intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ trầm cảm vì lời chì chiết của người lớn

Chia sẻ: Abcdef_14 Abcdef_14 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Hễ thấy con làm sai cái gì, ba mẹ cũng mắng 'đồ ăn hại, ngu như bò' nên lúc nào con cũng nghĩ mình ngu đần, con không dám chơi với các bạn học giỏi", bé Hoa, 12 tuổi thút thít trải lòng với chuyên gia tâm lý. Vốn học giỏi, tính tình hoạt bát, song dạo gần đây bé Hoa trở nên ít nói và ngại giao tiếp hẳn. Ngoài những giờ học trên lớp, về đến nhà cô bé chỉ nhốt mình trong phòng không chịu nói chuyện với ai. Đến khi thấy con gái có dấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ trầm cảm vì lời chì chiết của người lớn

  1. Trẻ trầm cảm vì lời chì chiết của người lớn "Hễ thấy con làm sai cái gì, ba mẹ cũng mắng 'đồ ăn hại, ngu như bò' nên lúc nào con cũng nghĩ mình ngu đần, con không dám chơi với các bạn học giỏi", bé Hoa, 12 tuổi thút thít trải lòng với chuyên gia tâm lý. Vốn học giỏi, tính tình hoạt bát, song dạo gần đây bé Hoa trở nên ít nói và ngại giao tiếp hẳn. Ngoài những giờ học trên lớp, về đến nhà cô bé chỉ nhốt mình trong phòng không chịu nói chuyện với ai. Đến khi thấy con gái có dấu hiệu bị trầm cảm, chị Lý (mẹ của bé Hoa) mới hoảng hốt đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ. Tại trung tâm tư vấn, khi chuyên viên tâm lý nhẹ nhàng hỏi han, bé Hoa mới chịu bộc bạch những khúc mắc trong lòng, với ánh mặt rụt rè bày tỏ kèm theo lời dặn dò: "nhưng cô phải hứa đừng nói lại cho ba mẹ con nghe nha". Hoa cho biết, em là con thứ hai trong gia đình có hai chị em. Mỗi ngày ba mẹ em đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về nên cả gia đình có rất ít thời gian nói chuyện và ăn cơm chung với nhau. Đã vậy mỗi lần cô bé làm sai việc gì hoặc làm đổ bể đồ dùng trong nhà, ba mẹ lại to tiếng quát chửi em là "đồ ăn hại, vô tích sự, ngu dốt...", khiến cô nhỏ rất buồn và suy sụp.
  2. "Lúc nào ba mẹ con cũng đem con ra so sánh với chị Hai. Mà con ngu thật hả cô? con chẳng làm được gì nên hồn hết, con buồn lắm", bé Hoa khóc thút thít nói với chuyên viên tâm lý. Nhìn nhận sự ảnh hưởng từ phát ngôn của người lớn đến tâm trí trẻ, Thạc sĩ Giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc nhìn nhận, trẻ em dưới 18 tuổi là giai đoạn đang tiếp nhận các yếu tố xã hội để hình thành nên nhân cách. Bởi các em như một tờ giấy trắng với một tâm hồn non nớt và dễ bị tổn thương, nên những lời nói của người lớn có tác động rất rõ rệt trong việc hình thành nhân cách của các em sau này. "Những lời nói chì chiết của cha mẹ sẽ in sâu vào tâm thức của đứa trẻ và có vai trò rất lớn trong việc định hình nên tính tình của chúng. Sau này các em sẽ dùng chính những lời nói như thế để đối xử 'giao tiếp' với bạn bè và những người xung quanh", ông Thịnh đúc kết. Ông Thịnh cho rằng, trên thực tế, những đứa trẻ hay bị cha mẹ chỉ trích thường trở nên mất tự tin và có thái độ buông xuôi không muốn học hành hay làm việc. Bên cạnh đó, chính cách hành xử này của người lớn sẽ tạo nên trong trẻ một tâm lý phản kháng ngấm ngầm, có thể ngay lúc đó các em sẽ không cãi lại nhưng sẽ tìm một cơ hội để chống đối cha mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ không còn tôn trọng cha mẹ, phá vỡ tình cảm gia đình tốt đẹp. Như trường hợp của em Hoàng, 17 tuổi (quận Bình Thạnh, TP HCM) kể, cha mẹ hay mắng em là "con bò", "biết đẻ ra mày thà trước đây tao đẻ ra quả trứng luộc ăn cho sướng"..., mãi cho đến bây giờ lớn lên em vẫn không sao quên được. "Em sống trong gia đình mà chẳng cảm nhận được chút tình thương nào. Nhiều khi em tự hỏi tại sao các bạn lại được cha mẹ yêu thương, chiều chuộng, còn em lúc
  3. nào cũng bị mắng chửi không thương tiếc, hay em không phải là con ruột của bố mẹ?", Hoàng buồn bã tâm sự. Còn với Linh, sinh viên năm 2 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì từ khi còn nhỏ, cô chỉ mong sao được đi khỏi nhà mình bởi bị ám ảnh những tiếng quát chửi, dọa dẫm của người lớn. "Từ hồi nhỏ em đã sợ bố mẹ. Nhiều khi em muốn bỏ nhà đi cho ba mẹ hối hận phải đi tìm nhưng lại không dám. Cho đến khi đậu đại học vào thành phố, xa quê nhưng em vẫn không thấy nhớ nhà chút nào, chắc là tình cảm trong em đã chết rồi...", Linh đau đáu bộc bạch. Để tránh những hệ lụy đáng tiếc làm suy mòn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau, chuyên viên Phúc Thịnh cho rằng phụ huynh cũng như giáo viên cần quan tâm đến các em nhiều và sát sao hơn. Gần đây, các chuyên gia tâm lý Mỹ cũng khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm xảy ra ngày càng nhiều ở lứa tuổi học sinh. Tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn khi những áp lực học hành đè nặng lên vai trẻ, lại cộng thêm sự thiếu quan tâm từ phía gia đình khiến chúng bị mất định hướng. Một số biểu hiện trẻ bị trầm cảm: - Thích ở một mình, buồn bã cả ngày, hay cáu giận vô cớ. - Cơ thể cũng như tâm lý có những dấu hiệu suy nhược. - Thường nghĩ và đề cập tới chuyện kết thúc cuộc đời và "trăn trối" cho người khác những vật dụng cá nhân của mình. - Bày tỏ cảm giác cho thấy mình là người vô dụng hay người thừa, bằng những câu nói như: "Chẳng ai quan tâm đến tôi cả", "Tôi chẳng làm được gì nên hồn".
  4. - Thường buộc tội mình là nguyên nhân của sự đổ vỡ. - Không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày. - Nằm li bì trên giường nhưng lại không ngủ được hay không thức dậy đúng giấc. - Khó tập trung tư tưởng để đưa ra các quyết định hay ghi nhớ việc gì. - Gây chuyện với bạn bè hoặc kết quả học tập ở trường sút giảm. - Sử dụng nhiều chất kích thích như: bia, rượu hay thuốc lá... Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tìm cách nói chuyện giúp các em tháo gỡ những vướng mắc đang gặp phải. Ở đây, cha mẹ cần lưu ý tránh quát chửi to tiếng hay đánh đập trẻ vì sẽ dẫn đến những hành vi bồng bột dại dột hủy hoại bản thân. Theo: VnExpress
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0