồ 1.1 Thống kê các phương pháp dạy học GV đã áp dụng để Trang 15 phát triển năng lực tử chủ và tự học cho HS Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả đánh giá năng lực, kĩ năng thực hiện Trang 48 nhiệm vụ học tập trên lớp thông qua kết quả tự học của học sinh. Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC Trang 49 trước và sau thực nghiệm. Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả điểm trung bình của các lớp TN trước và Trang 49 sau khi áp dụng đề tài. Bảng Bảng 2.1 So sáng bài giảng video và bài giảng E-learning Trang 19 ML e
  8. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc thúc đẩy chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục sau đại dịch Covid-19. Chuyển đổi số trong giáo dục đã tác động đến người dạy và người học, đó là: nâng cao được khả năng tự chủ động học tập, tự tìm kiếm thông tin phục vụ cho mục đích học tập; không bị giới hạn về khả năng truy cập tài liệu học tập và tiết kiệm chi phí giúp người học có thể tự học tập suốt đời. Năng lực “tự chủ và tự học” được xếp vào năng lực quan trọng hàng đầu trong 10 năng lực và 5 phẩm chất mà mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 muốn hướng đến phát triển cho học sinh. Bởi vì trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc giáo viên truyền thụ kiến thức trên lớp cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Phát triển năng lực chủ và tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp người học rèn luyện ý thức tự học tập mọi lúc, mọi nơi, tự lập kế hoạch, tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ cho việc học tập của bản thân. Đây chính là “chìa khoá” dẫn người học tới phương pháp tự học tập suốt đời, phù hợp với thời đại kỉ nguyên số và xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã mang lại nhiều thành tựu trong mọi mặt của đời sống. Nhiều phần mềm ứng dụng và các thiết bị công nghệ với các tính năng ưu việt ra đời đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Một trong những phương thức giáo dục ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong giai đoạn hiện nay là E-learning. Ưu điểm của phương thức giáo dục này là tính linh hoạt tiện lợi, không ràng buộc về không gian và thời gian. Chỉ cần có laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng kết nối internet thì học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi kết hợp với bài giảng truyền thống, có thể học tập và xem lại kiến thức bài giảng của giáo viên khi chưa hiểu bài ở trên lớp, có thể tự tìm tòi, mở rộng kiến thức trong bài giảng mà giáo viên không đủ thời gian triển khai trên lớp. Như vậy, E-learning là một phương thức giáo dục hiện đại mang tính linh hoạt, tương tác cao, thuận lợi về thời gian và không gian kết hợp và bổ sung cho phương pháp dạy học truyền thống sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Đối với bộ môn Vật lí, môn học khoa học thực nghiệm nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên thì việc tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị bài học trước khi đến lớp là điều cần phải làm đối với mỗi học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học sao cho phát huy được tính tự chủ và tự học ở học sinh. Hiện nay, việc sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học theo phương pháp “lớp học đảo ngược” đã góp phần giúp giáo viên thực hiện được mục tiêu đó. Trong lớp học đảo ngược, học sinh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tự học ở nhà thông qua 1
  9. bài giảng E-learning (do giáo viên chuẩn bị trước giao cho học sinh), học sinh truy tìm kiến thức, các nhóm học sẽ tương tác với nhau qua các ứng dụng truyền thông như facebook, zalo, padlet... Giờ học ở trên lớp sẽ được giáo viên tận dụng tối đa tổ chức cho học sinh vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp học sinh hiểu sâu hơn đồng thời bồi dưỡng cho học sinh các năng lực tự chủ và tự học, năng lực khoa học thực nghiệm, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp và hợp tác... Từ năm 2021-2022, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động hai cuộc thi: “Thiết kế bài giảng điện tử” và “Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ nhất” nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số ngành Giáo dục có chất lượng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học. Ngày 02/10/2022, Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ an đã phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022: "Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ học tập suốt đời sau đại dịch Covid- 19". Có thể thấy, các cuộc thi và cuộc phát động mà toàn ngành giáo dục triển khai càng chứng minh cho mục đích, vai trò to lớn của phương thức giáo dục E-learning trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học và chuyển đổi số giáo dục hiện nay. Xuất phát từ những lí do nêu trên cùng với mong muốn góp phần vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài: Thiết kế và ứng dụng bài giảng E-learning trong dạy học môn Vật lí bằng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh Trung học phổ thông. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, ứng dụng của công nghệ thông tin trong việc dạy và học môn Vật lí, giúp giáo viên và học sinh chủ động sáng tạo trong học tập, thúc đẩy học tập trong thời đại 4.0 - Góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, dạy học E-learning kết hợp với dạy học truyền thống, dạy học mô hình lớp học đảo ngược…giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp cận kiến thức ở mọi nơi, mọi không gian, mọi thời gian, nâng cao năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. - Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về bài giảng E-learning, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong chương trình GDPT 2018, mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học lớp học đảo ngược, nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. - Phạm vi chương trình Vật lí THPT. 2
  10. - Đối tượng áp dụng: học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận + Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, chương trình GDPT 2018 nhằm tìm hiểu lý thuyết về phương pháp dạy học giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất, đặc biệt là năng lực tự chủ và tự học. + Nghiên cứu về bài giảng Elearning, mô hình lớp học đảo ngược, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các công văn của Bộ Giáo dục đào tạo và Sở giáo dục đào tạo Nghệ an về thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục. + Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Vật lí, từ đó thiết kế các hoạt động dạy học sao cho phù hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. + Tìm hiểu thực trạng dạy học và phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lí, năng lực tự chủ và tự học của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 bằng: dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu điều tra…. + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp thực hiện. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. + Tiến hành thực nghiệm sư phạm. + Xử lý kết quả thực nghiệm, đưa ra kết luận về tính hiệu quả của đề tài. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tổ chức các phương pháp dạy học bằng bài giảng Elearning, ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình lớp học đảo ngược nhằm định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. - Tìm hiểu thực trạng về phương pháp dạy học lớp học đảo ngược, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, năng lực tự học bộ môn Vật lí của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2. - Đề xuất và đưa ra các biện pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh học tập bộ môn Vật lí thông qua môt số phương pháp dạy học E-learning và dạy học lớp học đảo ngược. - Thiết kế bài giảng E-learning, xây dựng một số chủ đề dạy học Vật lí sử dụng bài giảng Elearning và một số phần mềm dạy học; sử dụng phương pháp dạy học kết hợp tự học – trực tuyến – trực tiếp, tổ chức các hoạt động tự học cho học sinh. 3
