intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao cho BUS TOPS là lối an toàn nhất

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ban giám khảo khu vực London, vì thuộc nơi tụ tập nhiều nghệ sĩ tài năng nhất, nên có lẽ chọn giải pháp an toàn là trao giải cho một dự án mang nhiều tính… công cộng. Bus Tops (Trần trạm xe buýt) là tên dự án của Alfie Dennen và Paula Le Dieu. Hai vị này thuộc hạng dễ bị các nghệ sĩ sáng tác chê rằng vì tài mọn nên hay làm việc (công) lớn. Trong Bus Tops, Dennen và Le Dieu dự định sẽ lắp đặt ít nhất là 40 màn hình LED trên nóc các nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao cho BUS TOPS là lối an toàn nhất

  1. Trao cho BUS TOPS là lối an toàn? Ban giám khảo khu vực London, vì thuộc nơi tụ tập nhiều nghệ sĩ tài năng nhất, nên có lẽ chọn giải pháp an toàn là trao giải cho một dự án mang nhiều tính… công cộng. Bus Tops (Trần trạm xe buýt) là tên dự án của Alfie Dennen và Paula Le Dieu. Hai vị này thuộc hạng dễ bị các nghệ sĩ sáng tác chê rằng vì tài mọn nên hay làm việc (công) lớn. Trong Bus Tops, Dennen và Le Dieu dự định sẽ lắp đặt ít nhất là 40 màn hình LED trên nóc các nhà chờ xe buýt ở London – thực chả thấm tháp gì nếu đặt trong quy mô mạng lưới giao thông công cộng ở thủ đô này. Sau đó ai thích sẽ được tha hồ gởi một tác phẩm kỹ thuật số để chiếu lên màn hình. “Lâu nay chúng tôi chưa thấy nhiều chỗ cho phần ‘công cộng’ trong nghệ thuật công cộng” Le Dieu phát biểu. Chiến thắng trong cuộc thi, năm 2012 cặp nghệ sĩ này sẽ ra tay cải tạo tình hình vậy.
  2. Sơ đồ một Bus Top, tác phẩm nằm trên mặt tím Ngồi trên tầng 2 của xe bus thì sẽ thấy thế này
  3. Và một “tác phẩm” tại bus top có khi chỉ là thế này * Giờ đến phần lý lịch của hai nghệ sĩ, các bạn chịu khó đọc nhé, rất khô khan nhưng các bạn sẽ thấy, nghệ thuật bây giờ đã mở rộng đến những đối tượng, loại hình nào rồi, không còn ru rú ở mô hình truyền thống “một người một cọ một người mẫu xinh” nữa đâu. Paula Le Dieu là Giám đốc của Creative Commons International – một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bản quyền. Bản quyền cho Creative Commons cấp có thể giúp ta linh động hơn trong chuyện cho người khác sử dụng sáng tạo của mình. Ví dụ nếu bạn đăng ký bản quyền với Creative Commons, bạn có thể đặt ra yêu cầu như cho phép người khác sử dụng sáng tạo của bạn, nhưng không được dùng vào mục đích thương mại. Nói nôm na, creative commons chuyển các điều khoản của thứ bản quyền mặc định “all rights reserved” thành “some rights reserved”, vai trò của Paula là làm sao
  4. để lãnh địa của những dự án sáng tạo sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển trên toàn cầu. Paula Le Dieu Trước khi gia nhập Creative Commons, Paula làm việc cho đài BBC với vai trò Giám đốc Dự án bộ phận Lưu trữ sáng tạo. Đây là một dự án công cộng nhằm hỗ trợ các sáng tạo kỹ thuật thông qua việc cho phép khai thác (và tái sử dụng) các di sản văn hóa của Anh, bắt đầu là kho lưu trữ phát thanh truyền hình của đài BBC. Paula từng làm việc với Guardian, Fairfax, Ofcom cũng như các cộng đồng mạng như iCommons và cộng đồng tài liệu quốc tế. Paula có kinh nghiệm trong đủ loại lĩnh vực, thường là tư vấn về tương lai của truyền thông dịch vụ công, về lý thuyết và thực hành văn hóa mở, về vai trò của lưu trữ trong thời đại kỹ thuật số, về xây dựng các giải pháp thương mại điện tử. Paula cũng từng có chân trong ban điều hành một trong những
  5. festival phim tài liệu hàng đầu –Sheffield Doc. Fest và Tổ chức Kiến thức mở (Open Knowledge Foundation)…Tóm lại là những gì liên quan đến “công cộng”. Paula và Dennen tại một trạm xe bus * Alfir Dennen là một kỹ thuật viên nhiều sáng tạo, một nghệ sĩ, và là người sáng lập ra nhiều website nổi bật về blogging qua điện thoại. Hồi tháng Mười Một 2003, Denne đồng sáng lập ra Moblog. Danh sách những người sử dụng dịch vụ này có Ronan Keating, Bloc Party, Greenpeace, Elbow, Imogen Heap, Channel 4, Oxfam, Amnesty International và Comic Relief. Dịch vụ đặc biệt khá nổi năm 2005 khi Eliot Ward đưa lên một bức ảnh về một vụ đánh bom ga tàu điện ở London. Dennen đáp lời những vụ tấn công khủng bố lên hệ thống giao thông công cộng ở London bằng việc lập ra website We’re Not Afraid (Chúng ta không sợ). Thông điệp của trang này là đoàn kết cộng đồng chống lại nạn khủng
  6. bố, quyết không đánh đổi tự do, chịu thua nỗi sợ. Chỉ trong vòng vài ngày sau các vụ đánh bom, khoảng 3500 hình ảnh đã được gởi đến trang này. Trang web trở thành chủ đề của một phim tài liệu do BBC sản xuất và còn được nhắc đến ở Sky News, Channel 5, ABC’s World News Tonight và New York Times. Alfir Dennen Dennen còn có dự án Stopped Clocks (Những chiếc Đồng hồ Dừng). Chiến dịch này đã từng lên BBC News, London Tonight, và The One show. Dennen một hôm đi bộ về nhà. Anh muốn hỏi giờ nhưng những chiếc đồng hồ công cộng quanh đó đều đứng cả. Thế rồi, tìm hiểu thêm, anh biết chỉ trong một dặn vuông của London đã có 11 cái đồng hồ đứng. Dennen liền lập một website có tên Stopped Clocks, người ta có thể post địa điểm và hình ảnh những chiếc đồng hồ bị đứng kiểu đó. Anh hy vọng web này sẽ là một không gian để người dân cùng nhau kêu đòi chính quyền địa phương sửa
  7. đồng hồ. Dennen nói rất hay về vấn đề “bản sắc dân tộc” Anh qua dự á n này: . “Khi đếm những chiếc đồng hồ đứng ấy, tôi nghĩ về thời đại analogue huy hoàng đã qua rồi, đã bị quên rồi giữa thời đại digital ta sống ngày nay. Nhưng đồng hồ mang một ý nghĩa đặc biệt lớn ở Anh, khi mà Anh được coi là trung tâm của toàn cầu về giờ giấc. Những chiếc đồng hồ kia là một phần của đời sống công cộng, là một phần của chất Anh. Với chúng ta, chính xác là cực quan trọng. Những chiếc đồng hồ gắn con người lại với nhau, thông qua trí tưởng tượng: một tiếng gõ của kim đồng hồ khi được các nghệ sĩ sử dụng đã thể hiện được biết bao nhiêu điều.”
  8. . Năm 2008, Dennen ra mắt hai dự án nghệ thuật xoay quanh việc tạo những hình ảnh từ bản đồ, bằng cách dùng điện thoại chụp hình và định vị GPS. Dự án đầu tiên, vào tháng Mười 2008, là một cuộc thi tìm kho báu quanh London để tìm những tấm ảnh của James Nachtwey. Cuộc thi này được phối hợp với tổ chức nghiên cứu Demos và XDRTB.org để nâng cao nhận thức về bệnh lao siêu kháng thuốc. Kết quả là sao? Cuộc thi đã thực sự nâng cao nhận thức về căn bệnh này! Dự án thứ hai có tên là Britglyph, kêu gọi người dân ở khắp nước Anh cùng thực hiện một geoglyph trên toàn nước Anh, thực hiện bằng cách sắp đặt đá ở những địa điểm cụ thể trên cả nước, sau đó tải lên mạng hình ảnh của quá trình thực hiện. Hình ảnh để sắp đặt ở đây được dựa trên chiếc đồng hồ hàng hải của John Harrison. (Mục đích của dự án là gì? Không rõ, nhưng những dự án công cộng nhiều khi chỉ cần thế: tập hợp được một khối dân chúng,
  9. làm một thứ mà người ta tin là nghệ thuật, và những ý tưởng, những tình cảm nảy sinh trong quá trình “lao động sáng tạo tập thể” như thế đã là hoa trái của nghệ thuật rồi – SS).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0