HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC PHÙ HỢP LỰC <br />
HỌC, KHẢ NĂNG CỦA MỖI HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ <br />
HỌC TẬP MÔN TIN HỌC CỦA HỌC SINH<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, <br />
của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và <br />
được ứng dụng rộng rãi, tin học đã trở thành một phần không thể thiếu được <br />
của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Nó đi sâu vào <br />
mọi mặt của đời sống con người. <br />
<br />
Chính vì vậy để có một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri <br />
thức khoa học công nghệ, làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động <br />
xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại <br />
hóa của đất nước. Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng đã chú <br />
trọng đến vấn đề đưa tin học vào giảng dạy trong các trường phổ thông. <br />
<br />
Tin học là môn học bắt buộc trong trường THPT, được dạy cho cả 3 lớp <br />
10 (2 tiết/tuần), 11 và 12 (1, 5 tiết/tuần). Một số kiến thức và kĩ năng ban đầu <br />
của Tin học đã được đưa vào chương trình Tiểu học và Trung Học Cơ Sở <br />
(THCS), nhưng chỉ dưới hình thức tự chọn. Do vậy môn Tin học của THPT <br />
được xây dựng trên giả thiết là môn học mới, học sinh bắt đầu học từ đầu. <br />
<br />
Sau ba năm đưa chương trình tin học 12 vào giảng dạy chính thống, môn <br />
tin học lớp 12 với những đặc thù riêng mà việc thực hành cần có những <br />
phương pháp, hình thức cần linh hoạt, phong phú. Trên cơ sở chuẩn kiến thức <br />
kỹ năng của từng chương từng bài và mục tiêu của cả cấp học mà các câu <br />
hỏi, bài tập, bài thực hành cần đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã <br />
được xác định. <br />
<br />
Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học 12. Việc <br />
đổi mới công tác thực hành, là việc làm cú ý nghĩa rất thiết thực. Thực hành <br />
sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững cỏc khỏi niệm về lý <br />
<br />
<br />
2<br />
thuyết và rốn luyện kỹ năng, làm sỏng tỏ những gỡ học tại lớp và học qua <br />
sách vở. <br />
<br />
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy Tin học nói chung, môn Tin học 12 với <br />
những đặc thù nói riêng tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh yếu về kỹ năng <br />
thực hành trên máy. Các em ngại ngần khi thực hiện mà chủ yếu quan sỏt cỏc <br />
em khỏc trong nhóm thực hành (Hs khá – giỏi) nên đôi khi giờ thực hành kết <br />
quả không như mong muốn. <br />
<br />
Từ thực tế trên, tôi luôn băn khoăn và mong muốn tỡm ra biện pháp khắc <br />
phục, nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em sau những <br />
giờ thực hành có một kỹ năng đạt được yêu cầu đề ra nên trong quá trỡnh <br />
giảng dạy tụi luụn chỳ trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao <br />
cho các nhóm đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều nhất có hiệu quả <br />
giúp các em có thể rèn kỹ năng và tự học, tự khám phá các kiến thức. <br />
<br />
<br />
<br />
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI<br />
Phân tích sự cần thiết, vai trò của thực hành trong quá trình dạy và học. <br />
<br />
Các phương pháp dạy học được áp dụng trong dạy thực hành môn tin <br />
học lớp 12<br />
<br />
Một số phương pháp dạy học thực hành đã được sử dụng có hiệu quả <br />
trong trường THPT XXX trong 2 năm học 20082009 và 20092010 của môn <br />
Tin học 12. <br />
<br />
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Dựa trên mục tiêu, yêu cầu của cấp học, môn học và lớp học. <br />
<br />
Thông qua việc giảng dạy bộ môn tin học 12 trong các năm học đã qua <br />
tại trường THPT XXX, phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát, điều <br />
tra, phân tích tổng hợp vad đánh giá kết quả. <br />
<br />
<br />
3<br />
Vấn đáp tìm hiểu các giáo viên bộ môn khác, giáo viên chủ nhiệm, phụ <br />
huynh học sinh. <br />
<br />
Kết hợp với tình hình thực tế và đối tượng học sinh, từ đó đưa ra <br />
những hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá thích hợp. <br />
<br />
<br />
<br />
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Học sinh lớp 12 của trường THPT XXX trong những năm học 20082009 và <br />
20092010. <br />
<br />
Chương trình dạy và học môn tin học 12<br />
<br />
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:<br />
<br />
Trong 2 năm học : 20082009 và 20092010. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
PHẦN II : NỘI DUNG<br />
<br />
<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC <br />
<br />
<br />
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của <br />
một xã hội hiện đại, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã <br />
hội, giáo dục của thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang sống trong <br />
thời đại thông tin kỹ thuật số, đâu đâu quanh ta, ở hầu hết các lĩnh vực ngành <br />
nghề đều có sử dụng các sản phẩm của tin học. Đảng và Nhà nước đã có <br />
những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ <br />
thông tin như:<br />
<br />
Chỉ thị số 58CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát <br />
triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã chỉ rõ : “ ứng <br />
dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên tring chiến lược phát triển <br />
kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngẵn khoảng <br />
cách phát triển so với các nước đi trước”. <br />
<br />
Chỉ thị số 29/2001/CTBGD&ĐT của bộ GD&ĐT về tăng cường giảng <br />
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngàng giáo dục đã chỉ rõ : Nâng cao <br />
nhận thức về vai trò của CNTT, ứng dụng và phát triển CNTT trong GD&ĐT <br />
sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương <br />
trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. <br />
<br />
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: tổ chức tốt việc <br />
dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập <br />
tin học trong nhà trường,.. <br />
<br />
Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy <br />
dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa h ọc v ề Tin <br />
học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, mặt <br />
khác phải chú trọng đến rèn luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi <br />
5<br />
điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận với những công <br />
nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. <br />
<br />
SGK Tin học 12 viết theo tinh thần cung cấp kiến th ức c ơ bản, hi ện đại <br />
nhưng coi trọng kỹ năng thực hành. HS thông qua thực hành và sử dụng một <br />
phần mềm cụ thể để hiểu rõ hơn những kiến thức có tính trừu tượng, khái <br />
quát, đồng thời thấy được sâu sắc hơn y nghĩa của những ứng dụng thực tế. <br />
<br />
Chương II giới thiệu Access là một hệ QTCSDL quan hệ cụ thể. Yêu <br />
cầu chính ở đây là học sinh cần nắm được các khái niệm và các thao tác cơ <br />
bản khi làm việc với Access. Kĩ năng thực hiện các thao tác khi làm việc với <br />
một hệ QTCSDL quan hệ cụ thể được chú trọng rèn luyện thông qua việc sử <br />
dụng Access mà chưa cần đề cập tới hệ QTCSDL quan hệ tổng quát. Trên cơ <br />
sở kiến thức "thực tế" đó học sinh có thể tiếp thu tốt hơn các khái niệm trừu <br />
tượng ở chương III, nói chung là thuần túy lí thuyết. Vì vậy, ở chương II cần <br />
coi trọng kỹ năng thực hành trên một hệ QTCSDL cụ thể là Access. Việc <br />
chương trình tin 12 đã đưa tỉ lệ giờ thực hành cao hơn giờ lý thuyết trong <br />
chương II ( 16 tiết thực hành/14 tiết lý thuyết) cũng không ngoài lý do trên. <br />
<br />
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: <br />
Trên thực tế qua những năm giảng dạy bộ môn Tin học, thông qua học <br />
sinh, phụ huynh và qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như <br />
học sinh đều yêu thích và hứng thú với môn tin học. Tuy nhiên chất lượng bộ <br />
môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên máy tính <br />
còn hạn chế, một số học sinh còn chưa có thái độ tích cực trong giờ thực hành <br />
để rèn kỹ năng. <br />
<br />
Những thuận lợi khi giảng dạy thực hành:<br />
<br />
Có sự quan tâm, chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy học và <br />
thực hành thí nghiệm của Đảng bộ, BGH nhà trường trong những năm qua. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Giáo viên nhiệt tình, có trình độ tay nghề vững vàng, được qua các lớp <br />
bồi dưỡng chuyên môn hàng năm. <br />
<br />
Phần lớn các em học sinh có ý thức học tập tốt, luôn tìm tòi học hỏi <br />
những kiến thức mới và hứng thú với môn học. <br />
<br />
Được nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị <br />
dạy học. <br />
<br />
Bên cạnh đó còn không ít những khó khăn :<br />
<br />
Sĩ số học sinh trong một lớp còn khá đông trên 45 hs/lớp, phòng máy lại <br />
ít máy, máy cũ hay hư hỏng vì thế số học sinh trên 1 máy còn cao, buộc các <br />
em phải thay nhau thực hành. Thiết bị chiếu sáng bị hư hao sau thời gian sử <br />
dụng, không khí trong phòng máy không thông thoáng là cho học sinh không <br />
chú tâm vào bài giảng... ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bài học. <br />
<br />
Về thái độ học tập, do các em là học sinh cuối cấp nên rất nhiều em có <br />
tư tưởng chỉ chú trọng các môn học chính để thi đại học mà những môn còn <br />
lại các em không học hoặc học chống đối, thậm chí còn có tư tuởng rất ngại <br />
khi sử dụng máy tính để thực hành rèn luyện kỹ năng. <br />
<br />
Tin học 12 học về một hệ Quản trị CSDL : HS chưa sử dụng một hệ <br />
QTCSDL nào nên chưa hình dung được cụ thể việc thực hiện các chức năng <br />
này. Để giải thích các chức năng duy trì tính nhất quán, tổ chức và điều khiển <br />
các truy cập đồng thời, Nên đòi hỏi giáo viên cần chú trọng phương pháp <br />
giảng dạy để đạt được mục tiêu là Tin học 12 có môi trường cho học sinh có <br />
thể phát huy cao các thiên chức: Nghe, Nhìn, Đọc, Nói, Viết và Làm. <br />
<br />
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:<br />
1. Tiến hành khảo sát chất lượng thực hành bộ môn:<br />
Sau một số giờ thực hành đầu năm, tiến hành khảo sát chất lượng tôi <br />
thấy học sinh còn rất ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa <br />
chuẩn, đa số việc thực hành trên máy chỉ tập trung vào các em khá và giỏi, số <br />
<br />
7<br />
còn lại các em chỉ quan sát, nên khi giáo viên hỏi thì không thực hiện được <br />
công việc theo yêu cầu. Vì thế, kết quả học tập còn thấp. <br />
<br />
Kết quả khảo sát thực hành đầu năm học 20102011<br />
<br />
Kết quả kiểm tra<br />
Sĩ<br />
TT Lớp Giỏi Kh TB Yếu K<br />
số<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
20, 20,<br />
1 12A4 44 9 5 20 45, 5 5 11, 4 9 5 1 2, 3<br />
16, 16,<br />
2 12A5 50 8 0 15 30, 0 17 34, 0 8 0 2 4, 0<br />
12, 12,<br />
3 12A6 50 6 0 21 42, 0 13 26, 0 6 0 4 8, 0<br />
15,<br />
4 12A7 46 4 8, 7 19 41, 3 13 28, 3 7 2 3 6, 5<br />
14, 18, 10,<br />
5 12A8 48 7 6 20 41, 7 7 14, 6 9 8 5 4<br />
71, 200, 114, 82, 31,<br />
Tổng 238 34 7 95 4 55 2 39 4 15 2<br />
2. Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh:<br />
<br />
Đây là một phần không thể thiếu đối với một giáo viên trước mỗi giờ <br />
dạy, đặc biệt là với giờ thực hành với những đặc thù riêng. “ Thiết kế trước <br />
bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương <br />
pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Để thiết kế được một bài <br />
dạy phù hợp với nhiều đối tựợng học sinh thì tối thiểu cần làm được những <br />
công việc sau:<br />
<br />
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng, <br />
thái độ, tình cảm. Tìm ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu <br />
kém và những kiến thức kỹ năng dành cho học sinh giỏi. <br />
<br />
Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp <br />
giáo viên nắm một cách tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết. <br />
<br />
Nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của bài để <br />
thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện <br />
dạy và học. <br />
<br />
<br />
8<br />
Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học. <br />
<br />
Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động <br />
cụ thể. <br />
<br />
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm <br />
thế để bước vào một tiết dạy thực hành và thành công bước đầu. <br />
<br />
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. <br />
<br />
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh <br />
xem như đã có bước đầu thành công nhưng đó mới chỉ là buớc khởi đầu cho <br />
một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều <br />
kiển các đối tượng học sinh trên lớp. <br />
<br />
Trong điều kiện CSVC của nhà trường, với một giờ thực hành, việc <br />
quan trọng là chia nhóm thực hành. Với việc chia thành từng nhóm học sinh có <br />
điều kịên hỗ trợ lẫn nhau bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ <br />
không chỉ là thụ động tiếp thu từ giáo viên. Với số lượng học sinh đông và số <br />
