intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 33 - Giành được Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những nội dung được truyền tải trong tập 33 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh "Giành được Nghệ An" là nghĩa quân Lam Sơn sau một thời gian dài chuẩn bị lực lượng đã chuyển sang giai đoạn thực hiện thắng lợi chiến lược do Nguyễn Chích khởi xướng là chủ động tiến công vào Nghệ An, quyết giành một số thắng lợi về quân sự để làm thay đổi tương quan giữa thế và lực giữa đôi bên. Giai đoạn này được mở đầu bằng những sự kiện rất sôi động, thể hiện khí thế mạnh mẽ và quyết tâm cao độ của Lam Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 33 - Giành được Nghệ An

  1. Tái bản lần thứ 4
  2. Hình vẽ do phòng vẽ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” thực hiện Họa sĩ thể hiện: Lâm Chí Trung Biên tập hình ảnh: Phan Thành Nam BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Giành được Nghệ An / Trần Bạch Đằng chủ biên ; Nguyễn Khắc Thuần biên soạn ; họa sĩ Nguyễn Quang Cảnh. - Tái bản lần thứ 4. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2013. 88 tr. ; 20 cm. - (Lịch sử Việt Nam bằng tranh ; T.33). 1. Việt Nam — Lịch sử — Khởi nghĩa Lam Sơn, 1418-1428 — Sách tranh. I. Trần Bạch Đằng. II. Nguyễn Khắc Thuần. III. Ts: Lịch sử Việt Nam bằng tranh. 1. Vietnam — History — Lam Sơn Uprising, 1418-1428 —Pictorical works. 959.70252 — dc 22 G433
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghĩa quân Lam Sơn sau một thời gian dài chuẩn bị lực lượng đã chuyển sang giai đoạn thực hiện thắng lợi chiến lược do Nguyễn Chích khởi xướng là chủ động tiến công vào Nghệ An, quyết giành một số thắng lợi về quân sự để làm thay đổi tương quan giữa thế và lực giữa đôi bên. Giai đoạn này được mở đầu bằng những sự kiện rất sôi động, thể hiện khí thế mạnh mẽ và quyết tâm cao độ của Lam Sơn, đúng như những câu hùng văn mà Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Trận Bồ Đằng: sấm vang chớp giật Trận Trà Lân: trúc chẻ tro bay...” (Trích Bình Ngô đại cáo, bản dịch của Ngô Tất Tố) Từ đây, địa bàn hoạt động của Lam Sơn vượt hẳn ra ngoài phạm vi chật hẹp của vùng rừng núi phía tây Thanh Hóa. Cũng từ đây, Lam Sơn nhanh chóng vươn lên làm chủ cả một miền đất rộng lớn và liên hoàn, tương ứng với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay. Như vậy, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã dần dần chuyển thành một cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô ngày càng lớn. Những nội dung trên được truyền tải trong tập 33 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Giành được Nghệ An” phần lời do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Quang Cảnh thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 33 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 3
  4. Trong sách Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn đã ca ngợi Nguyễn Chích: “Không cần phải đánh mà hạ được thành Đông Đô, lấy hòa hiếu để kết liễu chiến tranh, tuy là mưu kế của Nguyễn Trãi, nhưng trước hết làm cho căn bản mạnh để thu lấy thắng lợi hoàn toàn, thực là bắt đầu từ Lê Chích []. Chích là người xã Vạn Lộc, huyện Đông Sơn [thuộc tỉnh Thanh Hóa bây giờ], theo vua đi đánh dẹp có nhiều chiến công, sau trấn thủ Hóa châu, đánh phá Chiêm Thành, uy danh vang dậy cả mặt nam, được tặng chức Tư thông, gia tặng tước Hiến Quận công.” (Kiến văn tiểu lục, quyển Tài phẩm, NXB Trẻ, 2013) 4
  5. Từ ngày 10 tháng 4 năm Quý Mão (tức ngày 19 tháng 5 năm 1423), giai đoạn tạm thời hòa hoãn bắt đầu. Nhưng quân đô hộ vẫn chưa thật sự an tâm, bởi lẽ chúng chưa rõ triều đình nhà Minh liệu có chấp nhận quyết định này hay không. Để thuyết phục vua Minh, chúng liên tục cho người về Yên Kinh bẩm báo và tâu trình mọi việc. 5
  6. Bấy giờ triều đình nhà Minh cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi cuộc chiến tranh với Thát Đát và Ngõa Thích (thuộc Mông Cổ ngày nay). Dưới thời trị vì của mình, trong sáu lần đánh nhau, Minh Thành Tổ (1403-1424) đã phải đích thân cầm quân tới năm lần. Chỉ tính riêng cuộc chiến nổ ra năm 1422, nhà Minh đã phải huy động 340.000 con lừa, 177.573 cỗ xe, 235.164 phu vận chuyển và 370.000 thạch lương. Có thể nói, những năm 1422, 1423, 1424 là những năm kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh của nhà Minh. 6
  7. Trước thực tế bi đát đó, vua Minh cũng muốn ngừng các cuộc đàn áp có quy mô lớn ở nước ta, tạm chấp nhận đề nghị xin giảng hòa với Lê Lợi. Tuy nhiên, vua Minh cũng không quên hạ lệnh cho đám quan lại và tướng lĩnh đô hộ phải tìm cách để từng bước làm tan rã lực lượng Lam Sơn và dụ hàng Lê Lợi cho bằng được. Thực hiện chỉ dụ ấy, chúng cho quân chở lương thực, thực phẩm và một số phương tiện sản xuất đến tặng để nhân đó, quan sát mọi sự động tĩnh của Lam Sơn. 7
  8. Biết rõ mưu mô của giặc, Lê Lợi vừa tiếp đãi bọn sứ giả một cách ân cần, vừa bí mật hạ lệnh cho các tướng sĩ phải khéo cải trang làm dân thường để che mắt chúng. Tất cả lương thực, thực phẩm và đặc biệt là vũ khí đều được cất giấu thật cẩn thận. Vì vậy, âm mưu tiến hành điều tra của quân Minh không thu được hiệu quả như chúng mong muốn. 8
  9. Tương kế tựu kế, Lê Lợi cũng mượn tiếng hòa hiếu và thân thiện, cho sứ giả đến dinh trại của giặc để vừa tặng quà đáp lễ, vừa nhân đó quan sát tình hình của đối phương. Nhiều người đã được Lê Lợi trao trách nhiệm thực hiện sứ mạng đặc biệt khó khăn này, nhưng người được cử làm sứ giả của Lê Lợi nhiều lần nhất vẫn là Lê Trăn. 9
  10. Để mua chuộc Lê Lợi và chia rẽ nghĩa quân, vua Minh còn ban cho Lê Lợi chức Tri phủ Thanh Hóa(*). Đây là một chức vụ lớn, giặc không dễ gì ban cho ai. Theo lẽ, Tri phủ Thanh Hóa phải ra tận thành Thanh Hóa để làm việc, như vậy cũng có nghĩa là chấp nhận sự giám sát thường xuyên của kẻ thù. Lê Lợi tuy không hề từ chối chức tước mà vua Minh ban cho, nhưng lại khôn khéo tìm đủ mọi lý do để ở lại Lam Sơn, quyết không xa rời nghĩa quân của mình. * Bấy giờ, phủ Thanh Hóa quản lĩnh tất cả ba châu, mỗi châu đều gồm 4 huyện và 7 huyện trực thuộc, tổng cộng là 19 huyện. 10
  11. Để tránh những xung đột không cần thiết có thể xảy ra cho việc Lê Lợi không đi nhận chức, Nguyễn Trãi đã nhân danh Lê Lợi, gửi thư cho giặc, vừa “chân thành cảm ơn ân huệ của vua Minh” vừa kín đáo bộc lộ chí lớn của chủ tướng: “Tôi một đời thích danh tiết và trọng trung nghĩa, vì ghét tiểu nhân mà dám dấn thân trong chốn hoạn nạn, dẫu trong cảnh gian nan nguy hiểm vẫn không nhụt chí bình sinh”. 11
  12. Trong khi phải lo đối phó với giặc, Lê Lợi vẫn không quên nhiệm vụ cấp bách ngay khi trở về Lam Sơn là nhanh chóng tổ chức sản xuất để có thật nhiều quân lương. Người chỉ huy công việc này là Ngô Từ. Ông và cha ông là Ngô Kinh, hai đời nối nhau làm gia nô cho gia đình Lê Lợi, vì thế họ nắm rất vững cung cách tổ chức sản xuất rất có hiệu quả. Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, chính Ngô Từ cũng được Lê Lợi giao nhiệm vụ này. 12
  13. Biết Lê Lợi là người có chí cả, tiền tài và danh vọng của quân Minh không thể mua chuộc hay dụ dỗ được, anh hùng hào kiệt và nghĩa sĩ bốn phương lại nô nức kéo về Lam Sơn tụ nghĩa. Họ bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc sát cánh với Ngô Từ, ngày đêm chăm lo sản xuất và luyện tập võ nghệ để sẵn sàng chiến đấu. 13
  14. Chỉ sau hai vụ mùa, quân lương của Lam Sơn đã rất dồi dào, đủ để cung cấp cho lực lượng nghĩa quân trong một thời gian khá dài. Lần này, việc tổ chức cất giấu được tiến hành cẩn thận hơn trước. Ngoài ra, nhân dân các địa phương lân cận cũng hồ hởi đóng góp cho Lam Sơn một khối lượng quân lương không nhỏ. 14
  15. Để tránh sự dò xét của quân Minh, Lê Lợi chia nghĩa sĩ của mình thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau và bố trí mỗi nhóm ở một nơi riêng biệt, trong đó có không ít nhóm ở cách Lam Sơn khá xa. Bởi cách bố trí này, quân Minh không sao biết được tiềm lực thật sự của Lam Sơn nên cũng không thể nắm bắt chính xác ý đồ của Lê Lợi. 15
  16. Từ Lam Sơn, Lê Lợi và các tướng ngày ngày bàn bạc và tổ chức nhiều chuyến đi khảo sát khác nhau, chuẩn bị một cách chu đáo cho mọi tình thế tiến thủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhiều chiến lũy nhỏ được xây đắp, nhiều địa điểm mai phục được chuẩn bị, nhiều hình thức đánh giặc được tập luyện... Lam Sơn bừng bừng khí thế của một cuộc xuất quân mới. 16
  17. Cũng từ ngày giã từ Linh Sơn về lại Lam Sơn, tác giả của Bình Ngô sách là Nguyễn Trãi lại ngày đêm trằn trọc nghĩ suy, quyết giúp Lê Lợi và nghĩa quân để có những đòn tấn công bất ngờ hơn, lợi hại hơn vào kẻ thù của dân tộc. Và tại Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã khai sinh chiến lược mang tên: “Đánh vào lòng người” để nhanh chóng huy động được sức mạnh cũng như trí tuệ của tất cả mọi người vào sự nghiệp cứu nước. 17
  18. Khi tập hợp dân chúng, Nguyễn Trãi chú ý trước hết đến lớp người mà ông gọi là manh và lệ tức là những người nghèo khổ nhất. Ngoài quyết tâm đem lại quyền lợi vật chất thiết thân, Lam Sơn còn phải không ngừng giúp họ nhận thức đầy đủ về đại nghĩa của dân tộc, để chính họ có thể tham gia một cách thật tự nguyện vào sự nghiệp “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2