Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên
lượt xem 4
download
Bài viết Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên trình bày các nội dung chính sau: Tri thức bản địa trong quản lý cộng đồng với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp; Tri thức bản địa trong hoạt động hái lượm với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp; Tri thức bản địa trong canh tác nương rẫy với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên
- TRI THỨC BẢN ĐỊA VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TS. Đinh Thanh Sang Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tri thức bản địa đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống đồng bào Châu Mạ ở Vƣờn quốc gia Cát Tiên. Qua nhiều thế hệ sống phụ thuộc vào rừng, ngƣời dân ở đây đã tích lũy cho mình một kho tàng tri thức phong phú. Trong đó, nổi bật hơn cả là tri thức trong quản lý cộng đồng bản địa, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, các nghề thủ công mỹ nghệ, canh tác lúa nƣớc và sử dụng đất đồi. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng chƣa chú trọng đến việc vận dụng, duy trì và phát triển bền vững hệ thống tri thức bản địa. Địa phƣơng cần vận dụng triệt để nguồn tri thức vô giá này trong quy hoạch, sử dụng đất nhằm góp phần phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, cần sớm xây dựng những làng nghề truyền thống, thiết lập các ―cánh đồng mẫu lớn‖ canh tác những cây trồng có giá trị kinh tế gắn liền với giá trị văn hóa đồng bào Châu Mạ. Từ khóa: đồng bào Châu Mạ, quy hoạch sử dụng đất, tri thức bản địa, Vuờn quốc gia Cát Tiên. 1. MỞ ĐẦU Với diện tích 70.548 ha nằm trên địa bàn Đồng Nai, Bình Phƣớc và Lâm Đồng, Vƣờn quốc gia Cát Tiên bảo vệ một trong những diện tích rừng mƣa nhiệt đới lớn nhất còn lại ở Việt Nam. Đây là vùng đất bảo tồn đƣợc nguồn gen nhiều loài động thực vật quí hiếm, đồng thời lƣu giữ nhiều tập quán quý báu và giàu tính nhân văn của 11 dân tộc anh em chung sống. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cƣ dân nơi đây đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm và tri thức quý báu giúp họ tồn tại và thích nghi với môi trƣờng. Theo Lê Trọng Cúc (2002), ―Tri thức địa phƣơng hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cƣ bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức địa phƣơng đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trƣờng xã hội, đƣợc định hình dƣới nhiều dạng thức khác nhau, đƣợc truyền từ đời nay sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hƣớng đến việc hƣớng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên‖ [3]. Qua rất nhiều thế hệ sống dựa vào rừng, cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa ở Vƣờn quốc gia Cát Tiên đã tạo cho mình tập quán săn bắt, hái lƣợm, canh tác và các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Tuy vậy, nhiều nơi chƣa đánh giá đúng mức và chƣa vận dụng tri thức bản địa vào công tác quản trị địa phƣơng, đặc biệt trong công tác quy hoạch và sử dụng đất. 699