máy là có hạn nên căn cứ vào hai số lượng này mà giáo viên có phương án <br />
chia nhóm cho phù hợp. <br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. <br />
<br />
Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến. <br />
<br />
Chia nhóm theo lực học <br />
<br />
Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng<br />
<br />
Chia nhóm theo địa hình khu dân cư. <br />
<br />
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả buộc giáo viên phải lựa <br />
chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Chia <br />
<br />
<br />
9<br />
nhóm 2 đến 3 học sinh một máy. Các học sinh có thể tự cử nhóm trưởng của <br />
nhóm mình. <br />
<br />
Các bước tiến hành:<br />
<br />
Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành. <br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, <br />
thao tác mẫu cho học sinh quan sát. <br />
<br />
Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích <br />
cực hoạt động. <br />
<br />
Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm:<br />
<br />
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi và bổ <br />
trợ khi cần. <br />
<br />
+ Chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho hoc sinh yếu trong <br />
nhóm, những kỹ năng, thao tác nào dành cho học sinh khá và giỏi. <br />
<br />
+ Phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều <br />
chỉnh. <br />
<br />
+ Luôn có ý thức giáo viên chỉ trợ giúp, tránh việc đi sâu can thiệp làm <br />
hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. <br />
<br />
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực <br />
hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng. <br />
<br />
Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách chỉ định một học sinh bất kỳ <br />
trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Nếu học <br />
sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ thì gắn cho cả nhóm và đặc <br />
biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn <br />
nhau giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm kiểm tra nhau theo vòng <br />
tròn. Làm như vậy các em sẽ có ý thức hơn trong thực hành. <br />
<br />
Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:<br />
<br />
10<br />
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều <br />
hành – nhận xét về kỹ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm. <br />
<br />
+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm <br />
khác. <br />
<br />
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ xung kiến thức. <br />
<br />
Giáo viên cũng có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để <br />
kịp thời động viên, khuyến kích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm <br />
đối với các nhóm kết quả chưa cao. <br />
<br />
4. Ví dụ minh họa về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết <br />
thực hành. <br />
<br />
Bài tập và thực hành 5<br />
<br />
LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG<br />
<br />
A. Thiết kế bài học <br />
<br />
1. Xác định mục tiêu và trọng tâm của bài. <br />
<br />
+ Học sinh biết tạo CSDL có nhiều bảng<br />
<br />
+ Biết tạo liên kết giữa các bảng, sửa liên kết giữa các bảng. <br />
<br />
Xác định các kỹ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:<br />
<br />
+ Đối với học sinh yếu: Biết tạo cấu trúc CSDL gồm 3 bảng, tạo liên <br />
kết giữa các bảng theo yêu cầu cụ thể. <br />
<br />
+ Đối với học sinh khá giỏi: Ngoài yêu cầu trên còn biết tạo liên kết <br />
giữa các bảng trong một số CSDL cụ thể, biết khai thác dữ liệu từ các bảng <br />
đã liên kết thông qua biểu mẫu. <br />
<br />
2. Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy và học, Phần mềm hệ QTCSDL <br />
Access. <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
B. Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh <br />
trên lớp. <br />
<br />
Chia nhóm học sinh đa dạng, các nhóm tự đề cử nhóm trưởng. <br />
<br />
Hoạt động 1: Tạo CSDL gồm 3 bảng có cấu trúc cho trước và nhập dữ liệu <br />
cho 3 bảng<br />
<br />
Tên trường Mô tả Khoá chính<br />
Bảng Khach_Hang<br />
<br />
Ma_khach_hang Mã khách hàng<br />
<br />
Ten_khach_hang Tên khách hàng <br />
<br />
Dia_chi Địa chỉ khách hàng <br />
<br />
<br />
<br />
Tên trường Mô tả Khoá chính<br />
Bảng Mat_Hang<br />
Ma_hang Mã mặt hàng <br />
<br />
Ten_hang Tên mặt hàng <br />
