intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học một số kiến thức chương Năng lượng – Công – Công suất Vật lí 10 – GDPT 2018 nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm thiết kế một số hình thức tổ chức dạy học và tiến trình dạy học kiến thức chương lí “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 –nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học một số kiến thức chương Năng lượng – Công – Công suất Vật lí 10 – GDPT 2018 nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG – CÔNG – CÔNG SUẤT ” VẬT LÝ 10 - GDPT 2018 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Vật lý Năm học: 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG – CÔNG – CÔNG SUẤT ” VẬT LÝ 10 - GDPT 2018 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Họ và tên: 1. Thái Ngô Sơn ĐT: 0985.336.131 2. Hoàng Khắc Trường ĐT: 098.66.88.828 3. Trần Thị Thuý ĐT: 0976.738.241 Trường THPT Đô Lương 1 Tổ: Khoa Học Tự Nhiên Thuộc lĩnh vực: Vật lý Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Thời gian nghiên cứu 2 7. Đóng góp của đề tài 2 B. PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học phát triển phẩm chất 3 năng lực 1.1. Khái niệm về dạy học phát triển phẩm chất năng lực 3 1.1.1. Khái niệm về năng lực 3 1.1.2. Khái niệm về phẩm chất. 3 1.2. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong 3 dạy học vật lí THPT 1.2.1. Năng lực chung 3 1.2.2 Năng lực đặc thù môn vật lí gồm 3 1.3. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực 4 cho học sinh trong dạy học vật lí 1.3.1 Định hướng chung về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh 4 giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực 1.3.2 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát triển phẩm 4 chất năng lực cho học sinh trong dạy học vật lí 1.4 Khảo sát thực trạng về dạy học phát triển phẩm chất năng lực 9 trong dạy học vật lí THPT.
  4. 1.4.1 Khảo sát thực trạng áp dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên 9 trong dạy học vật lí THPT trên địa bàn công tác. 1.4.1 Khảo sát thực trạng áp dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo 9 viên trong dạy học vật lí THPT trên địa bàn công tác. 1.4.2 Khảo sát mức độ hứng thú và kĩ năng của học sinh trong học tập 10 môn vật lí. 1.4.3 Tìm hiểu khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học chương 11 trình GDPT 2018. 1.5 Kết luận chương 1 Chương 2. Thiết kế hình thức tổ chức dạy học một số kiến 12 thức chương Năng lượng, công, công suất nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh 2.1 Vị trí, định hướng hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học 12 sinh trong dạy học chương “ Năng lượng -Công – Công suất”- Vật lí 10. 2.2. Định hướng tổ chức dạy học một số kiến thức chương“ Năng lượng - 13 Công – Công suất”- Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh 2.2.1. Tổ chức dạy học mảnh ghép bài Năng lượng. Công cơ học 13 2.2.2. Tổ chức dạy học theo trạm bài chủ đề “Cơ năng và định luật bảo toàn cơ 13 năng”. 2.2.3 Dự án học tập “ Thiết kế chế tạo minh họa định luật bảo toàn năng lượng” 13 2.3. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực một số bài 13 chương “Năng lượng -Công – Công suất”- Vật lí 10 2.3.1 Tổ chức dạy học mảnh ghép bài Năng lượng. Công cơ học (xem phụ lục 2) 13 2.3.2 . Tổ chức dạy học theo trạm bài chủ đề “Cơ năng và định luật bảo toàn cơ 13 năng”. 2.3.3 Dự án học tập: Thiết kế chế tạo mô hình minh họa định luật 27 bảo toàn năng lượng CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 42 3.1 Khảo sát tính tính cấp thiết và khả thi của đề tài 42
  5. 3.1.1 Mục đích khảo sát 42 3.1.2 Nội dung và phương pháp khảo sát. 42 3.1.3 Đối tượng khảo sát 42 3.1.4 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề 42 xuất 3.2 Thực nghiệm sư phạm 44 3.2.1 Mục đích 44 3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 44 3.2.3 Phương pháp thực nghiệm 44 3.2.4 Kết quả thực nghiệm 45 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận 49 2. Ý nghĩa của đề tài 49 3. Đề xuất kiến nghị và khả năng áp dụng 50 Tài liệu tham khảo 51 Phụ lục
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 DH Dạy học 4 GQVĐ Giải quyết vấn đề 5 KTĐG Kiểm tra đánh giá 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 GDPT Giáo dục phổ thông 9 TN Thí nghiệm 10 THPT Trung học phổ thông
  7. PHẦN I- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. “Dạy học không phải là đổ đầy một bình nước mà phải thắp sáng một ngọn lửa” bởi vậy người Thầy giáo giỏi không phải là người say sưa truyền đạt kiến thức trên bục giảng, mà phải là người truyền cảm hứng, người chỉ đường để học sinh tìm ra tri thức. Một người học trò giỏi không chỉ là người học hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác, từ lò luyện này đến lò luyện thi khác để đạt điểm cao, mà thực tế cho thấy những học sinh giỏi là những người có kĩ năng tự học tốt, có kĩ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, có những phẩm chất năng lực của người công dân thế hệ mới. Để đáp ứng được yêu cầu đó nền giáo dục nước nhà đã và đang tiến hành cải cách ở nhiều khâu trong quy trình đào tạo, trong đó đổi mới về phương pháp dạy học đang được chú trọng theo hướng “phát huy tính tích cực chủ động và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Đặc biệt trong năm học 2022 – 2023 chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng ở bậc THPT thì dạy học phải theo hướng phát triển được phẩm chất và năng lực của người học. Bởi vậy, việc đổi mới PPDH như một tất yếu để đáp ứng mục tiêu của giáo dục hiện đại. Môn Vật lí là môn khoa học tự nhiên có nhiều kiến thức liên quan được áp dụng trong thực tiễn nên phương pháp giáo dục môn Vật lí được thực hiện theo những định hướng chung là: tăng cường hoạt động thực hành trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, vận dụng kiến thức kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn. Đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng như thực hiện giáo dục tích hợp (giáo dục STEM) để hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho người học. Trong chương trình Vật lí 10 THPT, chương “Năng lượng – công – công suất” có một tầm quan trọng rất lớn trong tổng thể chương trình. Nó có vai trò lớn giúp học sinh phát triển và hình thành được các phẩm chất và năng lực đã đề ra, đồng thời chủ đề này cũng mang tính ứng dụng thực tiễn rất cao, học sinh có thể dễ dàng liên hệ bài học và thực tiễn, không quá hàn lâm và làm nền tảng cho việc dạy và triển khác các nội dung khác.Với mong muốn góp phần làm phong phú phương pháp dạy học Vật lí đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới PPDH hiện nay chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 – GDPT 2018 nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế một số hình thức tổ chức dạy học và tiến trình dạy học kiến thức chương lí “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 –nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
  8. 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số hình thức dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh. - Nghiên cứu kiến thức chương “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10. - Nghiên cứu vận dụng CNTT hoạt động luyện tập trong dạy học vật lí. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung kiến thức chương “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức - Phạm vi thực nghiệm: Trường THPT Đô Lương 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phát triển phẩm chất năng lực trong môn vật lí THPT. - Nghiên cứu về dạy học giải quyết vấn đề. - Nghiên cứu về dạy học dự án - Nghiên cứu về kĩ thuật dạy học theo trạm - Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong hoạt động luyện tập - Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong chương “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức - Thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê toán học 6. Thời gian nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2022 – 2023. 7. Đóng góp của đề tài - Góp phần làm cơ sở lí luận về dạy học phát triển phẩm chất năng lực. - Đề xuất một số phương án dạy học phát triển phẩm chất năng lực trong chương “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức - Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong chương “Năng lượng – Công – Công suất” Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức. - Xây dựng rubic đánh giá các hoạt động học tập của học sinh. 2
  9. PHẦN II - NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học phát triển phẩm chất năng lực 1.1. Khái niệm về dạy học phát triển phẩm chất năng lực 1.1.1. Khái niệm về năng lực Năng lực: Là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. 1.1.2. Khái niệm về phẩm chất. Phẩm chất: là cái làm nên giá trị của người hay vật. Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. Theo Chương trình GDPT 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các biểu hiện về phẩm chất cần đạt của HS cấp THPT là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 1.2. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong dạy học vật lí THPT 1.2.1. Năng lực chung Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Những năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: - Tự chủ và tự học. - Giao tiếp và hợp tác. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1.2.2 Năng lực đặc thù môn vật lí gồm - Năn lực nhận thức Vật lí - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1.3. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học vật lí 3
  10. 1.3.1 Định hướng chung về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực * Định hướng về phương pháp dạy học - Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá hiện tượng, quá trình vật lí trong thế giới tự nhiên giúp phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực vật lí cho HS; vận dụng kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc thông qua vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học. Các hình thức và địa điểm dạy học đa dạng như: học ở lớp học, ở phòng thực hành, HS tham gia một số hoạt động trải nghiệm ở ngoài lớp học như tại thực địa, trong cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề theo quy mô lớp hoặc nhóm HS. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục STEM, tích hợp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, …. nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội. * Định hướng về kiểm tra đánh giá Nhằm đánh giá xem kết quả của các hoạt động giáo dục có đạt được các YCCĐ đề ra hay không, việc đánh giá HS đóng vai trò cực kì quan trọng. Các hình thức đánh giá được thực hiện xuyên suốt tiến trình dạy học, bao gồm đánh giá quá trình (quan sát HS, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, vở ghi chép, thực hành, thí nghiệm, bản báo cáo kết quả thực hành, phân tích các bài thuyết trình, sử dụng Rubric đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kết quả dự án học tập, kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và các hồ sơ học tập khác; đánh giá theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan; kết hợp đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết; đánh giá thường xuyên và định kì. 1.3.2 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong dạy học vật lí 1.3.2.1 Dạy học theo trạm. * Thế nào là dạy học theo Trạm? Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí khác nhau trong không gian lớp học (trạm), HS sẽ chiếm lĩnh nội dung học tập khác nhau tại mỗi trạm và sau khi chuyển lần lượt qua các trạm thì HS hoàn thành bài học. * Vì sao cần sử dụng dạy học theo Trạm? Dạy học theo Trạm giúp HS thay đổi trạng thái khi di chuyển. Dạy học theo trạm giúp triển khai được nhiều nội dung học tập khác nhau cùng một lúc và còn tiết kiệm cơ sở vật chất. 4
  11. -Dạy học theo trạm sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức, … từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. - Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình qua đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân. - Giúp giáo viên cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu. * Các bước tổ chức dạy học theo Trạm Bước 1. Chọn nội dung và địa điểm Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo trạm cần chọn nội dung bài học có các phần khác nhau và độc lập với nhau để học sinh có thể học tập phần nào trước cũng được. Địa điểm: Cần có không gian lớp học phù hợp và số lượng học sinh vừa phải để tổ chức học theo trạm. Bước 2. Chuẩn bị bài học theo Trạm GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học theo trạm. Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. Bước 3. Tổ chức dạy học theo Trạm GV nêu rõ nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. HS được chia đều ra các trạm. Tại mỗi trạm, HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bước 4. Đánh giá sản phẩm mỗi Trạm và chốt kiến thức Đại diện HS mỗi nhóm báo cáo về sản phẩm ở mỗi trạm, các nhóm khác bổ sung (báo cáo vòng tròn). GV đánh giá và chốt kiến thức. GV có thể củng cố kiến thức bằng cách cho HS các trạm cùng trả lời phiếu học tập như nhau, sau đó các trạm chấm chéo hoặc tổ chức trò chơi để thi đua giữa các trạm * Một số lưu ý khi dạy học theo Trạm Dạy học theo trạm phù hợp với bài mới có nhiều nội dung độc lập nhau hoặc bài ôn tập. Có hai cách chuyển trạm: Người di chuyển còn thiết bị học tập thì bố trí cố định tại các vị trí (áp dụng khi phòng rộng và ít người) hoặc thiết bị học tập di 5