- 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo phƣơng pháp định tính trong nghiên cứu xã hội học và tiếp cận nghiên cứu từ dƣới lên. Áp dụng phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia. Các công cụ chính sử dụng cho nghiên cứu là phỏng vấn nhóm và cá nhân. Phƣơng pháp chọn mẫu có định hƣớng, mẫu đại diện cho cộng đồng nguời Châu Mạ sống ở vùng đệm, vùng lõi và vùng chuyển tiếp của Vƣờn quốc gia Cát Tiên. Chọn 109 nông hộ thuộc 5 cộng đồng nguời Châu Mạ ở 5 thôn thuộc Vƣờn quốc gia Cát Tiên ở Bình Phuớc, Đồng Nai và Lâm Ðồng. Đối tƣợng phỏng vấn là ngƣời lớn tuổi của mỗi gia đình do già làng và trƣởng thôn giới thiệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tri thức bản địa trong quản lý cộng đồng với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp Trong cộng đồng Châu Mạ, già làng là nguời uy tín nhất, đóng vai trò giữ đoàn kết, thống nhất trong bản. Họ là nguời kiểm soát các quy ƣớc nhất định, trong đó có quy uớc về bảo vệ rừng, sử dụng rừng đƣợc thông qua dân bản và bổ sung; việc chấp hành quy ƣớc là sự tự nguyện trên cơ sở truyền thống cộng đồng. Tiếng nói của già làng có vai trò rất quan trọng trong việc vận động đồng bào thực hiện tốt các chính sách của nhà nuớc, trong đó có chính sách bảo tồn đa dạng sinh học. Minh chứng cho điều này là nhờ vào uy tín của già làng, bản K‘Ít trong mẫu nghiên cứu đã đồng thuận di dời nơi ở ra khỏi vùng lõi của Vuờn quốc gia Cát Tiên vào năm 2008. Thực hiện theo dự án quy hoạch này, bà con phải từ bỏ nguồn thu nhập lớn hằng năm từ vuờn điều trong vùng lõi. Vì vậy, địa phuơng và ban quản lý vuờn cần chú ý điểm mạnh này của cộng đồng Châu Mạ mà nhân rộng, vận dụng linh hoat trong quy hoạch, triển khai chính sách đất đai và bảo tồn đa dạng sinh học. 3.2. Tri thức bản địa trong hoạt động hái lƣợm với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp Hoạt động hái lƣợm luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của đồng bào Châu Mạ từ xƣa đến nay nhƣ: kiếm củi, lấy măng, rau rừng, đọt mây, khai thác ƣơi, tre nứa, song mây. Đồng bào Châu Mạ đã đúc kết tri thức phong phú về đặc điểm, phân bố, công dụng và cách thức chế biến các lâm sản ngoài gỗ [2]. Tất cả các hộ đuợc phỏng vấn đều vào rừng lấy củi về sử dụng hàng ngày. Có hai hình thức khai thác là chặt hạ cây rừng và thu luợm cành, nhánh khô. Địa điểm khai thác, thu luợm là nƣơng rẫy và ngay cả vùng lõi của vƣờn quốc gia. Do vậy, cần nghiêm cấm nghiêm ngặt việc chặt hạ cây đang sống để làm củi, khuyến khích ngƣời dân áp dụng mô hình nông lâm kết hợp và tận dụng nguồn cành khô cây lâm nghiệp làm chất đốt. 700
- Rau rừng, măng và đọt mây thuờng xuyên xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào Châu Mạ. Qua nhiều thế hệ, họ đã đúc kết và truyền cho nhau khoảng 100 loài thực vật rừng có thể ăn đƣợc, thuờng thì sử dụng lá, trái và ngay cả thân để làm thực phẩm [1]. Đọt mây, lá nhíp trở thành món ăn không thể thiếu đuợc của đồng bào Châu Mạ [1]. Hiện nay, măng trở thành hàng hoá quan trọng đem lại thu nhập cao cho nguời dân địa phuơng. Nếu tình trạng khai thác các loài thực vật ăn đuợc trên tiếp diễn nhƣ vậy sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy, mỗi ngƣời khai thác phải tự giác trồng thêm mây vào mùa mƣa, trồng rau ở vƣờn hộ tạo nguồn thực phẩm cũng nhƣ tăng thu nhập cho gia đình. Hạt ƣơi là một lâm sản ngoài gỗ mang lại thu nhập quan trọng cho đồng bào Châu Mạ. Theo kinh nghiệm, đồng bào thu hái ƣơi trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và định kì 3-4 năm khai thác một lần [2]. Trƣớc đây, khai thác ƣơi chủ yếu bằng cách hái trái, nhƣng nay do áp lực tăng dân số ngƣời ta chặt cây để thu hoạch. Thực trạng này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến công tác bảo tồn loài cây này. Phải cấm chặt hạ cây và cành mỗi khi khai thác, đồng thời ngƣời khai thác phải có trách nhiệm trồng mới vài cây trong một mùa khai thác. Tre nứa là vật liệu rất quan trọng trong đời sống đồng bào Châu Mạ. Trên 90% hộ dân đuợc nghiên cứu tham gia khai thác và họat động này diễn ra quanh năm. Nhà sàn của đồng bào Châu Mạ chủ yếu làm từ lồ ô và mum nhờ vào tính bền, dẻo của chúng. Hơn thế nữa, hai loài trên và nhiều loài khác đƣợc dùng nhiều để xây dựng chuồng trại, hàng rào, đồ gia dụng, công cụ sản xuất, chất đốt, khung dệt thổ cẩm, cần câu cá, cần uống rƣợu cần, ống điếu, ống sáo, ống tiêu, khèn bầu, đặc biệt là cơm lam. Cơm lam là nét truyền thống đặc sắc của đồng bào nơi đây, thuờng hiện diện xuất hiện trong các dịp lễ hội. Với tình trạng khai thác quá mức nhƣ hiện nay sẽ làm cạn kiệt rừng tre và ảnh hƣởng đến bảo tồn sinh cảnh và đa dạng sinh học. Song mây quen thuộc đến mức đồng bào Châu Mạ có thể nhận biết các loài mây khác nhau, đặc điểm phân bố, độ thành thục và công dụng của từng loài. Theo kinh nghiệm của họ thì những nơi cao ráo, rừng có độ che phủ cao là nơi thích hợp cho các loài mây, nhƣng chiếm ƣu thế là song bột, song xanh, mây đỏ và mây tu [2]. Họ nhận ra những loại mây có đọt ăn đƣợc nhƣ mây đọt đắng, song bột, mây cát, mây rả. Hơn thế nữa, họ nhận ra tuổi thành thục của mây để khai thác là nhìn cây mây chỉ còn lá ở đọt, thân rụng lá và có màu đỏ nâu, vàng, trắng hoặc xanh. Các loại thƣờng đƣợc làm gùi là song bột, mây chỉ, mây tu, mây cát, mây đọt đắng, mây ruột gà, mây rả. Ngày nay, đồng bào ở đây khai thác các loại mây này để bán cho các doanh nghiệp chế biến hàng thủ công mỹ nghệ. Do vậy, nguồn mây tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên ngày càng cạn kiệt. Nghiên cứu cho thấy, đồng bào Châu Mạ sống dựa vào rừng và không thể thiếu rừng. 98% những lâm sản ngoài gỗ gần gũi với đời sống đồng bào Châu Mạ ở trên chủ yếu đuợc khai thác từ rừng tự nhiên, ảnh huởng rất lớn đến công tác bảo tồn. Đáp ứng nhu cầu này, nhà nuớc đã có các chính sách thích hợp để nâng cao đời sống kinh tế - 701
- xã hội - văn hóa của nguời dân thông qua Nghị định 01 bằng cách khoán đất rừng và rừng cho hộ gia đình, Nghị định 02 có nội dung là giao đất rừng và rừng. Các địa phuơng trong nghiên cứu này đã thực hiện chính sách giao, khoán nhƣng lại chƣa chú trọng và vận dụng tri thức bản địa vào công tác quản trị. Chỉ đơn thuần là giao, khoán, nhƣng không quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ đất rừng và rừng. Mặt khác, còn nhiều bất cập làm giảm hiệu quả việc vận dụng chính sách nhƣ rừng đuợc giao bị chặt phá, xa nơi ở, mức khoán bảo vệ thấp. Các địa phuơng cần sớm đƣa ra các quy hoạch và công tác khuyến lâm nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế gắn với đời sống văn hóa truyền thống của nguời Châu Mạ. Địa phuơng cần gấp rút thuần hóa, quy hoạch, định huớng trồng các loài cây lá nhíp, mây đọt đắng, uơi, tre lồ ô, mum trên đất đuợc giao cho hộ gia đình hay đất quy hoạch vùng trồng cây đặc sản tạo thế mạnh cho vùng. 3.3. Tri thức bản địa trong canh tác nƣơng rẫy với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp Với truyền thống du canh du cƣ, nguồn lƣơng thực chủ yếu truớc đây của đồng bào Châu Mạ nhờ vào rừng và canh tác nuơng rẫy. Kinh nghiệm chọn đất rẫy của đồng bào là khu vực rừng già có nhiều cây tạp, ƣu tiên gần nguồn nuớc, tránh nơi có cây họ dầu và tre nứa vì đất ở đó xấu [2]. Họ có kinh nghiệm trong canh tác xen canh và luân canh. Nhờ chƣơng trình tái định canh định cƣ năm 1982, tình trạng du canh cƣ giảm hẳn và hiện nay không còn nữa. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích canh tác (96% là đất đồi trồng cây điều) và cƣ trú của thôn 4 Phuớc Cát, Lâm Đồng nằm trọn giữa vùng lõi Vuờn quốc gia Cát Tiên. Địa phuơng và ban quản lý vuờn quốc gia cần sớm tiến hành việc di dời thôn này ra khỏi vùng lõi, tái định cƣ họ tại vùng lân cận có sinh cảnh là rừng và canh tác nuơng rẫy. Quy hoạch vùng chuyên canh cây điều, có thể xen canh cây nông nghiệp ngắn ngày. Đồng thời cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật, giống có năng suất cao thông qua các trạm khuyến nông, đào tạo nghề phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả canh tác, bảo tồn đa dạng sinh học. 3.4. Tập quán canh tác lúa nƣớc với quy hoạch, sử dụng đất Địa bàn cƣ trú đồng bào Châu Mạ Vƣờn quốc gia Cát Tiên dọc theo lƣu vực sông Đồng Nai, họ có tập quán lâu đời trong canh tác lúa nƣớc. Mỗi nông hộ có một hoặc vài mảnh ruộng với diện tích khoảng. Diện tích thừa kế cho đời sau nhỏ hơn do phải phân chia cho các con. Đầu vụ, nƣớc đƣợc dẫn vào ruộng để làm mềm đất, sau đó cuốc và san bằng mặt ruộng, làm phẳng đất bằng tấm ván dài khoảng 2m có hai ngƣời kéo và một ngƣời đi sau điều khiển tấm ván lên cao hay xuống thấp theo mặt ruộng [2], hiện nay thì chỉ một ngƣời dùng trâu hoặc bò để làm công việc này. Tiếp theo tiến hành tháo nuớc và phơi đất khoảng hai tuần. Sau đó tiến hành gieo lúa theo phƣơng thức: một ngƣời đi trƣớc cầm hai cọc nhọn có bịt sắt thọt lỗ, hai ngƣời đi sau gieo lúa [2]. 702
- Thực tế sản xuất nông nghiệp của bà con Châu Mạ nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật canh tác thấp, thiếu cơ giới hóa, thiếu vốn. Địa phuơng cần mạnh dạn có cơ chế khuyến khích bà con liên kết, hợp tác, góp vốn, tích tụ ruộng đất để tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, địa phuơng cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nhƣng hộ áp dụng mô hình này. Địa phuơng cần sớm nhân rộng mô hình đã có ở Lâm Đồng, triển khai thực hiện nhiều chính sách, hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất theo hƣớng canh tác tập trung, cụ thể là thu hút doanh nghiệp đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất [4]. Truớc tiên, trạm khuyến nông ở các địa phƣơng nên tổ chức hội thảo, hƣớng dẫn đồng bào cải tiến kỹ thuật sản xuất, đầu tƣ vật tƣ hiệu quả; giới thiệu hay hỗ trợ bà con giống lúa mới có năng suất và chất luợng cao; cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi. 3.5. Tri thức bản địa trong săn bắt và quy hoạch chăn nuôi, bảo tồn đa dạng sinh học Đồng bào Châu Mạ có kiến thức rất phong phú trong họat động săn bắn. Truớc đây họ dung chủ yếu dùng cung tên để săn bắn. Ngày nay họ dùng bẫy để bắt thú, với các loại bẫy nhƣ bẫy tròng chân, bẫy thòng lọng cổ, bẫy kẹp. Họ hiểu rõ tập tính của từng loài động vật nhƣ nơi uống nƣớc, nơi kiếm ăn, nơi ngủ và mùa sinh sản của chúng [2]. Nhƣng do số lƣợng thú ngày càng cạn kiệt và sự bảo vệ nghiêm ngặt của kiểm lâm cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng nên việc săn bắt động vật rừng diễn ra ít hơn truớc. Thay vì đi săn thú thì đa số ngƣời dân đi bắt và tát cá ở các khe, suối, đồng ruộng gần nơi họ sinh sống, trong rừng tự nhiên để cho gia đình sử dụng hàng ngày, đồng thời