intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ nên nhai kỹ, nuốt chậm

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn uống cân bằng cho trẻ sức khỏe không chỉ tốt ngay bây giờ mà còn cho cả về sau này. Ăn nhanh, ăn vội vàng là thói quen thời đại công nghiệp nhưng có nhiều tác hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ nên nhai kỹ, nuốt chậm

  1. Trẻ nên nhai kỹ, nuốt chậm Ăn uống cân bằng cho trẻ sức khỏe không chỉ tốt ngay bây giờ mà còn cho cả về sau này. Ăn nhanh, ăn vội vàng là thói quen thời đại công nghiệp nhưng có nhiều tác hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó, cùng với việc cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, dù con bạn ở độ tuổi nào cũng đều cần dạy cho chúng cách ăn uống lành mạnh, nhai kỹ, nuốt chậm. Trẻ nên nhai kỹ, nuốt chậm (google image)
  2. Tác hại của việc ăn quá nhanh Ăn là để hấp thụ các chất dinh dưỡng, duy trì sự sống. Thức ăn vào miệng trước hết phải được răng nhai kỹ, nghiền nát, sau đó mới được nuốt xuống dạ dày, biến thành chất hồ lỏng rồi chuyển sang ruột non để tiêu hóa. Khi hệ thống tiêu hóa làm việc bình thường, cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, thể hiện tinh thần tràn trề, khí huyết thịnh vượng. Nếu trẻ ăn quá nhanh, cơm và thức ăn chưa được nhai kỹ đã nuốt, dạ dày lại phải mất công tốn sức co bóp nghiền nát thức ăn. Hơn nữa, do men tiêu hóa chưa được tiết ra đầy đủ số lượng, nên thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Lại cộng thêm nước bọt chưa hòa trộn được vào thức ăn, men tiêu hóa chưa thể phát huy tác dụng được, cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, gây rối loạn tiêu hóa và các
  3. bệnh đường ruột khác. Nhai kỹ, nuốt chậm tốt cho sức khỏe Khi nhai, răng hàm và răng cửa của trẻ sẽ hoạt động để cắt và nghiền nát thức ăn, đồng thời các cơ hàm cũng giúp cho việc nhai trở nên hoàn thiện hơn. Hoạt động nhai giúp kích hoạt sự bài tiết của các men tiêu hóa, kích thích sự bài tiết của tuyến nước bọt giúp phân giải tinh bột chín thành đường maltose đồng thời kích thích bài tiết dịch vị ở dạ dày, trong đó có men pepsin, giúp tiêu hóa chất đạm. Nhờ vào các men tiêu hóa của dịch vị, dịch tụy, dịch ruột và muối mật mà các thức ăn là chất đạm, chất béo, chất bột được tiêu hóa thành những sản phẩm dễ hấp thu. Phần lớn những nghiên cứu đều cho thấy, nhai kỹ khi ăn giúp phòng ngừa trướng bụng và đau dạ dày. Bởi vì thức ăn thông qua việc nhai, nước bọt tiết ra sẽ làm
  4. nhão thức ăn giúp trẻ dễ nuốt hơn. Trong nước bọt có men tiêu hóa thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi xuống dạ dày. Chất Immunoglobulin trong nước bọt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trong nước bọt còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virút. Nhai kỹ sẽ giúp trẻ no lâu vì thúc ăn được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Cùng với đó, nhai kỹ thức ăn còn giúp cho xương hàm trẻ phát triển, tăng cường sức đề kháng cho răng và vùng quanh răng. Trẻ ăn chậm nhai kỹ để hưởng thụ hương vị tuyệt vời của thức ăn, hơn nữa như vậy não bộ trẻ sẽ có đủ thời gian ý thức được trẻ đang ăn cơm, để có thể đưa ra chính xác tín hiệu no hay chưa no.
  5. Vì vậy, khi trẻ ăn cơm, bạn nên hướng dẫn trẻ nhai kỹ, nuốt chậm để tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ nhai kỹ, nuốt chậm như thế nào Cha mẹ nên căn cứ vào đặc điểm làm việc của hệ thống tiêu hóa để cho trẻ ăn cho đúng cách. Trước hết, phải tận dụng răng nhai nghiền đầy đủ. Thức ăn ở trong miệng càng được nhai kỹ, dạ dày càng bớt được gánh nặng, làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời với nhai kỹ, ta còn phải nuốt chậm. Điều lợi nhất của nuốt chậm là giúp dạ dày dung nạp thức ăn dần dần, không phải một lúc phình to nhanh. Như vậy, dạ dày có cảm giác thoải mái, không bị ức chế (khiến cơ thể không thoải mái). Vậy thế nào mới được coi là nhai kỹ? Bình thường thì nhai trên 25 lần để biến thức ăn thành dạng cháo, bột là tốt nhất. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy
  6. để nuốt thức ăn mà không bị nghẹn, trẻ nhỏ nên nhai thức ăn 20 - 30 lần trước khi nuốt. Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, bạn nên cho trẻ ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Có thế cho trẻ uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm. Những thức ăn có nhiều nước như: Phở, cháo, bún, bánh canh… bạn cũng cần hạn chế cho trẻ, không nên ăn quá thường xuyên. Bạn nên giáo dục thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ. Đừng để bé trượt qua thời điểm ăn thô, trẻ sẽ quên mất kỹ năng nhai nuốt. Bản thân cha mẹ nên làm gương cho trẻ. Khi ăn, không nên ăn vội vàng, mà phải từ từ, ăn chậm, nhai
  7. kỹ, nhai xong mới nuốt. Từ đó, trẻ sẽ học và làm theo. Theo Mangthai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2