intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tránh đầy bụng cho bé vào ngày Tết

Chia sẻ: Lê Thành Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phong phú và bắt mắt của thức ăn ngày Tết làm trẻ thường ăn thỏa thích. Hầu hết các loại thức ăn này là loại chế biến sẵn, giữ lâu ngày trong tủ lạnh, đôi khi không đảm bảo khi bảo quản, trẻ ăn vào sẽ dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa: Ăn bánh mứt kẹo nhiều có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu vì hệ tiêu hóa phải chứa một lượng thức ăn ngọt quá lớn. Trẻ thường bị đầy bụng, khó tiêu, đôi khi đau bụng dữ dội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tránh đầy bụng cho bé vào ngày Tết

  1. Tránh đầy bụng cho bé vào ngày Tết Sự phong phú và bắt mắt của thức ăn ngày Tết làm trẻ thường ăn thỏa thích. Hầu hết các loại thức ăn này là loại chế biến sẵn, giữ lâu ngày trong tủ lạnh, đôi khi không đảm bảo khi bảo quản, trẻ ăn vào sẽ dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa: Ăn bánh mứt kẹo nhiều có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu vì hệ tiêu hóa phải chứa một lượng thức ăn ngọt quá lớn. Trẻ thường bị đầy bụng, khó tiêu, đôi khi đau bụng dữ dội hay gặp ở trẻ em bị nhiễm giun tiềm ẩn. Ngoài ra, trẻ có thể bị tăng đường huyết bất thường làm trẻ phải đi tiểu nhiều và mất nước. Chăm sóc trẻ nên chú ý điều độ việc ăn, uống, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, canh dinh dưỡng, nước trái cây tươi giàu vitamin C... sẽ giúp cải thiện việc hóa của trẻ. Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân thường do trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn dự trữ lâu ngày hoặc sữa pha sẵn để quá lâu. Bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây bệnh thường là virus, Rotavirus, E.coli, Shigella... Triệu chứng gồm tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có màu vàng hoặc vàng xanh, có thể kèm nôn hoặc buồn nôn, đau bụng hoặc sốt. Nếu bị mất nước nhiều
  2. trẻ có thể bị mệt lả, chân tay lạnh, mắt trũng, da khô, tiểu ít. Để ph òng ngừa nên cho trẻ ăn những loại thức ăn hợp vệ sinh, giàu dinh dưỡng, hạn chế sử dụng thức ăn dự trữ lâu ngày, trẻ bú bình nên chú ý vệ sinh bình sữa, không cho trẻ uống sữa đã pha để quá 1 giờ. Ngộ độc thức ăn: Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng các loại thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn đã bị nhiễm khuẩn. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, triệu chứng thường gặp là trẻ bị đau quặn bụng, nôn ói nhiều lần, tiêu chảy, xuất hiện trong khoảng 1 - 6 giờ sau khi trẻ sử dụng các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn này. Nên chú ý cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, uống trà gừng nóng, ăn nhẹ thức ăn mềm, dễ tiêu, bù dịch cho trẻ bằng các loại dung dịch có chất điện giải như dung dịch muối - đường, dung dịch oresol. Nếu tình trạng không cải thiện nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2