  12. chuyển còn người thì đứng yên (áp dụng khi phòng đông người, thiết bị học nhỏ gọn). - Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội học liệu, dụng cụ học tập công phu. - Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức này thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống. - Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu trong nhóm có thành viên bất hợp tác thì hiệu quả sẽ thấp. - Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7. - Kỹ thuật dạy học theo trạm phù hợp cho các dạng bài thực hành, thí nghiệm, ôn tập chương, luyện tập kiến thức đã học. 1.3.2.2. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề); Kích thích sự tham gia tích cực của HS và nâng cao vai trò củA cá nhân trong quá trình hợp tác. * Cách tiến hành: + Vòng 1: Nhóm chuyên gia Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. + Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới từ các nhóm ở vòng 1 sao cho mỗi nhóm mới khoảng từ 3- 6 người bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3… gọi là nhóm mảnh ghép. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1). Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. * Ưu điểm của phương pháp dạy học mảnh ghép Kĩ thuật dạy học mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng phong phú, người học được tham gia gia vào các hoạt động với nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kĩ thuật mảnh ghép đòi hỏi người học phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua hoạt động này hình thành người học tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần tách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các 6
  13. bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở người học các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề… Thông qua việc dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép, người học có thể giải quyết các vấn đề học tập, trải nghiệm các tình huống thực tế từ “tự nghiên cứu” đến “hợp tác với bạn và thầy” và quay trở về “tự nghiên cứu” ở những tình huống mới dần dần sẽ tạo cho bản thân người học trình độ và năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. 1.3.2.3 Dạy học dựa trên dự án. * Khái niệm Dạy học dựa trên dự án (thuật ngữ tiêng Anh: Project Based Learning), gọi tắt mủ mồ hình dạy học trong đó Learning), gọi tắt là Dạy học dự án, là một mô hình dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết nối giữa lí thuyết và thực tiển, thực hành, tạo ra sản phầm có thể giới thiệu. “Quy mô dạy học dự án phụ thuộc vào loại dự án; có thể phân loại dự án như sau: Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án + Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ. + Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học. + Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần. - Phân loại theo nhiệm vụ + Dự án tìm hiểu + Dự án nghiên cứu + Dự án kiến tạo - Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập + Dự án mang tính thực hành. + Dự án mang tính tích hợp. * Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án - Định hướng hoạt động của học sinh: + Định hướng hứng thú người học + Định hướng hành động + Tính tự lực cao của người học + Tính tích hợp + Cộng tác làm việc 7
  14. Định hướng thực tiễn + Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. + Các dự án học tập nhằm góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm sẽ được tạo ra. Sản phẩm của dự án không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. * Mục tiêu của dạy học dự án Dạy học dự án hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao không chỉ đảm bảo nội dung kiến thức môn học mà còn có thể vượt qua giới hạn của môn học. Trong dạy học dự án, học sinh được rèn luyện và trải nghiệm trong môi trường hoàn toàn mới, không bị bó hẹp trong một thời gian, không gian cố định. Điều quan trọng nhất là người học được trải nghiệm, được tham gia giải quyết các vấn đề nảy sinh mang ý nghĩa thực tiễn và tạo hứng thú, tránh được sự nhàm chán, hàn lâm trong học tập. Các dự án được triển khai hoàn toàn mang tính thực tiễn vì trong quá trình thực hiện được dự án đòi hỏi người học phải vận dụng hiệu quả lí thuyết đã học đề xử lí tình huống. Ngoài ra dạy học dự án còn mang lại hiệu quả giáo dục về kĩ năng sống như: kĩ năng thao tác công việc, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng chất vấn, kĩ năng phản biện, kĩ năng trình bày báo cáo sản phẩm,... Dạy học dự án là một mô hình dạy học có ưu thế nổi trội trong việc tích hợp các mục tiêu phát triển năng lực người học: năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo. 1.4 Khảo sát thực trạng về dạy học phát triển phẩm chất năng lực trong dạy học vật lí THPT. 1.4.1 Khảo sát thực trạng áp dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên trong dạy học vật lí THPT trên địa bàn công tác. Khảo sát 23 giáo viên tại 2 trường THPT Đô lương 1 và THPT Đô lương 2 về mức độ dạy học phát triển năng lực theo chúng tôi thu được kết quả sau: (link khảo sát https://forms.gle/sERAQRF2EuAfiaM1A) 8
  15. 9
  16. Mức độ Thường Thỉnh Chỉ dạy khi có Chưa bao xuyên thoảng dự giờ giờ Số lượng 10 9 4 0 Tỉ lệ 43,47% 29,1% 17,39% 0 Khi được khảo sát về việc sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực của giáo viên chúng tôi thu được kết quả: PP dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số lượng Tỉ lệ % Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng Dạy học giải 10 43,5% 13 56,5% 0 0 quyết vấn đề Dạy học thực 8 34,8% 14 60,8% 1 4,4% nghiệm Dạy học dự án 5 21,7% 12 52,2% 6 26,1% Dạy học theo 4 17,3% 10 43,5 9 39,2% trạm Dạy học theo 15 65,2% 8 34,8% 0 0 nhóm Như vậy qua khảo sát chúng tôi thấy rằng việc dạy học phát triển năng lực cho HS theo chương trình GDPT 2018 cơ bản được thầy cô tiếp cận nhưng mức độ dạy học phát triển năng lực cho học sinh của một số giáo viên còn chưa thường xuyên nguyên nhân là để chuẩn bị bài giảng cho một tiết dạy học phát triển năng lực tốn khá nhiều thời gian. 1.4.2 Khảo sát mức độ hứng thú và kĩ năng của học sinh trong học tập môn vật lí. Khảo sát 80 học sinh khối 10 tại trường THPT Đô lương 1 về các kĩ năng học tập môn vật lí theo link khảo sát https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfY0L3NCGibtXwFXC0syTdV G7UQLpJBEizvxFi8RGv3kJDZpQ/viewform Chúng tôi thu được bảng kết quả : 10
  17. Như vậy qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng hầu hết các em đều có kĩ năng học tập theo nhóm, tuy nhiên số lượng học tập theo nhóm theo các phương pháp khác như hoạt động nhóm theo trạm, làm dự án thì không nhiều. Ngoài ra, khi khảo sát về mức độ hứng thú của các em đối với các phương pháp dạy học chúng tôi thu được kết quả sau Như vậy qua bảng khảo sát về kĩ năng học tập cũng như mức độ hứng thú đối với phương pháp dạy học chúng tôi nhận thấy rằng học sinh rất hứng thú với các phương pháp dạy học phát triển năng lực như dạy học theo nhóm, học với thí nghiệm, học tập qua dự án, học tập theo trạm. Tuy nhiên vì giáo viên ít tổ chức hoạt động học tập như vậy nên các kĩ năng của các em chưa thật thành thạo. 1.4.3 Tìm hiểu khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học chương trình GDPT 2018. Chương trình GDPT 2018 được áp dụng lần đầu tiên trong năm học 2022 – 2023 này nên cả giáo viên và học sinh có nhiều bỡ ngỡ về cách dạy, cách học phát triển phẩm chất năng lực, nhiều giáo viên ngại thay đổi phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều từ trước tới nay. Kiến thức chương trình nặng nên giáo viên vẫn đang còn chú trọng dạy học kiến thức nhiều hơn là dạy học phát triển năng lực. 11
  18. Các giáo viên ngại áp dụng các phương pháp dạy học theo trạm, theo dự án, theo thực nghiệm vì thời gian chuẩn bị lâu, một số giáo viên áp dụng chưa thành thạo các kĩ thuật dạy học mới. Học sinh hứng thú với các phương pháp dạy học tích cực nhưng số em được tiếp cận với phương pháp học tập mới còn ít. 1.5 Kết luận chương 1 Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới giáo dục cho học sinh: - 3 năng lực chung là: tự học và tự chủ, hợp tác và giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo; - 5 phẩm chất gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. - 7 năng lực chuyên môn gồm: ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội. Để có thể thực hiện tốt Chương trình giáo dục mới thì cần có một sự nghiên cứu và thay đổi mạnh mẽ bắt đầu từ mỗi các giáo viên, bởi giáo viên chính là những người sẽ trực tiếp giảng dạy bồi dưỡng cho học sinh các năng lực và phẩm chất cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, mỗi người giáo viên cần phải trang bị cho mình kiến thức và kĩ năng về các phương pháp và kĩ thuật dạy học. Để có thể vận dụng một cách linh hoạt nhất trong công việc giảng dạy của mình, có như vậy thì mới có thể đạt được các mục tiêu và yêu cầu cần đạt đã được đưa ra, kết quả giáo dục học sinh sẽ đạt được là tốt nhất. Tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh chương Năng lượng, công công suất là một đề tài có tính cấp thiết cao vì đây là trọng tâm kiến thức trong chương trình vật lí 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng chuẩn đầu ra và trang bị cho các em những kĩ năng học tập vật lí một cách tốt nhất, chúng tôi xây dựng đề tài “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “ Năng lượng – Công –Công suất” – vật lí 10 như một kênh tham khảo về phương pháp tổ chức dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho giáo viên vật lí THPT. Chương 2. Thiết kế hình thức tổ chức dạy học một số kiến thức chương Năng lượng, công, công suất nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh 2.1 Vị trí, định hướng hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong dạy học chương “ Năng lượng -Công – Công suất”- Vật lí 10. Chương trình Giáo dục THPT 2018 Vị trí Thuộc chủ đề IV “Công, năng lượng, công suất”, Vật lí 10 Gồm các nội dung: 12
  19. - Công và năng lượng - Động năng và thế năng - Công suất và hiệu suất Yêu cầu a. Nhận thức Vật lí cần đạt – Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công. [1] – Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm) [2] – Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều, vận dụng được trong một số trường hợp đơn giản. [3] – Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng. [4] - Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất. [5] - Nêu được định nghĩa hiệu suất [6] b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí – Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật. [7] – Phân tích được sự chuyển hoá động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản. [8] – Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được [5] [9] – Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được [6] [10] c. Vận dụng -Tính được công trong một số trường hợp đơn giản. [11] – Chế tạo mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau. [12] - Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản.[13] – Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình huống thực tế. [14] - Vận dụng được hiệu suất trong một số trường hợp thực tế. [15] 13
  20. 2.2. Định hướng tổ chức dạy học một số kiến thức chương“ Năng lượng - Công – Công suất”- Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh 2.2.1. Tổ chức dạy học mảnh ghép bài Năng lượng. Công cơ học 2.2.2. Tổ chức dạy học theo trạm bài chủ đề “Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng”. 2.2.3 Dự án học tập “ Thiết kế chế tạo minh họa định luật bảo toàn năng lượng” 2.3. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực một số bài chương “Năng lượng -Công – Công suất”- Vật lí 10 2.3.1 Tổ chức dạy học mảnh ghép bài Năng lượng. Công cơ học (xem phụ lục 2) 2.3.2. Tổ chức dạy học theo trạm bài chủ đề “Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng”. 2.3.2.1 Xây dựng hệ thống nhóm trạm cho chủ đề Cơ năng định luật bảo toàn cơ năng. 1. Hệ thống nhóm trạm 1: Định nghĩa Động năng- Thế năng – Cơ năng. Trạm 1 Trạm 3 Trạm 2 Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống 1.1. Trạm 1: (Bắt buộc): Động năng. a.Mục tiêu: Sau khi quan sát video trạm 1a xong, học sinh cần: Nêu được động năng phụ thuộc vào yếu tố nào và phát biểu được định nghĩa động năng. b. Phương án thực hiện. Cho học sinh quan sát video. Từ đó học sinh có thể nêu được nguyên nhân xảy ra hiện tượng, nêu được sự phụ thuộc của động năng vào các đại lượng và nêu được định nghĩa động năng. c. Những khó khăn HS có thể gặp phải khi giải quyết nhiệm vụ học tập của trạm 1. HS lúng túng trong việc nêu được sự phụ thuộc của động năng vào các đại lượng. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0