phơi khô để ăn dần [2]. Để giảm bớt họat động săn bắt, ngoài công tác bảo tồn, chúng ta cần quy hoạch, xây dựng các trang trại nhằm thuần hóa, phát triển chăn nuôi một số loài phổ biến nhƣ heo rừng, nhím. Khuyến khích nông hộ nuôi trồng một số loài cá nuớc ngọt nhƣ cá lóc, cá trê nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện bữa ăn gia đình, đồng thời đảm bảo đƣợc mục tiêu bảo tồn động vật hoang dã. Hơn nữa, Vƣờn quốc gia Cát Tiên cần có cơ chế ƣu tiên tuyển dụng những đồng bào có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về sinh vật hoang dã vào làm ở trung tâm cứu hộ động vật, trung tâm du lịch sinh thái. Ngoài ra, đồng bào Châu Mạ có truyền thống nuôi trâu bò thả rừng, đây là hình thức không đuợc khuyến khích vì sẽ lây bệnh cho thú hoang và phá vỡ hệ gen trong khu bảo tồn. 3.6. Tri thức bản địa về nghề thủ công mỹ nghệ với quy hoạch vùng nguyên liệu Dệt thổ cẩm, đan lát là nghề truyền thống của ngƣời Châu Mạ. Truớc kia, nguyên liệu dệt thổ cẩm lấy từ bông vải do họ trồng, còn chất nhuộm thì lấy từ thân, lá, vỏ của các loại cây rừng. Những sản phẩm họ làm ra nhƣ gùi, áo, váy, khăn, mền chủ yếu cho gia đình sử dụng và làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Ngày nay, trang phục của họ cũng giống nhƣ ngƣời Kinh, chỉ màu phục vụ cho dệt thổ cẩm phải mua từ Đà 703
- Lạt do đó nghề dệt thổ cẩm bị mai một [2]. Các sản phẩm đan lát nhƣ gùi, giát giuờng, rổ, rá, lồng gà đuợc làm từ mây, tre, nứa lấy từ rừng tự nhiên. Nghề dệt thổ cẩm, đan lát của đồng bào Châu Mạ hiện nay chỉ mang tính nhỏ lẻ, không có tính chuyên môn hóa. Địa phuơng cần sớm quy hoạch làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát cùng với quy hoạch, xây dựng rừng trồng nguyên liệu nhằm chủ động đuợc đầu vào, giảm sức ép lên rừng tự nhiên. Kết hợp với phát triển du lịch sinh thái ở Vƣờn quốc gia Cát Tiên, các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát sẽ có tiềm năng tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa. Để làm đuợc điều này, cần có một đề án quy hoạch tích hợp, liên ngành. Thúc đẩy việc xây dựng làng nghề truyền thống và xây dựng thuơng hiệu dệt thổ cẩm, đan lát Châu Mạ sẽ tận dụng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho nguời dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này mang lại một hiệu quả rất lớn trong việc giảm nạn phá rừng. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Cộng đồng Châu Mạ sống ở vƣờn Quốc Gia Cát Tiên qua nhiều thế hệ đã tạo cho mình truyền thống quản lý cộng đồng bản địa, tập quán canh tác, săn bắt, hái lƣợm và nghề thủ công mỹ nghệ. Tuy vậy, qua thời gian, thay đổi không gian và xu huớng phát triển của kinh tế - xã hội, nhiều nội dung tri thức đã và đang bị xói mòn, mai một. Một số nội dung không còn phù hợp với yêu cầu mới của quy hoạch phát triển quỹ đất cũng nhƣ chính sách bảo tồn đa dạng sinh học. Địa phuơng và ban quản lý Vƣờn quốc gia Cát Tiên cần có nhiều nghiên cứu, cải tiến, vận dụng linh họat và tận dụng triệt để các điểm mạnh của tri thức bản địa đồng bào Châu Mạ nhằm đem lại hiệu quả trong công tác báo tồn đa dạng sinh học bền vững của hệ sinh thái và nâng cao chất luợng đời sống nguời dân. Điều đó đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mặt tích cực của kiến thức bản địa với các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, khuyến khích sự tham gia của những cá nhân trong cộng đồng có