intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và các phòng học đa chức năng tại trường THPT Anh Sơn 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu đầy đủ và khách quan thực trạng và giải pháp sử dụng TBDH, việc bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và các phòng học đa chức năng tại trường THPT Anh Sơn 1

  1. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết bằng • Trung học phổ thông THPT • Thiết bị dạy học TBDH • Giáo viên GV • Học sinh HS • Công nghệ thông tin CNTT • Phòng học PH • Thực nghiệm TN • Đối chứng ĐC 1
  2. PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Mục đích của giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững kiến thức khoa học, mà còn giỏi thực hành, biết áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống. Cùng với cơ sở vật chất trường lớp thì TBDH đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhất là việc sử dụng TBDH sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều; tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành. Có được các TBDH thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành. Không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu giúp học sinh có kiến thức kỹ năng mà quan trọng hơn thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nó còn là nội dung, nguồn thông tin giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học mới, tạo môi trường cho học sinh hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả tiết học. Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy và học cho thấy, TBDH trong các nhà trường hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra, quá trình sử dụng còn nhiều bất cập. Tình trạng vừa thiếu, vừa thừa thiết bị dạy học còn xảy ra phổ biến. Ở nhiều trường còn thiếu cơ sở vật chất và TBDH như thư viện, phòng thí nghiệm, giáo cụ trực quan... cho nên giáo viên đều phải "dạy chay". Trong khi đó, nhiều trường học được đầu tư TBDH nhưng lại không sử dụng hiệu quả. Nhiều thiết bị dạy học được trang bị theo các chương trình dự án hoặc được mua sắm mới nhưng không tương thích với các điều kiện cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, cho nên cũng bị "lãng quên". Ngoài ra, cơ sở giáo dục được trang bị TBDH hiện đại nhưng khi hỏng hóc không có kinh phí sửa chữa, cho nên phải "đắp chiếu". Ðáng chú ý, mặc dù ở nhiều địa phương đã tuyển biên chế đội ngũ giáo viên làm thiết bị thí nghiệm nhưng không được đào tạo một cách bài bản và kỹ lưỡng, cho nên cả giáo viên và nhân viên thiết bị đều rất lúng túng khi kết hợp giảng với việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm...Bên cạnh đó một số GV tư tưởng không muốn dùng TBDH khi lên lớp vì cảm thấy rườm rà, mất thời gian. TBDH cũ kĩ làm cho kết 2
  3. quả thực nghiệm sai nên GV không muốn sử dụng trong dạy học. Nhiều GV khả năng ứng dụng công nghệ thông tin kém nên việc dạy học tại các phòng học đa chức năng chưa hiệu quả, số lượng còn hạn chế. GV đăng ký học tại các phòng đa chức năng không có kế hoạch cụ thể, chỉ đăng ký một cách hời hợt hoặc đăng ký không báo trước dẫn đến người quản lý mất chủ động trong công tác lập kế hoạch và thực hiện bố trí dạy học tại các phòng đa chức năng. Qua nhiều năm công tác với vai trò là giáo viên và cán bộ thiết bị thí nghiệm, trực tiếp công tác quản lý cũng như trợ giảng thực hành thí nghiệm, chúng tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thông qua đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và các phòng học đa chức năng tại trường THPT Anh Sơn 1”. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.. II. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tính mới của đề tài: 1. Mục đích: Nghiên cứu đầy đủ và khách quan thực trạng và giải pháp sử dụng TBDH, việc bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT. 2. Đối tượng nghiên cứu. - Công tác quản lý TBDH, sử dụng và bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 - Thực trạng công tác quản lý TBDH, sử dụng và bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 và một số giải pháp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý TBDH, sử dụng và bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 - Quan sát thực tế công tác quản lý TBDH, sử dụng và bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 - Đề xuất một số giải pháp công tác quản lý TBDH, sử dụng và bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 4. Phương pháp thực hiện - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm. - Phương pháp quan sát thực tế: Tiến hành quan sát thực tế tại phòng thiết bị trường THPT Anh Sơn 1 và các phòng học đa chức năng trong trường - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp xử lý số liệu điều tra 3
  4. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý TBDH, sử dụng và bố trí các tiết học tại các phòng học đa chức năng của trường THPT Anh Sơn 1 - Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong năm học 2020 – 2021 và đã thực hiện các giải pháp trong 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023. 6. Tính mới của đề tài: - Đề tài đã nêu được hệ thống về hồ sơ, sổ sách và quy trình để việc sử dụng TBDH được nâng cao, khuyến khích GV và HS cảm thấy thích thú trong quá trình sử dụng. - Áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, đăng ký hệ thống phòng học đa chức năng nhằm giảm bớt thời gian, đỡ cồng kềnh về vấn đề hồ sơ, sổ sách cho GV bộ môn và bản thân. Nâng cao được chất lượng các giờ học của học sinh và GV tại phòng học đa chức năng trong nhà trường. 4
  5. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận: 1. Khái niệm về Thiết bị dạy học: Trong công tác dạy học, bên cạnh sách giáo khoa, trường lớp, sân bãi… thầy trò còn phải dùng đến loại phương tiện được gọi học cụ, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục. Ngày nay thuật ngữ thiết bị dạy học được coi là đại diện cho các tên gọi trên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thiết bị dạy học: Theo tác giả Trần Kiểu và Vũ Trọng Rỹ: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học,… hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục. [30, tr 4]. Theo tác giả Thái Văn Thành: TBDH bao gồm: vật liệu, mẫu vật mô hình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ lao động dạy nghề, hoá chất, vật liệu, phim đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học, vườn trường,… [25, tr 90]. Theo Lotx Klinbơ (Đức) thì TBDH (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, dụng cụ,…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành sử dụng hợp lý, có hiệu quả trong quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì TBDH là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, … hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Theo điều 1 về quy chế thiết bị giáo dục của Bộ Giáo dục (41/2000/ QĐ- BGD-ĐT): thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Như vậy, có thể hiểu: thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy học, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học. 2. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học Quản lý TBDH là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH để xây 5
  6. dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Nói cách khác, quản lý thiết bị dạy học là làm cho nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo viên, với học sinh, với nội dung, với phương pháp dạy, phương pháp học theo định hướng của mục tiêu giáo dục đào tạo đề ra. 3. Khái niệm phòng học đa chức năng: Theo Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phòng đa chức năng là phòng học bộ môn được lắp đặt các thiết bị học, âm thanh, trình chiếu và các thiết bị khác để sử dụng chung cho nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác. Tại đây HS được học và TH các môn học theo chương trình giáo dục GV giảng dạy. Như vậy phòng học đa chức năng trong nhà trường THPT bao gồm hệ thống các phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, phòng máy chiếu, phòng tin học và phòng ngoại ngữ…. 4. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thiết bị dạy học và phòng học đa chức năng: 4.1. Vai trò, chức năng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học: Quá trình dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố cốt lõi chủ yếu sau: + Mục tiêu dạy học + Nội dung dạy học + Phương pháp dạy học + Chủ thể dạy học (giáo viên) + Đối tượng dạy học (học sinh) + Thiết bị dạy học Các thành tố này liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó ba nhân tố Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp liên kết, tương tác chặt chẽ và các nhân tố này có mối quan hệ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, với sự tiến bộ khoa học công nghệ, văn hóa của đất nước. Ba nhân tố còn lại (Giáo viên – Học sinh – Thiết bị dạy học) là các nhân tố để hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, tái tạo, sáng tạo nội dung, phương pháp đào tạo. Trong đó, thiết bị dạy học là cầu nối để giáo viên tổ chức quá trình dạy học, đưa học sinh tham gia thực sự vào quá trình dạy học, học sinh tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Một số vai trò của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học như sau: + TBDH là công cụ lao động của người giáo viên. + TBDH là công cụ nhận thức của học sinh. + TBDH là sự cụ thể hóa nội dung dạy học. 6
  7. + TBDH vật chất hóa phương pháp dạy học. + TBDH tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu dạy học, góp phần làm cho quá trình dạy học có chất lượng, hiệu quả. Chính vì vậy, TBDH có tầm quan trọng vô cùng lớn trong quá trình giảng dạy.  TBDH là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học. Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ thời xa xưa con người ta đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó, TBDH phục vụ cho phương pháp dạy học ra đời. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực vì có TBDH ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người thầy. TBDH đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và phù hợp nội dung chương trình mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả.  TBDH góp phần đảm bảo chất lượng dạy học Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người trong quá trình nhận thức; sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với sự lĩnh hội kiến thức của người học. Khả năng các giác quan trong việc duy trì học tập theo VAT Project nhận xét như sau: Nghe chiếm 11%, nhìn chiếm 81%, các giác quan khác chiếm 8% [12, trang 180]. Như vậy, TBDH thực hiện được nguyên tắc trực quan qua kênh nhìn giúp cho lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Nhiều nội dung học tập phức tạp phải cần đến sự hổ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được như chứng minh các định luật, các hiện tượng trừu tượng trong khoa học tự nhiên… Rèn luyện kỹ năng cho người học: học sinh qua trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp thao tác, được quan sát, được nhận xét, do đó học bằng tất cả các giác quan, huy động mọi tiềm năng để nhận thức. 4.2. Công dụng và chức năng của phòng đa chức năng trong nhà trường: Phòng học đa chức năng trong nhà trường THPT thực ra là các phòng học bộ môn được trang bị hệ thống thiết bị dạy học( TBDH) bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để giáo viên, học sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượng giáo dục. Dạy học trong PH đa chức năng sẽ tạo ra không khí khoa học cho mỗi tiết học. Ví dụ tại phòng học vật lí với những thiết bị dạy học về cơ, nhiệt, điện, quang sẽ làm cho học sinh được sống trong bầu không khí vật lí thực sự; tương tự như thế, PHBM hoá với những thiết bị thí nghiệm về hoá vô cơ, hữu cơ; PHBM sinh với những thiết bị dạy học mô hình sinh động, học sinh có thể tháo lắp…sẽ tác động trực tiếp đến học trò kỹ càng hơn, phòng học máy chiếu HS được thỏa thích tự mình sáng tạo các bài thuyết trình, bản trình chiếu theo ý tưởng… Không ở môi 7
  8. trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở các phòng học đa năng, tránh được tình trạng dạy-học chay. Ở đây các em không chỉ được quan sát, nhận xét, tranh luận…mà còn được thực hành luôn. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: Thụ động, ỉ lại, tiếp thu một chiều. Không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà ngay cả giáo viên cũng được “hưởng lợi” từ PH đa chức năng, trình độ chuyên môn được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, không ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên còn có thể dùng công nghệ thông tin để mô phỏng lại…qua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn, say chuyên môn hơn vì vậy mà giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng . Chính vì vậy mà ngoài các loại đồ dùng hiện có, giáo viên có thể làm được nhiều đồ dùng có giá trị thiết thực: Đồ dùng mô hình vòng tuần hoàn của các lớp động vật, các bộ sưu tập về đời sồng động vật, thực vật; dùng đồ chơi trẻ em trong các bài dạy về chuyển động; tự thiết kế các mạch điện tử ở môn công nghệ…. Hoặc huy động học sinh sưu tầm được nhiều loại tranh ảnh, hiện vật, học sinh tham gia làm các mô hình, đắp vẽ mẫu vật để phục vụ cho bài giảng, các tiết dạy ở PH đa chức năng sẽ mang lại niềm say sưa, hứng thú cho học sinh, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả hơn.. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng việc giảng dạy sử dụng thiết bị thí nghiệm và phòng học đa chức năng trong trường THPT Anh Sơn 1 Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát điều tra về thực trạng giảng dạy các tiết học có sử dụng thiết bị thí nghiệm ở 80 giáo viên cùng với 100 em học sinh tại trường THTP Anh Sơn 1 chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1. Khảo sát mức độ nhận thức của 80 GV về việc sử dụng TBDH và phòng học đa chức năng trong quá trình dạy học ở trường THPT Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Rất cần thiết 40 50% Mức độ Cần thiết 40 50% nhận thức Không cần thiết 0 0% Kích thích được hứng thú học tập của HS 66 82.5% Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo 72 90% Các lí do của HS trong quá trình dạy học Đảm bảo kiến thức vững, chắc 75 93,7% 8
  9. Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian 80 100% Hiệu quả bài học không cao 14 17,5% Không thi 18 22,5% Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên THPT đều khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng TBDH và các phòng học đa chức năng trong quá trình dạy học. 50% GV được khảo sát khẳng định rất cần thiết, 50% khẳng định cần thiết. Theo đánh giá của giáo viên THPT sử dụng TBDH và phòng học đa chức năng trong quá trình dạy học đảm bảo cho HS nắm kiến thức vững chắc (93,7%), phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập (90%), tạo được hứng thú cho HS (82,5%). Bảng 2. Khảo sát mức độ sử dụng TBDH và phòng học đa chức năng trong quá trình dạy học. Mức độ đề cập/ hướng dẫn Số lượng Tỷ lệ (%) Thường xuyên- Tất cả các TN 46 57,5 Thỉnh thoảng 34 42,5 Không bao giờ 0 0 Trong các trường THPT hiện nay, mức độ thường xuyên sử dụng TBDH chiếm 57,5%. Khoảng 42,5% sử dụng ở mức độ chưa thường xuyên. Kết quả này phản ánh thực trạng: mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của TBDH trong quá trình dạy học, nhưng việc sử dụng trong thực tế lại rất hạn chế. Nhằm tìm hiểu cụ thể hơn, chúng tôi tiến hành khảo sát tần suất sử dụng TBDH và các phòng học đa chức năng trong các tiết dạy khác nhau. Bảng 3. Khảo sát tần suất sử dụng TBDH và các phòng học đa chức năng trong các tiết dạy. Tiết dạy Số lượng Tỷ lệ (%) Chuyên đề, thao giảng 76 95 Dự giờ 70 87,5 THTN 78 97,5 Tiết dạy bình thường 45 56,2 Qua bảng điều tra ta thấy rõ rệt về tần suất sử dụng TBDH và các phòng học đa chức năng trong các tiết dạy. Trong đó có sự chênh lệch lớn về tần suất sử dụng trong các tiết thao giảng, dự giờ, THTN và các tiết dạy bình thường.. TBDH và phòng học đa chức năng dc sử dụng trên 80% trong các tiết dạy có sự kiểm tra đánh giá. Và các tiết dạy bình thường GV sử dụng chưa cao.. Điều này giải thích cho việc vì sao TBDH và các phòng học đa chức năng chỉ thình thoảng được sử 9
  10. dụng vì chỉ được tập trung vào những tiết dạy có kiểm tra đánh giá và các tiết THTN trong chương trình dạy học. Khảo sát mức độ hứng thú của HS khi tham gia các tiết học có sử dụng TBDH ở 100 học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả tôi thu được như sau: Bảng 4. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các tiết học có sử dụng TBDH và phòng học đa chức năng Mức độ Số lượng Tỷ lệ(%) Rất thích 30 30 Thích 40 40 Bình thường 24 24 Không thích 6 6 Qua khảo sát, chúng ta thấy rằng HS rất thích, hứng thú với việc tham gia các tiết học tại phòng học đa chức năng (94%); chỉ có một bộ phận nhỏ HS chưa thích hoặc không thích. 2. Nguyên nhân của thực trạng Thiết bị thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nhưng thực tế việc sử dụng TBDH vẫn còn rất hạn chế và chưa đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Do một số nguyên nhân chủ yếu: - Thiếu trang thiết bị, trang thiết bị không đảm bảo chất lượng. - Việc chuẩn bị thường mất nhiều thời gian, công sức và phức tạp. Do TBDH còn bố trí, sắp xếp chưa khoa học gây mất thời gian tìm kiếm. - Các GV cũng như cán bộ thiết bị thí nghiệm trong trường học còn ngại khó không muốn thay đổi, chưa quan tâm đúng mức đến TBDH. - Năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức HS tại các phòng học đa chức năng của giáo viên còn hạn chế, vì vậy việc dạy tại các phòng học đa chức năng chưa được GV coi trọng. Thực tế cho thấy, mặc dù nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TBDH nhưng mức độ sử dụng là không thường xuyên, GV chưa tự giác trong việc khai thác, sử dụng thiết bị trong giảng dạy. Các giáo viên chưa có những giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy tại các phòng đa chức năng. Do đó, hiệu quả đạt được chưa cao. Từ những kết quả điều tra thực trạng trên, chúng ta thấy rõ việc nâng cao sử dụng thiết bị dạy học và các phòng học đa chức năng trong trường học là việc rất cần thiết. 10
  11. CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ CÁC PHÒNG HỌC ĐA CHỨC NĂNG TẠI TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1” 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động: Công tác quản lý TBDH và các phòng học đa chức năng là công việc rất quan trọng trong hệ thống dạy học của nhà trường. Vào đầu mỗi năm học, cán bộ quản lý cần lập kế hoạch hoạt động cụ thể và chi tiết. Trong kế hoạch nêu được đặc điểm tình hình, thuận lợi - khó khăn trong công tác quản lý TBDH và các phòng học đa chức năng; Tổng kết công tác quản lý, những kết quả đạt được trong năm học vừa qua. Qua đó đề xuất phương hướng hoạt động năm học này. Kế hoạch được làm chi tiết, cụ thể. Thông qua đó BGH nhà trường năm được tình hình, kết quả hoạt động của bộ phận Thiết bị thí nghiệm nhà trường và duyệt kế hoạch chi tiết cho năm học này. Trong kế hoạch có nêu rõ cụ thể hoạt động hàng tháng, báo cáo cuối năm trình Hiệu trưởng hoặc BGH phụ trách phê duyệt. Hình ảnh mẫu báo cáo công tác quản lý- sử dụng TBDH và phương hướng nhiệm vụ (xem tại phụ lục 2) 2. Tổ chức thực hiện, hệ thống các biện pháp quản lý TBDH 2. 1. Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu, tổ chuyên môn và công tác hồ sơ sổ sách, xây dựng nội quy phòng học đa chức năng. Bản thân là một nhân viên thiết bị thí nghiệm chuyên trách. Tôi thiết nghĩ, để nâng cao được chất lượng sử dụng TBDH và các phòng học đa chức năng thì công tác tham mưu với BGH và tổ CM là yếu tố quan trọng nhất. Đầu mỗi năm học lên kế hoạch hoạt động trình lên Hiệu trưởng phê duyệt; lên kế hoạch kiểm tra, kiểm kê, vệ sinh hệ thống các phòng. Đề xuất mua sắm bổ sung kịp thời trước khi vào thời gian học chính thức. Tham mưu với Hiệu trưởng về công tác quản lý, mua sắm, thanh lý TBDH để phục vụ tốt nhất cho mục đích dạy học.Tham mưu về cách bố trí, sắp xếp phòng thực hành sao cho thông thoáng, hợp lý. Lên kế hoạch kiểm kê định kỳ phòng kho và phòng bộ môn để có kế hoạch mua sắm, và thanh lý TBDH cũ, hư hỏng. Hàng tháng có báo cáo tình hình sử dụng TBDH, các phòng da chức năng với các số liệu cụ thể trình lên Hiệu trưởng. Kết hợp với tổ CM lên kế hoạch thực hành cụ thể từng tiết theo phân phối chương trình. Đề xuất đăng ký dạy thực hành cho từng khối để bản thân có thể sắp xếp lịch thực hành cho từng giáo viên tránh chồng chéo nhau.Mỗi khối có một người phụ trách chung để có trách nhiệm chung với kế hoạch thực hành của khối. Cùng với giáo viên trong tổ thường xuyên kiểm tra chất lượng TBDH, hóa chất, kịp thời thanh lý những TBDH đã hư hỏng. Xây dựng bộ hồ sơ quản lý thiết bị khoa học và hiệu quả dựa trên nguyên tắc: - Đơn giản: để hạn chế được những phức tạp trong quy định mượn - trả. Nhờ vậy cũng hạn chế được một phần tâm lý “ngại” sử dụng của giáo viên. 11
  12. - Đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và chính xác: Giúp thống kê được tình hình thiết bị, tình hình sử dụng, các thiết bị còn thiếu so với quy định được nhanh và chính xác hơn. Ví dụ ở sổ mượn thiết bị phải thể hiện được những thông tin sau: môn nào? giáo viên nào mượn? vào ngày nào? tiết mấy của ngày đó? Dạy bài nào? ở lớp nào? - Khai thác được hiệu quả số trang thiết bị nhà trường đang có. - Hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong phòng thực hành bộ môn - Số lượng: 10 loại hồ sơ sổ sách + Sổ kế hoạch thiết bị + Sổ tài sản TBDH các phòng, kho do cá nhân phụ trách + Sổ mượn TBDH, trả thiết bị của cán bộ giáo viên theo tuần, theo môn. + Sổ đăng ký các phòng học đa chức năng + Sổ đầu bài các phòng học đa chức năng + Phiếu mượn TBDH của giáo viên + Sổ theo dõi xuất, nhập, thanh lý TBDH + Hồ sơ đề xuất mua sắm, bổ sung. + Sổ lưu các công văn của cấp trên, các loại văn bản kiểm tra của cấp trên, của nhà trường + Giáo án phụ giảng. *Sổ mượn TBDH theo môn: Tôi đã căn cứ vào số lượng giáo viên có trong tổ để dán tên và phân chia số trang cho mỗi giáo viên ở trong sổ này. Làm vậy sẽ giúp cho việc tra cứu thông tin được nhanh và chính xác. Mặt khác, khi giáo viên đến đăng kí sẽ nhanh chóng tìm được trang tên của mình đề ghi sổ. 12
  13. *Sổ đầu bài các phòng học đa chức năng: Mẫu 01: TUẦN ... Từ ngày …………………….. ………… Đến ngày ………………………. Thứ, Tiết Tiết Tên bài Lớp Số Nhận Điểm Chữ ngày TKB PPCT nhóm xét của kí GV GV 1 2 Thứ 2 3 4 5 *Sổ theo dõi nhập, xuất thanh lý TBDH Mẫu 02: Ngày Ghi TT Tên TBDH SL Ký nhập Ký xuất tháng chú * Sổ tài sản TBDH các phòng, kho do cá nhân phụ trách. Việc thiết lập danh mục các thiết bị rất cần thiết. Nó giúp ta biết được xem có các thiết bị, dụng cụ, hóa chất mà giáo viên đăng ký sử dụng trong bài dạy đó không. * Kế hoạch hoạt động, kế hoạch bảo quản, kế hoạch sử dụng, kế hoạch mua sắm thiết bị * Nội quy và quy tắc an toàn phòng học đa chức năng. Việc xây dựng nôi quy và quy tắc an toàn phòng thí nghiệm có thể tránh được những rủi ro, tai nạn có thể xảy ra. Vì vậy ở các phòng thí nghiệm tôi đều cho treo nội quy: ảnh nội quy. 13
  14. * Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. * Biên bản kiểm kê tài sản hàng năm (theo mẫu chung). * Biên bản hàng năm kiểm tra, đánh giá các biện pháp bảo quản, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (theo mẫu chung). * Báo cáo về tình hình sử dụng thiết bị hàng tháng BẢN THÔNG KÊ SỐ LƯỢT SỬ DỤNG THIẾT BỊ CỦA GIÁO VIÊN HÀNG THÁNG Tháng: ... Năm học: .... Số lượt sử dụng thiết bị TT Họ và tên giáo viên Môn Trên lớp Phòng học bộ Ghi chú môn 1. Đoàn văn Cường Hóa 7 5 2. Nguyễn Thị Thanh Hóa 4 6 … ………………………. …. ….. …… 2.2. Phân loại và sắp xếp TBDH theo quy tắc “dễ thấy, dễ lấy” Thiết bị dạy học (TBDH) nhập về được phân loại theo: Dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh, bảng biểu, … theo khối, theo môn và thiết bị dùng chung. Được sắp xếp khoa học, đẹp mắt và mất ít thời gian khi tìm kiếm, dễ quản lý. - Tranh ảnh: Được treo gọn gàng trên giá. Mỗi tờ tranh được đánh dấu số thứ tự riêng biệt. Một giá tranh có thể dùng cho một môn hoặc một vài môn tùy theo số lượng tranh của mỗi môn. Tuy nhiên các tranh này đã được định sẵn tại một vị trí trên giá và trước mỗi giá tranh tôi cho treo một bản danh mục tranh và vị trí của chúng trên giá. Việc làm này giúp cho việc tìm tranh và lấy tranh ra rất dễ dàng. Tôi lấy ví dụ: Khi giáo viên Sinh học đăng kí sử dụng tranh “Các cấp tổ chức của thế giới sống” thì tôi chỉ cần ra giá tranh môn Sinh, nhìn vào tờ danh mục treo phía trước giá tranh để tìm vị trí của tranh trên giá. - Hóa chất: Việc bảo quản hoá chất cần phải đạt được các yêu cầu về chất lượng và số lượng hoá chất đảm bảo quá trình dạy học của giáo viên bộ môn. Đó là quá trình sắp xếp khoa học hợp lý dễ thấy và dễ lấy sử dụng. Yêu cầu của công việc bảo quản là tính an toàn tuyệt đối cho người bảo quản và sử dụng hoá chất. 14
  15. - Các hoá chất phải được đựng trong các lọ riêng biệt, có dán nhãn mác ghi rõ tên loại hoá chất cụ thể. Hình dạng, kích thước màu sắc của lọ cần phải căn cứ vào tính chất và số lượng của từng loại hoá chất. Trên nhãn mác của lọ cần ghi rõ công thức hoá học, tên loại hoá chất, nồng độ của hoá chất đó (Nếu là dung dịch) và ghi rõ chất độc, chất không độc hay chất dễ cháy… Ví dụ: Tên thương mại: Vôi bột Công thức hoá học : CaO Tên hóa học: Canxioxit Khối lượng phân tử: 56 Khối lượng tịnh: 500g - Các lọ hoá chất phải được xếp trong tủ riêng biệt. Không được để lẫn lộn với các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học với các hoá chất. Cần sắp xếp phân loại theo từng nhóm Kation hay Anion. Mỗi loại để riêng một ngăn tủ riêng, hoá chất lỏng nên để ngăn tủ dưới thấp tránh đổ vỡ hoá chất gây tai nạn trong quá trình sử dụng . Các hoá chất độc nên để trong ngăn tủ có khoá, các chất hữu cơ dễ cháy cũng cần để riêng, khi sắp xếp các lọ hoá chất cùng một nhóm nên để lọ nhỏ ở phía trước, lọ lớn ở phía sau, nhãn quay ra ngoài để dễ lấy sử dụng. Những hóa chất như: Bột Mg, bột Fe, CaO, CaC 2(Đất đèn- Dễ bị rã ra trong không khí ẩm)…cần đựng vào các lọ có nút cao su hoặc nút nhám bên ngoài có tráng một lớp paraphin. Khi lấy hoá chất dễ bay hơi như dung dịch NH3 đặc, dung dịch HCl đặc… những hoá chất dễ chảy rữa như KOH, NaOH … phải nhanh tay và đậy nút ngay sau khi lấy Các hóa chất như Bạc nitrat (AgNO3), nước Oxy già (H2O2) dễ bị ánh sáng phân hủy. Nên cần được đựng trong lọ màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy đen, phía ngoài lọ ghi rõ họ tên hóa chất, độ độc hại… rõ ràng. Kim loại kiềm là những chất rất dễ phản ứng với oxi và nước. Do đó các kim loại kiềm như Na, K … đựng trong lọ dầu hoặc xăng. Khi làm thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ cũng không được vứt bừa bãi vì những kim loại này có thể bốc cháy khi gặp nước do đó có thể gây hoả hoạn. Vì vậy cần thu hồi lại hay huỷ đi. Với Na, K, các kim loại kiềm sau khi cắt và dùng phần còn lại phải ngâm trong dầu hoả. Các hoá chất kiềm hút nước mạnh, dễ tác dụng với CO2 trong không khí phải được đựng trong các lọ rất kín nhưng không đựng vào lọ có nút nhám vì kiềm và những sản phẩm của nó sẽ làm nút nhám gắn chặt vào cổ lọ khiến lọ rất khó mở. Không để các hoá chất kị nhau ở cạnh nhau. Đó là những hoá chất khi ở cạnh nhau có thể phản ứng với nhau hoặc bốc cháy gây cháy nổ nguy hiểm. Ví dụ: Axít HNO3 dễ tác dụng với Glyxerin (C3H5OH)3 KMnO4 kị với Glyxerin- rượu êtylic C2H5OH- NH4Cl- Lưu huỳnh- Iot than, Kim loại kiềm kị với nước … 15
  16. Một số hóa chất dễ cháy như Phốtpho trắng cần được đựng trong lọ có nước, khi cắt nhỏ để sử dụng cũng phải cắt trong nước. Các muối dễ cháy KClO3, KNO3 … phải đựng vào các lọ sạch, không được để lẫn lộn với các chất cháy. Không để nhiều và để tập trung ở trong phòng thí nghiệm các chất dễ bắt lửa như: Xăng, Benzen, Este, cồn đốt, axetoon… chỉ nên để từ 0.5 1 lít. Khi ta làm thí nghiệm nên để các chất này xa lửa. Trong phòng thí nghiệm nên trang bị các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra các chai lọ đựng hoá chất. Vì sau một thời gian các hoá chất dễ bay hơi có thể làm bật nút các lọ chứa. Đặc biệt đối với các hoá chất dễ cháy, dễ bay hơi, dễ phân huỷ cần tuân thủ nghiệm ngặt điều kiện bảo quản, để nơi mát, không ẩm ướt, đựng trong các lọ kín… Một số hình ảnh nội quy phòng đa chức năng và sắp xếp hóa chất (Xem tại phụ lục 3) 2.3 Kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại. Với sự phát triển kinh tế của đất nước và sự quan tâm của Đảng và nhà nước cho giáo dục, hầu hết các trường học hiện nay đều được quan tâm đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại. Vì vậy, người giáo viên phải biết khai thác và kết hợp sử dụng các trang thiết bị dạy học đó sao cho hiệu quả, tránh hình thức và lãng phí. Theo ý kiến của bản thân tôi thì mỗi giáo viên nên khai thác thiết bị dạy học theo hướng sau đây: - Khai thác máy tính, máy chiếu và các phần mềm dạy học cho công tác soạn, giảng. Trong quá trình trình bày bài giảng, tùy theo từng nội dung bài học cụ thể mà ứng dụng công nghệ thông tin với những mức độ và hình thức khác nhau. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng rộng rãi bởi những tính năng ưu việt của nó và những hiệu quả cao mà nó mang lại.Việc sử dụng các hiệu ứng kỹ thuật của máy tính để mô phỏng các quá trình phức tạp, các sự vật, hiện tượng khó mô tả bằng ngôn ngữ, hình ảnh hoặc không thể mô tả được hoặc mất quá nhiều thời gian hoặc tiến hành các thí nghiệm ảo mà không thể tiến hành trong thực tế đã đem đến cho quá trình dạy học một hướng phát triển mới. Ví du: Trong môn Công nghệ việc mô tả cấu tạo và hoạt động của động cơ đốt trong mà mô tả bằng ngôn ngữ thì mất rất nhiều thời gian. Khi ứng dụng công nghệ thông tin thì những khó khăn đó đã được giải quyết. Hơn nữa học sinh rất chăm chú và hưởng ứng bài giảng rất tích cực. Hoặc trong môn Sinh học việc mô tả hoạt động của quả tim và giải phẫu người sẽ mất nhiều thời gian mà học sinh chỉ thấy được hoạt động của quả tim ở trạng thái tĩnh khi xem tranh. Khi ứng dụng công nghệ thông tin, ta có thể mô 16
  17. phỏng hoạt động của quả tim ở trạng thái động làm cho học sinh rất hứng thú. Ngoài ra ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin để minh họa các hình ảnh như: các bản đồ, lược đồ địa lý, lịch sử, các sa bàn, mô hình, mẫu vật có kích thước lớn, những mô hình dễ gãy vỡ khi di chuyển hoặc lắp ráp phức tạp mất nhiều thời gian, các quá trình vật lý, hóa học, các chuyển động phức tạp trong không gian. - Xây dựng giáo án điện tử, bài giảng Elearning, sự tích hợp các công nghệ phần mềm dạy. Bài giảng có thể lưu trữ trên các ổ đĩa hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử dụng học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. - Khai thác tối đa tài nguyên dạy học trên mạng Internet - Khai thác ứng dụng của các phần mềm mô phỏng trong giảng dạy làm cho quá trình truyền thụ kiến thức được thuận tiện hơn. Với bộ môn Toán giáo viên cần biết vận dụng và khai thác các phần mềm dạy học phổ biến như Violet, MathType, Skethpad, Geogebra, Toolkitmath, Yenka…. Cùng với cơ sở vật chất trường, lớp học thì thiết bị dạy học đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhất là việc sử dụng thiết bị dạy học sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều; tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành. Có được các thiết bị dạy học thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. 2.4. Phát động phong trào tự làm thiết bị dạy học qua các giờ học STEM và các cuộc thi STKHKT. Mỗi năm đề xuất với các GV bộ môn cho HS làm các mô hình, mẫu vật, TBDH qua các tiết học STEM. Tham gia tổ chức các cuộc thi Sáng tạo KHKT các cấp. Những điều này làm cho HS cảm thấy yêu thích đối với môn học và mang lại kết quả cao trong công tác dạy học. Một số ví dụ cụ thể về việc tự làm các mô hình STEM trong dạy học và tác dụng mang lại: 2.4.1. Máy phát điện: Để tăng hứng thú cho HS trong quá trình học bộ môn, tôi và thầy Đặng Đình Hợp (GV Lý 12) đã hướng dẫn cho các em HS khối 12 tự chế tạo mô hình máy phát điện. Điều này giúp các em biết và nhớ lâu hơn về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều. Gồm các bước như sau: Bước 1: Cho các em chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu. Là những vật dụng đơn giản, dễ kiếm có rất nhiều xung quang cuộc sống hàng ngày gồm: 17
  18. - Đĩa CD - Nút cao su - Nam châm - Dây đồng - Mô tơ điện - Bóng đèn LED - 1 vài lon nhựa, ống bia hoặc chai nước sạch. - Tấm gỗ phẳng, 1 số đinh vít, dây điện, băng, keo Bước 2: Dựa vào SGK vật lý 12, cùng GV bộ môn hướng dẫn các em các thao tác lắp gép, chế tạo mô hình máy phát điện. Bước 3: Hoàn thiện và cho các em HS trình bày, giới thiệu sản phẩm đã tạo. Nêu nguyên lý hoạt động của máy. Áp dụng mô hình vào bài dạy đã kích thích được tính sáng tạo, hứng thú với môn học của HS. Qua mô hình HS quan sát và nắm chắc được nguyên lý hoạt động 18
  19. của máy phát điện là: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khung dây đặt trong từ trường. Khi nam châm quay đều, từ thông qua khung dây biến thiên làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong khung dây, suất điện động đó tạo ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín làm đèn sáng, quạt quay 2.4.2. Mô hình thí nghiệm đường sức từ: Bộ TN trực quan này không có trong phòng TH vật lý THPT. Vì vậy tôi và GV bộ môn đã tiến hành làm mô hình để sử dụng trong các bài dạy liên quan đến đường sức từ của nam châm và dòng điện. * Mục đích: Quan sát hình ảnh đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài, dòng điện chạy trong dây dẫn tròn. (Dùng hiệu quả khi kết hợp với máy hắt trình chiếu) * Để tiến hành làm bộ TN này, tôi đã chuẩn bị gồm các dụng cụ sau: - Tấm bìa nhựa ép cứng có đục lỗ nhỏ để luồn vòng dây. - Một số đinh vít nhỏ - Cuộn dây đồng. * Cách sử dụng mô hình: - Rắc các mạt sắt (bụi sắt) lên mặt bìa. - Cho dòng điện một chiều chạy qua dây dẫn (sử dụng hiệu điện thế 12V). - Gõ nhẹ tấm bìa, mạt sắt sắp xếp 1 cách trật tự (Hình ảnh đường sức từ). 19
  20. Sau khi áp dụng vào các tiết học, GV bộ môn đã cho nhưng phản hồi tích cực về hiệu quả khi áp dụng bộ TN: HS hứng thú với bài học hơn. Và đặc biệt là kiến thức trừu tượng được minh họa bằng hình ảnh trực quan nên các em hiểu và nắm vững kiến thức bài học. Không khí lớp học trở nên sôi nổi, vui vẻ. 2.4.3. Mô hình dạy chủ đề “Tán sắc và giao thoa ánh sáng”: - Mô hình sử dụng trong việc tìm hiểu hiện tượng tổng hợp ánh sáng trắng. - Cấu tạo mô hình: Một động cơ chạy bằng pin có trục quay, tấm bìa có trục quay đi qua tâm, trên tấm bìa tô 7 màu cơ bản theo thứ tự từ đỏ đến tím. - Cách sử dụng: + Gắn tấm bìa vào trục quay + Bật khóa K cho động cơ quay. + Quan sát một điểm trên tấm bìa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2