<br />
Don_gia Đơn giá (VNĐ) <br />
<br />
<br />
<br />
Tên trường Mô tả Khoá chính<br />
Bảng Hoa_don<br />
Số hiệu đơn đặt <br />
So_don<br />
hàng<br />
<br />
Ma_khach_hang Mã khách hàng <br />
<br />
Ma_hang Mã mặt hàng <br />
<br />
So_luong Số lượng <br />
<br />
Ngay_giao Ngày giao hàng <br />
<br />
Mục tiêu : Tạo được 3 bảng theo yêu cầu. Nhập dữ liệu cho 3 bảng vừa tạo. <br />
<br />
Tổ chức thực hiện:<br />
<br />
12<br />
Hoạt động theo nhóm, sau khi đã được phân nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh <br />
yếu. <br />
<br />
Giáo viên nêu yêu cầu chung của hoạt động 1 cho các nhóm. <br />
<br />
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:<br />
<br />
?1. Các bước để tạo cấu trúc bảng<br />
<br />
?2. Khóa chính của mỗi bảng là trường nào ?<br />
<br />
?3. Nhập dữ liệu cho mỗi bảng các dữ liệu đó có gì đặc biệt ?<br />
<br />
Tổ chức cho các nhóm thực hành:<br />
<br />
Yêu cầu mỗi học sinh hoàn thành ít nhất một cấu trúc bảng và nhập dữ <br />
liệu cho bảng đó. <br />
<br />
Nhóm trưởng hoàn thành nốt đối với bảng còn lại. <br />
<br />
Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt quan tâm tới đối <br />
tượng là học sinh yếu có thể hướng dẫn thêm cách nhập dữ liệu. <br />
<br />
Với học sinh yếu Chỉ dừng lại ở việc trả lời câu hỏi 1 và 3, học sinh khá giỏi <br />
phải hiểu ở mức độ tại sao lại chọn trường đó làm khóa chính, có cách chọn <br />
nào khác không ? Kiểm tra việc nhập dữ liệu của ba bảng có thống nhất <br />
không ?<br />
<br />
Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động. Chú ý điều <br />
chỉnh một số lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành như : Chọn <br />
sai trường khóa chính; Sai kiểu dữ liệu của một số trường; Nhập dữ liệu <br />
không thống nhất<br />
<br />
Hoạt động 2 : Tạo liên kết cho các bảng. <br />
<br />
Mục tiêu: Biết các thao tác tạo liên kết giữa các bảng. <br />
<br />
Với đối tượng học sinh yếu : Biết tạo ra các mối liên kết giữa các bảng. <br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Với đối tượng học sinh Khá giỏi : Tạo ra các mối liên kết giữa các bảng và <br />
khai thác được thông tin giữa các bảng đó bằng biểu mẫu. <br />
<br />
Tổ chức thực hiện:<br />
<br />
Giáo viên nêu yêu cầu chung của hoạt động 2cho các nhóm. <br />
<br />
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:<br />
<br />
?1. Giữa các bảng có mối quan hệ nào?<br />
<br />
?2. Làm thế nào để có thể khai thác dữ liệu từ 3 bảng?<br />
<br />
?3. Các bước tạo liên kết giữa 2 bảng?<br />
<br />
?4. Hãy nêu một vài ví dụ khai thác thông tin từ 3 bảng trên ?<br />
<br />
- Tổ chức cho các nhóm thực hành:<br />
<br />
Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu hướng dẫn trong SGK trang 59 60 để <br />
tiến hành việc tạo liên kết<br />
<br />
Yêu cầu một học sinh khá nên thực hiện thao tác đó. Hướng dẫn lại cho cả <br />
lớp. <br />
<br />
Với đối tượng học sinh yếu : thực hiện các thao tác tạo các mối liên kết giữa <br />
các bảng. <br />
<br />
Với đối tượng học sinh Khá giỏi : Tạo ra các mối liên kết giữa các bảng và <br />
khai thác được thông tin giữa các bảng đó bằng biểu mẫu. Trước khi học bài <br />
thực hành này học sinh đã được học về khái niệm biểu mẫu chính vì thế ta <br />
nên khai thác bài thực hành này theo 2 cách để nâng cao và khắc sâu kiến thức <br />
cho học sinh:<br />
<br />
Cách 1 : Tạo cấu trúc CSDL có nhiều bảng ví dụ CSDL quản ký thi có 2 <br />
hoặc 3 bảng; CSDL quản lý thư viện có nhiều hơn 1 bảng, yêu cầu học sinh <br />
nhạp dữ liệu cho thống nhất và tạo liên kết giữa các bảng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Cách 2: Sau khi đã tạo được liên kết ta tiến hành khai thác dữ liệu từ nhiều <br />
bảng, ví dụ: Tạo biểu mẫu đưa ra danh sách các hóa đơn tên khách hàng, tên <br />
hàng, số lượng, ngày giao hàng theo từng hóa đơn. <br />
<br />
Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở điều <br />
chỉnh kịp thời các nhóm làm việc chưa hiệu quả. <br />
<br />
- Nhận xét đánh giá hoạt động 2. <br />
<br />
- Kiểm tra, cho điểm một số học sinh trong giờ thực hành. <br />
<br />
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét đánh giá, hoặc các nhóm nhận <br />
xét lẫn nhau. đánh giá các hoạt động tích cực của nhóm tạo cho <br />
các em có ý thức thi đua cao trong học tập. <br />
<br />
Giáo viên tổng kết, bổ xung kiến thức:<br />
