YOMEDIA
Tranh Thangka Tây Tạng và Khi cuộc sống là đủ
Chia sẻ: Nguyen Nhi
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:10
73
lượt xem
4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dân số Tây Tạng gốc chừng chiếm chưa đầy một nửa trên mảnh đất gần 4 triệu dân. Hầu như ở mọi địa điểm của thành phố khá hiện đại này, người Hán đều đóng vai trò chủ chốt, đặc biệt những năm gần đây khi chính phủ Trung Quốc đưa quân đội lên đây thì hình ảnh người lính Trung Quốc cầm súng lại càng nổi bật giữa khung cảnh nơi đây. Tuy thế, cũng vui là trong thời gian ngắn ngủi ở Lhasa, một trong những nơi hiếm hoi đậm đà vị Tây Tạng, tôi đã tìm thấy...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tranh Thangka Tây Tạng và Khi cuộc sống là đủ
- Tranh Thangka Tây Tạng –
Khi cuộc sống là ĐỦ
Dân số Tây Tạng gốc chừng chiếm chưa đầy một nửa trên mảnh đất
gần 4 triệu dân. Hầu như ở mọi địa điểm của thành phố khá hiện đại
này, người Hán đều đóng vai trò chủ chốt, đặc biệt những năm gần đây
khi chính phủ Trung Quốc đưa quân đội lên đây thì hình ảnh người lính
Trung Quốc cầm súng lại càng nổi bật giữa khung cảnh nơi đây. Tuy
thế, cũng vui là trong thời gian ngắn ngủi ở Lhasa, một trong những nơi
hiếm hoi đậm đà vị Tây Tạng, tôi đã tìm thấy các cửa hàng tranh
Thangka.
- Khung & tranh truyền thống khi đang "sáng tác" (vẽ xong mới cắt ra,
bo trên giấy riêng). Trong bộ phim Samsara cũng có hình ảnh chiếc
khung tranh "y chang" như vậy
Lhasa “được” nhiều, mất cũng nhiều
Lhasa “Tàu” hóa quá nhiều quá (có lẽ phải đi sâu hơn mới nhận lại
được hơi thở nguyên sơ của vùng đất thiêng liêng mệnh danh là nóc
nhà thế giới này!) Sau hai ngày hối hả lê la chợ búa chui rúc vào những
cửa hàng bán buôn nằm trong hẻm chợ, tôi nhận ra ngay cả những đồ
lưu niệm đậm chất Tây Tạng nhất cũng được sản xuất ở Trung Quốc,
riêng đồ dệt thì thường tới từ Nepal.
Một góc cung điện Potala (phần cung điện trắng) nơi hàng chục nghìn
hiện vật đã bị cướp đi
- Lại nói thêm, dù cao cheo leo ở nóc nhà thế giới, Tây Tạng vẫn “thâm
hụt” kha khá sau Cách mạng văn hóa, 1/3 đồ vật tại cung điện Potala
biến mất, hơn 10,000 nhà sư bị thảm sát, Lạt ma thứ 14 cũng lưu vong
sang xứ người (và giờ chỉ còn update đều đặn Wall Post trên
Facebook!). Bù lại, nghe đồn cái Tây Tạng có thêm là 14,000 camera
lắp chi chít song kín đáo tại mọi điểm nhạy cảm. Dọc đường tới hồ
Namtso, lính tráng rải một vệt dài đến 5km, khách du lịch cứ nhìn thỏa
con mắt (nhưng không được chụp ảnh!), và tại Lhasa, những trạm gác
nho nhỏ chừng 2, 3 thì lính rất nhiều!
Chỉ tới khi tình cờ bước vào cửa hàng tranh Thangka nọ trên phố tôi
mới chợt cảm thấy thêm một mạch đập Tây Tạng vẫn đang nóng ấm
nơi đây.
Một bức tranh Thangka khá đặc trưng
- Hai bức tranh Thangka BUỘC-PHẢI-XEM
Tới Tây Tạng không xem tranh Thangka thì phí quá, xem mà bỏ
qua hai bức này lại càng phí hơn!
Bức thứ nhất: bản đồ!
Bức thứ nhất trông như một bản đồ vùng đất có đường bao mang hình
dáng người phụ nữ đang nằm, dáng chân, tay khá động trên điểm tựa là
mặt lưng đặt vững chãi. Bức tranh “bản đồ” này thể hiện khá nhiều
ngôi chùa, đền. Ở đúng vị trí trung tâm – nơi trái tim– là ngôi đền
Jokhang thiêng nhất Tây Tạng (ở trung tâm thành phố Lhasa). Các vị trí
trọng yếu được đánh dấu bằng nhiều ngôi đền, chùa khác nhau. Người
ta nói rằng Tây Tạng đang giữ sự ổn định cho không chỉ vùng đất này
- mà cả thế giới. Chỉ một thay đổi nhỏ khiến dáng người đang nằm kia bị
lệch, thế giới sẽ chao đảo, động đất, núi lửa, lũ lụt! Và bởi thế mọi ngôi
đền, chùa ở đây đều đóng vai trò như chiếc đinh gim, giữ gìn sự cân
bằng, sự ổn định cho thế giới!!! Choáng toàn tập.
Tôi buột miệng hỏi “Vậy nước Nhật động đất thường thế liệu có thể tới
đây xin xây chùa trấn không?”. Anh họa sĩ người Tạng gật đầu đầy
nhưng nói thêm rằng, thuật trấn đất – được thực hiện bởi những nhà sư
cao tay nhất – rất thiêng liêng, song người Tây Tạng cũng tin vào
karma, vào những điều phải xảy ra nên nếu con người không thân thiện
với thiên nhiên, thì cũng nên đón đợi hậu quả tất yếu. Triết kinh!
Dù sao, đây cũng là một trong vô vàn ví dụ về nếp sống thuận với thiên
nhiên của người Tây Tạng. Rất tiếc bức tranh khổ lớn tôi xem ở bảo
tàng Lhasa (miễn phí vé vào cửa) thì không chụp được, bảo tàng hạn
chế ánh sáng tối đa để các vật trưng bày khỏi bị hỏng, chỉ le lói chút
đèn chiếu. Còn bức tranh tại cửa hàng thì đang vẽ dở mới đi vài nét
chính.
- ... Bức tranh thứ 2 thu hút mọi con mắt trần tục lẫn... nghệ sĩ...
Bức tranh thứ hai thu hút mọi con mắt trần tục lẫn… nghệ sĩ vì quá
hiện đại: Phật ngồi chính giữa (như rất nhiều bức khác), trong lòng là
một cô gái ở truồng vòng tay ôm cổ, đang hôn Phật say sưa. Cô gái
được vẽ màu trắng nổi bật trên nền da xanh của Phật. Bố cục khá
thoáng tay so với các tranh khác, hình khối khái quát, mạnh mẽ và đầy
cảm hứng.
Anh họa sĩ, tên Norbu, trò chuyện nôm na thế này: Mật tông Tây Tạng
có 4 nhánh chính (trong đó Hoàng giáo với các nhà sư đội mũ chỏm
vàng như mào gà, tuy ra đời muộn song phát triển mạnh mẽ nhất tới
ngày nay). Trong những nhánh đã “tàn phai” có một nhánh lấy cực
khoái làm chân tu. Tiếc quá, nghe nói nhánh này đã tuyệt chủng!.
- Họa sĩ Norbu, 22 năm vẽ tranh Thangka tại gallery gia đình.
Thangka – nghệ thuật của thái độ sống
Thangka là một dòng tranh dân gian có nguồn gốc Nepal, theo chân
công chúa Bhricuti tới Tây Tạng sau cuộc hôn nhân chính trị với Tạng
Vương Sron Tsan Gampo (sau đó, Tạng vương lại cưới tiếp công chúa
Văn Thành, nhà Đường). Trong đó nhánh tranh thờ Phật Giáo là mảng
nổi bật nhất với những bức tranh chân dung, tranh kể chuyện như tích
La Hán qua sông, Avalokitesvara với một biển lòng yêu thương, hay
chân dung guru Dragbo nhìn khá dữ tợn với ba mắt, răng nhọn dài đe
dọa… Thangka có thể là tranh thêu kỳ công, chỉ vàng đính ngọc, đá
turquoise cực kỳ tinh xảo, hoặc vẽ trên vải trên giấy bằng màu tự
nhiên… Người ta cũng tìm thấy những bức tranh Thangka vẽ thẳng lên
núi đá.
- Dù là hình thức nào, tranh cũng ào ạt cuốn theo với hàng nghìn chi tiết
nhỏ tỉ mẩn mà họa sĩ vẽ tranh có thể mất tới hàng tháng mới hoàn
thành. Chất liệu (màu tự nhiên, dùng cả vàng, bạc thật) và đường nét là
điểm nói lên "đẳng cấp" của Thangka
Người Tạng rất trân trọng Thangka, tranh thường được một tấm lụa phủ
che chở, có giá đỡ cầu kỳ ở trên như một phần không thể thiếu của bức
tranh, đôi khi tranh cũng được cuộn lại bỏ vào ống và khoác trên vai
các nhà sư trong suốt hành trình.
Trong lịch sử, Tây Tạng từng có có hai ngôi trường dạy vẽ Thangka
chuyên nghiệp, người họa sĩ trước khi cầm bút tỉ mẩn đi từng nét nhỏ
cần phải thông tuệ tiếng Tạng, am hiểu các tích truyện, phải cảm được
cái hồn của nhân vật trước khi đặt bút vẽ. Cả quá trình ấy có thể mất tới
7, 8 năm. Lại nói, một người họa sĩ Thangka có thể mất ròng rã nhiều
- tháng mới hoàn tất đến từng chi tiết của tranh, và mặc dù lối vẽ “công
nghiệp” chia mỗi người một công đoạn chắc chắn sẽ giúp rút ngắn thời
gian, lối vẽ ấy không được hưởng ứng tại đây để giữ cho cảm xúc và
đường nét tranh luôn nhất quán, và quan trọng hơn, bởi vì những họa sĩ
người Tạng thấy việc tiết kiệm thời gian là không cần thiết và cách thức
ấy là thiếu tôn trọng Thangka.
Mất 6 tháng để hoàn tất bức tranh này tới từng chi tiết. Bức này khổ 70
x 90cm có giá 5.000 tệ.
Người Tây Tạng ít bon chen, không vội vã, phần đông thường điềm
tĩnh và khá cởi mở, thái độ sống ấy còn rất đẹp bởi sự san sẻ giữa người
với người. Tôi nhớ hình ảnh người ăn xin Tạng vóc người cao lớn,
khoác tay nải, một tay đều đặn quay chiếc chuyển pháp luân một tay
chống gậy miệng đọc to những lời cầu nguyện chúc phúc. Đi tới đâu
người cho sẽ tự tiến tới “biếu” tiền (thường chỉ vài xu, thậm chí còn
- chưa được 1 tệ) bằng hai tay đầy chân thành, chia sẻ. Tôi gặp hình ảnh
người ăn xin ở nhiều nơi, nhưng người ăn xin không… xin và người
cho không có thái độ bố thí là điều hơi hiếm.
Anh họa sĩ tôi gặp cũng bước ra biếu tiền, vẻ mặt vẫn lắng trầm ngâm,
anh bảo tiền làm ra được, cuộc sống không cần nhiều, cuộc sống cần
Đủ.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...