Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài toán Hình học 9<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK<br />
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC<br />
VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC 9<br />
<br />
Họ và tên : Nguyễn Anh Tuấn<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo :<br />
Toán<br />
<br />
Krông Ana, tháng 1 năm 2015<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana<br />
<br />
1<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài toán Hình học 9<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài :<br />
- Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính logíc, tính trừu tượng<br />
cao. Đặc biệt là với hình học nó giúp cho học sinh khả năng tính toán, suy luận logíc<br />
và phát triển tư duy sáng tạo. Việc bồi dưỡng học sinh học toán không đơn thuần chỉ<br />
cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản thông qua việc làm bài tập hoặc làm<br />
càng nhiều bài tập khó, hay mà giáo viên phải biết rèn luyện khả năng và thói quen suy<br />
nghĩ tìm tòi lời giải của một bài toán trên cơ sở các kiến thức đã học.<br />
- Qua nhiều năm công tác và giảng dạy Toán 9 ở trường THCS Buôn Trấp tôi<br />
nhận thấy việc học toán nói chung và bồi dưỡng học sinh năng lực học toán nói riêng,<br />
muốn học sinh rèn luyện được tư duy sáng tạo trong việc học và giải toán thì việc cần<br />
làm ở mỗi người thầy, đó là giúp học sinh khai thác đề bài toán để từ một bài toán ta<br />
chỉ cần thêm bớt một số giả thiết hay kết luận ta sẽ có được bài toán phong phú hơn,<br />
vận dụng được nhiều kiến thức đã học nhằm phát huy nội lực trong giải toán nói riêng<br />
và học toán nói chung. Vì vậy tôi ra sức tìm tòi, giải và chắt lọc hệ thống lại một số<br />
các bài tập mà ta có thể khai thác được đề bài để học sinh có thể lĩnh hội được nhiều<br />
kiến thức trong cùng một bài toán.<br />
- Với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình trong việc<br />
bồi dưỡng năng lực học toán cho học sinh hiện nay và cũng nhằm rèn luyện khả năng<br />
sáng tạo trong học toán cho học sinh để các em có thể tự phát huy năng lực độc lập<br />
sáng tạo của mình, nhằm góp phần vào công tác chăm lo bồi dưỡng đội ngũ học sinh<br />
giỏi toán của ngành giáo dục Krông Ana ngày một khả quan hơn. Tôi xin cung cấp và<br />
trao đổi cùng đồng nghiệp đề tài kinh nghiệm: "Hướng dẫn học sinh khai thác và<br />
phát triển một số bài toán Hình học lớp 9 ". Đề tài này ta có thể bồi dưỡng năng lực<br />
học toán cho học sinh và cũng có thể dùng nó trong việc dạy chủ đề tự chọn toán 9<br />
trong trường THCS hiện nay. Mong quý đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đây là đề tài rộng và ẩn chứa nhiều thú vị bất ngờ thể hiện rõ vẻ đẹp của môn Hình<br />
học và đặc biệt nó giúp phát triển rất nhiều tư duy của học sinh, nếu vấn đề này tiếp<br />
tục được khai thác hàng năm và được sự quan tâm góp ý của các thầy cô thì chắc hẳn<br />
nó sẽ là kinh nghiệm quý dành cho việc dạy học sinh khá giỏi.Vì đây là đề tài rộng nên<br />
trong kinh nghiệm này chỉ trình bày một vài chủ đề của môn Hình lớp 9, chủ yếu là<br />
phần đường tròn do chương này gần gũi với học sinh và xuất hiện nhiều trong các kỳ<br />
thi. Chỉ có thể thấy được sự thú vị của những bài toán này trong thực tế giảng dạy,<br />
những bài toán cơ bản nhưng cũng có thể làm cho một số học sinh khá lúng túng do<br />
chưa nắm phương pháp giải dạng toán này. Khi đi sâu tìm tòi những bài toán cơ bản ấy<br />
không những học sinh nắm sâu kiến thức mà còn tìm được vẻ đẹp của môn Hình học.<br />
Vẻ đẹp đó được thể hiện qua những cách giải khác nhau, những cách kẻ đường phụ,<br />
những ý tưởng mà chỉ có thể ở môn Hình học mới có, làm được như vậy học sinh sẽ<br />
yêu thích môn Toán hơn. Đó là mục đích của bất kì giáo viên dạy ở môn nào cần khêu<br />
gợi được niềm vui, sự yêu thích của học sinh ở môn học đó. Nhưng mục đích lớn nhất<br />
trong việc dạy học là phát triển tư duy của học sinh và hình thành nhân cách cho học<br />
sinh. Qua mỗi bài toán học sinh có sự nhìn nhận đánh giá chính xác, sáng tạo và tự tin<br />
qua việc giải bài tập Hình đó là phẩm chất của con người mới.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh cấp học THCS chủ yếu là học sinh khối 9 và ôn luyện thi vào 10, thi<br />
vào các trường chuyên, cũng như trong bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana<br />
2<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài toán Hình học 9<br />
Phạm vi nghiên cứu học sinh trường THCS Buôn Trấp qua nhiều năm học.<br />
Thời gian thực hiện trong các năm học 2009 - 2015.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy, học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà<br />
trường.<br />
Tra cứu tài liệu, tham khảo nghiên cứu các tài liệu trên mạng.<br />
Thực nghiệm, đối chiếu so sánh.<br />
Nhận xét.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1.Cơ sở lí luận<br />
Qua việc giảng dạy thực tế nhiều năm ở THCS tôi thấy hiện nay đa số học sinh<br />
sợ học môn Hình học. Tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy có rất nhiều học sinh chưa thực<br />
sự hứng thú học tập bộ môn vì chưa có phương pháp học tập phù hợp với đặc thù bộ<br />
môn, sự hứng thú với môn Hình học là hầu như ít có. Có nhiều nguyên nhân, trong đó<br />
có thể xem xét những nguyên nhân cơ bản sau:<br />
- Đặc thù của bộ môn Hình học là mọi suy luận đều có căn cứ, để có kĩ năng<br />
này học sinh không chỉ phải nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phải có kĩ năng<br />
trình bày suy luận một cách logic. Kĩ năng này đối với học sinh là tương đối khó, đặc<br />
biệt là học sinh lớp 9 các em mới được làm quen với chứng minh Hình học. Các em<br />
đang bắt đầu tập dượt suy luận có căn cứ và trình bày chứng minh Hình học hoàn<br />
chỉnh. Đứng trước một bài toán hình học học sinh thường không biết bắt đầu từ đâu,<br />
trình bày chứng minh như thế nào.<br />
- Trong quá trình dạy toán nhiều giáo viên còn xem nhẹ hoặc chưa chú trọng<br />
việc nâng cao, mở rộng, phát triển các bài toán đơn giản ở SGK hoặc chưa đầu tư vào<br />
lĩnh vực này, vì thế chưa tạo được hứng thú cho học sinh qua việc phát triển vấn đề<br />
mới từ bài toán cơ bản.<br />
- Việc đưa ra một bài toán hoặc phát triển một bài toán cho phù hợp với từng<br />
đối tượng học sinh để có kết quả giáo dục tốt còn hiều hạn chế.<br />
- Học sinh THCS nói chung chưa có năng lực giải các bài toán khó, nhưng nếu<br />
được giáo viên định hướng về phương pháp hoặc kiến thức vận dụng, hoặc gợi ý về<br />
phạm vi tìm kiếm thì các em có thể giải quyết được vấn đề.<br />
- Ngay cả với học sinh khá giỏi cũng còn e ngại với bộ môn Hình Học do thiếu<br />
sự tự tin và niềm đam mê.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a) Thuận lợi, khó khăn:<br />
*) Thận lợi:<br />
Tôi đã được trực tiếp giảng dạy môn Toán khối 9 được 6 năm, bồi dưỡng học<br />
sinh giỏi toán 9 và ôn tập, nâng cao kiến thức cho học sinh thi tuyển vào lớp 10, thi<br />
vào trường chuyên nên tôi thấy được sự cần thiết phải thực hiện đề tài "Hướng dẫn<br />
học sinh khai thác và phát triển một số bài toán Hình học lớp 9 ".<br />
Tôi được các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm góp ý kiến trong giảng dạy,<br />
tham khảo các tài liệu liên quan trên mạng, ...<br />
Học sinh ở độ tuổi này luôn năng động sáng tạo, luôn thích khám phá học hỏi<br />
những điều mới lạ.<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana<br />
<br />
3<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài toán Hình học 9<br />
Điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Từ đó sự quan tâm của các bậc<br />
phụ huynh học sinh ngày một nâng lên, luôn tạo điều kiện tốt nhất, trang bị đầy đủ cho<br />
con em mình các thiết bị và đồ dùng học tập.<br />
*) Khó khăn:<br />
Trong chương trình Toán THCS “Các bài toán về hình học” rất đa dạng, phong<br />
phú và trừu tượng, mỗi dạng toán có nhiều phương pháp giải khác nhau. Học sinh khi<br />
học toán đã khó, đối với Hình học lạ càng khó hơn bởi vì: Để làm bài toán Hình học<br />
thì học sinh phải vận dụng tất cả các định nghĩa, tính chất ..., mà mình đã được học<br />
một cách linh hoạt. Bên cạnh đó để giải một bài toán Hình học lớp trên thì học sinh<br />
phải nắm vững tất cả kiển thức, các bài toán cơ bản ở lớp dưới.<br />
Kinh tế từng gia đình không đồng đều, một số gia đình có điều kiện còn mải lo<br />
làm kinh tế, không có thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình, phó<br />
mặc cho con cái, chỉ biết cho con em mình tiền dẫn đến các em hư hỏng.<br />
Tác động xã hội đã làm một số học sinh không làm chủ được mình nên đã đua<br />
đòi, ham chơi, không chú tâm vào học tập mà dẫn thân vào các tệ nạn xã hội như chơi<br />
game, bi da, đánh bài ...<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
*) Thành công:<br />
Các bài tập Hình đều phát triển dựa trên những bài toán cơ bản trong sách giáo<br />
khoa và sách bài tập nên mục đích cần hướng đến là học sinh trung bình cần phải làm<br />
tốt những bài tập này.<br />
*) Hạn chế:<br />
Giải bài tập toán là lúc học sinh được thể hiện kĩ năng, tính sáng tạo, phát triển<br />
óc tư duy. Các bài tập Hình trong sách giáo khoa rất đa dạng nhưng làm sao để cho<br />
phần lớn các học sinh khá và trung bình nhớ lâu, hiểu vấn đề đó mới là quan trọng.<br />
Do đặc điểm của môn Hình học khó, phải tư duy trừu tượng và kèm thêm việc<br />
vẽ hình phức tạp, khi giải một bài toán hình thì học sinh phải vận dụng tất cả các định<br />
nghĩa, định lí, tính chất, ... mà mình đã được học một cách linh hoạt. Nên giáo viên<br />
phải tạo cho học sinh kĩ năng vẽ hình và hướng dẫn học sinh tư duy dựa trên những bài<br />
toán cơ bản.<br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu<br />
*) Mặt mạnh:<br />
Giúp cho học sinh hiểu được một số bài toán phát triển từ bài toán cơ bản,<br />
nhưng quan trọng hơn giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu được hướng phát triển một<br />
bài toán. Tại sao phải làm như vậy? Làm như thế đạt được mục đích gì? Qua đó giúp<br />
các em say mê môn Toán. Cho dù là học sinh giỏi hay học sinh trung bình khi nhìn<br />
một bài toán dưới nhiều góc độ thì học sinh đó sẽ tự tin hơn, thích thú hơn với môn<br />
học, yếu tố đó rất quan trọng trong quá trình tự học, nó giúp quá trình rèn luyện hình<br />
thành tư duy cho học sinh tốt hơn.<br />
*) Mặt yếu:<br />
Số học sinh hiểu được một số bài toán phát triển từ bài toán cơ bản là không<br />
nhiều vì đây là vấn đề khó cần sự kiên trì và cố gắng của cả học sinh và giáo viên mặc<br />
dù vậy tôi hướng đến 1/3 số học sinh đạt được điều này, có thể học sinh sẽ không tạo<br />
ra những dạng mà thầy đã làm vì vốn kinh nghiệm của học sinh còn rất hạn chế nên<br />
giáo viên cần phải động viên giúp các em tự tin hơn. Việc sáng tạo đó không những<br />
cần có kiến thức vô cùng chắc chắn mà học sinh cần có sự nhạy cảm của toán học.<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana<br />
<br />
4<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài toán Hình học 9<br />
Điều này chỉ phù hợp với học sinh giỏi nên tôi chỉ áp dụng yêu cầu này trong quá trình<br />
dạy học sinh giỏi.<br />
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
*) Học sinh không giải được:<br />
- Học sinh chưa biết liên hệ giữa kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao.<br />
- Chưa có tính sáng tạo trong giải toán và khả năng vận dụng kiến thức chưa linh<br />
hoạt.<br />
*) Học sinh giải được:<br />
- Trình bày lời giải chưa chặt chẽ, mất nhiều thời gian.<br />
- Chưa sáng tạo trong vận dụng kiến thức.<br />
Số học sinh tự học tập thêm kiến thức, tham khảo tài liệu,…để nâng cao kiến<br />
thức chưa nhiều, nên khả năng học môn Toán giữa các em trong lớp học không đồng<br />
đều. Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh còn yếu trong kỹ năng phân tích và<br />
vận dụng …<br />
Một số bộ phận phụ huynh học sinh không thể hướng dẫn con em mình giải các<br />
bài toán hình. Vì vậy chất lượng làm bài tập ở nhà còn thấp.<br />
e) Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Trong hoạt động dạy và học Toán nói chung, đối với bộ môn hình học nói riêng<br />
thì vấn đề khai thác, nhìn nhận một bài toán cơ bản dưới nhiều góc độ khác nhau nhiều<br />
khi cho ta những kết quả khá thú vị. Ta biết rằng ở trường phổ thông, việc dạy toán<br />
học cho học sinh thực chất là việc dạy các hoạt động toán học cho họ. Cụ thể như khi<br />
truyền thụ cho học sinh một đơn vị kiến thức thì ngoài việc cho học sinh tiếp cận, nắm<br />
vững đơn vị kiến thức đó thì một việc không kém phần quan trọng là vận dụng đơn<br />
vị kiến thức đã học vào các hoạt động toán học. Đây là một hoạt động mà theo tôi,<br />
thông qua đó dạy cho học sinh phương pháp tự học - Một nhiệm vụ quan trọng của<br />
người giáo viên đứng lớp . Xuất phát từ quan điểm trên, vấn đề khai thác và cùng học<br />
sinh khai thác một bài toán cơ bản trong sách giáo khoa để từ đó xây dựng được một<br />
hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao đến bài toán khó là một hoạt động không thể<br />
thiếu đối với người giáo viên. Từ những bài toán chuẩn kiến thức, giáo viên không<br />
dừng ở việc giải toán. Việc khai thác một số bài toán hình học cơ bản trong SGK<br />
không những gớp phần rèn luyện tư duy cho HS khá giỏi mà còn tạo chất lượng, phù<br />
hợp với giờ học, gây hứng thú cho HS ở nhiều đối tượng khác nhau.<br />
+ Để giải quyết vấn đề trên trong quá trình giảng dạy cần chú trong các bài toán<br />
ở SGK. Biết phát triển các bài toán đơn giản đã gặp để tăng vốn kinh nghiệm vừa phát<br />
triển năng lực tư duy toán học, vừa có điều kiện tăng khả năng nhìn nhận vấn đề mới<br />
từ cái đơn giản và từ đó hình thành phẩm chất sáng tạo khi giải toán sau này.<br />
+ Việc phát triển một bài toán phù hợp với từng đối tượng học sinh là rất cần<br />
thiết và quan trọng, nó vừa đảm bảo tính vừa sức và là giải pháp có hiệu quả cao trong<br />
việc giải toán vì nó không tạo cho học sinh sự nhụt chí mà là động lực thúc đẩy giúp<br />
cho học sinh có sự tự tin trong quá trình học tập, bên cạnh đó còn hình thành cho các<br />
em sự yêu thích và đam mê bộ môn hơn.<br />
- Các em phải được tập suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.<br />
- Phát huy được khả năng sáng tạo, phát triển khả năng tự học, hình thành cho<br />
học sinh tư duy tích cực ,độc lập và kích thích tò mò ham tìm hiểu đem lại niềm vui<br />
cho các em.<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp :<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana<br />
<br />
5<br />
<br />