<br />
Nhấn mạnh lợi ích của việc tạo CSDL gồm nhiều bảng và cách tạo <br />
liên kết giữa chúng. Chỉ ra có nhiều cách để thực hiện một công việc. Chỉ có <br />
thể khai thác thông tin từ nhiều bảng nếu các bảng đã có liên kết. Chú ý <br />
trường liên kết của 2 bảng. <br />
<br />
Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm, của toàn lớp để nhắc <br />
nhở động viên khuyến kích các em tạo không khí thi đua nhau trong học tập. <br />
<br />
<br />
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:<br />
Qua thời gian thực hiện phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực <br />
sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối <br />
tượng học sinh khá và giỏi. Học sinh học tập một cách tích cực hơn, các thao <br />
tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng được giúp đỡ nhau cùng <br />
tiến bộ, các em dần hình thành một thói quen làm việc và hợp tác nhóm, giúp <br />
nhau cùng học, cùng tiến bộ. <br />
<br />
Kết quả đạt được đã khả quan hơn so với đầu năm học rất nhiều:<br />
<br />
<br />
15<br />
Kết quả khảo sát thực hành học kỳ I năm học 20102011 ( Phần thực <br />
hành)<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả kiểm tra<br />
Sĩ<br />
TT Lớp Giỏi Kh TB Yếu K<br />
số<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
2.<br />
1 12A4 44 19 43. 2 20 45. 5 4 9. 1 1 3 0 2, 3<br />
4.<br />
2 12A5 50 18 36. 0 22 44 8 16. 0 2 0 0 4, 0<br />
2.<br />
3 12A6 50 20 40. 0 23 46 6 12. 0 1 0 0 8, 0<br />
2.<br />
4 12A7 46 18 39. 1 21 45. 7 6 13. 0 1 2 0 6, 5<br />
0.<br />
5 12A8 48 24 50. 0 19 39. 6 5 10. 4 0 0 0 10, 4<br />
2.<br />
Tổng 238 99 41. 6 95 39. 9 39 16. 4 5 1 0 31, 2<br />
<br />
<br />
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
Để có một tiết dạy tốt thực hành tin học phù hợp với đối tượng học sinh <br />
thì phải thực hiện được các vấn đề sau:<br />
<br />
Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Giáo viên cần <br />
nắm bắt đối tượng học sinh về kỹ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ <br />
ràng, chính xác. <br />
<br />
Điều hành tổ chức tốt các hoạt động của học sinh trên lớp. Giáo viên <br />
cần đưa ra hệ thống các bài tập thực hành, yêu cầu về các kỹ năng sát với <br />
từng đối tượng học sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh <br />
hoạt, tạo cơ hội cho mọi đối tượng cùng được làm việc trong giờ thực hành. <br />
<br />
Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, <br />
khen những học sinh nghiêm túc, thực hành có hiệu quả, nhắc nhở những học <br />
sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc. <br />
<br />
<br />
16<br />
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
<br />
I. KẾT LUẬN<br />
Qua thực tiễn tiến hành áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp <br />
với đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng đã tạo cho các <br />
em hứng thú học tập hơn, kết quả học tập nâng cao rõ rệt, và hơn nữa xây <br />
dựng cho các em tác phong làm việc hợp tác theo nhóm. <br />
<br />
Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải tìm <br />
tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Nếu áp dụng <br />
phương pháp này ở những giờ học thực hành bộ môn của các khối lớp khác <br />
tôi tin rằng cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt giúp học sinh thực hiện <br />
các kỹ năng cơ bản trên máy tính thành thạo hơn, tích cực tự giác trong giờ <br />
học thực hành, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng <br />
ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn, đặc biệt với chương <br />
II Tin học 12<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi rút ra được trong quá trình <br />
dạy học. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp <br />
để tôi có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng môn <br />
học. <br />
<br />
<br />
<br />
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:<br />
Với bộ môn tin học cần có sự quan tâm hơn nữa về CSVC phục vụ cho <br />
việc dạy và học thực hành. <br />
<br />
Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc <br />
chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng <br />
nghiệp và học sinh bổ xung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy <br />
hiệu quả. <br />
<br />
<br />
17<br />
18<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />