intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai giải pháp E-learning ở Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Van Khoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã ứng dụng công nghệ thông tin sớm nhất và nhiều nhất, có khả năng tương tác cao với người sử dụng. Chính những lợi điểm này đã được khai thác để tạo ra hình thức đào tạo mới

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai giải pháp E-learning ở Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Triển khai giải pháp E-learning ở Ngân hàng thương mại Việt Nam Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã ứng dụng công nghệ thông tin sớm nhất và nhiều nhất, có khả năng tương tác cao với người sử dụng. Chính những lợi điểm này đã được khai thác để tạo ra hình thức đào tạo mới – giải pháp đào tạo e-learning (đào tạo trực tuyến). E- learning được phát triển từ những năm 1995 khi Internet trở nên phổ biến tại Mỹ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, e-learning mới được phát triển và áp dụng rộng rãi như một hình thức đào tạo chính quy so với hình thức đào tạo tại lớp học. Hiểu rõ tầm quan trọng của e-learning đối với hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một NHTM cổ phần Việt Nam đã triển khai hình thức đào tạo này từ năm 2006, cho phép học viên truy cập thông qua mạng Lan, Wan hoặc Internet. Sau đó một vài NHTM khác cũng đã tiến hành e-learning. Rõ ràng là hình thức đào tạo trực tuyến này đã và đang mang lại nhiều tiện ích, cũng như tiết kiệm chi phí về tài chính, về giáo trình, văn phòng phẩm và đặc biệt là thời gian cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp. Hình thức đào tạo với nhiều ưu điểm Giống như bất kỳ một trang web học từ xa, giao diện của e-learing của NHTM cũng được trang bị với những công cụ cần thiết để người học trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kiến thức với giảng viên và những thành viên khác trong lớp học. Với một lớp học truyền thống, học viên vào lớp, mở sách và nghe giảng, giảng viên có thể yêu cầu học viên về nghiên cứu thêm một số chủ đề để hiểu rõ hơn bài học. Song với trường đào tạo trực tuyến, tính uyển chuyển sẽ cao hơn về mặt thời gian và không gian khiến cho học viên phải động não, tự nghiên cứu mà hầu như không cần lời nhắc nhở nào từ phía giảng viên. Tính tự lập của học viên được đề cao như một điều kiện tất yếu để hoàn thành tốt khóa học e-learning. Giảng viên chỉ hỗ trợ qua các công cụ như: diễn đàn, trao đổi trực tuyến, email,… Thông qua e-learning, các NHTM đã đưa những bài giảng với các nội dung mới mẻ không giống như các bài giảng của lớp học truyền thống, mà ở đó giảng viên phải soạn một bài giảng rất chi tiết, mọi vấn đề cần truyền tải đều được đề cập trong bài giảng. Do đó, nếu học viên chỉ thấy những Slides của Powerpoint trong lớp học truyền thống với các tiêu đề ngắn, thì với đào tạo trực tuyến hiện nay
  2. những tiêu đề này được giảng giải và đi kèm với ví dụ cụ thể. Do không có giảng viên, học viên được tự do suy nghĩ, suy luận các vấn đề trong bài giảng. Học viên có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình cho các học viên khác và cả giảng viên. Đây là tiện ích nổi bật tạo ra môi trường tự do ý kiến giúp nhau tiến bộ hơn. Ngoài ra, thiết kế của e-learning cũng chú trọng vào việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của các học viên trong cùng khóa học. Họ có thể chia sẻ kiến thức bất cứ lúc nào tiện lợi, dù ở văn phòng hay tại hội nghị vẫn có thể trao đổi hàng ngày thông qua hệ thống “chat” nội bộ và các phòng chát trực tuyến. Giải pháp các NHTM lựa chọn ứng dụng Một bước quan trọng mà các NHTM khi triển khai e-learning đều thực hiện trước khi lựa chọn giải pháp là việc xác định được nhu cầu của tất cả đối tượng tham gia quá trình học tập, từ học viên, giảng viên cho đến các chuyên viên quản lý đào tạo, chuyên viên xây dựng chương trình. Dựa vào những nhu cầu này và tùy theo khả năng tài chính, mô hình kinh doanh của từng ngân hàng mà họ sẽ có những lựa chọn giải pháp hợp lý cho mình. Mô hình cấu trúc điển hình cho hệ thống e-learning sử dụng tại một số NHTM bao gồm các thành phần sau: • Giảng viên (A): Giảng viên các mảng nghiệp vụ, giáo viên thỉnh giảng chịu trách nhiệm cung cấp nội dung của khóa học cho Phòng xây dựng nội dung (C) dựa trên những kết quả học tập dự kiến nhận từ Phòng quản lý đào tạo (D). Ngoài ra họ sẽ tham gia tương tác với học viên (B) qua hệ thống quản lý học tập LMS (2). • Học viên (B): Học viên và các đối tượng có nhu cầu học tập. Họ sẽ sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên (qua hệ thống LMS – 2), sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập (3). Hiện nay, nhiều NHTM đang lựa chọn giải pháp e-learning đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất về công nghệ đào tạo trực tuyến. Giải pháp này giải quyết bài toán tổng thể
  3. phù hợp cho mô hình một trường đại học hiện đại, quy mô toàn cầu hoặc một trung tâm đào tạo của một ngân hàng. Với e-learning chuẩn, học viên được trải nghiệm môi trường học tập như đang học trên lớp, sự kết hợp giữa Video và Slide show đã tạo nên hiệu quả cao trong việc tiếp thu bài học; sử dụng giao diện học tập thân thiện, chuyên nghiệp; hệ thống hỗ trợ chức năng học thử, thi thử, hỗ trợ các chức năng cần thiết phục vụ cho học tập như tải nội dung bài giảng, chia sẻ tài liệu, các bài nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến khóa học; được thi và nhận chứng chỉ kết quả học tập trực tuyến với hệ thống tạo đề thi hoàn toàn ngẫu nhiên (random) đảm bảo quản lý chặt chất lượng đề thi. Bên cạnh đó, e-learning cho phép khảo sát, đánh giá chất lượng khóa học, học viên giảng ngay trong màn hình học tập, học viên có thể chia sẻ cho bạn bè, đồng nghiệp về khóa học, hoặc các tài liệu học tập thông qua các tính năng của hệ thống; quản lý thành viên, học viên đầy đủ, kịp thời;… Tuy có khác nhau về nền tảng ứng dụng, các phiên bản đã và đang được nâng cấp, nhưng các phần mềm e-learning mà các NHTM đang sử dụng đều vẫn có chung một số phân hệ chức năng, chẳng hạn : 1. Phân hệ quản lý truy cập Phân hệ cho phép quản lý việc truy nhập thông qua cơ chế đăng nhập, đăng xuất và cá nhân hóa nội dung thông tin, ứng dụng theo nhu cầu của người sử dụng, trong phạm vi quyền hạn cho phép, nhằm tạo môi trường thuận tiện và linh hoạt cho việc khai thác và tương tác thông tin của người sử dụng. 2. Phân hệ tích hợp và trao đổi thông tin 2.1. Tích hợp dữ liệu: Đọc và hiển thị dữ liệu có trong các cơ sở dữ liệu (database – CSDL) thuộc nhiều ứng dụng, trên nhiều hệ CSDL và hệ điều hành khác nhau. Cho phép khai báo nguồn dữ liệu và lưu trữ các khai báo này. Dữ liệu truy vấn từ Database được định nghĩa động bằng câu truy vấn trên từng nguồn dữ liệu theo cấu trúc SQL chuẩn, định nghĩa các tham số truyền vào thực thi câu truy vấn về kiểu, tiêu đề hiển thị, tùy chọn: do người dùng tự nhập hay có hỗ trợ tự động từ phía hệ thống cho việc chọn giá trị cho các tham số. 2.2. Tích hợp ứng dụng/dịch vụ: Gồm các ứng dụng được xây dựng trên môi trường web (web-based), quản lý hồ sơ văn bản và các ứng dụng trực tuyến. 3. Phân hệ quản trị hệ thống: Khối chức năng quản trị hệ thống bao gồm tập các công cụ cho phép người quản trị duy trì hoạt động và quản lý hệ thống. Hệ thống quản trị bao gồm các công cụ sau: • Quản lý người dùng: Cung cấp công cụ để theo dõi danh sách các tài khoản
  4. người dùng của hệ thống, cho phép thay đổi thông tin của các tài khoản này như tên tài khoản, mật khẩu,… hoặc cũng có thể loại bỏ tài khoản khỏi hệ thống. • Quản lý nhóm: Giúp tổ chức, phân loại người dùng và phân loại các kênh thông tin, ứng dụng. Đối với việc phân loại người dùng thành các nhóm kết hợp với việc thiếp lập các quyền khác nhau cho các nhóm khác nhau, người quản trị hệ thống có thể tự định nghĩa các vai trò (role) cho hệ thống. Công cụ quản lý nhóm có các chức năng chính liên quan đến quản lý nhóm kênh và quản lý nhóm người dùng. • Quản trị kênh: Cung cấp công cụ xuất bản kênh – tạo thêm nguồn nội dung, dịch vụ cho hệ thống và là công cụ để quản lý danh sách các kênh đã xuất bản. Ngoài ra nó còn cho phép thiết lập quyền sử dụng kênh, phân loại kênh, sửa đổi các thông số của kênh,v.v. Nếu như phương thức đào tạo truyền thống khá tốn kém về chi phí, thời gian, còn nghèo nàn về nội dung đào tạo… thì e-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kỹ năng đến những người học ở bất kì nơi nào trên thế giới, tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo phong phú, online và các buổi thảo luận trực tuyến, e-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. Ở thời điểm hiện tại, khi các NHTM đang chuyển mình với các mục tiêu ngày càng cao, công tác đào tạo cũng được đa dạng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của mình. Vì thế, e-learning được nhiều NHTM lựa chọn như là một xu thế tất yếu./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2