intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển vọng ứng dụng công nghệ tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam: Bài học từ các nước phát triển trên thế giới

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Triển vọng ứng dụng công nghệ tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam: Bài học từ các nước phát triển trên thế giới" tập trung vào việc đánh giá triển vọng của công nghệ tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam bằng việc học hỏi từ các nước phát triển trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu bằng cách nào các công nghệ tài chính có thể được áp dụng để cải thiện thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua phân tích các chiến lược và ứng dụng đã được thành công ở các quốc gia phát triển và áp dụng những bài học từ những kinh nghiệm này vào bối cảnh Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển vọng ứng dụng công nghệ tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam: Bài học từ các nước phát triển trên thế giới

  1. TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: BÀI HỌC TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI ThS. Trần Minh Thái1 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá triển vọng của công nghệ tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam bằng việc học hỏi từ các nước phát triển trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu bằng cách nào các công nghệ tài chính có thể được áp dụng để cải thiện thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua phân tích các chiến lược và ứng dụng đã được thành công ở các quốc gia phát triển và áp dụng những bài học từ những kinh nghiệm này vào bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này nhấn mạnh sức mạnh của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, blockchain, và dịch vụ tài chính di động trong việc tối ưu hóa hoạt động của thị trường chứng khoán và tạo ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Fintech, TTCK, Blockchain, trí tuệ nhân tạo, dịch vụ tài chính di động Abstract: This study focuses on evaluating the prospects of financial techonology for the Vietnam stock market by learning from developed countries in the world during the current period. This study aims to understand how Fintech can be applied to improve the Vietnam stock market via analyzing Fintech strategies and applications that have been successful in developed countries, and to apply lessons from these experiences to the Vietnamese context. This study highlights the power of technologies such as artificial intelligence, blockchain, and mobile financial services in optimizing stock market operations and creating new opportunities for investors and Vietnamese companies. Keywords: Fintech, Stock market, AI, blockchain, mobile financial services 1. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi sâu sắc đối với nền kinh tế và xã hội toàn cầu. Xu hướng số hóa, tự động hóa và ứng dụng công nghệ mới đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành tài chính. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT)... đã tạo nên những thay đổi căn bản trong cách thức vận hành, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính. Các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số cũng nở rộ, tạo ra các ứng dụng, sản phẩm dịch vụ tài chính đổi mới cho người tiêu dùng. Điển hình có thể kể đến thanh toán di động qua ví điện tử, cho vay tiêu dùng P2P lending, tài chính cá nhân (personal finance), quản lý tài sản số (robo-advisor), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), bảo hiểm số (insurtech)... Tại Việt Nam, cùng với xu hướng chung của thế giới, công nghệ tài chính cũng đang phát triển nhanh chóng. Nhiều ngân hàng, công ty tài chính đã chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các công ty công nghệ, fintech cũng ra đời ngày càng nhiều. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2021, Việt Nam có khoảng 151 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Con số này dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, ứng dụng công nghệ tài chính cũng tiềm ẩn những thách thức và rủi ro nhất định đối với thị trường tài chính và nền kinh tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an 1 Trường Bồi dưỡng Cán bộ, Bộ Tài Chính.
  2. 902 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM ninh mạng, an toàn dữ liệu, khả năng quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước. Do đó, cần có sự nghiên cứu và hoạch định chiến lược thận trọng, phù hợp với điều kiện Việt Nam để vừa nắm bắt xu thế công nghệ, vừa hạn chế rủi ro, góp phần phát triển kinh tế xã hội. 2. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 2.1. Khái niệm về công nghệ tài chính (Financial Technology-Fintech) Công nghệ tài chính (Fintech) là sự tích hợp giữa công nghệ và dịch vụ tài chính, giúp giảm bớt các giao dịch thủ công. Fintech đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán (Azim, 2019). Các công ty Fintech cung cấp phần mềm, công nghệ giúp cá nhân và doanh nghiệp thực hiện chuyển tiền, đầu tư. Fintech tạo ra những thay đổi lớn cho chứng khoán, dân chủ hóa và đơn giản hóa hoạt động đầu tư. Đặc trưng của Fintech là cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ thông qua các ứng dụng di động. Vì vậy xu hướng hợp tác giữa công ty Fintech và tổ chức tài chính là cần thiết để cung cấp dịch vụ thông minh, hiệu quả với chi phí thấp. So với thị trường tài chính truyền thống, đối tượng của Fintech bao gồm các tổ chức tài chính, doanh nghiệp Fintech và khách hàng, tác động qua lại lẫn nhau. Fintech cung cấp nhiều dịch vụ tài chính mới như gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng, tư vấn tài chính cá nhân... Điều này cho thấy Fintech đang tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực hoạt động, cơ cấu thị trường và chiến lược của ngành tài chính. 2.2. Ứng dụng của công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán Hai trong số những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán trên thế giới trong thời gian qua là Fintech và WealthTech. Fintech là sự kết hợp của tài chính và công nghệ, trong đó tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng và các khách hàng doanh nghiệp. Trong khi WealthTech lại cung cấp một giải pháp thay thế cho các công ty quản lý tài sản truyền thống bằng việc tự động hóa các dịch vụ đầu tư, quản lý tài sản cho người dùng. Điểm chung của Fintech và WealthTech là đều tập trung vào việc cung cấp giải pháp dựa trên công nghệ để quản lý tiền và tài sản tài chính. Hai trong số những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán trên thế giới trong thời gian qua là Fintech và WealthTech (Setiawan & Naulisa, 2020). Fintech là sự kết hợp của tài chính và công nghệ, trong đó tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng và các khách hàng doanh nghiệp. Trong khi WealthTech lại cung cấp một giải pháp thay thế cho các công ty quản lý tài sản truyền thống bằng việc tự động hóa các dịch vụ đầu tư, quản lý tài sản cho người dùng. Điểm chung của Fintech và WealthTech là đều tập trung vào việc cung cấp giải pháp dựa trên công nghệ để quản lý tiền và tài sản tài chính. Fintech trong lĩnh vực chứng khoán Fintech, sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, đã thay đổi cách người dùng sử dụng, chi tiêu và nhận tiền (Vučinić, 2020). Trong lĩnh vực chứng khoán, Fintech đã ứng dụng trong nhiều khía cạnh, bao gồm cung cấp dữ liệu và phân tích thông tin thị trường, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, và cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Trước đây, thông tin thị trường thường chỉ dành cho những người sử dụng dịch vụ môi giới hoặc cổ đông doanh nghiệp, và có chi phí đi kèm. Nhưng hiện nay, nhờ vào Fintech, dữ liệu thị trường trở nên dễ dàng truy cập và miễn phí. Điều này giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt thông tin và quản lý danh mục đầu tư của họ một cách chủ động. Hơn nữa, tính toán dựa trên dữ liệu lớn giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư trên thị trường chứng khoán.
  3. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 903 Công nghệ Fintech cũng đơn giản hóa các thủ tục đầu tư và cho phép nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trên điện thoại di động mọi lúc mọi nơi. Nó cũng cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh chóng, giúp nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chứng khoán một cách thuận tiện và tiết kiệm chi phí. WealthTech trong lĩnh vực chứng khoán WealthTech là lĩnh vực cung cấp giải pháp số để quản lý tài sản và đầu tư cá nhân chuyên nghiệp (Vučinić, 2020), sử dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Nó giúp nhà đầu tư tiếp cận tư vấn chuyên nghiệp với chi phí thấp hơn so với các cố vấn truyền thống. WealthTech cung cấp các sản phẩm như cố vấn tài chính (Robo Advisor), môi giới số (Digital broker) và quản lý danh mục đầu tư. Cố vấn tài chính tự động (Robo Advisor) sử dụng thuật toán để đầu tư, có chi phí thấp và quyền truy cập 24/24. Tuy nhiên, họ cung cấp ít dịch vụ tài chính hơn so với cố vấn truyền thống. Môi giới số (Digital broker) cho phép mua bán tài sản tài chính dễ dàng thông qua nền tảng giao dịch số. Cuối cùng, WealthTech cung cấp các công cụ quản lý danh mục đầu tư và hỗ trợ quản lý ngân sách cá nhân. 3. CÁC XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI 3.1. Một số ứng dụng Fintech vào TTCK Hiện nay, trong lĩnh vực chứng khoán, xu hướng chính là sự hợp tác giữa các nhà môi giới chứng khoán truyền thống và các công ty Fintech. Thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào môi giới truyền thống, các nhà môi giới trực tuyến đang trở nên mạnh mẽ hơn trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Các công ty này thường áp dụng mô hình đầu tư Fintech với các thuật toán giao dịch tự động, nhằm tìm kiếm mức giá tốt hơn so với giá thị trường hiện tại của bất kỳ cổ phiếu nào, thay vì chỉ tuân theo lệnh mua bán truyền thống. Bảng 1. Nhóm công ty môi giới Fintech có chất lượng dịch vụ tốt nhất Nền tảng STT Công ty Phí giao dịch Đặc điểm giao dịch Interactive Broker Hong Kong IBKR 0% - IBKR Truy cập các Sàn giao dịch toàn cầu, giao dịch nhiều loại tiền tệ. 1 Limited 1% - IBKR Pro 2 Fidelity International Usage Fidelity 0% Thuật toán giao dịch giúp tìm ra giá chào bán tốt nhất, tự động Agreement đầu tưtiền nhàn rỗi của nhà đầu tư vào thị trường tiền tệ. Không giao dịch hàng hóa và hợp đồng tương lai. 3 TD TD 0,0012 Truy cập trực tiếp từ cácnền tảng mạng xã hội, tập Ameritrade USD/cổ Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo thông tin được công bố trên tạp chí tài chính và đầu tư Barron của Hoa Kỳ, Interactive Brokers đứng ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán trực tuyến (Vučinić, 2020). Interactive Brokers, thường được gọi là IBKR, cung cấp dịch vụ giao dịch cho nhiều loại chứng khoán bao gồm cổ phiếu, quyền chọn và hợp đồng tương lai. Người dùng IBKR có thể truy cập đến
  4. 904 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 135 sàn giao dịch chứng khoán ở 33 quốc gia và đầu tư vào 23 loại tiền tệ khác nhau. Mức phí cơ bản cho dịch vụ là 0 USD, trong khi IBKR Pro, dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, có mức phí là 1% số tiền giao dịch. Interactive Brokers sử dụng công nghệ tài chính (Fintech) để xây dựng một hệ thống giao dịch hàng đầu trong ngành, với hệ thống truyền thông thông tin nhanh giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất. Lợi nhuận của IBKR được tạo ra thông qua việc chia sẻ một tỷ lệ nhỏ trong thu nhập từ các hoạt động khác nhau với người dùng và các bên tham gia giao dịch. Ngoài việc cung cấp nền tảng giao dịch, IBKR còn cung cấp các dịch vụ như quản lý đầu tư tự động, ứng dụng di động, nghiên cứu và đào tạo thông qua các ứng dụng di động và trang web của công ty. TD Ameritrade cũng là một nền tảng giao dịch chứng khoán trực tuyến đặc biệt, cho phép nhà đầu tư truy cập trực tiếp từ các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook. Ameritrade tập trung vào việc đào tạo nhà đầu tư mới, giúp họ hiểu rõ về các kênh đầu tư và các loại tài sản khác nhau. Nền tảng Thinkorswim của Ameritrade cung cấp lượng dữ liệu lớn cho người dùng và đã giành được một thị phần đáng kể tại Trung Quốc khi cung cấp dịch vụ bằng cả tiếng Trung giản thể và phồn thể (Vučinić, 2020). 3.2. Một số ứng dụng WealthTech vào TTCK WealthTech, là lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ và tài chính để cung cấp các giải pháp quản lý tài sản và đầu tư thông minh, đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu trong những năm gần đây. Năm 2021, vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu vào các công ty WealthTech đã tăng đáng kể, đạt mức 8.8 tỷ USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường giải pháp WealthTech toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) 17% trong giai đoạn từ 2023 đến 2033. Dự kiến giá trị của thị trường này sẽ tăng từ 5,42 tỷ USD vào năm 2023 lên đến 26,1 tỷ USD vào năm 2033. Hai khu vực địa lý quan trọng nhất đóng vai trò lớn trong sự phát triển của WealthTech là Bắc Mỹ và châu Âu, do có nhiều nhà cung cấp giải pháp WealthTech hàng đầu cũng như tiến bộ đáng kể trong công nghệ dịch vụ tài chính tại đây. Tuy nhiên, dự kiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành điểm sáng trong tương lai với sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với các giải pháp WealthTech. Đây là khu vực có dân số đông đúc, và các thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu sử dụng các giải pháp WealthTech, đồng thời chứng kiến sự đẩy mạnh của các chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Các công ty cung cấp giải pháp WealthTech lớn trên toàn cầu thường tập trung vào các sản phẩm như Robo- Advisor và môi giới số. Bảng 2. Một số công ty cung cấp giải pháp WealthTech trên toàn cầu STT Công ty Dịch vụ WealthTech 1 Betterment Robo-Advisor 2 Wealthfront Robo-Advisor 3 Robinhood Môi giới miễn phí 4 Stash Phần mềm đầu tư chứng khoán với số vốn nhỏ 5 Personal Capital Nền tảng quản lý đầu tư và lên kế hoạch tài chính cá nhân 6 Acorns Phần mềm đầu tư bao gồm tư vấn tài chính cá nhân 7 Scalable Capital Nhà môi giới với tỷ lệ giao dịch cố định, quản lý tài sản số Nguồn: Tác giả tổng hợp
  5. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 905 Cố vấn robot (Robo-Advisor) Fobers thực hiện xếp hạng các cố vấn Robot dựa trên tiêu chí về tổng tài sản được quản lý (AUM) của các cố vấn tự động này (Bảng 3). Trong số các cố vấn tự động hàng đầu thế giới, vị trí cao nhất là Vanguard Robo-Advisor với tổng giả trị tài sản đang quản lý lên tới 206,6 tỷ USD. Vanguard là một trong những công ty nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, quản lý tài sản và quản trị danh mục đầu tư với AUM của công ty lên tới 8 nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Vangaurd cung cấp 2 cố vấn robot là Vanguard Digital Advisor và Personal Advisor (cố vấn số và cố vấn cá nhân kết hợp với danh mục đầu tư tự động). Các yêu cầu của Vanguard Robo - Advisor đưa ra cũng cao hơn nhiều so với các robot của các công ty khởi nghiệp như Betterment hoặc Wealthforn, mức tài sản tối thiểu khách hàng cần có là 3 - 5 nghìn USD. Bảng 3. Nhóm 5 cố vấn robot có tổng tài sản được quản lý lớn nhất toàn cầu Khách hàng AUM (tỷ Số tiền tối STT Robo Advisor cá nhân Phí quản lý USD) thiểu (USD) (người) 0,15% (AUM) - Digital Advisor 1 VanguardRobo- Advisors 206,6 1.100.000 0,3% (AUM) - Personal Advisor 3.000 -50.000 0.3%/tháng - SchwabIntelligent Portfolio Schwab Intelligent 2 65,8 262.000 1,4%/tháng - Schwab Intelligent Porfolio 5.000 - 25.000 Portfolios Premium 0,25% (AUM) - Betterment Digital 100.000 3 Betterment 26,8 615.000 0,4% (AUM) - Premium (Premium) 4 Wealthfront 21,4 307.000 0,25% (AUM) 500 5 Personal Capital Advisors 16,1 26.000 0,89% (AUM) 100.000 Nguồn: Tác giả tổng hợp Betterment là một trong những cố vấn robot đầu tiên, cung cấp 2 sản phẩm là Betterment Digital và Betterment Premium. Đối với dịch vụ cao cấp (premium) khách hàng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tư vấn bên cạnh các danh mục tự động. Phí quản lý của Betterment tương đối thấp so với các cố vấn robot khác (0,25% AUM của khác hàng) và không yêu cầu khoản đầu tư tối thiểu ban đầu. Bên cạnh Betterment, Wealthfront cũng là một cố vấn robot ra mắt từ sớm. Robot của Wealthfront có khả năng lập kế hoạch tài chính trực tuyến, liên kết các tài khoản tài chính và mục tiêu đầu tư của khách hàng để xem xét các khả năng tiếp cận nguồn tài chính. Wealthfront còn được biết tới là cố vấn robot duy nhất hiện đang cung cấp tài khoản tiết kiệm cho chi phí giáo dục trong tương lai của con cái. Môi giới số (Digital Brokers) Nhà môi giới số còn được biết tới là hoạt động giao dịch chứng khoán tự động thông qua các robot đầu tư. Trí tuệ nhân tạo cùng với máy học đã thực hiện nhiệm vụ ra quyết định đầu tư tự động, loại bỏ các rủi ro bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, đồng thời giảm thiểu thời gian khi con người phải dành nhiều giờ mỗi ngày để theo dõi và giao dịch chứng khoán. Với cơ sở dữ liệu lớn (Big data), các bộ dữ liệu được xử lý và dự báo tương đối chính xác xu thế biến động của chứng khoán. Robot giao dịch được xem là những cỗ máy ra quyết định nhanh, ít sai sót hơn, đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận tốt hơn.
  6. 906 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Trade Ideas được đánh giá là một phần mềm giao dịch chứng khoán ấn tượng với hệ thống theo dõi thời gian thực (real-time) kết nối trực tiếp với các sở giao dịch chứng khoán. Các giao dịch được thiết kế cho mọi cấp độ kinh nghiệm của nhà đầu tư, bao gồm người mới bắt đầu tới các chuyên gia. Bot AI-Holly của Trade Idead đưa ra các tín hiệu mua/bán dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê và cách thức quản lý rủi ro đối với từng chứng khoán. Khác với Trade Ideas, TrendSpider sử dụng phân tích kỹ thuật tự động tiên tiến với thuật toán máy học trên nền tảng TTCK. Thuật toán của TrendSpider sẽ xem xét dữ liệu lịch sử để tìm xu hướng của thị trường. Sau đó thông tin được chuyển cho các nhà giao dịch để họ ra quyết định giao dịch. Nhà đầu tư cũng có thể tùy chỉnh cách giao dịch tự động để phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Bảng 4. Một số robot giao dịch trí thông minh nhân tạo tốt nhất (tháng 8/2023) STT Robot giao dịch Tính năng Thuật toán trí tuệ nhân tạo Đào tạo mô phỏng giao dịch Trade Ideas 1 Tín hiệu mua/bán (BotAI-Holly) Cửa sổ thông tin Tùy chỉnh bố cục Tự động đặt lệnh bằng các tín hiệu gửi tới Nhật ký chi tiết về các tương tác với môi giớibên ngoài, gửi cảnh báo tự động 2 Signal Stack Không cần mã hóa Chuyển đổi tín hiệu thành lệnh trong khoảngthời gian ngắn Kế nối các API để giao dịch trên nhiều sở giaodịch chứng khoán Có sẵn trên các ứng dụng 3 Stock Hero Thực hiện lệnh trong 6 khung thời gian linhhoạt Tín hiệu giao dịch được tổng hợp từ dữ liệucủa các công ty môi giới Nền tảng giao dịch dựa trên đám mây, tăng tốcđộ và giảm độ trễ trong giao dịch Nguồn: Tác giả tổng hợp 4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ TTCK TẠI VIỆT NAM 4.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000 và đã có nhiều đóng góp cho việc huy động vốn cho phát triển kinh tế. Trong những ngày đầu, nhà đầu tư phải viết phiếu lệnh giao dịch trực tiếp tại sàn, sau đó công ty chứng khoán gọi điện cho đại diện nhập lệnh vào hệ thống thủ công. Ngày nay, nhờ sự phát triển công nghệ, nhà đầu tư có thể tự giao dịch chứng khoán ở mọi nơi thông qua phần mềm giao dịch trực tuyến của các công ty chứng khoán. Để thực hiện các mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tập trung vào hiện đại hóa công nghệ thông tin và áp dụng các hệ thống quan trọng để cải thiện quản lý và giám sát thị trường chứng khoán. Các biện pháp chính bao gồm việc xây dựng chính sách quản lý công nghệ thông tin, triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Trong lĩnh vực chính sách, Ủy ban đã hoàn thành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, nhằm thúc đẩy tin học hóa quy trình và nghiệp vụ để tạo ra một thị
  7. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 907 trường chứng khoán công bằng, minh bạch, hiệu quả và hiện đại. Điều này bao gồm việc ban hành các quy định về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán. Ủy ban đã cũng xây dựng và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin quan trọng như hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán, và nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng khác để hỗ trợ quản lý và điều hành thị trường chứng khoán. Hạ tầng kỹ thuật đã được hiện đại hóa để đảm bảo triển khai các hệ thống công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Các máy chủ mới và các thiết bị đảm bảo an toàn bảo mật đã được triển khai để cải thiện quản lý và bảo vệ hệ thống. Cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện trong lĩnh vực chứng khoán được tạo dựng trên cơ sở đổi mới công nghệ tài chính, những thay đổi này không chỉ đến từ phía cơ quan quản lý mà đã bắt đầu từ nội tại của các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ tài chính để hiện đại hóa hạ tầng giao dịch, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ. Xây dựng mô hình quản lý mới, trong đó Robo Advisor cộng với Social Invest sẽ là hai trụ cột của thị trường chứng khoán, đầu tư trong tương lai. Từ đó, các nhà đầu tư thụ động sẽ theo dõi các nhà đầu tư chủ động trên Social Invest để đầu tư. Khi đó, các môi giới chứng khoán giỏi sẽ trở thành người dẫn dắt trên Social Invest. Do vậy, vai trò của của môi giới không những không mất đi trong kỷ nguyên 4.0, mà trên trở nên quan trọng, minh bạch và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, mức độ đào thải môi giới ngày càng gay gắt hơn, cùng với đó là những hệ lụy theo phong trào cần thiết phải được nhìn thấy để có chế tài phù hợp bảo vệ nhà đầu tư. 4.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính trong lĩnh vực chứng khoán Tại Việt Nam, chuyển đổi số được nhắc nhiều từ năm 2015 và phổ biến từ năm 2017. Năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó tài chính - chứng khoán được xem là một trong những lĩnh vực cần thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ. Tới năm 2022, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/2022/QĐ-BTC giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì xây dựng khung pháp lý cho các dịch vụ công nghệ, hỗ trợ chuyển đổi số đồng thời áp dụng công nghệ để giám sát thị trường. Tuy vậy, ngay từ năm 2015, một số CTCK đã đưa ra kế hoạch phát triển công nghệ hỗ trợ hoạt động giao dịch chứng khoán. Cho tới nay, công nghệ số đã được ứng dụng trong giao dịch chứng khoán như ứng dụng định danh người dùng điện tử (eKYC) để mở tài khoản cho khách hàng, gia tăng các ứng dụng trên phần mềm giao dịch trực tuyến, sử dụng Robot trading, triển khai Robo Advisor. Định danh người dùng điện tử là một công nghệ cho phép khách hàng dễ dàng xác nhận danh tính trực tuyến mà không phải đến CTCK. Do vậy, nhà đầu tư có thể thao tác mở tài khoản trực tuyến nhanh. Một số CTCK như VNDirect, SSI, Mirae Asset Việt Nam, VPS… đã ứng dụng công nghệ eKYC trong hoạt động mở tài khoản trực tuyến cho khách hàng từ cuối năm 2020. Bên cạnh đó, các CTCK còn ứng dụng thêm các công nghệ hiện đại khác, tích hợp cho quá trình mở tài khoản nhằm thuận tiện, nhanh và bảo mật thông tin cao, bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, nhận dạng ký tự quang học cho phép trích xuất thông tin từ giấy tờ tùy thân (công nghệ OCR), nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học, công nghệ phát hiện người thật, sổ cái phân tán… Hiện nay, các CTCK cũng đang cạnh tranh trong việc tăng tính năng trên các phần mềm giao dịch, cung cấp thông tin nhanh chóng, quản lý danh mục đầu tư giúp khách hàng. Một số CTCK còn đưa ra các bộ lọc cổ phiếu, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và cảnh báo rủi ro. Công nghệ Fintech cho phép các CTCK có thể kết nối các nền tảng cung cấp thông tin, cho phép nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí.
  8. 908 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Bên cạnh các CTCK, một số công ty Fintech đã đưa ra thị trường các robot giao dịch dựa trên công nghệ hiện đại, tự động thực hiện đầu tư cho khách hàng (Bảng 5). Các robot giao dịch có thể được thuê hoặc bán lại cho các CTCK. Các robot không chỉ tự động giao dịch theo mục tiêu đầu tư có sẵn mà còn được tích hợp nhiều tính năng như phân tích xu hướng, tín hiệu, gửi cảnh báo mua bán cho khác hàng. Nhà đầu tư có thể đăng ký dịch vụ Robot trading và trả một khoản phí sử dụng theo tháng hoặc năm. Bảng 5. Một số ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam Tên Công ty Nhóm STT Tính năng ứng dụng cung cấp sản phẩm Phân tích cổ phiếu, gửi cảnh báomua bán theo phương pháp 1 Dstock Nududo phântích kỹ thuật, định giá cổ phiếu theo phương pháp IDB Robot Trading rating, tích hợp phần mềm phân tích kỹ thuật Dchart. Xác định xu hướng và tín hiệu, xếp hạng doanh nghiệp, bộ lọc 2 Finbox Finbox Robot Trading cổ phiếu, biểu đồ kỹ thuật, chọn lọc thông tin… Đầu tư tự động bằng phân tích kỹ thuật dựa trên các thuật 3 Ditiso DitisoStock Robot Trading toán, cung cấp trên các nền tảng di động, web… Cung cấp thông tin, quản lý tiền, đa dạng hóa danh mục đầu 4 VNdirect CTCK VNDirect Phần mềm giao dịch tư, liên hệ với Chuyên viên tư vấn Đầy đủ tính năng, tiện ích trong giao dịch mua bán chứng 5 SmartOne CTCK VPS Phần mềm giao dịch khoán Thuộc nhóm 1 ứng dụng đầu tư chứng khoán Giao dịch chứng khoán, thông báo các mã chứng khoán tốt, Phần mềmgiao dịch 6 SSI iBoard CTCK SSI phân tích cơ bản, bộ lọc cổ phiếu, cảnh báo rủi ro… 7 TCWealth CTCK TCBS Xây dựng kế hoạch đầu tư, tư vấn tài chính cá nhân Robo- Advisor Cố vấn giao dịch chứng khoán, hoạt động trên nền tảng chat Robo- Advisor 8 Smart Robo CTCK VPS Skype, Facebook Phân tích định lượng, phân tích cơ bản, phân tích phái sinh, Robo- Advisor 9 iBroker CTCK BSC chứng quyền… Nguồn: Tác giả tổng hợp Dịch vụ Robo-Advisor trong quản lý tài sản ở Việt Nam còn đang ở mức sơ khai, chưa bắt kịp với xu thế WealthTech của thế giới, tính năng đơn giản mặc dù đã được một số CTCK triển khai từ năm 2015. Các Robo-Advisor được cung cấp trong dịch vụ quản lý tài sản hoặc trong hoạt động giao dịch của CTCK. Tính tới đầu năm 2023, Robo-Advisor tại Việt Nam chỉ thực hiện được tính năng tư vấn tự động theo khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, mức độ tư vấn còn đơn giản. Một số Robo-Advisor nổi tiếng trên TTCK Việt Nam như: TCWealth, Smart Robo, iBroker, YSwealth… Có thể thấy, công nghệ số đã dần được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động của TTCK, đặc biệt là trong hoạt động giao dịch chứng khoán. Tuy vậy, mức độ ứng dụng chưa sâu và các sản phẩm chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Nếu so với mức độ phát triển của các dịch vụ chứng khoán thế giới, hoạt động chuyển đổi số tại các CTCK cũng như TTCK Việt Nam diễn ra còn chậm. Thực trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: (i) Khung pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech, các ứng dụng Fintech trong giao dịch chứng khoán chưa hoàn thiện; (ii) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong giao dịch chứng khoán mất nhiều thời gian và chi phí, bởi vậy các CTCK không đủ tiềm lực sẽ không tham gia hoặc tham gia ở mức độ thấp; (iii) CTCK chưa tập trung đầu tư vào các dịch vụ như Robo-Advisor hoặc Robot trading; (iv) Chưa có kế hoạch triển khai cụ thể ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động của TTCK; (v) Các nhà đầu tư còn thiếu kiến thức phân tích
  9. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 909 cơ bản, phân tích kỹ thuật, xử lý thông tin trên TTCK. Sự thiếu hụt kiến thức căn bản sẽ gây ra rủi ro khi đầu tư trong thời kỳ thông tin sẵn có và miễn phí như hiện nay. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ CHO VIỆT NAM VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG CHỨNG KHOÁN Sự phát triển nhanh chóng của Fintech đã thay đổi cách cung cấp dịch vụ tài chính, nhưng cũng đặt ra nhiều mối đe dọa, như an ninh dữ liệu cá nhân và an ninh mạng. Đối với các quốc gia mới tiếp cận Fintech, việc tạo ra cơ chế quản lý để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là một thách thức lớn, đặc biệt là ở các nước có tài nguyên và kỹ năng công nghệ hạn chế. Chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau có thể giúp Việt Nam học hỏi và áp dụng những giải pháp thích hợp. Trong đó, các sáng kiến chung về tiếp cận Fintech ở nhiều quốc gia nổi bật bao gồm việc tạo ra Văn phòng đổi mới tài chính, Sandbox và Regtech (Công nghệ quản lý). Theo UNSGSA FinTech Working Group và CCAF (2019), những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đổi mới tài chính tại các quốc gia trên thế giới. 5.1. Thành lập các văn phòng đổi mới Được xem là bước đầu tiên trong tiếp cận Fintech của các Quốc gia, do vai trò của họ là tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của những sáng kiến mới trong hệ thống tài chính. Những văn phòng đổi mới cần có những nhân sự có hiểu biết về công nghệ, tài chính để có thể hỗ trợ các giải pháp về pháp lý phù hợp; không hoàn toàn thực hiện theo quy định hiện hành vì các văn phòng này đứng trên lập trường ủng hộ đổi mới, sáng tạo để khuyến khích Fintech phát triển. Những bài học quan trọng được rút ra từ các văn phòng đổi mới của các nước trên thế giới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập sớm các văn phòng này để tạo nên sự gắn kết, gần gũi hơn với các ý tưởng đổi mới, đột phá: - Các văn phòng đổi mới có thể có tên, hình thức và chức năng khác nhau, nhưng tất cả đều có chức năng duy nhất là thúc đẩy và tạo điều kiện cho Fintech; - Mục tiêu chính của các văn phòng đổi mới là tạo điều kiện cho sự tham gia của các Fitech đầy sáng tạo cũng như những công ty này có thể thông qua các văn phòng để học hỏi lẫn nhau trong một môi trường ủng hộ cho sự đổi mới. Sự tương tác này giúp các cơ quan quản lý xác định các vấn đề mới nổi và có thể định hình cho sự phát triển các chính sách. Nó cũng rất cần thiết cho các doanh nghiệp ứng dụng Fintech vì nó giúp họ hiểu được bối cảnh pháp lý hiện tại trong bối cảnh địa phương và nơi các quy định liên quan đến Fintech có thể hướng tới; - Văn phòng đổi mới được đánh giá là một lựa chọn khá hấp dẫn cho các cơ quan quản lý hạn chế năng lực ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; - Văn phòng đổi mới làm việc theo nhiều cách. Một cơ quan quản lý làm việc theo giờ hành chính; cung cấp một số điện thoại chuyên trách kết nối với các Fintech; cung cấp một địa chỉ email; duy trì một trang web; hoặc liên kết các doanh nghiệp triển khai Fintech với Nhân sự phụ trách của văn phòng đổi mới. Nhìn chung, việc xây dựng Văn phòng đổi mới với giờ làm việc cố định thường là cách tiếp cận ít tốn chi phí nhất trong khi cung cấp các cán bộ phụ trách trực tiếp cho các Doanh nghiệp triển khai Fintech có thể tốn nhiều tài nguyên và chi phí cao hơn (tuy nhiên với lợi ích mang lại sẽ lớn hơn); - Các văn phòng đổi mới thường có thể khởi động nhanh chóng với đội ngũ nhân viên nòng cốt gồm hai hoặc ba người, sau đó mở rộng thêm dựa trên nhu cầu; - Sự tham gia của các văn phòng đổi mới giúp các công ty ứng dụng Fintech nhanh chóng và dễ dàng hiểu được các khung pháp lý, từ đó giảm các rào cản gia nhập thị trường khi mà cơ chế pháp lý chưa được rõ ràng cũng như giảm các chi phí cần thiết. Chi phí thấp hơn có nghĩa là giá thấp hơn cho người tiêu dùng cuối cùng và tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ tài chính.
  10. 910 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Tham gia vào các lĩnh vực Fintech giúp các cơ quan quản lý hiểu các xu hướng chính, các vấn đề và rủi ro tiềm ẩn gặp phải. Hơn một nửa số nhà quản lý được phỏng vấn chia sẻ rằng trước khi thành lập văn phòng đổi mới, họ có ít kiến thức hoặc dữ liệu về số lượng công ty khởi nghiệp Fintech hoạt động ở nước họ, lĩnh vực họ hoạt động, mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm của họ. Theo cách này, các văn phòng đổi mới tạo điều kiện cho một môi trường chính sách được cải thiện và có lợi đáng kể cho sự cho hoạt động của các công ty Fintech. Tất cả 40 nhà quản lý được phỏng vấn đều khẳng định những lợi ích đáng kể của việc tham gia với các doanh nghiệp triển khai Fintech, cả trong việc tiếp cận thị trường của các Fintech và giảm thiểu rủi ro cho các mục tiêu điều tiết chung của cơ quan quản lý. 5.2. Triển khai Sandbox Theo Vučinić (2020): “Sandbox là môi trường mà các ý tưởng đổi mới và các cơ quan kiểm tra, giám sát có thể sử dụng để mô phỏng các đặc điểm được thể hiện bởi môi trường thực tế trên cơ sở thời gian thực để giúp mô phỏng các phản hồi từ tất cả các hệ thống đang được thí điểm. Điều này cho phép các ngân hàng và các công ty có ý tưởng đổi mới, sáng tạo Fintech thử nghiệm các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính, sáng tạo trong một không gian và thời gian được xác định rõ. Hơn nữa, sự hiện diện của các biện pháp bảo vệ thích hợp của Sandbox sẽ giúp chuẩn bị sẵn các phương án khi việc thử nghiệm bị thất bại. Về cơ bản, có thể nói Sandbox cho phép thử nghiệm trước các công nghệ mới sẽ được phát triển trong tương lai”. Sandbox đã được áp dụng rộng rãi như một sáng kiến mới. Cốt lõi của Sandbox chính là các chương trình thử nghiệm các dịch vụ tài chính và mô hình kinh doanh với khách hàng thực tế, tuân theo các biện pháp bảo vệ và giám sát nhất định. Một số dự án thí điểm Sandbox đã được đưa ra với mục đích cụ thể để phát triển thị trường nhằm thúc đẩy tính mới, tính sáng tạo của các dịch vụ tài chính. Sandbox có thể giúp các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về Fintech và phát triển các quy định dựa trên bằng chứng thực nghiệm trong môi trường thử nghiệm này. Kinh nghiệm cho thấy rằng hầu hết các điều chỉnh được nêu ra liên quan đến các thử nghiệm Sandbox có thể được giải quyết một cách hiệu quả mà không cần môi trường thật. Kết quả tương tự có thể đạt được một cách hợp lý hơn thông qua đổi mới và các công cụ khác. Mặc dù Sandbox có thể là một công cụ quan trọng để phát triển chính sách dựa trên bằng chứng thực tế trong môi trường thử nghiệm, nhưng chúng không làm các nhà quản lý mất tập trung theo đuổi mục tiêu quản lý, giám sát cốt lõi của mình. Sự quan tâm đối với Sandbox trên toàn cầu là rất lớn với các Quốc gia đã đang ứng dụng Sandbox và đang chuẩn bị cũng như lên kế hoạch đã lên đến 50 khu vực pháp lý: Hình 1: Triển khai các Sandbox trên Thế giới Nguồn: UNSGSA FinTech Working Group and CCAF (2019) Điển hình như các Sandbox được được đề cập ở các Quốc gia: Bahrain, Malaysia và Sierra Leone:
  11. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 911 Bảng 6: Sandbox tại một số Quốc gia với mục tiêu cụ thể Quốc gia Mục tiêu Tình trạng Thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả, nắm bắt công nghệ mới, khuyến khích Đang tiến hành Bahrain hòa nhập tài chính và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Thúc đẩy một hệ thống tài chính lành mạnh, tiến bộ và toàn diện 59 ứng viên với 7 công ty đang thử nghiệm và 1 Malaysia đã thực hiện xong quy trình thử nghiệm Thúc đẩy đổi mới một cách có trách nhiệm và có lợi cho người tiêu dùng đầu tiên công bố tháng 5 năm 2018 Sierra ở Sierra Leone bằng cách cải thiện chất lượng và việc truy cập vào các sản Leone phẩm tài chính và dịch vụ. Nguồn: tác giả tổng hợp Mặc dù vẫn còn quá sớm để định lượng tác động của Sandbox đối với tính hiệu quả của chúng mang lại nhưng cơ bản đã mang lại một số bài học rất đáng được quan tâm, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. 5.3. Thực thi Regtech Regtech có thể tạm xem đó là việc ứng dụng công nghệ để hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật. Đối với Suptech tạm hiểu là việc ứng dụng công nghệ để hỗ trợ quản lý, giám sát. Về định nghĩa của Regtech, theo Brown và Piroska (2022) “Regtech là quản lý các quy trình pháp lý trong ngành tài chính thông qua công nghệ. Các chức năng chính của Regtech bao gồm giám sát theo quy định, báo cáo và tuân thủ. Regtech, bao gồm một nhóm các công ty sử dụng công nghệ điện toán đám mây phần mềm dưới dạng dịch vụ để giúp các doanh nghiệp tuân thủ các quy định một cách hiệu quả và ít tốn kém hơn. Regtech còn được gọi là công nghệ điều tiết”. Trong việc thực thi Regtech có thể được phân làm 02 nhóm chính: - Regtech - ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ thực thi pháp lý dành cho các định chế tài chính (Regtech for Financial Institutions); - Suptech - ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ thực thi pháp lý dành cho các cơ quan quản lý, giám sát (Regtech for Supervisors). Regtech là một công cụ ngày càng quan trọng và các cơ quan quản lý đã bắt đầu coi Regtech như một công cụ giúp theo kịp những thay đổi đáng kể trong thị trường dịch vụ tài chính. Hình 1: Ví dụ về các sáng kiến RegTech toàn cầu Nguồn: Juuse và Raudla (2023)
  12. 912 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Trong việc học tập phương thức tiếp cận Fintech của các Nước trên thế giới, các nhà điều hành nên xem xét thị trường cụ thể của mình trước khi áp dụng. Nhiều sáng kiến quản lý đổi mới được mô tả ở trên vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, rõ ràng là không có sáng kiến nào là phù hợp cho tất cả các Quốc gia. Do đó, tại Việt Nam, các nhà quản lý trước tiên nên xem xét vai trò rộng hơn của họ trong các điều kiện tiên quyết để tiếp cận FinTech. Brown và Piroska (2022) đã xác định một bộ chính sách và cơ sở hạ tầng ban đầu có các điều kiện tiên quyết chính cần được quan tâm bao gồm: - Quyền riêng tư dữ liệu, - An ninh mạng, - Nhận dạng kỹ thuật số, - Sự kết nối, - Khả năng tương tác, - Kiến thức tài chính và kỹ thuật số, - Cạnh tranh công bằng, - Cơ sở hạ tầng vật lý như mạng lưới đại lý. 5.4. Mô hình tham khảo từ Singapore Cơ quan quản lý tài chính tại Singapore chính là MAS được xem là tổ chức có sự tiếp cận và phản ứng với tinh thần hỗ trợ Fintech sớm nhất trên toàn thế giới bởi tổ chức này đã nhận định được ngay từ đầu Fintech đã có đủ cơ sở để có thể biến đổi căn bản lĩnh vực tài chính hiện hành, MAS đã tích cực tìm kiếm khung Pháp lý phù hợp nhất để quản lý hoạt động của Fintech. MAS đã thành lập Tập đoàn Fintech và đổi mới (FTIG) từ ngày 1/8/2015 và có vai trò như tổ chức giám sát tài chính của Quốc gia Singapore. FTIG có trách nhiệm về chính sách điều tiết và chiến lược phát triển để tạo điều kiện cho việc sử dụng công nghệ và đổi mới để quản lý rủi ro tốt hơn, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, MAS cũng đã thành lập Hội đồng tư vấn công nghệ Quốc tế (ITAP) bao gồm các cán bộ khoa học và đổi mới quốc tế tại các tổ chức tài chính lớn, các nhà lãnh đạo kinh doanh FinTech, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà lãnh đạo tư duy trong công nghệ và đổi mới; một trong những nhiệm vụ của ITAP chính là việc xây dựng một chế độ pháp lý tạo điều kiện cho sự đổi mới và áp dụng các công nghệ mới trong khi vẫn duy trì niềm tin vào hệ thống tài chính. Ở cấp quốc gia, MAS và Quỹ nghiên cứu quốc gia (NRF) tại Văn phòng Thủ tướng Singapore đã cùng nhau thành lập Văn phòng FinTech vào ngày 3 tháng 5 năm 2016 với các vai trò chính như: - Xem xét, điều chỉnh và tăng cường các chương trình tài trợ liên quan đến FinTech giữa các cơ quan chính phủ; - Để xác định các lỗ hổng và đề xuất các chiến lược, chính sách và kế hoạch trong cơ sở hạ tầng ngành, phát triển tài năng và yêu cầu nhân lực, và khả năng cạnh tranh kinh doanh; - Để quản lý việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị của Singapore như một trung tâm FinTech thông qua các sự kiện và sáng kiến của FinTech. Theo MAS, Văn phòng FinTech sẽ cho phép một cách tiếp cận toàn diện của Chính phủ để phát triển hệ sinh thái FinTech tại Singapore và hỗ trợ tầm nhìn của MAS về việc thúc đẩy một Trung tâm tài chính thông minh. Thông qua Văn phòng FinTech, MAS sẽ có thể vượt
  13. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 913 ra ngoài ngành tài chính để giúp nuôi dưỡng một hệ sinh thái FinTech rộng lớn hơn và thu hút cộng đồng FinTech hoạt động nhiều hơn. 6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ HƠN TẠI TTCK VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Trên cơ sở thực trạng ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực chứng khoán tại các TTCK thế giới cũng như Việt Nam, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực chứng khoán như sau: Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định pháp lý cho việc quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán. Việt Nam cần sớm ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch, tư vấn, quản lý tải sản tự động hiện đang được các CTCK và công ty Fintech triển khai. Các sản phẩm như WealthTech, Robot Trading cần được quy định cụ thể, đặc biệt vấn đề đạo đức nghề nghiệp khi triển khai các ứng dụng này trong thời gian tới. Thêm vào đó, Việt Nam cần nghiên cứu triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới thông qua cơ chế Sandbox, CTCK và công ty Fintech đủ điều kiện sẽ đăng ký tham gia theo lộ trình, có kiểm tra đánh giá kết quả trước khi cho phép triển khai trên toàn thị trường. Thứ hai: Xây dựng lộ trình cụ thể cho việc tích hợp các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Cần tiếp tục phát triển các hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu hiện có của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành một hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin lớn, toàn diện và tích hợp cao. Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về chứng khoán, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Mục tiêu là đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, ngân sách của Bộ Tài chính để các đơn vị liên quan có thể khai thác và sử dụng hiệu quả. Thứ ba: Công ty chứng khoán và công ty Fintech cần chủ động trong việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ số bên cạnh các sản phẩm dịch vụ hiện có. Đặc biệt cần chú trọng khuyến khích hoạt động quản lý tài sản, quản lý gia sản làm cơ sở triển khai sản phẩm WealthTech. Đây là những dịch vụ có tính ứng dụng công nghệ cao, đã và đang được triển khai tại nhiều TTCK thế giới, tuy nhiên vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Thứ tư: Đối với dịch vụ Robo-Advisor, mặc dù đã có mặt trên TTCK Việt Nam nhiều năm qua nhưng chưa nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Đối với những CTCK đã triển khai sản phẩm, cần tiếp tục nghiên cứu gia tăng tính năng mới cho Robo-Advisor, đối với những CTCK còn lại nên có kế hoạch triển khai sản phẩm này trong thời gian tới. Digital Broker cũng là một sản phẩm mà các CTCK và công ty Fintech có thể cân nhắc nghiên cứu, giảm thiểu số lượng nhân viên môi giới và tập trung phát triển các dịch vụ tư vấn dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới, CTCK có thể cân nhắc việc mua lại sản phẩm hoặc hợp tác với các công ty Fintech đang triển khai các dịch vụ tương ứng. Thứ năm: CTCK cũng cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ số. Hiện nay, nhiều CTCK tập trung phát triển đại lý, tuyển cộng tác viên môi giới chứng khoán nhưng lại chưa chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên môi giới. Tập trung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ số nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ mới sẽ tăng hiệu quả hoạt động tư vấn giao dịch cho khách hàng. Cùng với dịch vụ mở tài khoản trực tuyến qua eKYC đang được triển khai, tư vấn đầu tư tự động sẽ gia tăng trải nghiệm cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trẻ, đồng thời giảm áp lực nhân sự môi giới cho các CTCK.
  14. 914 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Thứ sáu: Nhà đầu tư tham gia TTCK cần trang bị những kiến thức căn bản về giao dịch và đầu tư. Một số CTCK hiện nay đã cung cấp các ứng dụng đầu tư ảo, các khóa đào tạo online miễn phí trên nền tảng giao dịch của mình cho các nhà đầu tư mới, đây là kênh thông tin hữu ích mà các nhà đầu tư mới nên quan tâm. Các sản phẩm hỗ trợ giao dịch như Robo-Advisor, Robot Trading cung cấp nhiều thông tin, hỗ trợ giao dịch nhanh, tiết kiệm chi phí nhưng cũng chỉ là cơ sở để hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam tập trung xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán. Các ứng dụng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường, chưa tập trung hỗ trợ giao dịch cho nhà đầu tư. Do đó, cần cho phép thử nghiệm các sản phẩm mới tại công ty chứng khoán và công ty Fintech. Dư địa phát triển công nghệ số trong ngành chứng khoán và hoạt động giao dịch còn rất lớn. 7. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu này đã phân tích sâu sắc về ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó mô tả sự cần thiết của việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và dịch vụ tài chính di động. Từ bài học của các nước phát triển, Việt Nam có thể thấy rõ tiềm năng và cần phải thận trọng trong việc cải thiện và phát triển thị trường chứng khoán của mình, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh mạng và quản lý rủi ro hiệu quả. Tương lai của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của Fintech hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội phát triển vượt bậc, nhưng cũng đặt ra những thách thức về quản lý và giám sát. Để tận dụng tối đa lợi ích của Fintech, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, áp dụng chiến lược thông minh và phù hợp với điều kiện địa phương. Việt Nam cần tập trung vào việc xây dựng một hệ thống pháp lý vững chắc, cũng như phát triển kỹ năng và năng lực quản lý để thích ứng với những đổi mới sắp tới trong ngành tài chính-chứng khoán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Azim, G. I. A. (2019). Promoting digital finance innovations through regulatory sandbox in Bangladesh: The next steps. In 1st International FIN-B Financial Inclusion Conference and Inclusion Fair, Dhaka. 2. Brown, E., & Piroska, D. (2022). Governing fintech and fintech as governance: The regulatory sandbox, riskwashing, and disruptive social classification. New Political Economy, 27(1), 19-32. 3. FMI (2023), Global WealthTech Solution Industry Overview (2023 - 2033). 4. Juuse, E., & Raudla, R. (2023). Regulatory Sandboxes for the (Single) Market in Financial Services: A Need for a More Coordinated Approach?. 5. MMR (2023), WealthTech Solution Market: Size, Dynamics, Regional Insights and Market Segment Analysis (by Deployment Type, Component, Organization Size, and End-Users). 6. Phạm Tiến Mạnh và cộng sự (2022), Thực trạng phát triển ứng dụng Fintech trong hoạt động dịch vụ tại CTCK ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 7. Setiawan, K., & Maulisa, N. (2020, March). The Evolution of Fintech: A Regulatory Approach Perspective. In 3rd International Conference on Law and Governance (ICLAVE 2019) (pp. 218-225). Atlantis Press. 8. Vučinić, M. (2020). Fintech and financial stability potential influence of FinTech on financial stability, risks and benefits. Journal of Central Banking Theory and Practice, 9(2), 43-66.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2