  11. - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả nghiên cứu. 5. Tính mới và đóng góp của đề tài. 5.1 Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: góp phần làm rõ cơ sở lý luận về các phương tiện dạy học: bài giảng Elearning, mô hình lớp học đảo ngược, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục theo định hướng chương trình giáo dục THPT mới. - Về mặt thực tiễn: + góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là năng lực tự chủ và tự học, tự tìm kiếm thông tin phục vụ học tập suốt đời và thành thạo công nghệ thông tin, sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng công nghệ vào học tập và công việc. + góp phần bổ sung thêm hồ sơ dạy học môn Vật lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh, đồng thời là nguồn tư liệu cho các đồng nghiệp và học sinh tham khảo, góp phần bổ sung kho học liệu số giáo dục, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của người học, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. 5.2 Tính mới của đề tài Đề tài thể hiện tính mới, cấp bách hiện nay trong giai đoạn mà Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An đang đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số giáo dục; xây dựng kho học liệu số giáo dục làm nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh truy cập, tham khảo; đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường năng lực tự học tập suốt đời sau đại dịch Covid 19. 5.3 Tính khả thi Đề tài có tính nhân rộng, là nguồn tư liệu để giáo viên tham khảo thiết kế và sử dựng bài giảng E-learning, dễ áp dụng và triển khai với mọi giáo viên và học sinh khi thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi kết nối internet... trở nên phổ biến như hiện nay và đã thực hiện dạy học trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 mang lại hiêu quả cao. Đề tài áp dụng linh hoạt với việc dạy học kết hợp (tự học, dạy học trực tuyến, dạy học trực tiếp) hoặc dạy học trực tuyến (lúc thiên tai, dịch bệnh...) tại các trường THPT ở địa phương. 4
  12. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 1.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh. 1.1.1 Năng lực tự chủ và tự học. - Khái niệm về năng lực [1] Theo Chương trình GDTHPT tổng thể 2018 thì: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. - Khái niệm về sự tự chủ trong học tập của người học: Theo SGK Giáo dục công dân 9: Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống. Người tự chủ luôn có thái độ bình tĩnh tự tin; biết tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình; biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2012). Leni Dam (trích trong Gathercole, 1990) định nghĩa sự tự chủ trong học tập là mong muốn và khả năng người học có thể điều khiển và giám sát việc học của chính họ. Người học tự chủ là người luôn đóng vai trò chủ động trong quá trình học của họ, tự đưa ra ý kiến và nắm bắt lấy các cơ hội học tập, thay vì chỉ đơn thuần đáp ứng những yêu cầu từ phía giáo viên và việc học được xem là kết quả của quá trình người học chủ động kết giao với thế giới. Định nghĩa trên cho thấy sự tự chủ của người học chính là khả năng chủ động tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo, nói cách khác là khả năng độc lập trong học tập của người học. Như vậy, tự chủ là chủ động kiểm soát được thái độ, hành vi và thời gian để cá nhân tự chiếm lĩnh kiến thức và truyền đạt kiến thức nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các hoạt động hay nhiệm vụ được giao. - Khái niệm tự học: Tự học là một khái niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trong nước xây dụng có thể ví dụ như: Theo từ điển Giáo dục học: Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo (Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001). Theo Nguyễn Cảnh Toàn: "Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, có chỉ tiến thủ, không ngại khó…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình" (Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, 2001). 5
  13. Vậy, tự học là quá trình cá nhân tự huy động những kiến thức, kĩ năng sẵn có của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức đã chiếm lĩnh để thực hiện có hiệu quả một số hoạt động nhất định hoặc giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể. - Khái niệm năng lực tự chủ và tự học: Từ các khái niệm về năng lực, tự chủ, tự học, tổng kết lại tôi xin đưa ra kết luận: Năng lực tự chủ và tự học là khả năng chủ động kiểm soát thái độ, hành vi và thời gian nhằm huy động mọi tri thức, kĩ năng sẵn có, kinh nghiệm bản thân để tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện kĩ năng mới và góp phần hoàn thiện phẩm chất của mỗi cá nhân. 1.1.2 Đặc điểm của năng lực tự chủ và tự học - Vai trò và vị trí của năng lực tự chủ và tự học trong chương trình GDPT 2018. Chương trình GDTHPT 2018 mục tiêu hướng tới HS phát triển các năng lực và phẩm chất bao gồm: + 10 năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề sáng tạo, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, thẩm mĩ, thể chất, tin học, tính toán, ngôn ngữ. + 05 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Hình 1.1 Đồ hoạ vị trí của năng lực tự chủ và tự học trong tổng quan về các năng lực và phẩm chất của chương trình GDTHPT 2018. 6
  14. Trong đó, năng lực “tự chủ và tự học” được xếp vào năng lực quan trọng hàng đầu trong 3 năng lực chung vì những lý do sau: + giúp người học tự xây dựng kế hoạch học tập: việc tự lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch học tập sẽ giúp người học có lối nghiên cứu, làm việc khoa học, từ đó dẫn tới người học tiếp thu kiến thức hiệu quả, dễ dàng hơn, giải quyết mọi công việc một cách khoa học, hợp lý. + giúp người học tự học tập suốt đời: trong thời đại bùng nổ thông tin và tri thức như hiện nay, khối lượng kiến thức mới ra đời ngày càng nhiều, xã hội ngày càng biến đổi, nếu người học không tự học suốt đời thì sẽ trở nên tụt hậu. Tự học tập kiến thức ngoài sách vở, thầy cô, nhà trường sẽ giúp người học cập nhật kho tàng kiến thức phong phú để đáp ứng với thời đại 4.0. + phát triển các năng lực chung khác: năng lực tự chủ và tự học là tiền đề để phát triển các năng lực khác. Khi thực hiện tự học, tự nghiên cứu về kiến thức, người học sẽ gặp những vấn đề mới trong cuộc sống, lúc đó người học sẽ hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, đồng đội để tìm ra phương pháp và hướng giải quyết các vấn đề. Từ đó, việc tự chủ và tự học sẽ giúp người học phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề sáng tạo. - Yêu cầu cần đạt đối với năng lực tự chủ và tự học: Theo chương trình GDTHPT tổng thể 2018, đối với cấp THPT, năng lực tự chủ và tự học của người học có một số yêu cầu cần đạt như sau: + Tự lực: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực. + Tự học, tự hoàn thiện: * Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế. * Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. * Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. * Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân. 1.1.3 Các hình thức tự học giúp người học phát triển năng lực tự chủ và tự học trong học tập. 7
  15. Theo Sinciair (2000), sự tự chủ của người học được chia làm 3 cấp độ (cấp độ 1, giáo viên định hướng; cấp độ 2, giáo viên định hướng – người học lựa chọn; cấp độ 3, người học tự quyết định). Trong đó, mức độ tự chủ thứ 2, tức là người học chủ động học tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên là mức độ an toàn, có thế mang lại hiệu quả cao trong học tập của người học. Có hai cấp độ của tự học là tự học hoàn toàn và tự học có hướng dẫn. Ứng với mỗi cấp độ tự học được chia thành nhiều hình thức tự học của học sinh. - Tự học hoàn toàn là người học không cần sự hướng dẫn của giáo viên mà tự mình quyết định, tự xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập, tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh, tự mình hình thành và tiếp thu kiến thức, người học tự học hoàn toàn. Đây là cấp độ tự học cao nhất. - Tự học có hướng dẫn bao gồm tự học có hướng dẫn trực tiếp và tự học có hướng dẫn gián tiếp. Được phân loại như sau: + Tự học có hướng dẫn trực tiếp: là quá trình học tập trên lớp, học sinh tự mình thực hiện các hoạt động theo tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, là hoạt động cá nhân hoặc nhóm học tập, phiếu học tập. + Tự học có hướng dẫn gián tiếp gồm các biểu hiện sau: * Giáo viên hướng dẫn cho học sinh bằng các tài liệu truyền thống (như tài liệu chuyên đề, bản ghi…) có liệt kê cụ thể mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thành kiến thức, cách tra cứu và tìm kiếm tài liệu. * Giáo viên hướng dẫn qua phương tiện truyền thông như nhóm Facebook, Zalo, bài giảng điện tử, các học liệu trực tuyến, video bài giảng, E-learning… * Giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức kết hợp tài liệu truyền thống và phương tiện truyền thông (kết hợp dạy học trực tuyến và trực tiếp). 1.2 Tổng quan về E-learning. 1.2.1 Khái niệm về E-learning. E-learning (viết tắt của Electronic Learning: học tập điện tử) là một phương thức đào tạo hiện đại, hướng tới mục tiêu học tập. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về E-learning, dưới đây là khái niệm E-learning của một số tác giả: - Theo William Horton: E-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập. - Theo Compare Infobase Inc: E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. - Theo UNESCO xác định: E-learning là quá trình học tập sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. Ðào tạo trực tuyến cho phép mọi người có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, xóa bỏ những giới hạn về thời gian và không gian để cho mọi người có cơ hội học tập và học tập theo nhu cầu của mình (UNESCO, 2010). 8
  16. Như vậy, có rất nhiều khái niệm về E-learning, tuy nhiên các khái niệm đều có điểm chung là xoay quanh việc học tập dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản: E-learning là quá trình đào tạo sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm thực hiện chuyển giao, chia sẻ kiến thức giữa người dạy và người học, xóa bỏ những giới hạn về thời gian và không gian. Ngày ngay, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và thiết bị dạy học số, nhiều thiết bị công nghệ ra đời thì bài giảng E-learning được hiểu theo nghĩa rộng như sau: E-Learning là thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM và các loại học liệu điện tử khác. Theo học viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (Advabced Distributed Learning – ADL) đã đưa ra môn hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (Sharable Content Object Reference Model – SCORM) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm: - Hệ quản lí nội dung học tập (Learning Content Management System – LCMS) là phần mềm giúp quản lí các bài giảng điện tử và cấu trúc hoá bài giảng dưới một số định dạng chuẩn phổ biến và chuẩn kiểm tra, đánh giá. - Hệ quản lí học tập (Learning Management System – LMS) là phần mềm xây dựng trên công nghệ web giúp quản lí các khoá học và quá trình thực hiện các khoá học, cho phép định nghĩa các khoá học, tổ chức tương tác giữa người học và người dạy, giữa người học và các bài giảng điện tử, ghi nhận quá trình và kết quả học tập của người học, quá trình hỗ trợ của giáo viên. 1.2.2 Bài giảng E-learning và các khái niệm xây dựng bài giảng E-learning. Bài giảng e-Learning [3] là sản phẩm được tạo ra từ các phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning, có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video, hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói…), tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC, xAPI. Đối với bài học có thí nghiệm, thực hành, khi xây dựng bài giảng E-learning, các thí nghiệm thực hành cần được số hoá trước khi đưa vào bài giảng. Hoặc khi xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning cần phải có các thiết bị công nghệ. Vì vậy, đi kèm với khái niệm bài giảng E-learning, còn có một số khái niệm sau: Thiết bị dạy học số [4] là thiết bị dạy học được xây dựng/thiết kế/số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học. Cụ thể như: bộ tranh ảnh, video clip, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo… Thiết bị công nghệ trong dạy học [4] là những phương tiện, máy móc, thiết bị có chức năng thu nhận, xử lí, truyền tải thông tin dữ liệu phục vụ hoạt động dạy 9
  17. học, giáo dục, có thể trong giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo các kế hoạch, hoặc khi tổ chức dạy học, giáo dục, hay khi kiểm tra, đánh giá, tổng kết. Có thể kể đến như: PC, Laptop, điện thoại thông minh, Ipad, máy chiếu… 1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của bài giảng E-learning - Về ưu điểm: + Không bị giới han bởi không gian và thời gian: Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. + Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, giáo viên biên soạn những bài giảng có hình ảnh, âm thanh, tạo hấp dẫn cho người học. + Tính linh hoạt: người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. + Tính cập nhật: nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người học. + Tính phối hợp: người học có thể trao đổi thông tin với nhau và trao đổi với giáo viên qua các diễn đàn, hội thoại, trực tuyến (chat), thư (email), mạng xã hội. + Tâm lí dễ chịu: mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và người học dần dần bị xóa bỏ, do đó, khi đến với E-learning, mọi thành phần, không phân biệt trình độ, giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể (cá nhân hoặc người học). - Về hạn chế: + Nếu sử dụng bài giảng E-learning trong cả một quá trình học mà không học tập theo phương pháp trực tiếp thì người học sẽ không được rèn kĩ năng giao tiếp xã hội. + Không rèn được cho người học thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm đối với các môn học có thí nghiệm thực hành. 1.2.4 Quy trình thiết kế bài giảng E-learning Bước 1: Xác định mục tiêu và kiến thức cho bài giảng Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế giáo án E-learning là cần phải xác định được mục tiêu học tập và giảng dạy. Tùy vào từng đối tượng học sinh khác nhau mà giáo án sẽ được biên soạn cần hướng tới những kiến thức hay yêu cầu cụ thể như thế nào. Việc xác định được rõ ràng giúp cho giáo viên thực hiện tốt và đạt độ chính xác cao trong quá trình thiết kế giáo án E-learning. Để thực hiện công việc này, trước tiên, giáo viên nên tham khảo kỹ các sách giáo khoa, sách giáo viên để có được những kiến thức căn bản nhất. Ngoài ra, giáo viên cũng cần tham khảo thêm các tài liệu mở rộng để có thể xác định được chính xác mục tiêu của từng bài giảng, thái độ, kiến thức và kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Bước 2: Xây dựng tư liệu cho từng bài giảng 10
  18. Về tư liệu để xây dựng cho giáo án E-learning, giáo viên có thể tham khảo thêm từ nguồn internet, phần mềm dạy học hoặc có thể là những tư liệu mà giáo viên hoặc các đồng nghiệp tự tạo ra… các tư liệu này cần phải đảm bảo chất lượng, nội dung và tính logic cao. Việc thu thập đầy đủ, chi tiết dữ liệu và sắp xếp chúng thành một thư viện, cây thư mục sẽ giúp cho giáo viên thực hiện tốt và thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng giáo án E-learning. Bước 3: Xây dựng kịch bản giảng dạy để thiết kế giáo án E-learning phù hợp Việc thiết kế giáo án E-learning phải tuân thủ theo nguyên tắc sư phạm, tức là phải đảm bảo cung cấp đủ kiến thức cơ bản và hoàn thành được mục tiêu bài giảng từ kiến thức tới kỹ năng. Không những vậy, phải tuân thủ các bước của nhiệm vụ dạy học, xây dựng tương tác giữa giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi… để tạo nên quá trình dạy học hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao nhất. Bước 4: Chọn phần mềm và số hóa bài giảng Ở bước này, giáo viên sẽ lựa chọn phần mềm hỗ trợ, công cụ để thiết kế giáo án E-learning phù hợp nhất. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ khác nhau, giáo viên có thể lựa chọn Articulate Storyline 3, Adobe Presenter, iSpring Suite… Trong đó Adobe Presenter hoặc iSpring Suite có hỗ trợ tích hợp Microsoft PowerPoint được đánh giá cao, được sử dụng phổ biến với khả năng thân thiện với giáo viên hơn cả. Việc tiến hành số hóa bài giảng từ quay video, biên tập, ghi âm, hoặc chỉnh sửa video, file âm thanh… nhờ vào hỗ trợ từ một phần mềm thích hợp được đảm bảo tốt. Số hóa và đồng bộ bài giảng điện tử được thực hiện tốt, từ đó giúp quá trình giảng dạy đạt được kết quả cao hơn như yêu cầu. Bước 5: Chạy thử, điều chỉnh và kết thúc quy trình Sau khi xây dựng xong giáo án E-learning, việc tiếp theo và cũng là cuối cùng trước khi kết thúc quy trình là việc cho hoạt động thử, đưa ra những thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp. Trong quá trình chạy thử, cần chú ý đánh giá một cách chi tiết, rà soát các lỗi phát sinh đầy đủ và rõ ràng để kịp thời điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng của giáo án E-learning. 1.3 Mô hình lớp học đảo ngược. 1.3.1 Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược. Mô hình lớp học đảo ngược là mô hình học tập, trong đó người học xem bài giảng (tài liệu bài giảng truyền thống hoặc bài giảng điện tử ) và nghiên cứu tài liệu do người dạy cung cấp để hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp. Thời gian học tập tại lớp sẽ được sử dụng cho các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, thực hành và nâng cao kiến thức về nội dung bài học (Kim, 2015). 11
