intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ và những hiểm họa không ngờ: Suýt chết do... ăn trứng gà!

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ và những hiểm họa không ngờ: Suýt chết do... ăn trứng gà! Theo thống kê, loại thức ăn trẻ dễ bị dị ứng nhất là trứng gà với tỉ lệ bị dị ứng lên tới 48%. Thậm chí các loại bột mì hay có khi chỉ là một quả chuối - loại trái cây tưởng như “lành tính” nhất cũng có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa, nổi mề đay... Ngất xỉu vì quả trứng chim cút! Trường hợp cấp cứu gần đây nhất vì dị ứng với trứng là bé Nguyễn Thanh Bình, 7 tuổi (quận Hai Bà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ và những hiểm họa không ngờ: Suýt chết do... ăn trứng gà!

  1. Trẻ và những hiểm họa không ngờ: Suýt chết do... ăn trứng gà! Theo thống kê, loại thức ăn trẻ dễ bị dị ứng nhất là trứng gà với tỉ lệ bị dị ứng lên tới 48%. Thậm chí các loại bột mì hay có khi chỉ là một quả chuối - loại trái cây tưởng như “lành tính” nhất cũng có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa, nổi mề đay... Ngất xỉu vì quả trứng chim cút! Trường hợp cấp cứu gần đây nhất vì dị ứng với trứng là bé Nguyễn Thanh Bình, 7 tuổi (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng toàn thân ửng đỏ, khó thở. Ngay khi bé được chuyển tới phòng cấp cứu, các bác sĩ tích cực điều trị hơn 1 ngày Bình mới dần dần hồi phục. Mẹ Bình cho biết, hôm đó sau khi đi học về, đói bụng nên Bình nấu một bát mì tôm với hơn 10 quả trứng chim cút. Ăn xong thì thấy mặt mũi cháu bị sưng vù lên, khó thở, một lát sau thì Bình ngất xỉu.
  2. Bác sĩ cho biết, những trường hợp đó là bị sốc phản vệ thức ăn thuộc dạng nặng với biểu hiện khó thở, thở rít, mệt, trụy mạch, tụt huyết áp và ngất xỉu, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Trường hợp cháu Nguyễn Thanh Bình nếu không được đưa cấp cứu ngay lập tức thì nhiều khả năng cháu dễ tử vong. Những biểu hiện của dị ứng với trứng thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ. Biểu hiện cụ thể thường thấy là da nổi mẩn đỏ; nổi mề đay cấp; ngứa khắp người, mắt sung huyết đỏ, sưng phù môi, mắt. Dị ứng nhẹ thường chỉ gây buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Trẻ lên 10 bị dị ứng có nguy cơ kéo dài cả đời Một số trẻ bị dị ứng thức ăn thường tự mất đi biểu hiện dị ứng sau
  3. Bác sĩ Nguyễn khoảng 4 tuổi. Nhưng những trẻ lên Văn Lộc 10 vẫn bị dị ứng với một loại thức (nguyên Phó ăn nào đó thì thường có xu hướng giám đốc Viện kéo dài cả đời. Nhi TƯ) cho Các bác sĩ cho biết, dị ứng không biết, những thể chữa trị khỏi được, dùng thuốc trường hợp bị chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng. sốc phản vệ, có Có thể dùng thuốc kháng Histamine nghĩa là xảy ra Benadryl (Diphenhydramine một cách rất đột Hydrochloride) hoặc các loại thuốc ngột, ngay cả chống mẩn ngứa khi bị dị ứng. khi có đầy đủ phương tiện, thuốc men thì không chắc đã cứu được vì khi đã có phản ứng gây ra trong cơ thể thì phản ứng đó rất mạnh, các mạch máu co bóp lại nên các chức năng về não, tim mạch giảm sút rất nhanh. Đó gọi là dị ứng do phản ứng của các chất ở trong máu vào trong cơ thể.
  4. Tuy nhiên, dị ứng sau khi ăn trứng thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là với lòng trắng trứng. Dị ứng trứng gà, trẻ thường có biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài... Một số trẻ dưới 1 tuổi lại có biểu hiện mẩn mề đay, ban, chàm. Với những trẻ có sẵn vết chàm bẩm sinh thì sau khi ăn, nếu bị dị ứng vết chàm đó sẽ nổi lên nhiều hơn. Nhiều trẻ bị tiêu chảy hoặc ho, khò khè. Với trẻ lớn hơn, dị ứng thường xuất hiện dưới các dạng viêm da, viêm phế quản, hen phế quản hoặc đau mắt, viêm tai, mẩn đỏ, sưng răng, sưng mặt. Theo nghiên cứu, dị ứng thức ăn thường xuất hiện trong những năm đầu đời, có 6-8% trẻ em dưới 3 tuổi có ít nhất một lần bị dị ứng với thức ăn. Nhiễm chéo cũng có thể gây dị ứng Trong số những ca cấp cứu vì dị ứng thức ăn tại Viện Nhi, đặc biệt có trường hợp bé Nguyễn Minh Sáng, 7 tháng tuổi (Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện
  5. trong tình trạng nổi mẩn, bé khóc quấy và liên tục cào tay lên mặt sau khi ăn bột chừng 20 phút. Mẹ bé cho biết, bé có tiền sử dị ứng với trứng từ khi mới được 5 tháng, sau một lần cho bé ăn bột nấu với trứng thì bé cũng có biểu hiện nổi mẩn khắp người như lần này. Nhưng từ đó đến nay chị không hề cho con ăn trứng hay bất kỳ sản phẩm nào có thành phần là trứng. Sau khi hỏi kỹ khẩu phần ăn của bé và thực đơn của cả nhà ngày hôm đó, bác sĩ phát hiện bé bị dị ứng thức ăn do nhiễm chéo. Hôm đó, bác giúp việc có làm món trứng xốt cà chua cho bà nội bé, rồi vội quấy bột cho kịp giờ ăn của bé nên bác chỉ rửa qua loa rồi nấu luôn bột cho bé, khiến bé bị dị ứng với chính những chất của quả trứng còn sót lại trên muôi quấy bột. Bác sĩ Lộc khẳng định, không ít trường hợp bị nhiễm chéo dẫn đến dị ứng do chất gây dị ứng có thể còn sót
  6. lại trên dao, trên nĩa, trên chén dĩa, trong máy xay... nếu không được rửa thật kỹ, và lại được đem sử dụng trở lại, vì sự hiện diện của các chất có thể gây phản ứng với cơ thể (dù cho với một lượng cực nhỏ) vẫn có thể phát sinh ra phản ứng dị ứng. Một cái muỗng dùng để phết dầu mè không được rữa thật kỹ vẫn có thể dễ dàng gây dị ứng cho những người có cơ địa dị ứng với dầu mè, nếu cái muỗng đó tiếp tục được dùng để chế biến món ăn khác. Dị ứng là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cứ 3 đến 4 trẻ lại có 1 trẻ bị dị ứng. Nhất là trong những tháng đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, ở trẻ có thể xảy ra hiện tượng quá mẫn cảm cả với những loại đạm trong thực phẩm bình thường. “Thành phần thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng hệ miễn dịch từ giai đoạn đầu và chế độ ăn hợp lý có thể giúp trẻ phòng ngừa dị ứng”, bác sĩ Lộc
  7. khẳng định. Tuy nhiên, ghi nhận ở những trẻ nhỏ bị dị ứng với trứng gà từ khi 1 tuổi thì đến lúc trẻ được 3 tuổi rất dễ bị dị ứng với các dị ứng nguyên trong không khí (sẽ cung cấp thông tin kỹ hơn cho bạn đọc trong bài sau). Cân nhắc kỹ với một số chủng ngừa Tùy cơ địa của từng trẻ mà trẻ có thể bị dị ứng với lòng trắng hoặc lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng đạm và chất khoáng khá cao rất tốt cho sự phát triển của bé. Trẻ từ 2 tháng tuổi đã có thể ăn thêm lòng đỏ trứng gà với liều lượng ít một, bắt đầu từ 1/6 lòng đỏ, rồi 1/5. Theo dõi nếu trẻ không có biểu hiện phản ứng thì tăng dần liều lượng trong các lần ăn. Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi thì tuyệt đối không cho ăn lòng trắng trứng do trong lòng trắng trứng có những thành phần rất dễ gây dị ứng.
  8. Bác sĩ Một số biểu hiện lâm sàng khi bị dị ứng cũng lưu - Mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, nhảy ý các bậc mũi liên hồi. cha mẹ - Nóng ở vùng mặt, da nổi đỏ, nổi mề đay, nên tìm ngứa ngáy khó chịu hoặc choáng váng. hiểu thật - Sưng phù vùng mặt, mắt, mũi, cổ họng. kỹ các - Có thể bị nôn mửa, đau bụng và tiêu thành chảy. phần trước khi - Khó thở do cơ trơn khí quản và phế quản cho trẻ ăn bị co thắt, khó nuốt, ăn nói khó khăn. bất kỳ - Trường hợp quá mẫn: huyết áp tụt, loại bánh không đo được huyết áp, không bắt được ngọt nào. mạch, nhịp tim tăng nhanh, bệnh nhân bị Vì trong bất tỉnh nhân sự và sẽ chết nếu không kỹ nghệ được cứu chữa kịp thời. thực phẩm, trứng thường được phết bên ngoài ổ bánh để tăng độ ngậy, màu sắc óng ánh cho bánh. Kể cả trong
  9. các loại Sauce Mayonnaise, Sauce chua ngọt, trong các loại bánh ngọt, thịt viên... cũng đều có trứng. Theo các nghiên cứu thì phần lớn trẻ bị dị ứng trứng gà lúc nhỏ thường sẽ khỏi khi lên 3 tuổi. Một số trường hợp nặng thì dị ứng sẽ có xu hướng tồn tại cả đời. Những trường hợp cơ thể phản ứng với trứng, trứng gà thì đều được khuyên nên tránh ăn trứng gà hoặc tất cả sản phẩm nào bị nghi có chứa trứng gà hoặc các dẫn xuất từ trứng gà. Thậm chí việc tiêm chủng ngừa với các loại vaccine sản xuất từ trứng gà cũng cần phải cân nhắc thật kỹ. Bác sĩ cho biết, vaccine ngừa cảm cúm (Influenza vaccine, vaccine Antigrippal) và vaccine RRO (Rougeole, Rubéole, Oreillon); MMR (Measles, Mumps and Rubella) đều được sản xuất từ thành phần có trong trứng gà. Phần lớn các trường hợp trẻ bị dị ứng với trứng gà thường được hạn chế tiêm các
  10. loại vaccine có thành phần chiết xuất từ trứng gà hoặc được tiêm làm nhiều lần với lượng cực nhỏ. Khi thủ phạm là quả chuối! Phần lớn các bà mẹ nuôi con nhỏ khi tập cho con ăn dặm với các loại trái cây đều nghĩ “cho bé ăn chuối là an toàn nhất, không có thuốc sâu, không ngâm ủ hoá chất...”. Thế nhưng, nếu được tận mắt chứng kiến cảnh bé Phạm Thị Ninh 6 tháng tuổi (thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) thì bất kỳ bà mẹ nào cũng phải giật mình khi nghĩ lại các thói quen cho con ăn trước đó. Bé Ninh được cấp cứu trong tình trạng nôn trớ liên tục, đi ngoài lỏng, mắt sưng đỏ. Nguyên nhân do trước đó, lần đầu tiên bà ngoại nghiền nát quả chuối cho bé tập ăn, thấy cháu ngoại ăn ngon lành, bà liền cho bé ăn hết cả quả chuối. Chỉ khoảng 40 phút sau, bé Ninh bắt đầu bị oẹ liên tục và sau đó trớ thốc tháo, sặc cả lên mũi. Qua điện
  11. thoại, giọng chị Nguyễn Thị Hà mẹ bé Ninh vẫn còn thảng thốt: Cấp cứu con xong, các bác sĩ biết ở nhà cho bé ăn một lúc hết cả quả chuối to thì đã mắng cho người nhà một trận vì đáng lẽ với thức ăn mà lần đầu tiên bé ăn thì chỉ cho ăn một tí trước đã rồi xem cháu có bị phản ứng không. Cũng may mà cháu được cấp cứu kịp, nếu cháu có mệnh hệ gì thì tôi cũng không thiết sống nữa, chị Hà tâm sự. Ngay cả một số loại thực phẩm như bột mì, dâu tây, phô mai, chocolat, đồ hộp, xúc xích cũng dễ gây dị ứng. Dị ứng bột mì do hệ miễn dịch điều khiển (kháng thể là IgE) khi tiếp xúc với với chất Protein Allergen của bột mì. Phản ứng tác động lên Protein của chất gluten và làm hủy hoại niêm mạc ruột non, vì vậy ngăn trở việc hấp thụ các dưỡng chất và vitamin từ thức ăn, kéo theo việc tiêu chảy, sụt cân nhanh... Nếu trẻ bị dị ứng bột mì thì cần tránh tất cả các loại thực phẩm có thành phần bột mì cho trẻ. Có
  12. thể thay bột mì bằng các loại bột gạo, bột sắn, bột ngô, bột đại mạch. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên nhi, với trẻ có cơ địa bình thường, khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thức ăn nào cũng phải cho ăn từng tí một để thăm dò phản ứng. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào, dù chỉ là mẩn vài nốt nhỏ trên da cũng phải cho bé đi khám và làm các test thử nghiệm ngay. Còn với những trẻ mà bố mẹ có cơ địa dị ứng với loại thức ăn nào đó thì cũng nên tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn đó, nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2