YOMEDIA
ADSENSE
Trao đổi kỹ thuật và văn hóaTanegashima
53
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Súng hỏa mai Nhật Bản thời kỳ Edo (Tanegasima). Một trong những thứ người Nhật quan tâm là súng của Bồ Đảo Nha. Ba người châu Âu đầu tiên đến Nhật Bản là những người Bồ Đào Nha (Fernão Mendes Pinto), đi trên một con tàu Trung Quốc đến phía Nam đảo Tanegashima, ở đó họ giới thiệu vũ khí của mình với những người họ gặp. Kể từ khi súng được truyền vào Tanegashima, súng hỏa mai ở Nhật cơ bản được gọi là Tanegashima. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trao đổi kỹ thuật và văn hóaTanegashima
- Trao đổi kỹ thuật và văn hóa Tanegashima (種子島(銃)) (‘’Chủng Tử Đảo (súng)’’) Súng Tanegashima Súng hỏa mai Nhật Bản thời kỳ Edo (Tanegasima). Một trong những thứ người Nhật quan tâm là súng của Bồ Đảo Nha. Ba người châu Âu đầu tiên đến Nhật Bản là những người Bồ Đào Nha (Fernão Mendes Pinto), đi trên một con tàu Trung Quốc đến phía Nam đảo Tanegashima, ở đó họ giới thiệu vũ khí của mình với những người họ gặp. Kể từ khi súng được truyền vào Tanegashima, súng hỏa mai ở Nhật cơ bản được gọi là Tanegashima. Vào thời đó, Nhật Bản đang chìm trong nội chiếm (thời kỳ Sengoku). Nói đúng ra, người Nhật đã quen với thuốc súng (được phát mình và du nhập từ Trung Hoa), và đã sử dụng loại súng đơn giản của Trung Quốc và đại bác ống gọi là Teppō (鉄砲 “Thiết pháo”) từ khoảng 270 năm trước khi người Bồ Đào Nha đến. Tuy vậy, súng của Bồ Đào Nha nhẹ hơn, có bộ điểm hỏa cơ khí và dễ ngắm bắn.
- Damiyo nổi tiếng, người gần như đã thống nhất được Nhật Bản, Oda Nobunaga, sử dụng đại trà súng hỏa mai trong trận chiến quyết định Nagashino , được Akira Kurosawa chuyển thể thành bộ phim năm 1980 Kagemusha (Chiến binh bóng đêm). Trong vòng chưa đầy một năm, thợ đúc kiếm và thợ rèn Nhật Bản đã tái tạo thành công cơ cấu và có thể sản xuất hàng loạt súng. Chỉ trong vòng 50 năm sau đó, ’’’’cho đến cuối thế kỷ 16, súng đã trở nên thông dụng ở Nhật Bản hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới "[cần chú thích], quân đội của họ trang bị số lượng súng lớn hơn bất kỳ một quân đội cùng thời nào ở châu Âu (Perrin). Súng đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất Nhật Bản của Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu, cũng như những cuộc xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi năm 1592 và 1597. Shuinsen (朱印船) Shuisen (朱印船) (“Châu ấn thuyền”) Nhật Bản năm 1634, kết hợp phong cách vuông châu Âu, buồm hình tam giác và thiết kế đuôi tàu. Con tàu này thường được trang bị 6 đến 8 khẩu đại bác. Bảo tàng khoa học Hải quân Tokyo. Thuyền buồm Nhật Bản đóng năm 1613 San Juan Bautista, ở Ishinomaki, Japan (bản sao). Thuyền buồm châu Âu có ảnh hưởng nhất định đến ngành công nghiệp đóng tàu Nhật Bản, và thực sự đã kích thích nhiều chuyến hải hành mạo hiểm của người Nhật.