  19. Hình 1.2 Đồ hoạ mô tả bản chất của lớp học đảo ngược so với lớp học truyền thống Theo cách hiểu đơn giản, lớp học đảo ngược là đảo ngược quá trình học truyền thống, tức là học sinh sẽ nghe giảng tại nhà và việc làm bài tập, thực hành, ứng dụng được thực hiện trên lớp. 1.3.2 Bản chất của mô hình lớp học đảo ngược. Trái với lớp học truyền thống, với mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác, giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu. Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết hơn, có thể tiếp cận bài giảng e-learning bất kì lúc nào, có thể tạm dừng bài giảng, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh hiểu kĩ hơn về lí thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học trên lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. Trong lớp học truyền thống, học sinh đến trường nghe giảng bài, sau đó về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những bài giảng đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Khi ở lớp, học sinh được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập mức cao được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học của bản thân. 1.3.3 Quy trình thiết kế bài giảng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. - Trước giờ học trên lớp. Bước 1: Lập kế hoạch dạy- tự học. + Giáo viên lựa chọn những bài học phù hợp để xây dựng bài giảng. 12
  20. + Giáo viên xây dựng lớp học ảo trên mạng internet (thông qua ứng dụng Google Classroom, group Facebook, Zalo…) + Xây dựng yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của học sinh sau khi học xong bài học. Bước 2. Xây dựng bài giảng cho học sinh tự học và chuẩn bị ở nhà. GV tạo một bài giảng E-learning, video bài giảng hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các bài giảng trên mạng. Lớp học đảo ngược có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và kĩ năng sử dụng phần mềm trong giảng dạy của GV. Kịch bản sư phạm cũng như giáo án của lớp học đảo ngược sẽ khác về bản chất với dạy học truyền thống. Kịch bản và giáo án của giáo viên gồm 2 phần chính: + Bài giảng E-learning; Video bài giảng truyền thống và các tình huống giáo viên tương tác với học sinh ở lớp. + HS tự học, tự nghiên cứu bài giảng của GV và chuẩn bị phần thực hành trên lớp. Việc học tập bị đảo ngược là nhằm hướng vào người học, thay vì giáo viên điều khiển HS, giờ đây HS chủ động nghiên cứu các đoạn video bài giảng để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết liên quan. Bước 3. Chuyển giao bài giảng cho học sinh Giáo viên sử dụng Internet và truyền thông chia sẻ bài giảng cho học sinh thông qua Website học tập, hệ thống quản lý học tập LMS, mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube… - Trong giờ học trên lớp. Bước 4. Thiết kế các hoạt động học tập trên lớp. Dựa vào kết quả chuẩn bị bài thông qua phiếu hướng dẫn tự học trước giờ lên lớp và hệ thống các câu hỏi của HS chia sẻ trên lớp học ảo, GV sẽ bắt đầu bài học bằng việc giải đáp các thắc mắc, hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản của bài học. Trọng tâm của giờ học là việc thảo luận các vấn đề ở bậc “nhận thức cao” hoặc các vấn đề mà học sinh còn thắc mắc, chưa hiểu để HS hiểu sâu hoặc mở rộng nội dung bài học. Sau cùng, GV nhận xét, đánh giá, giải đáp, chốt lại kiến thức, giao bài tập về nhà và nhiệm vụ mới để HS chuẩn bị cho bài học sau. - Sau giờ học trên lớp Bước 5. Luyện tập, củng cố Sau giờ học, qua lớp học ảo với nguồn học liệu và tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng, ngoài việc được củng cố lại kiến thức đã học bằng cách xem lại video bài giảng, HS có thể tiếp tục mở rộng kiến thức bằng việc đọc và làm các bài tập cùng chủ đề mà không có trong sách giáo khoa. Ngoài ra, HS có thể thực hiện các 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2