intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ bị chấn thương do chơi thể thao gia tăng

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào mùa nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, không khí oi bức, bụi bặm là yếu tố thuận lợi cho nhiều loại vi trùng phát triển nên nguy cơ chúng ta bị ngộ độc thực Trẻ bơi nhiều dễ mắc bệnh viêm họng. phẩm (NĐTP) càng tăng cao. Vì vậy, việc tìm hiểu, nhận biết được nguồn gốc cũng như nắm vững các nguyên tắc trong sử dụng và chế biến thực phẩm, sẽ giúp chúng ta tránh được những tổn hại cho sức khỏe. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ bị chấn thương do chơi thể thao gia tăng

  1. Trẻ bị chấn thương do chơi thể thao gia tăng Vào mùa nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, không khí oi bức, bụi bặm là yếu tố thuận lợi cho nhiều loại vi trùng phát triển nên nguy cơ chúng ta bị ngộ độc thực Trẻ bơi nhiều dễ mắc bệnh phẩm (NĐTP) càng tăng viêm họng. cao. Vì vậy, việc tìm hiểu, nhận biết được nguồn gốc cũng như nắm vững các nguyên tắc trong sử dụng và chế biến thực phẩm, sẽ giúp chúng ta tránh được những tổn hại cho sức khỏe.
  2. Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm Người bị ngộ độc thực phẩm (có thể có một hay cùng một lúc nhiều dấu hiệu) như: nôn mửa, đau quặn bụng, đau quanh rốn, tiêu chảy (phân lỏng hoặc nhầy có đàm, máu); nhức đầu, chóng mặt, uể oải toàn thân, bủn rủn tay chân; da niêm, nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, thở nhanh; hoa mắt; da ửng đỏ, nổi mảng đỏ, nổi mề đay; sốt nhẹ hoặc sốt cao (khi ngộ độc do vi khuẩn). Trong trường hợp ngộ độc do hóa chất, đồng tử co nhỏ lại, huyết áp giảm, nhịp tim chậm lại. Ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 3 nhóm chính: - Do thức ăn có chứa độc chất như: nấm độc, cá nóc, gan cóc, vỏ khoai mì... - Do thức ăn bị ô nhiễm bởi hóa chất như: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng thực vật, kim loại nặng (chì, kẽm...).
  3. - Do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc... Các điều kiện tạo thuận lợi cho ngộ độc thực phẩm bao gồm thói quen ăn uống (ăn sống, tái) và việc chế biến, bảo quản, vận chuyển thức ăn không hợp vệ sinh... Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm Nguyên tắc chung để cấp cứu người bị ngộ độc thực phẩm là: làm cho nôn ra càng nhiều càng tốt thức ăn nghi ngờ. Tiếp đến là bù nước và chất điện giải, với ý nghĩa là thay thế lượng nước và chất điện giải đã bị mất đi vì tiêu chảy và nôn mửa bằng cách uống thật nhiều nước: nước muối đường, dung dịch Oresol. Bù nước và chất điện giải sớm, kịp thời có thể cứu sống hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tả nặng. Theo dõi sát bệnh nhân để có thể quyết định đưa đến cơ sở y tế kịp thời khi tình trạng xấu đi. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
  4. Ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn áp dụng những nguyên tắc sau trong quá trình lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm an toàn Chọn thực phẩm tươi sống, mua ở các hàng quen, đáng tin cậy hoặc có hệ thống trữ lạnh. Bảo quản thực phẩm Khi mua về nên chế biến và sử dụng ngay, nếu dự trữ thì phải bảo quản đúng cách, để bảo quản chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ: Thịt gia cầm, thịt gia súc chưa dùng ngay, để trong tủ lạnh thì phải được cách ly hoàn toàn với thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến (để trong hộp, bao ni lông kín…). Nếu bảo quản ở nhiệt độ 0-2oC, thịt gia súc sẽ giữ được tối đa 3 ngày, thịt gia cầm (0-4oC) giữ được 5 ngày, thủy- hải sản (3-5oC) không quá 2 ngày, rau ăn lá (mồng tơi rau dền,
  5. salad… bảo quản ở nhiệt độ (8-12oC) giữ trong vòng 2 ngày. Nên cho thực phẩm vào bao bì, hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh. Để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống. Chế biến thực phẩm - Luôn rửa tay cẩn thận với xà phòng và nước sạch, rồi lau khô trước khi chế biến. - Đun nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản. Nấu kỹ, đun sôi và bảo đảm thực phẩm được nấu kỹ, đúng cách từ trong ra. Hâm lại thực phẩm đã được chế biến kỹ và chỉ ăn một lần. - Nên nấu chín thịt, cá, trứng. Không dùng những món ăn có thịt, cá sống hoặc tái. - Đối với các món chiên rán, không dùng dầu đã chiên rán nhiều lần hoặc cháy khét.
  6. - Không dùng những chén, đũa... đã đựng thức ăn sống để đựng thức ăn đã nấu chín. - Dọn ăn ngay sau khi vừa nấu xong. - Thức ăn thừa cất vào tủ lạnh sớm trong vòng 2 giờ sau khi nấu nướng. Trước khi ăn phải hâm lại kỹ lưỡng. - Không lưu lại thực phẩm thừa quá lâu, vì vi khuẩn có thể phát triển hoặc sâu bọ có thể gây nhiễm khuẩn vào thực phẩm. Vệ sinh nhà bếp - Thường xuyên giặt sạch khăn lau tay, lau bếp. - Kệ bếp, xoong nồi, thớt, dụng cụ nhà bếp luôn sạch sẽ, tránh gián, chuột.
  7. Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến ở ngoài có thể không thường xuyên được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận. Thực phẩm đường phố đặc biệt có thể gây rủi ro. Khi ăn ở ngoài nên thường xuyên lưu ý là thực phẩm phải được chuẩn bị ở nơi sạch sẽ, được nấu chín và ăn nóng; thức ăn phải đựng ở bát, đĩa và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ. Chỉ sử dụng nước đá khi biết rõ nước đá được làm từ nước sạch và không bị nhiễm bẩn trong quá trình tiếp xúc. Có nhiều nguyên nhân đưa đến NĐTP, do đó việc tìm hiểu, nhận biết được nguồn gốc cũng như nắm vững các nguyên tắc trong sử dụng và chế biến thực phẩm sẽ giúp chúng ta tránh được những tổn hại cho sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2