intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy tích hợp liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:45

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước đây cũng như từ khi triển khai chương trình giảm tải, nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của kiến thức liên môn và tìm phương pháp sử dụng thích hợp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy tích hợp liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Có thể khẳng định, đổi mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay là nhu cầu   bức thiết, là mệnh lệnh của  xã hội. Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục   công dân, giáo dục tư  tưởng  đạo đức, lòng yêu nước, chủ  nghĩa Mác­   Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi trọng hơn nữa các môn về khoa học xã   hội và nhân văn, nhất là Tiếng Việt, Lịch sử dân tộc, Địa lý, Văn hóa Việt   Nam  “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo , coi trọng giáo   dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập   nghiệp”.  Chính vì lẽ đó, những năm gần đây chương trình,  sách giáo khoa các  môn học  ở  trường phổ  thông đã được đổi mới. Điều này đặt ra sự  cần   thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cần  “...coi trọng năng lực   sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội ” . Đây  là yêu cầu quan trọng  nhất, là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng dạy  và  học. Lịch sử  là một trong những môn học có  ưu thế  đặc biệt trong việc  phát triển con người toàn diện: “...giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ...có tri   thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế  chân   chính”.  Đây là hành trang cần thiết để  hình thành nhân cách con người và  văn hóa Việt Nam, giúp thế  hệ  trẻ  vươn lên trong cuộc sống và hội nhập   với thế giới. Hiện nay chương trình, sách giáo khoa  lịch sử   ở  trường phổ  thông  nói chung, lớp 12 nói riêng đã có nhiều đổi mới về  nội dung và phương  pháp biên soạn. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế: nhiều nội dung trùng lặp  ở  lớp dưới và lớp trên, của nhiều môn học khác nhau. Do vậy, từ  năm học   2011 ­ 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Hướng   dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử   để  đảm tính lôgic, tính  thống nhất giữa các bộ  môn, tránh những nội dung trùng lặp, góp phần  1
  2. khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập. Đồng thời tạo điều  kiện để giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp   dạy và học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục  trung học. Chương trình lịch sử lớp 12 có 24/27 bài được điều chỉnh, trong   đó có nội dung không dạy hoặc đọc thêm. Những sự  thay đổi cơ  bản này   đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là   phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử  dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập lịch sử để tránh   sự  trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ  nhàng,   sinh động mà vững chắc. Thực tế dạy học lịch sử  ở trường phổ thông trước đây cũng như  từ  khi triển khai chương trình giảm tải, nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết  tầm quan trọng của kiến thức liên môn và tìm phương pháp sử  dụng thích  hợp để  góp phần nâng  cao chất lượng dạy học bộ  môn.  Xuất phát  từ  những lí do  trên  tôi đã chọn vấn đề;  “Dạy tích hợp liên môn để  gây hứng thú học tập   lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 ­ 1945 ở trường trung học phổ thông” 2.  Tên sáng kiến kinh nghiệm:  “Dạy tích hợp liên môn để  gây   hứng thú học tập lịch sử  Việt Nam giai đoạn 1930 ­ 1945  ở  trường trung   học phổ thông” 3. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Mai Hiên  ­ Tổ bộ môn: Văn ­ Sử ­ Địa – Ngoại Ngữ ­ GDCD trường THPT  DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc ­ Mã môn: 57 ­ Điện thoại 0976030247. Email: hnmaihiendtnt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Mai Hiên 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy Lịch sử cho học  sinh khối 12 ở trường Trung học phổ thông. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:  ­ Ngày 18/11/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2
  3. 7.1.  VẤN ĐỀ  SỬ  DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ  GÂY HỨNG THÚ HỌC  TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT ­ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7.1.1.Cơ sở lý luận của việc sử dụng kiến thức liên môn để  gây hứng  thú học tập lịch sử   ở  trường trung học phổ thông (nội dung lý   luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề  nghiên cứu và tổng kết kinh   nghiệm) 7.1.1.1. Một số khái niệm. ­  Khái niệm về kiến thức lịch sử Kiến thức của bộ  môn lịch sử   ở  trường phổ  thông là những hiểu  biết của học sinh về  lịch sử  phát triển của xã hội loài người, được khoa   học lịch sử xác nhận và ghi chép trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử mới   nhất. Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông gồm có nhiều yếu tố: sự kiện,   nhân vật, địa điểm, thời gian, khái niệm... phản ánh sự hiểu biết về những  lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. [7, tr. 7 ­  8]. Như vậy, kiến thức lịch sử phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội,  là kết quả của việc nghiên cứu khoa học lịch sử, được sử  dụng vào nhận  thức và hoạt động xã hội giúp cho con người hiểu một cách đầy đủ về quá  trình phát triển của lịch sử loài người. ­   Khái niệm về kiến thức liên môn Kiến thức liên môn là mối liên hệ  kiến thức giữa các môn học. Sử  dụng kiến thức liên môn bằng con đường tích hợp những nội dung kiến  thức từ một số môn học để làm rõ kiến thức của một số môn học nào đó. Như vậy, kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử là kiến thức giữa  các môn học có cùng tư  tưởng, quan điểm. Nắm được mối liên hệ  giữa   kiến thức của niệm các môn có liên quan, tính hệ thống của tri thức lịch sử  sẽ  giúp cho học sinh có khả  năng phân tích các sự  kiện, tìm ra bản chất,   quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử. ­ Khái về hứng thú học tập lịch sử 3
  4. Hứng thú học tập lịch sử  là một thành phần nhân cách. Đó là một   thái độ say mê, tự giác, tích cực đặc biệt của cá nhân đối với nội dung lịch   sử cụ thể. Trước hết, hứng thú học tập lịch sử  được biểu hiện  ở  sự  tập trung của học   sinh vào đối tượng. Có hứng thú các em mới tập trung vào các cơ  quan thính   giác, thị giác vào đối tượng mà mình cần nhận thức. Thị giác các em sẽ tập   trung quan sát và thính giác thì tiếp nhận các thông tin về đối tượng để từ  đó dần dần hình thành được biểu tượng, làm cho quá trình tư  duy diễn ra  nhanh hơn và hấp dẫn hơn. Nói cách khác, trong quá trình dạy học lịch sử,   biểu tượng lịch sử góp phần vào phát triển hứng thú và ngược lại hứng thú  sẽ  góp phần vào tạo biểu tượng lịch sử, giúp quá trình tư  duy nhận thức  lịch sử diễn ra nhanh hơn, đầy đủ hơn. *Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông Lịch sử là hồn phách của dân tộc. Mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường   trung học phổ thông được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mục tiêu  cấp học, quan điểm, đường lối của Đảng về sử học và giáo dục. Mục tiêu   của bộ môn lịch sử  trường phổ  thông nhằm giúp học sinh có được những   kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần   hình   thành   ở   học   sinh   thế   giới   quan   khoa   học,   giáo   dục   lòng   yêu   quê  hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư  duy, hành đông, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Mục tiêu của việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thể  hiện qua ba nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. + Giáo dưỡng: Nhiệm vụ giáo dưỡng trong mục tiêu của môn lịch sử  ở trường trung học phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ  bản, bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật tiêu biểu, thời gian, không   gian, các khái niệm, thuật ngữ, những hiểu biết về  quan điểm lí luận sơ  giản, những vấn đề  về  phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với   yêu cầu và trình độ học sinh. 4
  5. + Giáo dục: Trên cơ  sở  nội dung kiến thức cụ thể giáo dục cho học  sinh có những quan điểm tư tưởng, lập trường, phẩm chất đạo đức, nhân   cách, tình cảm đúng đắn, trung thành với lý tưởng  xã hội chủ  nghĩa  góp  phần đào tạo con người cách mạng toàn diện, có tinh thần yêu tổ  quốc,   trung thành với lí tưởng xã hội chủ  nghĩa. Từ đó dần hình thành trong các  em lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị  với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa  bình, dân chủ. Trên cơ  sở  nhận thức đúng sự  phát triển khách quan, giúp  các em có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và  dân tộc, có ý thức nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế  và có những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống. +  Phát triển  toàn  diện:  Rèn luyện cho học sinh các năng lực nhận  thức, trong đó quan trọng nhất là năng lực tư  duy và thực hành. Cụ  thể  là  rèn tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động. Rèn kĩ năng học tập  và thực hành bộ môn: tự làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu khác có  liên quan. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực trình bày nói và viết, làm và  sử  dụng đồ  dùng trực quan,  ứng dụng thành tựu công nghệ  thông tin vào   học tập. Rèn luyện cho các em biết vận dụng kiến thức liên môn trong học  tập để  hiểu sâu sắc nội dung bài học và biết vận dụng kiến thức đã học  vào cuộc sống hiện nay. *Đặc trưng của bộ môn lịch sử Đặc trưng của việc học tập lịch sử  ở trường phổ thông là những sự  kiện, hiện tượng mang tính quá khứ, không tái diễn trở  lại nhưng rất cụ  thể và mang tính hệ thống. Kiến thức lịch sử có hai yếu tố sử và luận, giữa  hai yếu tố này có quan hệ thống nhất với nhau. Nội dung kiến thức lịch sử  rất phong phú và  mang  tính toàn diện, đề  cập đến mọi lĩnh vực của đời  sống xã hội. Kiến thức lịch sử  có nhiều loại: kiến thức về  kinh tế, chính   trị, quân sự, văn hóa, giáo dục... Điều này đòi hỏi giáo viên lịch sử  phải có kiến thức liên môn sâu  rộng, phải biết liên hệ, vận dụng kiến thức giữa các môn học để cung cấp  5
  6. cho học sinh những tri thức lịch sử mang tính hệ thống và hoàn chỉnh. Giáo   viên làm được điều này sẽ giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng của  bộ môn lịch sử, tránh khuynh hướng quan niệm “môn chính ”, “môn phụ Như  vậy, qua tìm hiểu đặc trưng bộ  môn lịch sử  đã giúp chúng ta  hiểu được rằng chỉ  có thể  tạo biểu tượng lịch sử, hình thành tri thức lịch   sử mới khắc phục được những khó khăn riêng của bộ môn trong dạy học.   Một trong những biện pháp đó là sử  dụng kiến thức liên môn để giúp học  sinh có kiến thức toàn diện và gây được hứng thú học tập lịch sử. Sử dụng   kiến thức của các môn học sẽ làm sáng tỏ sự kiện, hiện tượng lịch sử, trên   cơ sở đó hình thành khái niệm, rút ra bài học lịch sử. 7.1.1.2. Mối quan hệ mật thiết giữa lịch sử với các bộ môn khác Mối quan hệ giữa kiến thức Văn học với Lịch sử  Các tác phẩm văn học từ  xưa đến nay, trong lịch sử  dân tộc cũng  như lịch sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường   phổ thông. Giữa văn học và khoa học nói chung, sử  học nói riêng có mối   liên hệ chặt chẽ. Khi sáng tác một tiểu thuyết, nhà văn phải nghiên cứu các   tài liệu lịch sử. Khi tìm hiểu nội dung một tác phẩm văn học phải tìm hiểu   hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh lịch sử của nó. Ví dụ: như  “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Tuyên ngôn độc lập”  của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh... Vì vậy, vận dụng kiến thức liên môn trong  dạy học lịch sử giúp học sinh hiểu biết đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử. ­ Mối quan hệ giữa kiến thức Địa lí với Lịch sử Tục ngữ có câu “Người là hoa của đất”, đó là một chân lí khoa học sâu  sắc, có ý nghĩa cả  về  mặt không gian cũng như  về  thời gian của toàn bộ  lịch sử nhân loại.  Khoa học địa lí có mối liên hệ  đặc biệt với khoa học lịch sử, vì   nghiên cứu lịch sử phải xuất phát từ những sự kiện lịch sử cụ thể, diễn ra  trong một bối cảnh nhất định ­ diễn ra trong một thời gian và không gian  nhất định vì vậy thời gian là rất quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử và   địa điểm xảy ra sự kiện cũng rất quan trọng.  6
  7. ­ Mối quan hệ giữa Chính trị ­ Giáo dục công dân và Lịch sử Sử học là nền tảng của tri thức công dân, lịch sử rất gần với chính trị, văn hóa   và đạo đức. Sử học phục vụ chính trị. Học lịch sử quá khứ giúp cho học sinh   nhận   thức   đúng,   nhận   thức   rõ   đường   lối   chủ   trương   của   Đảng.   Song  không vì thế mà giảng dạy lịch sử như tuyên truyền đường lối, chính sách,  như giải thích chính trị chung chung, nông cạn. Giáo dục lí tưởng trong học  tập lịch sử, trước hết phải làm cho học sinh nhận thức rõ và đúng quá khứ,  thấy được khuynh hướng tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. Trên  cơ sở ấy tiến hành giáo dục lí tưởng, hướng học  sinh đi theo con đường xã  hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc giáo dục trí tuệ, tư tưởng ­ chính trị, tình cảm, đạo đức  phẩm chất trong dạy học lịch sử bao gồm ba yếu tố có quan hệ  chặt chẽ  với nhau: Trình bày đúng sự kiện lịch sử (chân lí). Rút ra kết luận khoa học về  sự  kiện khách quan. Sử  dụng tri thức lịch sử  để  chứng minh, giải thích lí  tưởng, giáo dục tư tưởng, tình cảm... Lịch sử  rất gần với chính trị. Chúng ta dạy học lịch sử  theo quan  điểm của chủ nghĩa Mác­ Lênin. Vì vậy, những lý luận của chủ nghĩa Mác  ­ Lênin được chứa đựng trong nội dung môn chính trị, là cơ  sở  vững chắc  cho việc dạy học lịch sử. Giáo dục tư  tưởng chính trị, truyền thống dân  tộc, phẩm chất đạo đức cho học sinh qua dạy học lịch sử   ở  trường phổ  thông là điều cần thiết, quan trọng. Với mối quan hệ  đã nêu trên cho thấy kiến thức văn học, địa lí,   chính trị  không thể  tách rời môn Lịch sử. Điều đó không những tiết kiệm   được thời gian trong dạy học mà còn tránh sự  lặp lại không cần thiết khi  trình bày một sự kiện lịch sử cụ thể và toàn diện. 7.1.1.3.   Vai trò và ý nghĩa của việc sử  dụng kiến thức liên môn  để gây hứng thú học tập cho học sinh  trung học phổ thông trong dạy  học lịch sử ­ Vai trò: 7
  8. Sử  dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ  trong  dạy học  ở  trường phổ  thông nói chung và môn lịch sử  nói riêng. Bộ  môn  lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều  lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, kiến thức lịch sử không chỉ liên quan  đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên. Về mặt giáo dưỡng: Sử  dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính  toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và  ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng   kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc   kiến thức lịch sử và gây được hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ  khi dạy học mục 2, Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ  1919 ­ 1925 bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ   ở  Việt Nam 1919 ­ 1925”,   giáo viên sử dụng một số câu thơ trong bài “Người đi tìm hình của nước” của  Chế Lan Viên: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới   con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ  bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn  không một bóng hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ  ngủ  Sóng vỗ  dưới thân tàu đâu phải  sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu  nước đau thương... và đặt câu hỏi gợi mở: Qua các câu thơ trên em hãy cho biết xuất phát từ đâu mà Bác ra đi tìm con   đường cứu nước ? Trả  lời câu hỏi trên học sinh sẽ  hiểu rõ lý do Bác ra đi tìm đường  cứu nước mới  là  do  yếu tố  chủ  quan:  đó  là  xuất  phát  từ  lòng  yêu  nước  thương dân của Bác và trong bối cảnh đất nước đang chìm đắm trong vòng  nô lệ. Về yếu tố khách quan: ở phương Tây có nhiều nước phát triển và có  những khẩu hiệu hấp dẫn về  “Tự  do, bình đẳng, bác ái”.  Do đó Bác muốn  sang phương Tây xem họ làm thế nào mà giành được độc lập tự do rồi trở  về giúp đồng bào. Đích Bác đến là nước Pháp, muốn đánh Pháp phải hiểu   Pháp vì với Bác: “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng ”. 8
  9. Về kĩ năng: Việc sử dụng kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú cho  học sinh trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp cơ  bản thúc  đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả  cao. Để  hiểu được nội  dung lịch sử, học sinh cần chủ động tìm hiểu, vận dụng kết hợp với kiến   thức của các môn có liên quan. Khi học sinh tích cực độc lập hoạt động   nhận thức để làm rõ kiến thức cũng là lúc các em phát triển được các khả  năng nhận thức trong học tập lịch sử. Nếu hiểu được kiến thức thì các em  sẽ  hình thành các kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và   biết liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống. Ví  dụ,  khi   dạy học  bài 18 trong  sách  giáo khoa  lịch  sử   lớp  12  chương trình chuẩn “Những năm  đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc  chống thực dân Pháp (1946 ­ 1950)” giáo viên sử  dụng lược đồ  chiến dịch  Việt Bắc thu ­ đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu ­ đông năm 1950.  Sau khi học xong hai chiến dịch, giáo viên treo hai lược để  học sinh quan  sát và nêu câu hỏi gợi mở: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với sử dụng lược đồ em hãy so  sánh điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Việt Bắc thu ­ đông năm 1947   và chiến dịch Biên giới thu ­ đông năm 1950 ? Để làm sáng tỏ vấn đề trên các em sẽ phải sử dụng kiến thức địa lí,  lịch sử để so sánh hai chiến dịch. Dựa vào nội dung kiến thức vừa học về  phần diễn biến, kết quả của hai chiến dịch các em dễ dàng nhận ra rằng: Bằng cách sử  dụng kiến thức về  địa lí các em sẽ  rút ra kết luận:  trong chiến dịch Việt Bắc ta giành được thắng lợi về  cơ  bản còn chiến   dịch Biên giới thì ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Về mặt giáo dục: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế trong  việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Khi học các bài văn, bài thơ  trong kháng chiến các em phải hiểu được hoàn cảnh sáng tác, hiểu được  tình hình đất nước diễn ra như thế nào, thuận lợi hay khó khăn. Khi học  lịch sử, các em hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử thì các em sẽ nảy  sinh nhiều trạng thái xúc cảm: vui, buồn, lo lắng, hồi hộp, khâm phục hay  9
  10. căm ghét...Điều này sẽ tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng tình cảm đạo đức  một cách đúng đắn cho các em. Giáo viên sử dụng tốt kiến thức liên môn  trong dạy học sẽ giúp học sinh định hướng tốt lập trường, tư tưởng chính  trị, nhận thức được những vấn đề đúng, sai, tính chính nghĩa và phi nghĩa  rõ ràng trước những vấn đề lịchsử quá khứ và hiện tại. Các em sẽ biết  cân  nhắc để ứng xử đúng đắn trong xã hội.  Ví dụ: Khi dạy học bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng  khởi nghĩa tháng tám (1939 ­ 1945). Nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hòa”  (sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ  thông ­ chương trình chuẩn). Thông  qua kiến thức văn học và lịch sử  để  giáo dục tinh thần đạo đức cho học  sinh, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức văn học trong bài “Tức   cảnh Pác Bó” và “Cảnh rừng Pác Bó” để  hiểu hơn về  tinh thần lạc quan   của Bác. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: Thông qua nội dung kiến thức đã   học trong môn Văn học và Lịch sử em hãy cho biết: Khi về nước Bác chọn nơi nào để dừng chân ? Trong những ngày ở   Pác Bó Bác sống ra sao ? (điều kiện cơ  sở  vật chất, thời tiết k hí  hậu).   Những việc làm của Bác gợi cho chúng ta suy nghĩ gì ? Khi tự  mình làm rõ câu hỏi của giáo viên bằng cách sử  dụng kiến  thức văn học, địa lí và lịch sử  học sinh sẽ  hiểu sâu sắc rằng sau  30 năm  hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước vào tháng 1 năm 1941.   Người về  nước để  trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chọn   Cao Bằng làm nơi dừng chân và làm căn cứ  chỉ đạo cách mạng vì nơi đây   có địa hình hiểm trở, rất an toàn. 7.1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 7.1.2.1. Về phía giáo viên Thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trườngtrung học phổ thông hiện   nay Có nhiều giáo viên tâm huyết đã có những biện pháp đổi mới nhằm  nâng cao chất lượng môn lịch sử. Tuy nhiên việc dạy và học môn lịch sử  hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác giảng dạy của giáo viên còn   10
  11. nặng về trình bày các sự  kiện, ít liên hệ  kiến thức lịch sử với thực tế đời  sống xã hội. Xã hội chưa quan tâm và chưa đặt môn lịch sử đúng vị trí của  nó nên một số  giáo viên chưa toàn tâm, toàn lực cho sự  nghiệp mình lựa  chọn. Thực trạng của việc sử  dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử   ở   trườngtrung học phổ thông hiện nay Về phía giáo viên, chúng tôi điều tra theo những nội dung sau: Thứ   nhất   là:  Có   cần   tạo   hứng   thú   học   tập   lịch   sử   cho   học   sinh   không ? Thứ  hai  là: Có cần phải sử  dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy  lịch sử không ? Thứ  ba  là:  Quan niệm về  kiến thức gần gũi với bộ  môn Lịch sử  là   kiến thức về Văn học, Địa lí, Chính trị. Kết quả  thu được như  sau: có 100% số  giáo viên được hỏi đều  đồng ý với nội dung trên. Điều đó chứng tỏ  100% giáo viên đều quan tâm  đến việc sử  dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử. Có nhiều giáo  viên quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử  trong đó có  phương pháp sử dụng kiến thức liên môn. Tuy nhiên, trên thực tế việc giáo  viên sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử chưa đạt hiệu quả.  Một số giáo viên có sử  dụng kiến thức liên môn nhưng chưa có kế  hoạch   cụ thể và mới dừng lại  ở mức nhắc lại hoặc gợi lại kiến thức  ở các môn  mà các em đã được học. Học sinh thì không biết vận dụng kiến thức của   các môn vào học tập nên gây sự lúng túng đối với cả giáo viên và học sinh ,  hay yêu cầu học sinh nhớ, hoặc vận dụng kiến thức đã học ở các môn học  khác vào học tập lịch sử. Tuy nhiên, có 22% giáo viên có nhận thức đầy đủ  hơn thì cho rằng  khi sử dụng kiến thức liên môn là yêu cầu học sinh nhớ và vận dụng kiến   thức đã học vào học tập lịch sử. Giáo viên cần hiểu rõ vai trò của kiến  thức liên môn mới có thể đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm hiểu nội   dung cũng như có biện pháp sử  dụng để  đạt hiệu quả  cao. Kiến thức liên   11
  12. môn không chỉ  là nguồn kiến thức tham khảo mà còn một yêu cầu không   thể  thiếu đối với bài giảng nhằm mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát   triển học sinh. Đối với phương pháp sử  dụng kiến thức liên môn thì có tới 88%  giáo viên đã kết hợp các phương pháp vào giảng dạy lịch sử  như  phương  pháp giải thích, phân tích, trao đổi đàm thoại. Điều đó chứng tỏ  giáo viên  đã rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử. 7.1.2.2. Về phía học sinh Tôi đã tiến hành điều tra học sinh theo những nội dung sau: Thứ nhất: Môn học yêu thích nhất của học sinh ? Thứ hai: Khối thi mà các em lựa chọn ? Thứ  ba: Ý thức, tinh thần, thái độ  của học sinh trong giờ  học lịch   sử. Kết quả  thu được như  sau: chỉ  có 5% số  học sinh thích học môn lịch sử   nhất, có 19% số học sinh thi vào khối C và có 30% số học sinh có tinh thần   hăng hái trong giờ học lịch sử. Điều này chứng tỏ các em không chú trọng   vào các môn khoa học xã hội nói chung và môn lịch sử nói riêng. Có nhiều   lí do về  phía khách quan, do quan niệm của xã hội và do chính bản thân   giáo viên chưa gây được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh  *Mức độ yêu thích môn lịch sử của học sinh Như vậy, có 66 % các em học sinh trả lời là thích học lịch sử  trong  đó chỉ  có khoảng 19% học sinh có nguyện vọng thi vào khối C. Điều đó  chứng tỏ các em vừa thích, vừa sợ học lịch sử. Thích vì được tìm hiểu quá  khứ, cội nguồn của dân tộc để  biết mình là ai, từ  đâu đến, với những   chặng đường lịch sử anh dũng của cha ông, nhưng đồng thời cũng sợ  môn  lịch sử vì có quá nhiều sự kiện và năm tháng. Bên cạnh đó vẫn còn 11 % số  học sinh không thích học lịch sử. Các  em có thái độ thờ ơ, lạnh lùng với lịch sử và cho rằng môn lịch sử buồn tẻ,  12
  13. toàn là những con số khô khốc với những chi tiết bề bộn vô hồn khó nhớ.  Các em còn quan niệm rằng môn lịch sử không phải là khối thi vào đại học  nên ít đầu tư cho việc học tập ở nhà: ôn bài cũ, chuẩn bị  bài mới, tìm đọc  các tài liệu tham khảo, các tài liệu có liên quan đến lịch sử. Các em chỉ học  vẹt hoặc học  ở  hình thức đối phó. Có nhiều em nhận thức tốt, có tư  duy   lôgic trong học tập lịch sử. Tuy nhiên các em vẫn không dành thời gian học   tập lịch sử  như  các môn học khác. Khi Bộ  GD&ĐT công bố  môn thi tốt  nghiệp vào cuối tháng 3 có môn lịch sử thì lúc đó học sinh mới bắt đầu học   và ôn thi một cách “nhồi nhét Còn đối với các em thi đại học thì kết quả bài  thi môn lịch sử năm nào cũng rơi vào tình trạng buồn thê thảm. Hứng thú của học sinh đối với kiến thức liên môn trong học tập lịch  sử Không phải học sinh hoàn toàn thờ   ơ  với môn lịch sử, hoặc có thái   độ bình thường hay không thích học môn này. Khi được hỏi, trong giờ lịch  sử nếu thầy (cô) sử dụng kiến thức văn học, địa lí, chính trị thì em sẽ cảm   thấy thế nào ? Có 87% học sinh trả lời là hấp dẫn và dễ hiểu, trong đó có  cả các em có thái độ thờ ơ, lạnh lùng với môn lịch sử. Chỉ có 13% học sinh  cho là bình thường, bởi vì trong những giờ  học đó giáo viên nhắc lại qua  loa, thậm chí có khi còn bỏ  qua. Điều đó chứng tỏ  sử  dụng kiến thức liên   môn trong giảng dạy lịch sử  và có phương pháp sáng tạo để  phát huy vai  trò của chúng thật sự quan trọng. Các em luôn mong muốn được thầy (cô)  hướng dẫn mình nhớ  lại hoặc vận dụng kiến thức các môn học khác vào  học tập lịch sử  để  làm sáng tỏ  thêm kiến thức lịch sử  và ngược lại. Vì  kiến thức của nhiều môn học có liên quan đến lịch sử. Một vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên chưa quan tâm nhiều tới việc hướng dẫn các  em chuẩn bị bài mới bằng biện pháp tìm hiểu kiến thức các môn có liên quan đến  lịch sử. Kết quả là các em đã được học nhưng chỉ nhớ mang máng nội dung và  chưa có khả năng vận dụng kiến thức các môn liên quan vào để phân tích, liên  hệ và làm sáng tỏ kiến thức môn lịch sử. Do vậy, các em chưa thực sự hứng thú  với việc vận dụng kiến thức liên môn. Các em chưa thấy được vai trò, ý nghĩa và  mối quan hệ giữa các môn học. 13
  14. 7.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN NHẰM  GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930   ĐẾN NĂM 1945 Ở LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7.2.1. Vị trí, mục đích, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm  1930 đến năm 1945 ở trường trung học phổ thông  7.2.1.1. Vị trí, mục đích chương trình lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến  năm 1945 ở trường trumg học phổ thông Vị trí Phần lịch sử  Việt Nam từ  năm 1930 đến năm 1945 rất quan trọng vì  đây là giai đoạn lịch sử có Đảng lãnh đạo. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là  bước ngoặt lịch sử  vĩ đại cho các mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt   Nam chấm dứt thời kì khủng hoảng về  đường lối lãnh đạo. Đảng ra đời đã  lãnh đạo nhân dân tiến hành các phong trào đấu tranh tiêu biểu như phong trào  cách mạng 1930 ­ 1935, phong trào dân chủ  1936 ­ 1939 và phong trào đấu  tranh giải phóng dân tộc 1939 ­ 1945 đưa cách mạng tháng Tám năm 1945 đến   thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng tháng Tám đã mở  ra kỉ  nguyên mới cho lịch   sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Mục đích Học tập giai đoạn lịch sử này yêu cầu học sinh đạt được: Về  mặt giáo dưỡng:  Yêu cầu học sinh biết và hiểu về  hoàn cảnh thế  giới giai đoạn này đã tác động đến cách mạng Việt Nam và 3 giai đoạn phát   triển của cách mạng Việt Nam: phong trào cách mạng 1930 ­ 1935, phong trào  dân chủ 1936 ­ 1939, phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng  Tám (1939 ­ 1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Về mặt kĩ năng: Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ và đánh  giá các sự kiện lịch sử, biết rút ra bài học kinh nghiệm cho cách mạng
  15. Việt Nam, kĩ năng làm việc với tài liệu lịch sử, sử dụng đồ dùng trực  quan và sử dụng kiến thức liên môn. Về  mặt giáo dục: Bồi dưỡng niềm tự  hào về  sự  nghiệp đấu tranh của   Đảng, của dân tộc, giáo dục cho các em lòng yêu nước, biết quý trọng độc   lập, tự do, trân trọng, gìn giữ những thành quả mà Đảng ta đã giành được. Từ  đó thấy được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. 7.2.1.2.  Nội dung kiến thức cơ bản * Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm   1945 Từ năm 1930 đến năm 1931: Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào cách  mạng 1930 ­ 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ  ­ Tĩnh. Ở  Nghệ  An ­ Hà Tĩnh,  dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nhân dân đã đứng lên tự quản lí đời sống   chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hôi  ở  địa phương, làm chức năng của chính  quyền gọi là “Xô viết”. Chính quyền Xô viết Nghệ ­ Tĩnh đã thi hành nhiều  chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đem lại quyền lợi cho  nhân dân. Trước tác động to lớn của phong trào, từ giữa năm 1931, thực dân Pháp   khủng bố dã man làm cho phong trào cả nước dần lắng xuống. Trong những   năm 1932 ­ 1935 diễn ra cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng. Từ  năm 1936 đến năm 1939: Tình hình thế  giới thay đổi, các thế  lực  phát xít lên cầm quyền  ở  một số  nước, chuẩn bị  chiến tranh thế giới. Năm   1936 Chính phủ  Mặt trận nhân dân lên cầm quyền  ở  Pháp đã cho thi hành  một số  chính sách tiến bộ   ở  thuộc địa. Trước tình hình đó, Đảng lãnh đạo  nhân dân chuyển sang hình thức  đấu tranh công khai  đòi những mục tiêu  trước mắt: đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo hòa bình, tạm gác khẩu hiểu cách  mạng ruộng đất. Trước sức mạnh đoàn kết của quần chúng, phong trào dân  chủ  1936 ­ 1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ  một số  yêu 
  16. sách trước mắt. Cuối năm 1939, chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thiên sang  hữu, các thế lực phản động lên nắm quyền, phong trào dân chủ  ở Việt Nam   dần dần lắng xuống và chấm dứt khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Từ  năm 1939 đến năm 1945: Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động  đến kinh tế, chính trị, xã hội nhiều nước. Ở Đông Dương, chính quyền thực   dân mới thực hiện một loạt chính sách nhằm vơ  vét sức người, sức của để  dốc vào cuộc chiến tranh. Từ cuối tháng 9/1940 Nhật  nhảy  vào  miền  Bắc  Việt  Nam. Quân  Pháp nhanh chóng đầu hàng. Phát xít Nhật giữ  nguyên bộ  máy thống trị  của  thực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và  đàn áp phong trào cách mạng. Trước sự  thay đổi của tình hình thế  giới và  trong nước, Đảng ta đã chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam qua Hội   nghị  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng tháng 11/1939, đặc biệt là Hội nghị  Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941: đề  cao nhiệm vụ  giải phóng dân tộc lên  hàng đầu. Đồng thời Đảng ta tích cực chuẩn bị  về  mọi mặt cho tổng khởi   nghĩa tháng Tám năm 1945. Bước sang năm 1945, trên chiến trường châu Âu, phát xít Đức bị thất  bại nặng nề. Ở mặt trận châu Á ­ Thái Bình Dương, quân Nhật liên tiếp thất  bại. Ở Đông Dương, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông  Dương. Ngày15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chớp  thời cơ đó,Đảng lãnh đạo nhân dân cả nướcTổng khởi nghĩa giành chính  quyền. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập. Xác định nội dung kiến thức lịch sử  cần thiết và có thể  sử  dụng kiến   thức liên môn * Kiên thức về Văn học: Giáo viên yêu cầu học sinh hiểu được những nét cơ bản của tình hình  nước ta trong giai đoạn 1930 ­ 1931, phong trào nổ ra trong phạm vi cả nước,   mạnh mẽ  nhất là  ở  Nghệ  An ­ Hà Tĩnh. Trước sự  phát triển mạnh mẽ  của  
  17. phong trào, Pháp thi hành chính sách khủng bố  dã man nhằm tiêu diệt Đảng  Cộng sản và dập tắt phong trào cách mạng nước ta. Cùng với chính sách khủng bố, thực dân Pháp thi hành chính sách lừa  bịp nhằm phân hóa, lôi kéo nhân dân, xoa dịu phong trào của quần chúng.   Trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù Đảng bị tổn thất nặng nề, nhưng sức   sống của Đảng không bị tiêu diệt. Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh  . Cũng thời  gian  này, trong nhà tù của thực dân đế  quốc, các nhà văn,  nhà thơ  cộng sản như: Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Tạo. đã sáng tác văn   học, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân, tinh thần lạc quan   cách mạng, tin tưởng vào ngày mai tương sáng của dân tộc. Tác phẩm “Tắt đèn”  của Ngô Tất Tố,  “Bước đường cùng”, “Tinh thần   thể dục” của Nguyễn Công Hoan, “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Giăng sáng”, “Đời   thừa”... của Nam Cao, thơ ca trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, “Hai đứa trẻ” của   Thạch Lam,  “Chữ  người tử  tù”  của Nguyễn Tuân, bài thơ  “Từ   ấy”  của Tố  Hữu,   “Tức cảnh Pắc Bó”, “Cảnh rừng Pắc Bó”, “Nhật kí trong tù  ”,  “ Diễn ca   Mười chính sách của Việt Minh ” của Hồ Chí Minh. Khi bị địch bắt giam, các nhà thơ yêu nước có thời gian giành cho nghệ  thuật nhiều hơn. Chính vì thế, những tác phẩm đặc sắc của họ lại thường là  những bài thơ  được sáng tác trong hoàn cảnh bị  tù đày: Thơ  của Phan Bội   Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Sóng Hồng,  Trần Huy Liệu, Xuân Thủy...Hồ Chí Minh, Tố Hữu. * Kiến thức về Địa lí: Sử  dụng lược đồ  tự  nhiên vùng Bắc Trung Bộ  kết hợp với lược đồ  phong trào trào Xô viết Nghệ  ­ Tĩnh để  xác định địa điểm xảy ra các cuộc  đấu tranh và lí giải điều kiện tự  nhiên đã  ảnh hưởng, tác động đến phong  trào đấu tranh như thế nào.
  18. Lược đồ phong trào dân chủ 1936 ­ 1939 để tìm hiểu những nơi xảy ra   các cuộc đấu tranh lớn. Lược   đồ   khởi   nghĩa   Bắc   Sơn,   khởi   nghĩa   Nam   Kì,   binh   biến   Đô  Lương, lược đồ  khu giải phóng Việt Bắc, lược đồ  Cách mạng tháng Tám  năm 1945 để tìm hiểu nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa. * Kiến thức về Chính trị ­ Giáo dục công dân:
  19. 7.2.2.  Luận   cương   chính   trị,   Cương   lĩnh   chính   trị,   sách   lược   cách  mạng, chiến lược cách mạng, thời cơ, vai trò của quần chúng, sự lãnh  đạo  của  Đảng,  lí  luận   Mác  ­  Lênin, Nghị   quyết  chính  trị,  Điều lệ  Đảng, Mặt trận, Tuyên ngôn, Chương trình. Những yêu cầu khi sử  dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam từ  năm 1930 đến năm 1945 ở lớp 12 trường trung học phổ thônh  7.2.2.1. Sử  dụng kiến thức liên môn phải đáp  ứng được mục tiêu môn   học Mục tiêu là cái định hướng để  đi tới, để  hành động. Mục tiêu bài  học chính là cái đích khi tiến hành dạy học mà thầy và trò phải đạt. Thầy  phải đạt được mục tiêu kế hoạch dạy học, còn trò phải đạt được mục tiêu   về kiến thức, tư tưởng, kỹ năng. Kiến thức liên môn là biện pháp hữu hiệu  giúp giáo viên thực hiện được những mục tiêu dạy học đã đề ra đối với bài  học lịch sử. Do vậy, phải xác định biện pháp sử  dụng kiến thức liên môn   trong giờ nội khóa hay hoạt động ngoại khóa phải căn cứ vào mục tiêu dạy  học bộ môn. Để  đáp ứng mục tiêu dạy học bộ  môn, giáo viên cần xác định mục  đích khi sử dụng kiến thức liên môn, xem xét các biện pháp sử  dụng kiến   thức liên môn có ý nghĩa như  thế  nào đối với học sinh về  kiến thức, tư  tưởng, kỹ năng.. .để việc sử dụng có hiệu quả. 7.2.2.2.  Dạy tích hợp  liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến   thức cơ bản của bài học Kiến thức cơ  bản là những kiến thức cần thiết cho việc hiểu biết   của học sinh về  lịch sử  như: sự  kiện, niên đại, khái niệm lịch sử...Giáo  viên cần xác định kiến thức trọng tâm, nội dung cơ bản của bài kết hợp sử  dụng kiến thức liên môn để  làm nôi bật kiến thức cơ  bản, giúp học sinh   nắm vững kiến thức, khái niệm, rút ra bài học và quy luật lịch sử. Kiến  thức liên môn được sử dụng trong dạy học lịch sử phải là những kiến thức  có chọn lọc, điển hình để  nhằm cụ  thể  hóa các sự  kiện, hiện tượng đang  học, hoặc chứng minh một luận điểm khoa học để  hiểu sâu sắc hơn một 
  20. sự  kiện, một thời kì lịch sử. Kiến thức liên môn sử  dụng phải hợp lý để  học sinh nắm được sâu sắc nội dung bài học.  Cần phải đảm bảo được trọng tâm kiến thức lịch sử, không sa đà   vào kiến thức các môn khác và không làm loãng kiến thức lịch sử, không  làm phân tán sự chú ý của học sinh. Đặc biệt giáo viên cần nắm chắc kiến   thức liên môn để khi sử dụng phải đảm bảo tính chính xác nội dung lịch sử  được phản ánh, tránh xuyên tạc sự thật lịch sử hoặc “gây sốc ” cho học sinh  bằng những tình tiết giật gân, li kì không cần thiết. Đối với tài liệu văn  học phải loại bỏ những loại truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp xuyên  tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư  tưởng tình cảm cho học sinh. Dạy lịch sử phải giữ vững tính độc lập, dựa  vào đặc trưng, nội dung của môn học, như vậy hiệu quả mới cao, không có  sự  trùng lặp, công thức, giáo điều. Kiến thức liên môn phải phù hợp với   mục đích yêu cầu bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch   sử. 7.2.2.3.  Dạy tích hợp  liên môn để  gây hứng thú học tập cho học sinh   phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn   cho học sinh. Khi sử  dụng kiến thức liên môn giáo viên cần dẫn dắt học sinh từ  chỗ nhớ lại kiến thức đến chỗ biết sử dụng kiến thức của các môn có liên   quan vào phân tích, đánh giá.. .để làm sáng tỏ kiến thức lịch sử. Việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử có tác dụng  trong việc phát triển nhận thức cho học sinh. Qua niềm say mê, hứng thú   bộ môn giúp học sinh phát huy được tư duy độc lập, biết cách tổ chức các  công việc mà thầy cô giao cho. Việc để các em tìm kiếm, sử  dụng các tài   liệu phục vụ cho bài học sẽ phát huy được năng lực nhận thức độc lập, rèn   luyện kĩ năng thực hành bộ  môn khiến các em không những chỉ  hứng thú  mà còn tự  tin trong học tập, tránh được lối học thụ  động. Trong các hoạt  động xã hội, thực hành bộ  môn còn bồi dưỡng kĩ năng, rèn luyện những  phẩm chất tốt đẹp, những hành động yêu nước cho thế hệ trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2