intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trị bọ hà hại khoai lang

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

So với nhiều loại cây trồng khác, thì chủng loại sâu bệnh hại trên cây khoai lang có ít hơn. Tuy nhiên, trong số ít ỏi này lại có những loài rất nguy hiểm, thường gây thiệt lớn cho người trồng, trong đó có con bọ hà. Đặc biệt là ở những vùng thường bị khô hạn hoặc trong các mùa khô như ở một số tỉnh phía Nam của nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trị bọ hà hại khoai lang

  1. Trị bọ hà hại khoai lang So với nhiều loại cây trồng khác, thì chủng loại sâu bệnh hại trên cây khoai lang có ít hơn. Tuy nhiên, trong số ít ỏi này lại có những loài rất nguy hiểm, thường gây thiệt lớn cho người trồng, trong đó có con bọ hà. Đặc biệt là ở những vùng thường bị khô hạn hoặc trong các mùa khô như ở một số tỉnh phía Nam của nước ta. Chúng gây hại cho cây khoai lang bằng cách ăn biểu bì của thân, lá và đục phá ruột củ. Khi cây khoai chưa có củ thì bọ sống trong thân cây (dây khoai), với mật số không cao. Khi củ bắt đầu hình thành chúng sinh sản rất nhanh và chuyển sang phá hại củ, nhất là những củ có một phần lộ lên khỏi mặt đất hoặc nằm sát mặt đất.
  2. Con ấu trùng đục vào trong củ thành những đường hầm, rồi nằm ăn chất dinh dưỡng và thải phân ngay trong đó. Bọ tiếp tục đục phá củ trong thời gian tồn trữ, làm ruột củ có mầu xanh vàng, xanh đen, mùi cay nồng, vị đắng không thể ăn hoặc làm thức ăn cho vật nuôi. Để diệt trừ loài bọ này, nhiều bà con (nhất là những người mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng khoai lang) tỏ ra rất lúng túng. Sau đây xin mách bà con cách làm mang lại hiệu quả rất cao. Cụ thể như sau: - Sau khi thu hoạch khoai, thu gom toàn bộ cây khoai (nhất là những củ đã bị bọ gây hại) đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy. Nếu có điều kiện nên cho nước ngâm ruộng vài ngày để tiêu diệt ấu trùng, nhộng nằm trong đất. - Trước khi đưa củ khoai vào cất trữ, bảo quản cần loại bỏ những củ đã bị bọ gây hại để tránh lây lan sang củ khác. Trong thời gian tồn trữ, thỉnh thoảng đảo lại khoai kết hợp loại bỏ những củ mới bị bọ gây hại.
  3. - Không dùng dây khoai ở những ruộng đã bị bọ gây hại làm giống cho ruộng khác. - Từ khi hình thành củ, phải vun cao và kín gốc không để củ bị ló lên khỏi mặt đất, thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai để đất không bị nứt nẻ, bít đường chui xuống củ đẻ trứng của con bọ trưởng thành. - Trước khi trồng, nên ngâm hom giống vào dung dịch có chứa thuốc Diaphos 50EC, hay Vibasu 40ND/50ND (pha theo nồng độ phun xịt) trong vòng 30 phút để diệt sâu, nhộng bên trong hom giống. Từ khi hình thành củ trở đi có thể dùng thuốc Gà nòi 95SP hoặc Vicarp 95BHN hay Padan 95SP phun xịt định kỳ khỏang15 ngày một lần.
  4. - Nếu ruộng khoai thường bị bọ hà gây hại nặng hàng năm, nên điều khiển thời vụ sao cho thời kỳ có củ tránh rơi vào mùa khô, hạn. Sau vài vụ trồng khoai lang nên luân canh một vụ với cây trồng nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2