- Mạc phủ thiết lapaj hệ thống hải thương với các con thuyền có giấy phép gọi là Châu ần thuyền (朱印船), dong buồm trên toàn cõi Đông và Đông Nam Á. Những con tàu này được kết hợp nhiều chi tiết thiết kế thuyền buồm, ví dụ như buồm, bánh lái và bố trí súng. Chúng mang thương nhân và nhà thám hiểm Nhật Bản đến các bến cảng Đông Nam Á, vài người dần có ảnh hưởng nhất định với các sự vụ tại địa phương, ví dụ như nhà thám hiểm Yamada Nagamasa ở Siam, hay sau này trở thành những hình tượng được yêu thích ở Nhật Bản như Tenjiku Tokubei. Cho đến đầu thế kỷ 17, Mạc phủ đã đóng vài con thuyền hoàn toàn dựa trên thiết kế Nanban, thường với sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài, ví dụ như thuyền buồm San Juan Batista, hai lần vượt Thái Bình Dương với nhiệm vụ đưa đoàn sứ thần đến Nueva España (Mexico). Đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản Sau chuyến viếng thăm của [tu sỹ dòng Tên]] hàng đầu Francis Xavier năm 1549, đạo Thiên Chúa đã phát triển mạnh mẽ như là một thế lực tôn giáo quan trọng ở Nhật Bản. Mặc dù sự khoang dung của các “linh mục” phương Tây ban đầu liên quan đến vấn đề thương mại. Thiên Chúa giáo cũng đã có đến 200.000 tín đồ vào cuối thế kỷ 16, chủ yếu là nằm ở phía Nam đảo Kyūshū. Dòng Tên nhận được quyền lực thi hành pháp lý ở thành phố thương mại Nagasaki. Bàn thờ ơn Chúa Nhật Bản, phong cách Nanban. Cuối thế kỷ 16. Bảo tàng Guimet. Phản ứng đầu tiên là của kampaku Hideyoshi vào năm 1587, khi ông ban chiếu cấm đạo Thiên Chúa, và ra lệnh trục xuất tất cả các “linh mục”. Tuy vậy, biện pháp này không được thực thi rốt ráo (chỉ có 3 trên 130 tu sỹ dòng Tên rời Nhật Bản), và các tu sỹ vẫn có thể theo đuổi mục đích của mình. Hideyoshi đã viết rằng: "1. Nhật Bản là đất nước của Thánh Thần, và với những linh mục đến đây mà giao giảng những phép tắc ma tà, là điều hiểm ác và không thể chấp nhận được... 2. Với những linh mục đến Nhật Bản và cải đạo dân chúng nơi đây, thiêu hủy chùa chiền và đền thờ Shinto, đến nay là chuyện chưa bao giờ nghe thấy, chưa bao giờ nhìn thấy… khuấy động lũ hạ dân làm điều phạm thượng loại này đáng bị trừng trị nghiêm khắc." (From Boxer, "The Christian century in Japan") Ông cũng lo lắng về nạn nô lệ mà đối tượng chủ yếu là phụ nữ Nhật Bản, họ là món hàng
- buôn bán giữa các daimyo Thiên Chúa giáo và người Bồ Đào Nha Maranos, ước tính đã có khoảng 500.000 người Nhật bị rao bán, chủ yếu là để đổi lấy thuốc súng. Phản ững của Hideyoshi với Thiên Chúa giáo mạnh mẽ hơn khi một thuyền buồm bị đắm của Tây Ban Nha mang giáo phái Francis đến Nhật Bản năm 1597. Vụ xử tử 26 người Thiên Chúa giáo (6 người Francis, 17 người mới nhập đạo, và 6 người dòng Tên-do nhầm lẫn) diễn ra Nagasaki ngày 5 tháng 2 năm 1597. Dường như quyết định của Hideyoshi là do lời khích bác của các tu sỹ dòng Tên để tiêu diệt địch thủ của mình, người Tây Ban Nha thông báo với ông rằng các chiến dịch quân sự thường theo sau việc truyền đạo Thiên Chúa. Mặc dù gần 100 nhà thờ bị thiêu hủy, nhưng phần lớn tu sỹ dòng Tên vẫn ở lại Nhật. Cú đòn cuối cùng của Tokugawa Ieyasu là lệnh cấm ngặt Thiên Chúa giáo năm 1614, dẫn đến những hành động ngấm ngầm của tu sỹ dòng Tên, và sự tham gia của họ vào cuộc nổi dậy của Hideyori (1614-15). Việc đàn áp Thiên Chúa giáo trở nên dữ dội hơn sau cái chết của Ieyasu năm 1616, tra tấn và xử tử khoảng 20.000 người Thiên Chúa giáo (70 người phương Tây, còn lại là người Nhât), khiến 200-300.000 người bỏ đạo. Phản ứng mạnh mẽ cuối cùng của người Thiên Chúa giáo Nhật Bản là cuộc Nổi loạn Shimabara năm 1637. Sau đó, Thiên Chúa giáo Nhật Bản chuyển vào hoạt động ngầm, sử học gọi là Kakure Kirishitan (“Người bí mật theo Thiên Chúa giáo”). Những ảnh hưởng Nanban khác
- Nanbandō, áo giáp kiểu phương Tây, thế kỷ 16. Nanban cũng có nhiều ảnh hưởng khác như: * Nanbandō (南蛮胴) (“Nam Man Đỗng”) dùng để chỉ một loại áo giáp bọc lấy thân người chỉ với một mảnh, thiết kế bắt nguồn từ châu Âu. * Nanbanbijutsu (南蛮美術) (“Nam Man Mỹ Thuật”) dùng để miêu tả chung nghệ thuật Nhật Bản với chủ đề Nanban hay chịu ảnh hưởng của thiết kế Nanban. * Nanbanga (南蛮画) (“Nam Man họa”) dùng để chỉ các bức tranh do người nước ngoài vẽ, và tạo ra cả một phong cách trong nghệ thuật Nhật Bản (Xem Nghệ thuật Namban và ví dụ tại:[1] hay [2]) * Nanbannuri (南蛮塗り) miêu tả kiểu tranh trí sơn mài dưa trên phong cách Bồ Đào Nhà, và là những vật dụng rất được yêu thích từ cuối thế kỷ 16. * Nanbangashi (南蛮菓子) (“Nam Man quả tử”) là các loại kẹo có nguồn gốc từ gia vị Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha, loại kẹo được yêu thích là "Kasutera" (カステラ) được đặt theo tên Castile và "Kompeito" (金平糖 こんぺいとう) được đặt tên theo từ tiếng Bồ
- Đào Nha “confeito”, có nghĩa là kẹo đường. Các loại kẹo của người “Nam Man” vẫn được bày bán trong các siêu thị Nhật Bản cho đến ngày nay. * Nanbanji (南蛮寺, “Nam Man tự”, Nanbanji?) là nhà thờ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Kyoto. Với sự giúp sức của Oda Nobunaga, linh mục dòng Tên Gnecchi-Soldo Organtino xây dựng hà thờ này năm 1576. 11 năm sau (1587), Nanbanji bị Toyotomi Hideyoshi thiêu hủy. Ngày nay, quả chuông vẫn được giữ gìn, gọi là "Nanbanji-no-kane" (Chuông Nanbanji) tại Đền Shunkoin ở Kyoto.Shunkoin Temple Thương mại Nanban suy sụp Tuy vậy, sau khi đất nước hòa bình và thống nhất nhờ Tokugawa Ieyasu năm 1603, Nhật Bản lại thu mình với những người Nam Man, chủ yếu là vì mối đe dọa ngày càng tăng của sự Thiên Chúa hóa. Cho đến năm 1650, trừ tiền đồn trao đổi ở Dejima, Nagasaki, cho người Hà Lan, và một số việc buôn bán với Trung Quốc, người nước ngoài là đối tượng của hình phạt tử hình, và những người cải đạo Thiên Chúa bị xử tử. Súng gần như bị bỏ đi để thay vào đó là thanh kiếm “văn minh” hơn. Việc đi ra nước ngoài và đóng các cont àu lớn cũng bị cấm. Sau đó bắt đầu thời kỳ bế quan tỏa cảng, hòa bình, thịnh vượng và tiến triển chậm chạp của những năm Edo. Những người “Nam Man” sẽ quay trở lại 250 năm sau đó, hùng mạnh hơn nhờ quá trình công nghiệp hóa, và chấm dứt sự cô lập của Nhật Bản, hạm đội Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Hải quân Matthew Perry sẽ buộc nước Nhật phải mở cửa lại năm 1854. Cách sử dụng chữ "Nanban" Inro (“ấn lung”) Nhật Bản vẽ người Nanban, thế kỷ.
- Cụm từ Nanban không biến mất trong đời sống hàng ngày cho đến thời kỳ Minh Trị, khi Nhật Bản quyết định Âu hóa triệt để với mục đích kháng cự tốt hơn với phương Tây, và không còn coi người phương Tây là những kẻ hoàn toàn “dã man” nữa. Những chữ như Yōfu (洋風), hay “dương phong”, và Obeifu (欧米風), hay “Âu mễ phong” thay thế cho từ Nanban. Tuy vậy, quy tắc chính xác của quá trình âu hóa là Wakon-Yōsai (和魂洋才 hay “Hòa hồn Dương tài”), với mục đích ám chỉ rằng mặc dù công nghệ có thể tiếp thu từ phương Tây, nhưng tinh thần Nhật Bản vẫn vượt trội so với tinh thần phương Tây, nhưng có lẽ đó không phải là lý do để sử dụng từ “dã man” một cách công khai nữa... Ngày nay từ ‘’Nanban' chỉ còn được sử dụng trong tài liệu lịch sử, và được coi là kỳ quặc và xúc phạm. Nó đôi khi có thể được dụng để đùa cợt người phương Tây hoặc những người từ các nền văn hóa khác. Có một khu vực mà Nanban được sử dụng đặc biệt để chỉ một phong cách nhất đinh. Đó là nấu ăn và tên món ăn. Những món ăn Nanban không phải là món châu Mỹ hay châu Âu nhưng mà là những món ăn lạ không dùng nước tương hay miso mà dùng bột cà ri và rượu vang làm gia vị, một phong cách đặc trưng của phong cách ẩm thực từ Indo-Bồ Đào Nha Goan. Một số món khá giống món Đông Nam Á và thay đổi rất nhiều để phù hợp với khẩu vị người Nhật như ramen, đến nỗi chúng được coi là những món khác. Mốc thời gian * 1543 – Thủy thủ Bồ Đài Nha (trong số họ có thể có Fernão Mendes Pinto) đến Tanegashima và truyền lại súng hỏa mai. * 1549 - St Francis Xavier đến Kagoshima. * 1555 – Bồ Đào Nha thiết lập Macau. Hàng năm gửi tàu thương mại đến Nhật Bản. * 1570 – Cướp biển Nhật Bản chiếm một phần Đài Loan, từ đây họ thường xuyên quấy rối Trung Quốc. * 1575 - Trận Nagashino, hỏa lực được sử dụng rông rãi. * 1577 – Con tàu Nhật Bản đầu tiên đến Cochinchina, Nam Việt Nam. * 1579 – Thầy tu dòng Tên Alessandro Valignano đến Nhật Bản. * 1580 – Dòng Tên nhận Nagasaki daimyo theo Thiên Chúa giáoArima Harunobu. * 1580 – Thầy tu dòng Francis chạy trốn khỏi Nhật Bản đến An Nam (Viet Nam). * 1584 - Mancio Ito đến Lisbon với ba người Nhật khác, đi cùng một cha đạo dòng Tên. * 1588 - Hideyoshi cấm cướp biển. * 1592 – Nhật Bản xâm lược Cao Ly Những cuộc xâm lược Cao Ly của Hideyoshi với 160.000 quân. - Ghi chép sớm nhất về Châu ấn thuyền. * 1597 – Hành quyết 26 Thánh tử đạo Nhật Bản (chủ yếu là Franciscans) ở Nagasaki. * 1598 – Hideyoshi qua đời
- * 1600 - William Adams đến Nhật trên tàu Liefde. - Trận Sekigahara, Tokugawa Ieyasu thống nhất Nhật Bản. * 1602 – Tàu chiến Hà Lan tấn công tàu vuông Bồ Đào Nha Santa Catarina gần Malacca. * 1603 - Edo được chọn làm nơi đặt chính quyền Bakufu. - Thành lập thương điếm Anh ở Bantam, Java. * 1605 – Hai người bạn cùng tàu của William Adams được Tokugawa Ieyasu gửi đến Pattani, để mời người Hà Lan giao thương với Nhật Bản. * 1609 – Hà Lan mở thương điếm ở Hirado. * 1612 - Yamada Nagamasa định cư ở Ayutthaya, Siam. * 1613 - Anh mở thương điếm ở Hirado. - Hasekura Tsunenaga đi sứ Mỹ và châu Âu. Ông trở về năm 1620. * 1614 – Trục xuất dòng Tên khỏi Nhật Bản. Cấm đạo Thiên. * 1615 – Tu sỹ dòng Tên Nhật Bản bắt đầu truyền giáo ở Việt Nam. * 1616 - Tokugawa Ieyasu qua đời. * 1622 – Thảm sát người theo Cơ đốc giáo. - Hasekura Tsunenaga qua đời. * 1623 – Người Anh đóng cửa thương điếm ở Hirado, vì không sinh lời. - Yamada Nagamasa dong buồm từ Siam đến Nhật Bản, với một sứ thần của Vua Siam Songtham. Ông trở về Siam năm 1626. - Cấm giao thương với Philippines thuộc Tây ban Nha. * 1624 – Cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tây Ban Nha. - Tu sỹ dòng Tên Nhật Bản bắt đầu truyền giáo ở Siam. * 1628 – Đoàn Châu ấn thuyền của Takagi Sakuemon's (高木作右衛門, “Cao Mộc Tác Hữu Vệ Môn”) bị hải đội Tây Ban Nha phá hủy ở Ayutthaya, Siam. Để trả đũa, giao thương với Bồ Đào Nha ở Nhật bị cấm trong suốt 3 năm. * 1632 - Tokugawa Hidetada qua đời. * 1637 - Nổi loạn Shimabara của nông dân Thiên Chúa giáo. * 1638 – Dứt khoát cấm giao thương với Bồ Đào Nha do Nổi loạn Shimabara bị quy là do âm mưu Công giáo. * 1641 – Thương điếm Hà Lan chuyển từ Hirado đến Nagasaki.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn