intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí 12 CB

Chia sẻ: Thành Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí 12 CB. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí 12 CB

Trang 1<br /> <br /> Đề Tài : Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao<br /> kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II:<br /> Sóng cơ và sóng âm - vật lí 12 CB.<br /> Tác giả:<br /> <br /> Giáo viên Võ Thanh Lẫm.<br /> <br /> Đơn vị:<br /> <br /> Trường THPT Trần Văn Bảy, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.<br /> <br /> I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.<br /> Trong nhiều năm liền giảng dạy bộ môn vật lí ở khối lớp 12, tôi nhận thấy học<br /> sinh ở các lớp nhất là học sinh trung bình-yếu rất lúng túng và mất nhiều thời gian khi<br /> làm các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Bởi vì phần lớn học sinh chưa nắm<br /> vững cấu trúc đề kiểm tra và không hình dung được cách soạn đề kiểm tra; các em<br /> chưa hiểu rõ từng cấp độ (1,2 & 3,4) sẽ hỏi như thế nào và hỏi vào nội dung nào của<br /> bài. Từ thực trạng này, tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các em cách soạn câu hỏi trắc<br /> nghiệm ở nhà dựa trên khung ma trận của đề kiểm tra 45 phút chương I và chương II –<br /> vật lí 12 CB.<br /> Việc nghiên cứu của tôi được thực hiện trên hai nhóm đối tượng có sức học<br /> tương đương trong năm học (2014 – 2015) với 2 lớp 12A5 và 12A14. Đây là hai lớp<br /> 12 cơ bản của trường THPT Trần Văn Bảy. Trước khi tác động hai lớp này có sĩ số và<br /> sức học không quá chênh lệch như sau:<br /> Trước tác động (Chất lượng đầu năm)<br /> Lớp<br /> <br /> Sĩ số<br /> <br /> Giỏi<br /> <br /> Khá<br /> <br /> TB<br /> <br /> Yếu<br /> <br /> 12A5<br /> <br /> 28<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 20<br /> <br /> 5<br /> <br /> 12A14<br /> <br /> 31<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 22<br /> <br /> 6<br /> <br /> Thời gian tác động là 2 tiết ôn tập chương I: Dao động cơ và chương II: Sóng cơ và<br /> sóng âm – vật lí 12 CB trong phạm vi từ bài 1: Dao động điều hòa đến bài 11: Đặc<br /> trưng sinh lí của âm.<br /> Nhóm thực nghiệm là lớp 12A14 và nhóm đối chứng là lớp 12A5.<br /> Sau thời gian tác động, hai nhóm làm một bài kiểm tra (KT) 45 phút và kết quả đạt<br /> được của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả của nhóm đối chứng.<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Sau tác động (Kết quả kiểm tra 45 phút – chương I & chương II)<br /> Nhóm<br /> <br /> Điểm Trung Bình<br /> <br /> Nhóm thực nghiệm 12A14<br /> <br /> 6,64<br /> <br /> Nhóm đối chứng 12A5<br /> <br /> 5,82<br /> <br /> Giá trị p của t-test<br /> 0,010<br /> <br /> Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung<br /> bình của nhóm đối chứng và phép kiểm tra t-test cho thấy giá trị p < 0,05. Điều này<br /> chứng tỏ tác động có hiệu quả. Vậy cách hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm<br /> ở nhà đã nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm chương I: Dao động cơ & chương<br /> II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí lớp 12 CB của học sinh lớp 12 trường THPT Trần Văn<br /> Bảy.<br /> II. GIỚI THIỆU.<br /> A. Thực trạng:<br /> Học sinh gặp nhiều khó khăn khi làm các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa<br /> chọn, nhất là dạng câu trắc nghiệm chọn phát biểu Sai. Do các em không biết cách ôn<br /> tập dựa trên ma trận đề, không chủ động làm quen với cách soạn đề trắc nghiệm. Từ<br /> đó mà kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm không cao. Tôi nhận thấy vấn đề vướng mắc ở<br /> chỗ học sinh chưa nắm vững quy trình ra đề kiểm tra, cũng như chưa tự tay soạn các<br /> câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập nên kết quả bài kiểm tra đạt điểm không cao.<br /> Năm học 2012 – 2013, tôi đã vận dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh soạn<br /> câu hỏi trắc nghiệm ở nhà cho chương V và chương VI – Vật Lí 12CB” đạt được hiệu<br /> quả khả quan.<br /> Năm học 2013 – 2014 tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh<br /> soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà với chương III: Dòng Điện Xoay Chiều- vật lí lớp 12<br /> CB” tiếp tục đạt kết quả tốt. Như vậy hướng tác động của tôi đã có hiệu quả tích cực<br /> cho học sinh.<br /> Năm học 2014 – 2015, tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Hướng dẫn học sinh soạn<br /> câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương<br /> I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí lớp 12 CB” với dụng ý từng<br /> bước nâng cao kết quả học vật lí của học sinh và có được bộ đề tài hướng dẫn học sinh<br /> soạn câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh cho cả chương trình vật lí 12.<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> B. Giải pháp:<br /> Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành áp dụng cách hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc<br /> nghiệm ở nhà dựa trên khung ma trận đề kiểm tra ở nhóm thực nghiệm và ôn tập theo<br /> cách cũ – ôn tập trọng tâm từng bài không theo ma trận đề - trên nhóm đối chứng. Sau<br /> thời gian ôn tập, hai nhóm làm bài kiểm tra 45 phút với 25 câu hỏi trắc nghiệm như<br /> nhau để so sánh kết quả.<br /> C. Cơ sở lý luận:<br /> - Triển khai các giải pháp của nhà trường nhằm tăng cường tính chủ động và khả năng<br /> tự học của học sinh; tạo hứng thú trong học tập, coi việc học là niềm vui.<br /> - Tập cho học sinh từng bước tiếp cận với công việc nghiên cứu của người dạy từ đó<br /> soi rọi chính bản thân để có động lực học tập đúng đắn, tạo thói quen tự nghiên cứu tài<br /> liệu học tập.<br /> - Về kiến thức và kĩ năng:<br /> +Giải thích rõ các cấp độ 1,2 & 3,4 của ma trận đề kiểm tra 45 phút.<br /> Lưu ý: Ranh giới giữa cấp 1 và 2 hoặc 3 và 4 là không rõ ràng.<br /> Cấp độ 1: Công thức, định luật, nhận xét, … với nội dung giống sách giáo khoa.<br /> Cấp độ 2: Chuyển vế công thức, suy luận từ công thức, thay số vào công thức.<br /> Cấp độ 3: Chuyển vế công thức, thay số đúng đơn vị, tìm qua một đại lượng trung gian<br /> trước khi giải quyết yêu cầu chính của bài toán.<br /> Cấp độ 4: Liên kết nhiều kiến thức, nhiều công thức, tìm qua nhiều đại lượng trung<br /> gian trước khi giải quyết yêu cầu chính của bài toán.<br /> + Cung cấp ma trận đề cho học sinh, hướng dẫn cách soạn câu trắc nghiệm ứng<br /> với từng cấp độ cụ thể cho một số bài cụ thể.<br /> - Về tổ chức, phân công:<br /> + Học sinh: Soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà theo đúng ma trận đề kiểm tra đã phát ra.<br /> + Lớp trưởng tổng hợp bài soạn nộp lên giáo viên chỉnh sửa trước khi kiểm tra.<br /> + Học sinh tham khảo thêm các sách trắc nghiệm vật lí 12CB của NXB giáo dục.<br /> D. Vấn đề nghiên cứu:<br /> Việc hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp học sinh lớp 12 nâng<br /> cao kết quả học tập và đạt kết quả cao hơn khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm với<br /> chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm – vật lí 12 CB hay không ?<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> E. Giả thuyết nghiên cứu:<br /> Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà sẽ giúp học sinh lớp 12 nâng cao<br /> kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và<br /> sóng âm - vật lí 12CB.<br /> III. PHƯƠNG PHÁP.<br /> A. Thiết kế:<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. (Năm học 2014 – 2015)<br /> Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là lớp 12A14 trường THPT Trần Văn Bảy. Đây là lớp<br /> cơ bản của khối 12. Học sinh lớp này gồm 31 em, trong đó có 8 nữ. Lớp này do tôi<br /> giảng dạy môn vật lí.<br /> Kết quả năm học lớp 11:<br /> + Xếp loại học lực: 1 Giỏi, 2 Khá, 22 TB và 6 Yếu ( thi lại được lên lớp).<br /> + Kết quả của môn vật lí có 20/31 HS đạt điểm từ 5,0 trở lên, tỉ lệ xấp xỉ 64,5%.<br /> So với tỉ lệ chung của khối là 60% thì tỉ lệ của lớp này ở mức trung bình.<br /> Ngoài môn vật lí, các môn tự nhiên khác như toán, hóa của lớp cũng xấp xỉ với tỉ lệ<br /> chung của khối lớp 11.<br /> Từ kết quả như trên, tôi nhận thấy lớp 12A14 (năm học 2014 - 2015) có năng lực học<br /> tập tương đối (năng lực học môn tự nhiên ở mức trung bình) là đối tượng phù hợp để<br /> tác động. Đối tượng học sinh này nếu được tác động đúng phương pháp và có hiệu quả<br /> hy vọng sẽ nâng cao được điểm số trong các lần kiểm tra cũng như kết quả cuối học kì<br /> và kết quả cuối năm.<br /> 2. Kiểu thiết kế:<br /> Tôi chọn kiểu thiết kế với hai nhóm tương đương. Dựa vào kết quả cuối năm của lớp<br /> 11 ở bộ môn vật lí và kết quả chung của các lớp đầu năm học 12 để chọn. Vì thế không<br /> cần kiểm tra trước tác động vì hai nhóm đã tương đương với kết quả đáng tin cậy. Chỉ<br /> kiểm tra sau tác động và so sánh kết quả của hai nhóm: Nhóm thực nghiệm (12A14) và<br /> nhóm đối chứng (12A5).<br /> (xem danh sánh lớp ở phần phụ lục)<br /> <br /> Trang 5<br /> <br /> Bảng 1: Lựa chọn thiết kế “Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên”.<br /> Tác động<br /> <br /> Nhóm<br /> Thực<br /> <br /> KT sau tác động<br /> <br /> Hướng dẫn soạn câu hỏi trắc nghiệm ở Kết quả KT sau tác động<br /> <br /> nghiệm<br /> <br /> nhà dựa trên ma trận đề kiểm tra.<br /> <br /> Đối chứng<br /> <br /> Không tác động<br /> <br /> của nhóm thực nghiệm.<br /> Kết quả KT sau tác động<br /> của nhóm đối chứng.<br /> <br /> B. Quy trình nghiên cứu và cách thu thập – đo lường dữ liệu.<br /> Sau thời gian ôn tập 2 tiết, tôi tổ chức cho hai nhóm làm bài kiểm tra 45 phút với 25<br /> câu hỏi trắc nghiệm trộn thành 4 đề có cùng nội dung (phôtô từ đề gốc). Nhóm thực<br /> nghiệm kiểm tra 45 phút ở tiết 1 và nhóm đối chứng kiểm tra 45 phút ở tiết 2 cùng một<br /> buổi học. Bài kiểm tra có độ tin cậy cao vì được rút trích từ các đề thi tốt nghiệp của<br /> các năm trước và các đề thi học kì hàng năm (xem phụ lục). Thang điểm của bài kiểm<br /> tra là 10 điểm.<br /> Sau khi chấm bài, kết quả của hai nhóm được nhập vào bảng tính Excel để dùng các<br /> hàm & các công thức tính toán. Các hàm được sử dụng là AVERAGE, STDEV,<br /> TTEST, công thức tính giá trị trung bình của độ lệch chuẩn (SMD).<br /> C. Phân tích dữ liệu và kết quả.<br /> Bảng 2: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.<br /> Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng<br /> Điểm trung bình<br /> <br /> 6,64<br /> <br /> 5,82<br /> <br /> Độ lệch chuẩn<br /> <br /> 0,99<br /> <br /> 1,29<br /> <br /> Độ lệch chuẩn trung bình (SMD)<br /> <br /> 0,63<br /> <br /> Giá trị p của t-test độc lập<br /> <br /> 0,010<br /> <br /> Do đây là hai nhóm ngẫu nhiên và tương đương, chỉ cần dựa vào kết quả bài<br /> kiểm tra sau tác động để so sánh.<br /> Theo số liệu trong bảng 2:<br /> + Chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là (6,64 – 5,82) = 0,82 (điểm)<br /> + Giá trị p của t-test độc lập là : p = 0,010 < 0,05<br /> + Độ chênh lệch chuẩn trung bình SMD = 0,63<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2