intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:78

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến hệ thống hóa các lỗi thường gặp trong bài viết của học sinh trong bài văn nghị luận xã hội, trình bày đặc điểm và cách khắc phục một cách tường minh, chi tiết. Đây là nội dung chưa được giới thiệu trong các tài liệu tham khảo khác. Sáng kiến cũng giới thiệu một số bài viết cụ thể của học sinh có ý nghĩa minh họa cho các lỗi, cách khắc phục lỗi, phục vụ thiết thực trong công tác rèn kĩ năng làm bài cho HSG của GV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi

  1. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Trong sáng kiến kinh nghiệm nay, chung tôi đa s ̀ ́ ̃ ử dung môt sô ki hiêu viêt  ̣ ̣ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ư sau:  tăt. Cu thê nh ́ ̣ ̣ ̃ ̣ NLXH: Nghi luân xa hôi ̣ ̣ NLVH: Nghi luân văn học TPVH: Tác phẩm văn học ̣ ̉ THPT: Trung hoc phô thông THCS: Trung học cơ sở SGK: Sach giao khoa ́ ́ ̀ ́ ̉ NXB: Nha xuât ban HSGQG: Học sinh giỏi Quốc gia ĐTHSGQG: Đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia GV: Giao viên ́ ̣ HS: Hoc sinh XH: Xã hội 1
  2. Tên Sáng kiến: Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh  giỏi Tác giả: Đào Thị Hoài Bắc Chức vụ: giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Bắc Giang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 1.1.1. Nghị quyết 29 NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng về Đổi mới căn bản toàn  diện Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định mục tiêu đối với giáo dục phổ  thông:  “… tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công   dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng   cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,   đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng   kiến thức vào thực tiễn…”. Điều đó cho thấy phát triển năng lực và kỹ  năng  thực hành cho HS phổ thông đã được BCH TƯ Đảng quan tâm chú trọng.  Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề  được quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Điểm mấu chốt của đổi mới  phương pháp dạy học là việc người học ­ đối tượng của hoạt động dạy, chủ  thể của hoạt động học ­ được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên  tổ chức và chỉ đạo, để khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải là  tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được giáo viên sắp đặt, từ đó nắm  chắc kiến thức, kĩ năng, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được  bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Nhất là đối với học sinh giỏi thì đây là cơ  2
  3. hội để các em bộc lộ được cả năng khiếu và năng lực của mình. Điều 28.2, Luật  Giáo dục đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự  giác, chủ động, sáng tạo của HS: phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi  dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động  đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập với HS. Trong văn kiện chiến  lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 về định hướng phát triển giáo  dục, các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2009 – 2020 có nội dung như sau: Thực  hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích  cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành  quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của GV..... Do đó, cần nhìn nhận rõ  “yếu tố tất yếu chi phối quan hệ giáo dục, trung tâm của hệ thống giáo dục,  chính là người học”. Việc dạy học lấy HS làm trung tâm đã khẳng định một  hướng đi đúng đắn. 1.1.2. Trong nhà trường phổ thông, văn nghị luận được đánh giá là trọng tâm  của chương trình dạy học Ngữ  văn, bởi lẽ, văn nghị  luận là loại văn trong đó  người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về  một vấn đề  nào đó và thông qua  cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của  mình và hành động theo những gì mình đề  xuất. Bản thân văn nghị  luận có liên  quan trực tiếp tới quá trình các em học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức  văn học, tri thức xã hội và đời sống vào quá trình làm văn, rèn luyện kĩ năng diễn  đạt bằng ngôn ngữ  và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư  duy khoa  học, tư  duy lí luận. Những đề  bài nghị  luận   xã hội  đặt ra những vấn đề  tư  tưởng, đạo lí, hiện tượng đời sống đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu  biết xã hội, văn học và thực tiễn để  giải quyết nhằm xây dựng một phương  pháp, tư  tưởng khoa học để  có nhận thức và thái độ  đúng trước những vấn đề  3
  4. bàn luận cũng tức là giúp học sinh có sự  chuẩn bị  cần thiết để  tiến tới những  hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai.       1.1.3. Đã từ lâu, với đa số học sinh ở các cấp học. Việc Làm văn được coi là  một loại lao động học tập khó khăn và cực nhọc. Gần đây, khi nghị luận xã hội   được đưa vào chương trình học với một thời lượng nhiều hơn, khi yêu cầu làm  bài văn nghị luận xã hội trở nên cấp thiết hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển  toàn diện của học sinh và nhất là khi nó chính thức chiếm một phần trong các đề  thi (học sinh giỏi các cấp, Tuyển sinh đầu vào, kì thi THPTQG…), tức là trở  thành một yêu cầu bắt buộc với học sinh thì những khó khăn đối với học sinh lại  càng tăng lên do những non kém trong nhận thức về đời sống xã hội và kĩ năng  thực hành làm một bài văn thuộc loại này.        Để giúp học sinh, nhất là học sinh giỏi làm tốt dạng bài này, chúng tôi chọn  sáng kiến: CHỮA LỖI TRONG BÀI VĂN NGHỊ  LUẬN XàHỘI CHO HỌC   SINH GIỎI. Với sáng kiến này, chúng tôi hướng đến chỉ ra và khắc phục những   lỗi thường gặp đối với kiểu bài nghị luận xã hội. I.2.  Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm Nếu như trước đây, sau mỗi kì thi, cơ quan chức năng thường chỉ công bố:  Đề  thi, Bài làm đoạt giải Nhất và Lời nhận xét của Hội đồng chấm thi về  bài  làm đó; thì bắt đầu từ năm học 1994­1995, đã công bố thêm Yêu cầu làm bài mà  thực chất phần nào có thể  coi là đáp án và biểu điểm chấm bài đối với tất cả  các đề. Ngoài ra, sau vài ba năm lại công bố  một bài nhận xét khá chi tiết về  chất lượng bài làm của học sinh và gián tiếp hoặc trực tiếp đề  xuất phương  hướng điều chỉnh việc dạy và học. Đây là một chủ  trương đúng đắn, thể  hiện  xu hướng công khai, dân chủ  ngày càng cao hơn, đặc biệt là góp phần giúp cho  giáo viên và học sinh có thể định hướng tốt hơn trong quá trình giảng dạy và học  tập một môn học mà sự  đúng sai đôi khi không thể  phân biệt một cách rõ ràng.  4
  5. Về  một khía cạnh nào đó thì đây cũng là một cách định hình những lỗi thí sinh  mắc phải khi làm bài nếu không thỏa mãn những yêu cầu đặt ra. Những nhận  xét của Hội đồng chấm thi về ưu điểm và hạn chế của các bài thi cũng là những  phương hướng nhận diện lỗi trong bài thi của các thí sinh. Trong cuốn Tài liệu   tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT Chuyên môn Ngữ  văn   của Vụ  giáo dục trung học xuất bản tháng 11 năm 2011 do PGS.TS Đỗ  Ngọc  Thống cùng các cộng sự biên soạn cũng đưa vào Một số đề thi đáp án và bài văn   đoạt giải Nhất kì thi HSG Quốc gia môn Ngữ văn một số năm phần cuối có nhận  xét ngắn gọn, khúc triết những thành công, ưu điểm của bài viết. Trên cơ sở ưu  điểm của những bài làm tốt giúp chúng tôi hiểu được yêu cầu của Hội đồng  chấm và hạn chế của những bài văn đạt giải thấp hoặc không đạt giải. Chúng tôi tìm đến với cuốn sách Tuyển chọn những bài văn đạt giải quốc   gia học sinh giỏi THPT 2004 đến 2014 do hai tác giả Nguyễn Duy Kha và Hoàng  Văn Quyết tuyển chọn và biên soạn. Đây là công trình tập hợp trong đó những   bài viết xuất sắc nhất của kì thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm. Gắn với đề thi  mỗi năm là phần gợi ý làm bài. Cuối mỗi bài thi xuất sắc đều có phần nhận xét.  Mặc dù tác giả  biên soạn không có mục đích chỉ  ra lỗi và đề  xuất cách khắc  phục nhưng từ những nhận xét đã gợi ý cho chúng tôi hướng nhận diện và triển  khai vấn đề.  Trong chương trình Ngữ văn cấp THPT có bài Chữa lỗi lập luận trong văn   nghị  luận. Có lẽ  đây là tài liệu có tính lí thuyết duy nhất đề  cập đến vấn đề  nhận diện các lỗi trong văn nghị  luận. Ngoài ra trong  Phân phối chương trình   Ngữ văn có các tiết học chữa trả bài kiểm tra 90 phút, đây chính là các tiết học  giáo viên trên cơ sở chấm bài đã tìm và chỉ ra các ưu khuyết điểm trong bài viết  của học sinh, giúp các em phát huy  ưu điểm, hạn chế, sửa chữa những lỗi sai.   5
  6. Nhưng chưa có bài học nào tập trung phát hiện và khắc phục các lỗi trong bài  làm văn nói chung và kiểu bài nghị luận xã hội nói riêng. Tham khảo trong mảng nghiên cứu thì mới chỉ  là những bài viết rời rạc  trên các trang báo về cách khắc phục lỗi trong nghị luận xã hội của các tác giả:   Th.S Nguyễn Thị Liễu Hoàn – trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp – Quảng  Bình; hay bài viết của cô Vũ Thị Hà giáo viên môn Ngữ  văn tại Hệ thống Giáo  dục HOCMAI… chưa xuất hiện những công trình nghiên cứu cụ thể, hệ thống,  chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy công tác khảo cứu không thể thực hiện được.   Thực tiễn trên trở thành nguồn động lực giúp chúng tôi quyết tâm viết sáng kiến  này để  mong có được một tài liệu ban đầu phục vụ  trực tiếp trong công tác  giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi triển khai sáng kiến, chúng tôi chủ  yếu dựa vào những gợi ý của các  tài liệu được nhắc đến ở trên; vào kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh  giỏi và thực tiễn bài làm của học sinh… chúng tôi mạnh dạn đóng góp, chia sẻ  một số kinh nghiệm:  ­  Sáng kiến hê thông hoa cac l ̣ ́ ́ ́ ỗi thường gặp trong bài viết của học sinh   trong bài văn nghị  luận xã hội, trinh bay đăc điêm va cach  ̀ ̀ ̣ ̉ ̀ ́ khắc phục môt cach ̣ ́   tương minh, chi tiêt. Đây la nôi dung ch ̀ ́ ̀ ̣ ưa được giơi thiêu  ́ ̣ trong cac tai liêu tham ́ ̀ ̣   ̉ khao khac.  ́ ­ Sáng kiến cung gi ̃ ơi thiêu môt sô bai ́ ̣ ̣ ́ ̀ viết cụ thể của học sinh  co y nghia ́ ́ ̃  ̣ minh hoa cho  các lỗi, cách khắc phục lỗi, phuc vu thiêt th ̣ ̣ ́ ực trong công tac ren ki ́ ̀ ̃  ̀ ̀ ̉ năng lam bai cho HSG cua GV. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. Thực trạng tình hình về vấn đề 2.1.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi  ở dạng bài nghị luận xã hội không chỉ đơn  thuần là cung cấp kiến thức tổng hợp về  các vấn đề  đời sống, xã hội mà còn  6
  7. nhằm phát triển khả năng tư duy và phẩm chất nhân cách con người. Nhận thức   được tầm quan trọng của nghị luận xã hội, trong đề  thi học sinh giỏi cấp quốc   gia, kiểu bài nghị  luận xã hội trở  thành kiểu bài bắt buộc trong đề  thi. Những  năm gần đây, với thang điểm 20 của đề  thi, kiểu bài này thường chiếm một số  lượng điểm: 08/20 điểm, đòi hỏi học sinh phải nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời   vấn đề  xã hội và thành thục, linh hoạt trong kĩ năng làm bài…cho câu hỏi này.  Nói cách khác, kĩ năng làm kiểu bài nghị  luận xã hội đã trở  thành một trong   những tiêu chí quan trọng để  đánh giá năng lực của học sinh giỏi cấp quốc gia   môn Văn. Song thực tế làm bài cho thấy đây lại là câu hỏi mà học sinh thường   hay mắc lỗi nhất, gặp nhiều khó khăn nhất trong cách xử lí kiến thức và áp dụng  kĩ năng. Mặc dù đã trở thành kiểu bài mang tính “công thức” của đề thi học sinh   giỏi cấp quốc gia môn Văn từ  nhiều năm nay nhưng điều đó không có nghĩa là  học sinh đã thành thục trong năng lực xử lí kiểu bài này. Bởi học sinh mỗi năm   mỗi khác và hơn thế, xu thế của xã hội cũng tạo ra những định hướng dần khác  hơn cho kiểu bài này. 2.1.2. Chương trình sách giáo khoa chỉ  đưa ra những bài học thuần túy  cung cấp kiến thức lí thuyết và cách làm dạng bài NLXH như:  Nghị luận xã hội   và nghị luận văn học; Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận; Nghị luận về một   tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời sống; Luyện tập nghị luận về   một vấn đề  xã hội trong tác phẩm văn học…Với học sinh giỏi kiến thức thôi  chưa đủ. Thực tế cho thấy nhiều em không có “năng lực” xử lí kiến thức sao cho   khéo léo, nhuần nhuyễn, hợp lí. Như trên đã nói, cần phải hình thành năng lực, kĩ  năng nhận thức, phát hiện và làm bài cho các em. Theo chúng tôi, muốn nâng cao   chất lượng bài viết của học sinh giỏi, cũng là nâng cao chất lượng của môn Ngữ  văn để tạo ra những lứa học sinh có nhiều tài năng, nhân cách cho đất nước thì   cần phải làm tốt khâu đánh giá bài làm của học sinh. Ngoài việc ghi nhận, trân  7
  8. trọng những cố  gắng tìm tòi để  biểu dương thì cũng cần nghiêm khắc và cảm   thông trước những lỗi của học sinh, chỉ  ra chính xác các lỗi cho các em và yêu  cầu sửa một cách nghiêm túc. Trên tinh thần đó sẽ giúp cho công tác bồi dưỡng   học sinh giỏi đạt được mục tiêu đề  ra bằng việc khắc phục tối đa những lỗi   trong bài viết.  2.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ­ Nhằm mục đích giúp học sinh khắc phục những lỗi sai trong bài nghị  luận xã hội, sáng kiến: Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh   giỏi, đặt ra và hướng tới việc giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất: Khái quát lại về kiểu bài nghị luận xã hội để  giúp giáo viên và  học sinh có cái nhìn đúng đắn về kiểu bài này. Thứ  hai: Hệ  thống lại những lỗi thường gặp của HS trong quá trình làm   bài. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những lỗi vừa hệ thống. Với mục tiêu trinh bay vân đê môt cach dê hiêu va cac nôi dung nêu ra co ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̃ ̉ ̀ ́ ̣ ́  ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ực nhât cua công tac bôi d thê phuc vu cho muc đich thiêt th ́ ́ ̉ ́ ̀ ưỡng HSG Ngữ văn;   ́ ̉ ương trinh bay t chung tôi chu tr ̀ ̀ ừ li thuyêt đên th ́ ́ ́ ực hanh, t ̀ ừ nôi dung khai quat ̣ ́ ́  ́ ững vân đê chi tiêt.  đên nh ́ ̀ ́   ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: từ các tài liệu, bài báo khoa học. ­ Phương pháp thực hành: từ các bài viết của học sinh. ­ Tiến hành tìm hiểu các công bố mới nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu.  ­ Tiến hành lập đề cương nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu.  ­ Phân tích, tổng hợp kết quả thu được và rút ra kết luận khoa học. ­ Viết báo cáo khoa học. 8
  9. 2.3. Nội dung của sáng kiến 2.3.1. Kiểu bài Nghị luận xã hội: ­ Dựa theo cách hiểu của Từ điên t ̉ ừ va ng ̣  về xã hội (“xã hội   ̀ ữ Han Viêt ́ ̣ ̣ ̉ ươi cung sông, găn bo v là môt tâp thê ng ̀ ̀ ́ ́ ́ ơi nhau trong quan hê san xuât va cac ́ ̣ ̉ ́ ̀ ́  ̣ ́ ); chúng ta có thể  hiểu  Nghi luân xa hôi quan hê khac” ̣ ̣ ̃ ̣   là kiểu bài hướng tới  ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ̣ ̉ phân tich, ban bac vê cac vân đê liên quan đên cac môi quan hê cua con ng ười  trong đời sông xa hôi. Ph ́ ̃ ̣ ạm vi của nghị  luận xã hội rất rộng, có thể  kể  tới  những nội dung quan trọng như: mối quan hệ  của con người với môi trường  sống, mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng, các vấn đề về lối sống, lý tưởng  sống, những hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống xã hội… Việc bàn   luận về  những vấn đề  trên sẽ  góp phần làm cho nhận thức và tâm hồn của con   người thêm phong phú, tạo cho mỗi người ý thức chăm sóc cuộc sống tinh thần của  mình và xây dựng các mối quan hệ  trong xã hội, trong cộng đồng ngày càng văn  minh, tốt đẹp hơn. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng rèn năng lực tư duy, giúp con  người có thể đối diện với các vấn đề xã hội và biết cách giải quyết những vấn đề  ấy.  ­ Nghị luận xã hội thường được chia thành ba dạng:  + Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí + Nghị luận về một hiện tượng đời sống + Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Ba dạng đề này có những nét tương đồng và khác biệt:      Dạng đề Nghị luận về  Nghị luận về  Nghị luận về một vấn đề  một tư  một hiện tượng  xã hội đặt ra trong TPVH So sánh tưởng, đạo lí đời sống Khác nhau Bàn   luận   về  Bàn luận về  một  Bàn luận về  một vấn đề  xã  9
  10. một   vấn   đề  hiện   tượng,   một  hội (một tư  tưởng, đạo đức,  tư tưởng, đạo  vấn   đề   có   tính  lối   sống   hoặc   một   hiện  đức,   lối  thời sự, được dư  tượng đời sống) được rút ra  sống…   của  luận xã hội quan  từ   một   câu/   một   đoạn   trích  con người.  tâm. hoặc rút ra từ  nội dung của  một tác phẩm văn học nào đó.  Mang   tính  Thường   đi   vào  Xuất phát từ  nội dung xã hội  khái   quát   cao  những vấn đề cụ  cụ   thể   trong   một   tác   phẩm  về   những  thể   (như   những  văn   học,   đề   bài   hướng   đến  chân lí, những  biểu   hiện   tích  mục tiêu: Hình thành cho học  bài   học   đạo  cực   hoặc   tiêu  sinh   năng   lực   khái   quát   vấn  đức;   góp  cực)   trong   cuộc  đề, thể  hiện quan điểm của  phần   định  sống. Từ  đó, gợi  mình trước những vấn đề đời  hướng   cho  ý   cho   con   người  sống.  con   người   có  những hành vi và  lẽ   sống   tốt  cách   ứng   xử  đẹp. đúng đắn. * Về  nội dung:  Cùng đề  cập đến những vấn đề  xã hội, góp  phần nâng cao nhận thức và định hướng về  lối sống, cách  ứng  xử cho con người.  * Về  phương pháp nghị  luận: Để  thực hiện các dạng bài trên,  Giống nhau người viết đều cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như:   giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, bác bỏ để bàn luận,  trình bày quan điểm của mình xoay quanh vấn đề xã hội được đề  cập.  10
  11. 2.3.2. Một số cách ra đề thi học sinh giỏi những năm gần đây  Qua khảo sát các đề  thi học sinh giỏi Quốc gia của những năm gần đây,  chúng tôi nhận thấy đề thi có nhiều thay đổi nhằm điều chỉnh lại thực tiễn dạy   học, mở  rộng hiểu biết về  vấn đề  xã hội cho học sinh. Nhiều đề  văn được ra  theo kiểu đề  mở gây được hứng thú cho học sinh giỏi, kích thích được sự  say  mê, sáng tạo của các em. Chúng tôi nhận thấy có những hướng ra đề như sau: Đề  bài đưa ra một ý kiến, nhận định hay câu chuyện ..., yêu cầu học sinh  bình luận, trình bày suy nghĩ về  vấn đề. Mục đích của dạng đề  này là kiểm tra  kiến thức nghị luận xã hội và khả năng vận dụng kĩ năng dạng bài, để cắt nghĩa,   giải thích và làm rõ vấn đề nghị luận. Qua bài viết, học sinh không chỉ thể hiện   những nhận thức về  các lĩnh vực của đời sống, mà còn thể  hiện được quan   điểm, chính kiến của bản thân, vẻ  đẹp tâm hồn và cả  vốn sống, kĩ năng sống   của mình. Năm Đề thi 2015         Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn   đang sống bằng cái đầu của người khác.                Ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì? 2016        Suy nghĩ của anh/chị  về  ý kiến của Oliver Wendell Holmes :  “Điều quan trọng không phải là chúng ta có được vị  trí nào trong   cuộc đời, mà là đích đến cuối cùng của chúng ta ở đâu”.    2017      Ngày xưa,  ở  một xứ  nọ, có một vị  vua rất yêu đàn gia súc của   mình.  Khi  phải   chuyển  chúng   từ  vườn  thượng  quyển  ra   nuôi  ở   ngoài đồi núi, ngài cần một người hoàn toàn tin cậy để trông nom.   Cất công đi khắp nơi, cuối cùng, quan quân tìm được bác nông dân   Masaro người được coi là thật như đếm. Vua truyền cứ cuối tuần,   bác phải vào cung bẩm báo trung thực về  đàn gia súc. Mọi việc   đều diễn ra tốt đẹp. Sự trung thực của Masaro làm nhà vua rất hài   11
  12. lòng và cũng khiến ngài nhận ra tư  cách thấp kém của nhiều cận   thần. Do đố kỵ, quan tể tướng đã dèm pha rằng, trên đời làm gì có   người thật thà như  thế, và xúc xiểm: Lần tới Masaro sẽ  nói dối   vua. Do tin tưởng Masaro, nhà vua đặt cược: nếu Masaro nói dối,   sẽ bị chém đầu. Còn tể tướng cũng cược cả  mạng sống của mình,   Masaro vẫn nói thật.         Để  giúp chồng thắng cược, vợ  tể  tướng đã cải trang thành   một phụ  nữ sang trọng, quyến rũ, tìm gặp Masaro ngỏ  ý sẵn sàng   đổi tất cả  trang sức, vàng ngọc cùng nụ  hôn để  lấy một con cừu,   đồng thời bầy cho Masaro cách nói dối vua sao cho trót lọt. Nhưng   Masaro đã kiên quyết từ  chối. Thất bại, bà ta bèn sắm vai một   người mẹ đau khổ  đang cần sữa bò để  cứu đứa con trai duy nhất   khỏi trọng bệnh. Lần này Masaro đã mủi lòng, mà tự  ý cho đi con   bò yêu quý của vua. Đêm được con bò về cung, vợ chồng tể tướng   yên chí mình thắng cược.         Biết đã phạm trọng tội, Masaro tìm cách nói dối. Nghĩ được   cách nào, bác đều tập theo cho nhập vai. Cuối cùng bác đã chọn   được cách  ưng ý nhất. Khi vào chầu, trước mặt đức vua và quần   thần, Masaro đã kể  ra hết sự  thật. Bác nói rõ ràng con bò  ấy cần   cho người đàn bà khổ  hạnh hơn là cần cho nhà vua, và sẵn sàng   chịu tội. Nghe xong, nhà vua khen ngợi Masaro là người không sự   quyền   uy   và   muốn   trọng   thưởng   cho   bác.   Thật   bất   ngờ,   phần   thưởng mà Masaro xin nhà vua lại chính là tha chất cho kẻ  mua   cược. Hơn thế, bác còn cảm  ơn ông ta vì nhờ  có tình thế  này, bác   mới biết chắc chắn mình là Masaro Thật – Như – Đếm. (Phỏng theo Masaro Thật – Như – Đếm , truyện cổ tích Italia, bản  12
  13. dịch của Nguyễn Chí Được, Báo văn nghệ, số 50/10­12­2016)    Bài học cuộc sống mà anh chị tâm đắc nhất từ câu chuyện trên? 2018          Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: Sống tức là thay đổi. 2019 Hãy để  tâm đến tiếng nói nội tâm nhỏ  bé nhưng bền vững trong   bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo loạn từ bên ngoài. Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên? 2019­ Con đường đi đến thành công bằng sự  tử  tế  là nhan đề  bản dịch  2020 tiếng Việt cuốn sách của Inamori Kazuo – một doanh nhân người  Nhật. Suy nghĩ của anh/chị về “con đường” này? 2.3.3.  Những yêu cầu cơ bản khi tìm hiểu kiểu bài nghị luận xã hội 2.3.3.1. Yêu cầu về kiến thức cơ bản Kiến thức cơ  bản là nơi thể  hiện vốn hiểu biết rộng hay hẹp của người   viết, là nền tảng quan trọng cho bài văn. Để viết được một bài nghị luận xã hội  hay, người viết phải sử  dụng rất nhiều loại kiến thức cơ  bản khác nhau. Dĩ  nhiên, tùy mỗi vấn đề cụ thể của đề ra mà xác định những loại kiến thức cần và   đủ. Mặt khác, không phải bài viết nào cũng đưa vào tất cả  những kiến thức   mình có. Nhưng muốn có một năng lực cảm thụ chắc chắn để đáp ứng kiểu bài  nghị luận xã hội, thì học sinh cần trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản,  phong phú, có hệ thống. Đặc biệt kiểu bài nghị luận xã hội cần đảm bảo những   kiến thức cơ bản sau: a. Kiến thức nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí: Những vấn đề tư tưởng ­ đạo lí chiếm khối lượng lớn nhất trong các đối  tượng của nghị  luận xã hội. Trong các tài liệu hiện hành, tư  tưởng ­ đạo lí là  một cặp khái niệm đi kèm với nhau. Các tác giả soạn sách giáo khoa, sách tham  khảo hầu như  không quan tâm đến vấn đề  khái niệm. Điều này  ảnh hưởng   13
  14. không nhỏ  đến nhận thức của học sinh: Các em lúng túng trong việc hiểu khái   niệm đã đành, khả năng bao quát vấn đề lại càng hạn chế. Phần lý thuyết không  được chú trọng, phần thực hành cũng phiến diện khi lựa chọn vấn đề. Tên bài  học là Nghị  luận về  một tư  tưởng – đạo lí, nhưng những vấn đề  được chọn  trong sách giáo khoa cả ba năm học (lớp 10; 11; 12) tuyệt nhiên không có một đề  nào bàn đến đạo lí, thuần nhất là những vấn đề tư tưởng. Chẳng hạn sách giáo   khoa 12 bộ chuẩn. ­ Phần thực hành nêu một vấn đề: Anh chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà  thơ Tố Hữu:          “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?”    (Một khúc ca xuân) ­ Phần luyện tập đưa ra hai bài tập: Bài tập 1 là một văn bản của G.Nêru bàn về  vấn đề  văn hóa và sự  khôn   ngoan của con người. Bài tập 2 nêu một nhận định của Lép ­ Tônxtôi: “Lý tưởng là ngọn đèn chi đường. Không có lý tưởng thì không có phương   hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. (Sách giáo khoa ­ bộ Chuẩn ­ trang 1 và trang 22) Sách giáo khoa 12 ­ Bộ Nâng cao đưa ba vấn đề: Đề 1: Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường…(giống bài tập 2 của bộ chuẩn). Đề  2:  Một con người làm sao có thể  nhận thức được chính mình ? Đó   không phải là việc của tư  duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn   phận của mình lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình(Gớt). Đề  3: Chúng ta phải thực hiện các đức tính trong sạch, chất phác, hăng   hái, cần kiệm; xóa bỏ  hết những vết tích nô lệ  trong tư  tưởng và hành động.  (Hồ Chí Minh). 14
  15. Việc biên soạn sách thiếu tính toàn diện như vậy càng làm cho học sinh lơ  mơ về khái niệm, không có ý thức bao quát vấn đề. Tình trạng “chỉ thấy cây” mà  “không thấy rừng” này cũng xảy ra tương tự  với các đối tượng: Nghị  luận về  một hiện tượng xã hội; Nghị luận về một vấn đề  xã hội đặt ra trong tác phẩm   văn học. Trên cơ sở thống kê, đối chiếu, so sánh, phân loại, chúng tôi tạm thời chia   tách tư  tưởng ­ đạo lí thành hai vấn đề, hai khái niệm để  tiện cho việc nghiên  cứu: * Những vấn đề tư tưởng được đem ra bàn luận rất rộng, bao gồm: Quan   niệm sống, quan niệm về cuộc sống, về con người; quan niệm về văn hóa, giáo  dục, về  tình bạn, tình yêu, về  hạnh phúc, về  tiền bạc, về  vai trò của gia đình   trong việc hình thành nhân cách con người; tầm quan trọng của việc làm; con  đường lập thân của thanh niên; Những bài học về  cách nhìn nhận con người,  cuộc sống… Trong số  những vấn đề  kể  trên, chiếm số  lượng nhiều nhất, giành được  mối quan tâm lớn nhất với các nhà tư tưởng là những quan niệm, những bài học,   những triết lý về  sống. Những câu hỏi về  sống, sống đẹp; những lời khuyên,   những bài học về sống (sống là phải hành động, là phải đấu tranh; sống là phải  cống hiến; sống là phải biết lắng nghe, biết quan tâm chia sẻ; sống là phải có ý  chí nghị lực, phải quyết đoán, phải lạc quan…). Tiếp đó là những quan niệm, những bài học, những lời khuyên, những   triết  lý về  con  người:  Những triết lý về  thói xấu (…ban  đầu là khách qua   đường, sau trở  thành ông chủ  nhà khó tính…), thói quen (Đừng bắt thói quen   nhảy  qua   cửa  sổ…);   những   bài  học  về   cách   nhìn   nhận   đánh   giá   con   người  (Không phải cái gì lóng lánh cũng đều là vàng…), về  con đường đời mà mỗi  người phải trải qua (Ai chiến thắng mà không hề  chiến bại…); những phẩm  15
  16. chất cần có, cần phải rèn luyện (tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, thái độ  đồng cảm, chia sẻ, sự  khiêm tốn, giản dị, trung thực, lòng khoan dung, tha thứ,  tinh thần tự lực cánh sinh, phẩm chất cần cù, tiết kiệm…); những thói xấu cần  tránh (lười biếng,  ỷ  lại, đố  kỵ, ích kỷ, vô cảm, hung hăng, kiêu ngạo, nói xấu   người khác…). Ngoài ra là những quan niệm, nhận thức về các mặt khác, vô cùng phong  phú của đời sống. * Những vấn đề đạo lý được đem ra bàn bạc là những bài học, những lời   khuyên về  thái độ  sống, cách  ứng xử  mang tính nhân văn, phù hợp với chuẩn   mực đạo đức của xã hội: ­ Đó là những mối quan hệ: Thày trò, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn… ­ Là những tình cảm: Họ  hàng (Một giọt máu đào hơn ao nước lã); làng  xóm (tối lửa tắt đèn có nhau); giai cấp (Bầu  ơi thương lấy bí cùng); dân tộc  (Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng). ­ Là thái độ sống: Tôn trọng người lớn tuổi, yêu thương trẻ thơ, tôn trọng  người lao động, bênh vực kẻ  yếu, thái độ  trân trọng quá khứ, uống nước nhớ  nguồn… ­ Là trách nhiệm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với cộng đồng xã hội. b. Kiến thức nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: ­  Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề có nội dung bàn bạc  về một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước  cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Ngoài những nét tương đồng với kiểu bài  nghị  luận về  một tư  tưởng đạo lí, kiểu bài nghị  luận về  một hiện tượng đời  sống có những nét khác biệt cần lưu ý. Từ một hiện tượng xảy ra trong đời sống   xã hội, người viết phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức để  bàn bạc, đánh giá… 16
  17. ­  Những vấn đề, hiện tượng của đời sống rất phong phú, những vấn đề  đưa ra bàn bạc phải sát hợp với trình độ  nhận thức của học sinh và mang tính  thời sự cấp thiết: +  Vấn đề an toàn giao thông. +  Hiện tượng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. +  Nạn bạo hành trong gia đình. +  Bạo lực học đường. +  Hiện tượng “chảy máu chất xám”. + Đại dịch HIV/AIDS. +  Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn. +  Di chứng chất độc màu da cam. +  Trẻ em lang thang cơ nhỡ. +  Văn hoá đọc. +  Phong cách ăn mặc thời trang. +  Bệnh vô cảm. +  Internet và game… c. Kiến thức nghị  luận xã hội về  một vấn đề  xã hội đặt ra trong tác   phẩm văn học: Trước hết, dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm  văn học có những nét tương đồng với hai dạng bài trên. Về  nội dung bàn luận:   có thể là một vấn đề thuộc tư tưởng đạo lý, có thể về một hiện tượng đời sống;  về thao tác lập luận, dạng bài này cũng yêu cầu phải vận dụng các thao tác: giải   thích, bình luận, phân tích, chứng minh, bác bỏ… Ngoài những nét tương đồng với hai kiểu bài trên, kiểu bài nghị  luận về  một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học có những điểm riêng: 17
  18.   Tác phẩm văn học phản  ánh hiện thực  đời sống con người. Cho nên,  những vấn đề  đặt ra trong tác phẩm cũng chính là những vấn đề  của đời sống.  Và những vấn đề   ấy không chỉ  có ý nghĩa đối với con người và cuộc sống tại   thời điểm nó ra đời mà còn có ý nghĩa lâu dài. Nghị  luận về một vấn đề  xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là nhằm  làm rõ sự  thay đổi (hay không thay đổi) của vấn đề  mà nhà văn đặt ra trong tác  phẩm và trong  đời sống. Ví dụ: (1) Từ  bài “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn  bàn về danh và thực trong cuộc sống hiện nay. (2) Từ truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày quan  điểm của mình về tình trạng “sống thừa” của con người trong xã hội… Trên cơ sở đó, người học sẽ nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề xã hội được  nhà văn đặt ra trong tác phẩm; nhận thức sâu sắc hơn về  thực tại đời sống xã   hội, từ đó biết điều chỉnh con người của mình (tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối   sống, giao tiếp,  ứng xử)  để  con người ngày càng hoàn thiện, xã hội ngày càng  tốt đẹp hơn. Ý nghĩa tồn tại của văn chương xét đến cùng là vì con người. Học làm văn, xét  đến cùng là học làm người. Từng người tốt thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.  2.3.3.2. Yêu cầu về kĩ năng  Trong bài văn kiểu bài nghị  luận xã hội, học sinh không chỉ  phải đảm bảo  những kiến thức, hiểu biết xã hội. Bài viết của học sinh còn cần phải đảm bảo   những kĩ năng cơ  bản của bài văn kiểu bài nghị  luận xã hội. Học sinh cần rèn  luyện những kĩ năng cơ bản sau: ­ Kĩ năng nhận diện đề và huy động kiến thức  ­ Kĩ năng giải thích, cắt nghĩa vấn đề ­ Kĩ năng bàn luận vấn đề  18
  19. ­ Kĩ năng chọn và đưa dẫn chứng để làm rõ vấn đề. ­ Kĩ năng mở rộng, lật lại vấn đề, rút ra bài học Ngoài những kĩ năng làm văn cơ bản đối với kiểu bài nghị luận xã hội, bài  viết cần đảm bảo các kĩ năng khác của bài văn nghị  luận như: Mở bài, kết bài,  viết đoạn, viết câu, chuyển đoạn, chuyển ý, chọn và trình bày dẫn chứng, diễn  đạt. 2.3.4. Một số  lỗi cơ bản của học sinh giỏi khi làm kiểu bài Nghị  luận   xã hội Do chưa nắm chắc yêu cầu về  kiến thức và kĩ năng đối với kiểu bài nghị  luận xã hội, còn lúng túng trước những dạng đề  NLXH ra theo hướng mở  nên  trong thực tế học sinh hay mắc một số lỗi sau trong quá trình làm bài: 2.3.4.1. Lỗi không xác định đúng dạng đề nghị luận xã hội Nghị luận xã hội thường chia làm hai dạng là nghị luận xã hội về một hiện   tượng đời sống và nghị  luận xã hội về  một tư  tưởng đạo lí. Qua khảo sát thực  tế, khi làm kiểu bài NLXH, học sinh có thể mắc lỗi liên quan đến kiến thức và   kĩ năng làm bài. Với đối tượng học sinh giỏi, lỗi sai về  kiến thức cơ bản của   từng dạng bài NLXH trong những đề  mà vấn đề  rõ ràng có thể  ít gặp hơn.   Nhưng với những dạng đề chưa thật rõ nghĩa hay những dạng đề nội dung vấn   đề  có sự  đan lồng cả  tư  tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống thì nhiều HS lại  chỉ  phát hiện ra được một dạng: hoặc tư  tưởng đạo lí, hoặc hiện tượng đời  sống. Ví dụ 1: Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề tự học? * Với cách hỏi đơn giản như trên, nhiều học sinh chỉ nhận ra: đó là dạng đề  NLXH bàn về  tư  tưởng đạo lí. Nhưng thực chất khi đặt   vấn đề  tự  học  trong  thực tế cuộc sống: thực trạng tự học hiện nay như thế nào?, thì đó lại là NLXH   19
  20. bàn về  hiện tượng đời sống. Đề  trên chính là sự  đan lồng của cả  hai dạng bài  NLXH bàn về: tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống. * GỢI Ý DÀN Ý: a. Mở bài: có nhiều phương pháp học tập, mỗi người có một phương pháp  riêng, một trong những phương pháp hữu hiệu là vấn đề tự học. b. Thân bài: b.1. Giải thích: Thế nào là tự học? ­ Tự mình lao động để chiếm lĩnh kiến thức ­ Tự tìm tòi để đi đến chân lí b.2. Bàn luận: b.2.1. Bàn về một tư tưởng đạo lí: * Khẳng định: đây là một trong những phương pháp học tập đem lại lợi ích  và hiệu quả rất lớn đến người đọc * Biểu hiện: Tự học có nhiều mức độ, hình thức khác nhau: ­ Ôn lại những kiến thức đã được thầy cô truyền thụ. ­ Tự mình tìm ra cách giải mới hoặc kết quả trước một vấn đề đang tranh  luận ­ Tự nghiên cứu chuyên sâu một mảng kiến thức mà mình quan tâm (Sinh  viên hay các nghiên cứu sinh làm đề tài nghiên cứu khoa học, luận án…) * Vì sao phải tự học? ­ Vì biển kiến thức là vô cùng vô tận ­ Vì nhu cầu hiểu biết là không có giới hạn: nhà trường, thầy cô chỉ cung  cấp được một phần của lượng kiến thức khổng lồ đó. Phần còn lại, mỗi người  phải tự chiếm lĩnh. ­ Vì thầy cô không thể học thay, làm thay cho học trò: trong việc chiếm lĩnh  kiến thức, vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, dân gian có câu “Không  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2