nhiều kinh nghiệm, uy tín vào trong công tác quy hoạch, sử dụng đất ở địa phuơng. Huớng tới việc sớm xây dựng những làng nghề truyền thống, thiết lập các ―cánh đồng mẫu lớn‖ trồng những loài cây bản địa mang đậm nét giá trị văn hóa đồng bào Châu Mạ và có giá trị kinh tế cao, phát huy thế mạnh địa phuơng và tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa cho vùng Đông Nam Bộ. Cần nghiên cứu sâu hơn kiến thức bản địa của đồng bào Châu Mạ trong việc sử dụng tài nguyên rừng và đời sống sản xuất. Cần phải dựa vào những giá trị truyền thống và phát huy thế mạnh, đồng thời điều chỉnh những bất hợp lý. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn đƣợc bản sắc văn hoá ngƣời Châu Mạ, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đƣợc đời sống kinh tế của cộng đồng. Thấy đƣợc tầm quan trọng của tri thức bản địa nhƣ vậy, khi quy hoạch, thực hiện chính sách về đất đai ở địa phuơng nói chung, Vƣờn quốc gia Cát Tiên nói riêng chúng ta cần chú trọng đến nguồn lực xã hội này. 704
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dinh Thanh Sang, Kazuo Ogata, Nobuya Mizoue (2012), Use of edible forest plants among indigenous ethnic minorities in Cat Tien Biosphere Reserve, Vietnam, Tạp chí khoa học Asian Journal of Biodiversity số 3. [2] Đinh Thanh Sang, Đinh Quang Diệp (2007), Kiến thức bản địa về sử dụng tài nguyên rừng của đồng bảo Châu Mạ Vƣờn quốc gia Cát Tiên, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. [3] Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. [4] Phạm Việt Dũng (2017), Tích tụ, tập trung ruộng đất - từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Cộng sản. 705
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại cương Trắc địa
216 p | 2804 | 947
-
TRẮC ĐỊA - Phần 4: Trắc địa trong xây dựng công trình (Chương 8)
24 p | 1623 | 545
-
Trắc địa công trình_phần 4
24 p | 1148 | 444
-
Giáo trình trắc địa : trắc địa trong xây dựng công trình part 1
5 p | 471 | 157
-
Bài Giảng Môn Trắc Đạc - Chương 10
10 p | 186 | 35
-
Cẩm nang Phân tích tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
60 p | 40 | 5
-
Tri thức địa phương về di sản địa chất - một số nghiên cứu bước đầu ở khu vực công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
8 p | 28 | 5
-
Vai trò của tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu
6 p | 66 | 5
-
Chủ động tìm kiếm nguồn lực bản địa
3 p | 86 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn xác định và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
36 p | 15 | 5
-
Tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
8 p | 62 | 4
-
Đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
9 p | 22 | 3
-
Phương pháp tìm kiếm các trị đo thô trong quá trình bình sai mạng lưới trắc địa mặt bằng có dạng đường chuyền
11 p | 34 | 3
-
Đúc kết kinh nghiệm và tri thức bản địa của cộng đồng người dân miền Trung Việt Nam trong việc phòng, tránh một số loại hình thiên tai
6 p | 60 | 2
-
Cây ráy (alocasia odora k. koch), kinh nghiệm sử dụng, chế biến và các đặc điểm phân biệt với các loài khác
5 p | 65 | 2
-
Tri thức bản địa và các mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Bình - Trị - Thiên
10 p | 24 | 2
-
Giải pháp hiệu chỉnh tọa độ và độ cao điểm chi tiết trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn thành lập từ công nghệ kết hợp GNSSCORS và toàn đạc điện tử
8 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn