intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triết lý đầu tư của Warren Buffett

Chia sẻ: Hà Vân Uyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

151
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'triết lý đầu tư của warren buffett', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triết lý đầu tư của Warren Buffett

  1. Triết lý đầu tư của Warren Buffett Cách đây ít hôm, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett kỷ niệm sinh nhật lần thứ 82. Đã quá giàu có và nổi tiếng nhưng Buffett luôn mang phong thái của một con người bình dị, dễ gần. Nhiều phát biểu của Buffett đã trở thành “kim chỉ nam” cho nhiều nhà đầu tư khắp thế giới. Đó là những tri ết lý sâu sắc được thể hiện qua những ngôn từ bình dân như chính con người ông. Như một lời chúc mừng sinh nhật tới tỷ phú Buffett, trang Business Insider điểm l ại một số câu nói n ổi ti ếng của ông, trích từ các lá thư gửi cổ đông, các cuộc phỏng vấn, bài viết trên tạp chí… Trước hết, hai nguyên tắc quan trọng nhất đối với Buffett là: “Nguyên tắc số 1: Không bao giờ đ ể mất ti ền; nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1”. Hẳn nhiều nhà đầu tư đã thuộc lòng câu nói “Hãy tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Câu này đ ược trích từ lá thư gửi cổ đông của Buffett vào năm 2004. Trong lá thư này, Buffett viết: “Các nhà đ ầu tư nên ghi nhớ r ằng, s ự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Trước đó 4 năm, trong lá thư gửi cổ đông của năm 2000, Buffett khuyên các nhà đ ầu t ư nên th ận tr ọng khi việc đầu tư chuyển thành đầu cơ. Ông đã đưa ra sự so sánh tài tình gi ữa chuyện đ ầu tư và câu chuy ện c ổ tích về nàng Lọ Lem: “Ranh giới không bao giờ sáng sủa và rõ ràng gi ữa đầu tư và đ ầu cơ càng trở nên mờ nhạt khi các nhà tham gia thị trường gần đây hưởng chiến thắng. Chẳng có gì che mờ l ẽ phải như nh ững khoản tiền khổng lồ không phải cố gắng nhiều mà có. Một khi đã kiếm tiền dễ như thế, những người nhạy cảm vào những lúc bình thường sẽ rơi vào cách hành xử giống như nàng Lọ Lem ở phòng khiêu vũ. Họ biết rằng, ở lại quá lâu trong đêm hội – một vi ệc cũng gi ống như việc tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phi ếu quá l ớn so với m ức l ợi nhu ận mà nh ững
  2. công ty đó có thể đạt được trong tương lai – rốt cục sẽ chỉ đem đến quả bí ngô và những chú chu ột. Tuy nhiên, họ vẫn không muốn bỏ lỡ một phút nào của buổi tiệc đó. Vì thế, tất cả những người tham gia cả tin đều có kế hoạch rời bỏ buổi tiệc chỉ vài giây trước khi đ ồng h ồ điểm 12 giờ đêm. Nhưng lại có một vấn đề ở đây, là họ đang khiêu vũ trong một căn phòng mà những chiếc đồng hồ ở đó không có kim”. Buffett cho rằng, một công ty quan trọng hơn giá của công ty đó. “Sẽ là khôn ngoan h ơn nhi ều n ếu mua được một công ty tuyệt vời với mức giá vừa phải, hơn là mua một công ty vừa phải với một mức giá tuy ệt vời”, ông viết trong lá thư gửi cổ đông vào năm 1989. Buffett có lần nói hài hước về những lời khuyên ở Phố Wall rằng: “Phố Wall là nơi duy nhất mà những ng ười đi xe Rolls-Royce xin lời khuyên từ những người đi tàu điện ngầm”. Buffett cũng phân biệt rõ giữa giá và giá trị của các mặt hàng. Lá thư gửi cổ đông năm 2008 có vi ết r ằng: “Cách đây đã lâu, Ben Graham dạy tôi rằng: ‘Giá là số tiền mà bạn trả; giá trị là thứ mà bạn nhận được’. Cho dù chúng ta có đang nói về tất chân (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi vẫn muốn mua hàng hóa có ch ất lượng khi chúng giảm giá”. Khi nói về tư chất của một nhà đầu tư giỏi, Buffett cho rằng, một nhà đầu tư giỏi không nhất thiết phải là một thiên tài. “Bạn không cần phải là một nhà khoa học tên lửa. Đầu tư không phải là một trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130”, ông nói trên trang MSNBC. Lá thư gửi cổ đông vào năm 2005 của Buffett có nhắc đến nhà bác học người Anh Isaac Newton, người phát minh ra các định luật về chuyển động. “Ngài Isaac Newton đã đem đến cho chúng ta 3 đ ịnh luật về chuy ển động – sản phẩm của thiên tài. Nhưng tài năng thiên bẩm của ngài Isaac không nằm ở lĩnh vực đầu tư. Ngài ấy đã lỗ nặng khi đầu tư vào cổ phiếu của hãng vận tải South Sea và về sau, ngài ấy đã lý gi ải v ề thua l ỗ này rằng: ‘Tôi có thể tính toán được chuyển động của các ngôi sao, nhưng không lường được sự điên rồ của con người’. Nếu không bị tổn thương bởi lần thua lỗ này, ngài Isaac rất có thể đã nghĩ ra đ ịnh lu ật chuy ển động thứ tư: Đối với các nhà đầu tư nói chung, lợi nhuận giảm khi chuyển động tăng”. Với quan điểm rằng, những điều tồi tệ không hiện rõ ở những thời điểm tốt, Buffett nói trong lá thư gửi c ổ đông năm 2001: “Xét cho cùng, chỉ đến khi thủy triều hạ thì bạn mới có thể phát hi ện ra ai đi b ơi mà không mặc đồ bơi”. Khi nói về thời gian nắm giữ một tài sản, Buffett cho rằng: “Khi chúng tôi sở hữu cổ phần trong những doanh nghiệp xuất sắc với một bộ máy quản lý xuất sắc, thì thời gian mà chúng tôi muốn nắm gi ữ cổ phần đó là mãi mãi” – trích lá thư gửi cổ đông năm 1988. Buffett cũng có quan điểm cho rằng, không phải cứ thay đổi là tốt, mà chính sự ít thay đổi mới là tốt. “Hướng đi của chúng tôi là tìm lợi nhuận từ sự thiếu thay đổi, thay vì từ sự thay đ ổi. Trường hợp kẹo cao su Wrigley chính là sự thiếu thay đổi hấp dẫn tôi. Tôi không cho là loại kẹo này sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Internet. Đó là loại hình kinh doanh mà tôi thích”, ông nói trên tờ Business Week vào năm 1999. Cũng trên tờ tạp chí này vào năm 1999, Buffett còn có một câu nói nổi ti ếng khác về thời đi ểm t ốt nh ất đ ể mua một công ty. Ông nói: “Điều tốt đẹp nhất đến với chúng tôi khi một công ty tuy ệt v ời g ặp r ắc r ối t ạm thời… Chúng tôi muốn mua những công ty như thế khi chúng ở trên bàn phẫu thuật”. Và nhà đầu tư huyền thoại tin tưởng rằng, thị trường chứng khoán luôn vượt qua đ ược các cu ộc kh ủng hoảng. “Trong dài hạn, tin tức từ thị trường chứng khoán sẽ là tin tốt. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc xung đột quân sự tốn kém; Đ ại suy thoái, hàng tá các cu ộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa; d ịch cúm; và vụ t ừ ch ức c ủa một v ị t ổng th ống. Nhưng chỉ số Dow vẫn tăng từ 66 điểm lên 11.497 điểm”. Còn có một câu nói của Buffett trên tờ Forbes mà trang Business Insider cho bi ết là vẫn chưa hi ểu nổi ý t ứ: “Tôi là một nhà đầu tư giỏi hơn vì tôi là một doanh nhân, và là một doanh nhân gi ỏi h ơn vì tôi không ph ải là nhà đầu tư”. Theo vneconomy http://www.ftmsglobal.edu.vn/triet-ly-dau-tu-cua-warren-buffett
  3. Tỷ phú Warren Buffett bày cách đầu tư khôn ngoan Tại cuộc họp với cổ đông Berkshire Hathaway diễn ra vào cuối tuần qua, tỷ phú Warren Buffett đã có nhiều chia sẻ về hoạt động “đầu tư khôn ngoan”. >> Tỷ phú Buffett giành lại vị trí giàu thứ ba thế giới >> Tỷ phú Buffett đón cơn “mưa” cổ tức hơn 120 triệu USD Sự khôn ngoan của Buffett và đối tác đầu tư của ông là Charlie Munger đã phần nào thu hút hơn 30.000 lượt người tham dự các cuộc họp hằng năm. Tỉnh táo khi người khác… điên Buffett và Munger, người được xem là cánh tay phải của ông cho biết, các nhà đầu tư thành công phải học mọi thứ họ có thể về kinh doanh như mua gì hay tất cả những thứ dính dáng đến các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sự chừng mực vẫn là điều quan trọng hơn hết. Sự khôn ngoan của Buffett trong đầu tư luôn khiến người khác tò mò “Bạn phải tránh bị phấn khích khi những người khác đang phấn khích”, ông Buffett nói.
  4. Phải thừa nhận rằng, thật khó để ra những quyết định đầu tư hợp lý khi thị trường chứng khoán tiếp tục đà tăng. Tuy nhiên, Berkshire Hathaway vẫn có thể thu lời. “Chúng tôi luôn cố gắng giữ tỉnh táo khi những người khác… phát điên”, ông Munger nói. Bơi trên đống tiền Quy mô của Berkshire Hathaway và đống tiền mặt trị giá 49 tỷ USD khiến ông Buffett phải thực hiện những giao dịch lớn hơn bao giờ hết. Ông Buffett nói với cổ đông rằng, quy mô đồ sộ của công ty không thể đưa đến những tổn thất. Nhưng ông cũng nói rằng, công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng hoặc vượt quá lợi nhuận trước đây của Berkshire. Còn ông Munger thì quả quyết rằng, ông tin tưởng tập đoàn sẽ vẫn hoạt động tốt trong dài hạn. Hãy yêu cái gì đó! Ông Buffett chia sẻ, hoạt động đầu tư và điều hành Berkshire Hathaway chính là niềm đam mê của ông từ khi còn trẻ. “Bạn phải yêu cái gì đó để làm tốt nó”, ông cho biết sau khi một người hỏi liệu cường độ làm việc của ông sẽ suy giảm khi bước sang tuổi 82. “Với tôi, chẳng còn gì thú vị hơn việc tìm kiếm một điều gì đó mới mẻ choBerkshire cả”, ông nói. Vận may mang tên FED Chương trình mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang đã góp phần kích thích nền kinh tế, song ông Buffett nói rằng việc làm này có thể gây khó khăn cho FED. Trong một tháng, FED đã mua 85 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ và trái phiếu thế chấp trong nỗ lực giữ lãi suất cho vay dài hạn ở mức thấp và kích thích nền kinh tế dịch chuyển. Ông Buffett cho biết, thật khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra khi FED bắt đầu bán tống hết trái phiếu, song nhiều khả năng lạm phát sẽ gia tăng. Tương lai Berkshire Hathaway Ông Buffett cho biết ông không cho rằng người kế nhiệm mình có thể tạo nên những thay đổi mang tính đột phá đối với Berkshire Hathaway, sau khi nhà đầu tư “lão làng” 82 tuổi này về hưu.
  5. Ông Buffett đã phải đối diện với một số câu hỏi liên quan đến tương lai tập đoàn Berkshire mà ông gây dựng nên. Quả thực ông Buffett cũng lo ngại việc Berkshire sẽ bị chia thành nhiều phần khác nhau. “Phá vỡ Berkshire thành một số công ty sẽ đưa đến một kết cục tồi tệ”, ông nói. Mặc dù vị CEO kế cận của Berkshire sẽ không có được danh tiếng và các mối quan hệ như Warren Buffett, người được mệnh danh là nhà tiên tri xứ Omaha, nhưng công ty vẫn sẽ có một đống tiền mặt khổng lồ để đầu tư. Ông Buffett khuyên mọi người đừng ngu ngốc bán đi những cổ phiếu của mình. Theo Diệu Vy VTCNews/AP http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ty-phu-warren-buffett-bay-cach-dau-tu-khon-ngoan- 727925.htm Triết lý đầu tư của Warren Buffett ► Buffett từng nói rằng: "Đầu tư không phải là một trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130”... Bình luận (4) • CoT:Có gì mà không áp dụng được ! Tháng 9 năm ngoái tôi ôm... • thucdung:với triết lý này thì không có cơ hội đầu tư chứng khoán ở Việt Nam... • Hoàng Linh:Triết lý quá chính xác Xem nhiều • Hàng loạt sai phạm kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông • LG có thể đầu tư “hàng tỷ USD” vào Hải Phòng • McDonald’s nói gì về “kế hoạch Việt Nam”? • Sẽ cho phá sản Vinashinlines • Doanh nghiệp Việt đón “hiệu ứng Arsenal” thế nào? Mới nhất
  6. • EVN đã vay gần 20.000 tỷ đồng trong 6 tháng • Chưa công bố kết quả thanh tra Agribank • Sẽ cho phá sản Vinashinlines • Không “hồi tố” ưu đãi đầu tư cho Robert Bosch Việt Nam • SHB miễn nhiệm lãnh đạo sau hơn 1 tháng bổ nhiệm Nhiều phát biểu của Buffett đã trở thành “kim chỉ nam” cho nhiều nhà đ ầu t ư khắp th ế gi ới. Đó là những triết lý sâu sắc được thể hiện qua những ngôn t ừ bình dân nh ư chính con ng ười ông. AN HUY • 4 In Cách đây ít hôm, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett kỷ niệm sinh nh ật lần thứ 82. Đã quá giàu có và nổi tiếng nhưng Buffett luôn mang phong thái của một con người bình dị, dễ gần. Nhiều phát biểu của Buffett đã trở thành “kim chỉ nam” cho nhiều nhà đầu tư khắp thế giới. Đó là những triết lý sâu sắc được thể hiện qua những ngôn từ bình dân như chính con người ông. Như một lời chúc mừng sinh nhật tới tỷ phú Buffett, trang Business Insider điểm lại một số câu nói nổi tiếng của ông, trích từ các lá thư gửi cổ đông, các cuộc phỏng vấn, bài viết trên tạp chí… Trước hết, hai nguyên tắc quan trọng nhất đối với Buffett là: “Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1”.
  7. Hẳn nhiều nhà đầu tư đã thuộc lòng câu nói “Hãy tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Câu này được trích từ lá thư gửi cổ đông của Buffett vào năm 2004. Trong lá thư này, Buffett viết: “Các nhà đầu tư nên ghi nhớ rằng, sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Trước đó 4 năm, trong lá thư gửi cổ đông của năm 2000, Buffett khuyên các nhà đầu tư nên thận trọng khi việc đầu tư chuyển thành đầu cơ. Ông đã đưa ra sự so sánh tài tình giữa chuyện đầu tư và câu chuyện cổ tích về nàng Lọ Lem: “Ranh giới không bao giờ sáng sủa và rõ ràng giữa đầu tư và đầu cơ càng trở nên mờ nhạt khi các nhà tham gia thị trường gần đây hưởng chiến thắng. Chẳng có gì che mờ lẽ phải như những khoản tiền khổng lồ không phải cố gắng nhiều mà có. Một khi đã kiếm tiền dễ như thế, những người nhạy cảm vào những lúc bình thường sẽ rơi vào cách hành xử giống như nàng Lọ Lem ở phòng khiêu vũ. Họ biết rằng, ở lại quá lâu trong đêm hội - một việc cũng giống như việc tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phiếu quá lớn so với mức lợi nhuận mà những công ty đó có thể đạt được trong tương lai - rốt cục sẽ chỉ đem đến quả bí ngô và những chú chuột. Tuy nhiên, họ vẫn không muốn bỏ lỡ một phút nào của buổi tiệc đó. Vì thế, tất cả những người tham gia cả tin đều có kế hoạch rời bỏ buổi tiệc chỉ vài giây trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm. Nhưng lại có một vấn đề ở đây, là họ đang khiêu vũ trong một căn phòng mà những chiếc đồng hồ ở đó không có kim”. Buffett cho rằng, một công ty quan trọng hơn giá của công ty đó. “Sẽ là khôn ngoan hơn nhiều nếu mua được một công ty tuyệt vời với mức giá vừa phải, hơn là mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời”, ông viết trong lá thư gửi cổ đông vào năm 1989. Buffett có lần nói hài hước về những lời khuyên ở Phố Wall rằng: “Phố Wall là nơi duy nhất mà những người đi xe Rolls-Royce xin lời khuyên từ những người đi tàu điện ngầm”. Buffett cũng phân biệt rõ giữa giá và giá trị của các mặt hàng. Lá thư gửi cổ đông năm 2008 có viết rằng: “Cách đây đã lâu, Ben Graham dạy tôi rằng: ‘Giá là số tiền mà bạn trả; giá trị là thứ mà bạn nhận được’. Cho dù chúng ta có đang nói về tất chân (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi vẫn muốn mua hàng hóa có chất lượng khi chúng giảm giá”. Khi nói về tư chất của một nhà đầu tư giỏi, Buffett cho rằng, một nhà đầu tư giỏi không nhất thiết phải là một thiên tài. “Bạn không cần phải là một nhà khoa học tên lửa. Đầu tư không phải là một trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130”, ông nói trên trang MSNBC. Lá thư gửi cổ đông vào năm 2005 của Buffett có nhắc đến nhà bác học người Anh Isaac Newton, người phát minh ra các định luật về chuyển động. “Ngài Isaac Newton đã đem đến cho chúng ta 3 định luật về chuyển động - sản phẩm của thiên tài. Nhưng tài năng thiên bẩm của ngài Isaac không nằm ở lĩnh vực đầu tư. Ngài ấy đã lỗ nặng khi đầu tư vào cổ phiếu của hãng vận tải South Sea và về sau, ngài ấy đã lý giải về thua lỗ này rằng: ‘Tôi có thể tính toán được chuyển động của các ngôi sao, nhưng không lường được sự điên rồ của con người’. Nếu không bị tổn thương bởi lần thua lỗ này, ngài Isaac rất có thể đã nghĩ ra định luật chuyển động thứ tư: Đối với các nhà đầu tư nói chung, lợi nhuận giảm khi chuyển động tăng”.
  8. Với quan điểm rằng, những điều tồi tệ không hiện rõ ở những thời điểm tốt, Buffett nói trong lá thư gửi cổ đông năm 2001: “Xét cho cùng, chỉ đến khi thủy triều hạ thì bạn mới có thể phát hiện ra ai đi bơi mà không mặc đồ bơi”. Khi nói về thời gian nắm giữ một tài sản, Buffett cho rằng: “Khi chúng tôi sở hữu cổ phần trong những doanh nghiệp xuất sắc với một bộ máy quản lý xuất sắc, thì thời gian mà chúng tôi muốn nắm giữ cổ phần đó là mãi mãi” - trích lá thư gửi cổ đông năm 1988. Buffett cũng có quan điểm cho rằng, không phải cứ thay đổi là tốt, mà chính sự ít thay đổi mới là tốt. “Hướng đi của chúng tôi là tìm lợi nhuận từ sự thiếu thay đổi, thay vì từ sự thay đổi. Trường hợp kẹo cao su Wrigley chính là sự thiếu thay đổi hấp dẫn tôi. Tôi không cho là loại kẹo này sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Internet. Đó là loại hình kinh doanh mà tôi thích”, ông nói trên tờ Business Week vào năm 1999. Cũng trên tờ tạp chí này vào năm 1999, Buffett còn có một câu nói nổi tiếng khác về thời điểm tốt nhất để mua một công ty. Ông nói: “Điều tốt đẹp nhất đến với chúng tôi khi một công ty tuyệt vời gặp rắc rối tạm thời… Chúng tôi muốn mua những công ty như thế khi chúng ở trên bàn phẫu thuật”. Và nhà đầu tư huyền thoại tin tưởng rằng, thị trường chứng khoán luôn vượt qua được các cuộc khủng hoảng. “Trong dài hạn, tin tức từ thị trường chứng khoán sẽ là tin tốt. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc xung đột quân sự tốn kém; Đại suy thoái, hàng tá các cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa; dịch cúm; và vụ từ chức của một vị tổng thống. Nhưng chỉ số Dow vẫn tăng từ 66 điểm lên 11.497 điểm”. Còn có một câu nói của Buffett trên tờ Forbes mà trang Business Insider cho biết là vẫn chưa hiểu nổi ý tứ: “Tôi là một nhà đầu tư giỏi hơn vì tôi là một doanh nhân, và là một doanh nhân giỏi hơn vì tôi không phải là nhà đầu tư”. http://doanhnhan.vneconomy.vn/20120903031245177P0C5/triet-ly-dau-tu-cua-warren- buffett.htm TS. Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc phân tích chứng khoán của Công ty CP chứng khoán APEC đã giới thiệu đến các nhà đầu tư Đà Nẵng phương pháp đầu tư của Warren Buffet - người được xem là nhà đầu tư tài chính thành công nhất thế giới. Đây là phương pháp “đầu tư có giá trị”, không theo cách đầu tư ngắn hạn phổ biến trên thị trường, không hành động theo niêm yết giá trên bảng điện tử. Quan điểm của Warren Buffet là mua và giữ cổ phiếu. Mua khi xác định giá trị nội tại của cổ phiếu thấp hơn thị giá và bán khi thị giá cao hơn giá trị nội tại. Theo Warren Buffet , nên chú ý quan tâm đến nội tại doanh nghiệp và ngành kinh doanh, không nên quá quan tâm đến kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh tế; phát hiện và mua những cổ phiếu của các công ty có tiềm năng khi thị trường ít quan tâm, thậm chí đánh giá thấp… Phương pháp đầu tư cổ phiếu của Warren Buffett – Đáng để các nhà  đầu tư chứng khoán Việt Nam quan tâm  ­ Hiện nay, sự sụt giảm mạnh mẽ giá cổ phiếu của các công ty niên yết trên thị trường chứng  khoán Việt Nam đang khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì  giá nhiều loại cổ phiếu đã xuống thấp hơn giá trị thật của công ty và đây cũng là cơ hội tốt để  đầu tư. Hy vọng với phương pháp đầu tư cổ phiếu của Warren Buffett sẽ phần nào giúp nhà  đầu tư vững tin hơn và thành công hơn trong công việc đầu tư của mình.  Trong lịch sử đầu tư của Hoa Kỳ nói riêng và của thế giới nói chung, tên tuổi của Warren 
  9. Buffett đứng trên tất cả mọi người. Ông đã biến 106.000USD vốn liếng ban đầu thành 42 tỷ  USD tài sản chỉ bằng sự đầu tư cổ phiếu. Sinh ra ngày 30/08/1930 tại thành phố Omaha bang Nebraska; cha là Howard Buffett, một  nhà môi giới chứng khoán đồng thời là một dân biểu quốc hội Mỹ và mẹ là Leila Buffett. Được  sinh ra trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929, khi mà công ty đầu tư của cha ông ở  Omaha gần như bị phá sản, ông đã sớm bị ám ảnh bởi đồng tiền. Mới còn bé mà đi đâu  Warren Buffett cũng mang theo bên mình cái máy trò chơi đổi tiền, lúc nào cũng tính lãi đơn,  lãi kép. Lên sáu tuổi Warren Buffett đã tập tành kinh doanh bằng việc mua bán vỏ chai Coca  – Cola. Lên 11 tuổi Warren Buffett đã xin vào làm việc trong công ty môi giới chứng khoán  của cha mình, cũng trong năm ấy Warren Buffett mua được 3 cổ phiếu ưu đãi (Preferred –  Cổ phiếu được ưu tiên chia lời trước các cổ phiếu thường) ở mức giá 38USD/cổ phiếu và đã  bán ra khi giá lên 40USD/cổ phiếu, chỉ vài năm sau giá cổ phiếu ấy đã tăng vọt lên đến  200USD, đối với Warren Buffett đây chính là bài học lớn về đầu tư dài hạn vào những công  ty giỏi kinh doanh. Năm 17 tuổi tốt nghiệp trung học, ba năm sau học xong chương trình đại học và sau đó học  MBA (Master of Business Administration) ­ Thạc sỹ về quản trị kinh doanh tại trường đại học  Colimbia. Với tư duy sắc sảo trong phân tích chứng khoán đã giúp Warren Buffett đạt được  thành tích: là sinh viên duy nhất nhận được điểm A+ trong môn học phân tích chứng khoán  (Seurity analysis). Sau khi tốt nghiệp trường đại học Colimbia, Warren Buffett làm công việc phân tích đầu tư tại  công ty đầu tư ở thị trường chứng khoán New York. Đến năm 1956 Warren Buffett trở về thành phố quê nhà Omaha và thành lập công ty đầu tư  hợp doanh có tên là Buffett Associates Ltd gồm 8 thành viên góp vốn, phần góp của Warren  Buffett là 1.000USD và của 7 người kia là 105.000USD; Warren Buffett là hội viên hoạt động,  người trực tiếp quản lý và điều hành công ty; 7 người kia là hội viên hữu hạn, chỉ chịu trách  nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình, không có quyền tham gia quản lý, không được  quyền rút vốn khi công ty chưa giải tán. Với số vốn ít ỏi đó Warren Buffett đã biến nó thành  42 tỷ USD. Ngày nay, cái tên Warren Buffett đã trở nên quá nổi tiếng. Nhưng chắc hẳn ít ai biết ông  được xem là một nhà đầu tư giá trị luôn bình thản trước mọi sự thổi phồng, cường điệu và  kích động trên thị trường. Ông không ngại ngần đầu tư vào các cổ phiếu được xem là tẻ nhạt,  xuống giá, thậm trí đang ở trong tình thế xấu nhất. Một số nét lớn về phương pháp đầu tư  của Warren Buffett: 1. Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu Warren Buffett quan niệm rằng cổ phiếu chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ  đông đối với công ty đó. Ông không đầu tư vào cổ phiếu mà đầu tư vào công ty. Nói một  cách khác, ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổ phiếu trong thời gian  ngắn. Thay vào đó là những công ty ông xác định là chiến lược của mình. 2. Đầu tư theo giá trị thực Warren Buffett cho rằng về lâu dài, giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị nội tại  của nó. Do đó, những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp hơn 
  10. giá trị nội tại của nó. Theo ông khoảng cách giữa giá trị thị trường và giá trị nội tại càng lớn  thì biên độ an toàn cũng như lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được từ cổ phiếu sẽ càng cao.  Để có lợi nhuận là phải tính được giá trị thật hay giá trị nội tại của cổ phiếu hay công ty đó.  Các nhà đầu tư nổi tiếng khác đôi khi đưa ra những công thức xác định giá trị thực theo kiểu  của mình, dĩ nhiên dựa vào những công thức cơ bản, riêng Warren Buffett thì không đưa ra  một công thức cụ thể nào của riêng mình. Do đó theo một số nhà nghiên cứu cho rằng công  thức tính giá trị thực của Warren Buffett là một bí ẩn và một số nhà nghiên cứu khác lại cho  rằng Warren Buffett sử dụng nguyên tắc xác định giá trị thật cơ bản như những nhà đầu tư  phân tích tài chính khác. Cái khác duy nhất làm cho ông thành công là ông nghiên cứu rất kỹ và sâu từng công ty ông  sắp đầu tư. Ông đã từng nói:” Để là nhà đầu tư thành công, chúng tôi đọc hàng trăm, hàng  trăm báo cáo thường niên của các công ty”. Ngoài những chỉ số tài chính, ông còn quan tâm  hết sức đặc biệt đến vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty và năng lực lãnh đạo. 3. Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra và tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư Công ty có phát triển tốt không? Có lợi thế cạnh tranh không? Warren Buffett chỉ muốn mua  cổ phiếu của công ty có lợi thế cạnh tranh cao hoặc công ty dẫn đầu thị trường của ngành  kinh doanh chính của nó, hay là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không  muốn đầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng  cách giảm giá bán. Warren Buffett còn xem xét công ty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị  công ty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh không . Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Warren Buffett chỉ đầu tư vào các công  ty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà  ông biết rất rõ. Lợi nhuận công ty có tốt, đang tăng trưởng ổn định không? Tỷ số nợ trên vốn có tốt không? Đây là một trong những chỉ số mà Warren Buffett đặc biệt  quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những công ty tạo ra mức lợi nhuận tốt. Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không? Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng? Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? Warren Buffett chọn mua cổ phiếu  công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, ông cho rằng nếu như công ty đang sinh ra lợi nhuận  tốt (bằng hay cao hơn mức lợi nhuận mong muốn) thì công ty đó nên giữ lợi nhuận lại để tái  đầu tư. Khi đó công ty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng cao nhờ hiệu ứng  tuyệt vời của lãi suất kép. Ban quản lý giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức  không? Warren Buffett chỉ đầu tư vào những công ty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực. 4.Chọn thời điểm mua: Warren Buffett không bao giờ vội vã mua những cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng.  Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ  giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại  của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong  những người có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được những tổn thất trong 
  11. những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại. 5.Những điểm không hoặc rất ít quan tâm trong đầu tư Với chiến lược đầu tư nói trên, Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của  giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến  việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua; khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự  lên xuống của giá nữa. Một điểm khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhiều  nhà đầu tư đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục  đầu tư tức là chọn nhiều cổ phiếu của các công ty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng  bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức  thấp nhất. Warren Buffett không theo trường phái đa dạng hóa này, Ông cho rằng nếu đã  chọn được doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng  hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những cổ phiếu khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm  lợi nhuận cao tạo ra từ cổ phiếu chính yếu. 6. Những câu nói nổi tiếng của Warren Buffett ­ “Rủi ro đến từ việc bạn không biết việc mình đang làm”. ­ “ Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được”. ­ “ Hãi sợ hãi khi những ngườc khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi’. ­ “Nếu là nhà đầu tư bạn hãy tập trung vào việc công ty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế  nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá trị thị trường của nó, và đó không phải là  cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi”. Nguồn bài viết từ: http://sinhviennganhang.com/diendan/threads/60892­Phuong­phap­dau­ tu­co­phieu­cua­Warren­Buffett.html? s=94601471b8faa8ae14116d8925dfc01a#ixzz2aCq2S3ZB Những bí quyết đầu tư của Warren Buffett 16:59 17/12/2007 small_6676.jpg small_6676.jpg "Tôi muốn có những thương vụ tốt đến mức thậm chí một kẻ ngốc cũng có thể kiếm được tiền. Khi đầu tư, chúng tôi coi bản thân mình là những nhà phân tích kinh doanh ch ứ không phải là nhà phân tích thị trường", nhà buôn tiền lừng danh Warren Buffet bật mí bí quy ết kinh doanh của mình.
  12. Warren Buffet chia nguyên tắc đầu tư của mình thành 4 nhóm, gồm nguyên lý kinh doanh với những đặc điểm cơ bản của bản thân doanh nghiệp; nguyên tắc quản lý với những phẩm chất quan trọng mà các nhà quản lý cấp cao phải thể hi ện; nguyên lý tài chính g ồm 4 quyết định tài chính then chốt mà một công ty phải duy trì. Cuối cùng là nguyên lý giá tr ị v ới hai hướng dẫn có quan hệ mật thiết với nhau về giá mua. Xin giới thiệu cùng độc giả nguyên tắc thứ nhất trong nguyên lý đầu tư của Warren Buffett. Buffett không coi chứng khoán là một thứ gì đó rất trừu tượng. Ông cũng không nghĩ theo khía cạnh các lý thuyết thị trường, khái niệm vĩ mô, hay xu hướng của ngành. Thay vào đó, ông đưa ra quyết định đầu tư chỉ dựa trên việc doanh nghiệp đó hoạt động nh ư thế nào. Ông tin rằng nếu lựa chọn một vụ đầu tư chỉ vì bề ngoài chứ không dựa trên nền t ảng cơ bản của hoạt động kinh doanh, thì khả năng gặp thất bại là rất lớn. Do vậy, Buffett tập trung vào nghiên cứu thận trọng tất cả những gì ông biết về công ty, tập trung vào ba v ấn đề chính: 1. Công việc kinh doanh của công ty có đơn giản và dễ hiểu không? 2. Công ty có lịch sử hoạt động hợp lý không? 3. Công ty có triển vọng kinh doanh trong dài hạn không? Theo quan điểm của Buffett, thành công tài chính của các nhà đầu t ư có m ối quan h ệ m ật thiết với trình độ hiểu biết công việc của họ. Do vậy, cần phân biệt những nhà đầu tư có định hướng kinh doanh với những nhà đầu tư “kinh doanh kiểu chộp gi ật”. M ột quyết định mua hay không mua là rất quan trọng bởi xét cho cùng, sau khi nghiên cứu, các nhà đ ầu t ư phải cảm thấy thuyết phục rằng công ty mà họ mua sẽ hoạt động t ốt trong tương lai. Họ phải tin tưởng vào khả năng dự đoán lợi nhuận trong tương lai của mình. Họ hi ểu sâu như thế nào về các nền tảng kinh doanh của công ty đó. Dự đoán tương lai luôn luôn đòi hỏi phải tinh tế. Mọi việc sẽ càng trở nên khó khăn hơn trên một thương trường mà bạn không hiểu gì về nó cả. Qua nhiều năm, Buffett sở hữu nhiều loại hình công ty: Nhà ga, nông trại, công ty d ệt may, nhà bán lẻ quan trọng, ngân hàng, công ty bảo hiểm, hãng quảng cáo, công ty xi măng, báo chí, đồ uống và thực phẩm, công ty truyền hình và truyền hình cáp... Ông kiểm soát m ột s ố công ty trong số này và một số khác ông đã hoặc đang là một cổ đông. Nhưng trong t ất cả các trường hợp, ông đã hoặc đang nhận ra chính xác những công ty đó hoạt động nh ư th ế nào. Ông hiểu rõ doanh thu, chi phí, lưu lượng tiền mặt, mối quan hệ nhân công, sự linh hoạt của giá, và nhu cầu phân bổ nguồn vốn của mỗi công ty cổ phần đơn vị của Berkshire. Buffett duy trì mức độ hiểu biết cao về các ngành kinh doanh của tập đoàn Berkshire vì ông chỉ lựa chọn các công ty trong phạm vi hiểu biết tài chính và trí tu ệ của mình. Ông gọi đó là “vòng tròn khả năng”: "Nếu bạn sở hữu một công ty (cho dù là sở hữu toàn bộ hay ch ỉ một số cổ phiếu) trong một ngành bạn không hiểu gì về nó, không thể dự đoán s ự phát tri ển chính xác thì bạn sẽ không thể đưa ra một quyết định sáng suốt được". Ông khuyên: “Hãy đầu tư trong vòng tròn khả năng của bạn. Vấn đề không phải là vòng tròn kh ả năng lớn nh ư thế nào, mà vấn đề là bạn xác định giới hạn đó chuẩn xác như thế nào”. Các nhà phê bình cho rằng những giới hạn mà Buffett tự áp đặt cho mình đặt ông ra ngoài những ngành có tiềm năng đầu tư lớn nhất, ví dụ như công nghệ. Ông trả l ời rằng: “Đ ầu tư thành công không phải là vấn đề bạn hiểu biết nhiều như thế nào mà là bạn xác định đi ều bạn không biết thực tế như thế nào. Một nhà đầu tư chỉ cần làm rất ít việc miễn là anh ta
  13. tránh mắc phải những sai lầm lớn”. Để có được kết quả trên mức trung bình, Buffett đã ph ải học, thường là bằng cách làm những việc bình thường. Tháng 11/2000, Warren Buffett và Berkshire Hahthaway chi 11 tỷ đôla cho công ty Benjamin Moore &Co., “Mercedes” của các công ty sơn. Anh em nhà Moore sáng l ập ra công ty vào năm 1883 tại tầng hầm Brooklyn của họ. Hiện nay, Benjamin Moore là một trong năm công ty sơn lớn nhất Mỹ và danh tiếng về chất lượng luôn vượt trội. Theo báo cáo, Buffett thanh toán 25% tiền lãi theo giá hiện tại của chứng khoán. Xét b ề ngoài, điều đó có vẻ như đối lập với một trong những Nguyên t ắc cứng rắn của Buffett: Đó là ông sẽ chỉ hành động khi giá đủ thấp để tạo ra biên độ an toàn. Tuy vậy, chúng ta cũng biết rằng Buffett không ngại trả tiền để đổi lấy chất lượng. Rõ ràng là giá chứng khoán tăng vọt 50% lên thành 37,62 đôla một cổ phiếu sau khi vụ mua bán được công bố. Điều này cho thấy, hoặc là Buffett tìm ra công ty khác bị định giá thấp hoặc là phần còn lại của th ế gi ới đầu tư đang tin vào sự nhạy cảm của ông và đẩy giá cả lên thậm chí cao h ơn hoặc cả hai. Benjamin Moore chỉ là một loại công ty Buffett thích. Ngành kinh doanh s ơn ch ẳng là gì c ả nếu không đơn giản và dễ hiểu. Buffett cũng có ý định mua các công ty có một lịch s ử hoạt động ổn định và kết quả là sau khi mua công ty, ông sẽ không cần ph ải thay đổi h ệ thống hoạt động của nó. Gu đầu tư của ông là mua những công ty thành công và v ẫn có triển vọng tăng trưởng. Thành công và tình trạng hiện tại của Benjamin Moore trên thương trường qua nhi ều th ập kỷ khẳng định chất lượng sản phẩm, sản xuất, sức mạnh nhãn hiệu, và dịch vụ ổn định của công ty. Hiện tại, sau 121 năm thành lập, công ty gặt hái được khoảng 80 triệu đôla l ợi nhuận trên 900 triệu đôla doanh thu bán hàng. Khi nghiên cứu Benjamin Moore, Buffett cũng thấy đây là một công ty hoạt động t ốt. M ặc dù cách đây vài năm người ta vẫn còn băn khoăn về chiến lược bán lẻ của Moore, công ty đã tiến hành một chương trình trẻ hóa nhãn hiệu tại Mỹ và Canada. Benjamin Moore tăng lượng bán lẻ tại các cửa hàng độc lập bằng chương trình Singature Store và mua m ột s ố cửa hàng bán lẻ như cửa hàng Janovic đặt tại Manhattan. Chỉ trước vụ mua l ại của Berkshire hồi năm 2000, công ty đã tiến hành một chương trình gi ảm thiểu chi phí và h ợp lý hóa nhằm mục đích cải thiện hệ thống hoạt động của công ty. Ngành kinh doanh của Coca-Cola tương đối đơn giản. Công ty mua hàng hóa đầu vào và kết hợp chúng lại để sản xuất ra một dung dịch, rồi đem bán chúng cho nhà đóng chai. Nhà đóng chai kết hợp dung dịch đó với những nguyên liệu khác và đem bán s ản ph ẩm hoàn chỉnh cho các cửa hàng bán lẻ như các bách hóa, siêu thị, và các máy bán hàng t ự đ ộng. Công ty cũng cung cấp sản phẩm nước ngọt cho các đại lý bán l ẻ, nh ững người bán nước ngọt cho người tiêu dùng theo tách hoặc chén. Các nhãn hiệu sản phẩm của công ty bao gồm nước giải khát Coca-Cola, Diet Coke, Sprite, PiBB Xtra, Mello Yello, Fanta, Tab, Dasani và Fresca. Các đồ u ống của công ty bao g ồm các sản phẩm nước hoa quả nhãn hiệu Hi-C, nước cam Minute Maid, Powerade, và Nestea. Công ty sở hữu 45% Coca-Cola Enterprises, là công ty đóng chai lớn nhất n ước M ỹ, và 35% Coca-Cola Amatil - công ty đóng chai Australia, không ch ỉ quan tâm tới s ản ph ẩm ở riêng Australia mà còn cả sản phẩm ở New Zealand và Đông Âu. Thế mạnh của Coca-Cola không chỉ là nhãn hiệu của các sản phẩm mà còn là hệ th ống phân phối có một không hai trên thế giới của hãng. Ngày nay, doanh s ố bán hàng trên th ế giới của các sản phẩm Coca-Cola chiếm 69% doanh số bán hàng thu ần của công ty và 80% lợi nhuận của hãng. Cùng với Coca-Cola Amatil, công ty còn được hưởng lãi su ất trên
  14. vốn cổ phần của các công ty đóng chai ở Mexico, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Đài Loan, Hong Kong, và Trung Quốc. Ông nội của Buffett từng sở hữu và biên tập tờ Cuming County Democrat, m ột tờ tu ần báo ở West Point, Nebraska. Bà nội ông giúp việc tại tòa soạn và cũng sắp chữ t ại cửa hàng in của gia đình. Cha ông, trong khi đang theo học trường Đại học Nebraska, làm biên t ập cho tờ Daily Nebraskan. Bản thân Buffett từng là nhà quản lý phát hành cho t ờ Lincoln Journal. Mọi người thường nói rằng nếu Buffett không lao vào sự nghiệp kinh doanh, gần như ch ắc chắn ông sẽ theo đuổi nghề báo. Năm 1969, Buffett mua tờ báo quan trọng đầu tiên, tờ Omaha Sun, cùng v ới m ột nhóm những tờ báo tuần khác; từ những tờ báo này, ông học được sự năng động trong kinh doanh một tờ báo. Ông có 4 năm kinh nghiệm thực tế điều hành một tờ báo trước khi mua cổ phiếu đầu tiên của Washington Post. Buffett hiểu rất rõ ngành ngân hàng. Trong năm 1969, Berkshire mua 98% Ngân hàng Qu ốc gia Illinois và Trust Company và nắm giữ nó cho tới năm 1979 khi Lu ật cổ ph ần ngân hàng yêu cầu Berkshire phải gạt bỏ toàn bộ lợi tức của công ty. Trong su ốt khoảng th ời gian 10 năm, ngân hàng đã hoạt động bên cạnh các công ty cổ phần khác mà Berkshire ki ểm soát và Buffett báo cáo lợi nhuận và doanh thu mỗi năm của ngân hàng trong các báo cáo thường niên của Berkshire. Buffett hiểu rõ sự rắc rối phức tạp của ngành kinh doanh bảo hiểm. Chính Gene Abegg - Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Quốc gia Illinois đã dạy Buffett về kinh doanh ngân hàng. Ông biết rằng, các ngân hàng sẽ kinh doanh có lãi ch ỉ cần khoản cho vay đ ược đưa ra một cách có trách nhiệm và các chi phí được giảm thiểu. Một ngân hàng được qu ản lý tốt không chỉ có thể tăng lợi nhuận mà còn thu được một số lợi tức trên vốn cổ phần. Giá trị dài hạn của một ngân hàng theo Buffett là được xác định thông qua hành động của các nhà quản lý của ngân hàng đó, bởi vì họ kiểm soát hai chỉ số quan trọng: chi phí và các khoản cho vay. Những nhà quản lý tồi luôn có cách đẩy chi phí hoạt động lên trong khi t ạo ra các khoản cho vay ngu xuẩn. Carl Reichard, sau này là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Wells Fargo, đi ều hành ngân hàng từ năm 1983 đã đạt được những kết quả ấn tượng. Dưới sự lãnh đạo của ông, cả tăng trưởng của lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn cổ phần đều trên mức trung bình và hi ệu quả hoạt động luôn ở mức cao nhất trên toàn quốc. Reichardt cũng xây dựng được một danh mục cho vay vững chắc. Buffett không thích những công ty đang phải giải quyết những khó khăn, rắc r ối. “Chúng tôi thích những cổ phiếu có mức sinh lợi cao trên vốn đầu tư, để chắc chắn rằng nó s ẽ còn tiếp tục như vậy”, Buffett nói điều này trong đại hội thường niên của Berkshire năm 1995. Sau đó, ông nói thêm: “Tôi xem xét lợi thế cạnh tranh trong dài h ạn và xem liệu nó có kéo dài lâu không”. Điều đó có nghĩa là, ông tìm kiếm thứ ông gọi là nhượng quy ền kinh doanh. "Khi tìm kiếm khả năng tồn tại lâu dài của một công ty nhượng quyền kinh doanh, đi ều quan trọng nhất đối với tôi là khám phá xem lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp t ới m ức nào. Tất nhiên tôi vẫn yêu thích một lâu đài lớn có tường rào và hào sâu với cá piranhas và cá sấu", Warren Buffett nói. Không ai xa lạ gì với cái tên Warren Buffett, nhà đ ầu t ư thành công nh ất thế gi ới v ới tri ết lý đ ầu tư giá trị đã đưa ông trở thành tỷ phú có tài sản lớn thứ 3 hiện nay.
  15. Tuy nhiên, ít ai biết trường phái giá trị đã được ông sử d ụng với 3 bi ến th ể khác nhau và các chiến lược đầu tư cũng khác nhau ở 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đầu tư giá trị cổ điển Trong giai đoạn đầu quản lý quỹ đầu tư (quỹ phòng hộ) t ừ 1957-1969, Buffett có 13 năm liên tiếp không thua lỗ và hiệu quả đầu tư luôn vượt trội so với m ức tăng trưởng c ủa ch ỉ s ố Dow Jones. Trong giai đoạn này chỉ số Dow Jones tăng trưởng trung bình là 7,4%, nh ưng Buffett đã
  16. đem lại cho các nhà đầu tư góp vốn chung suất sinh lời là 23,8%.
  17. Những năm mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, Buffett tuân thủ triệt để ph ương pháp đầu t ư giá tr ị của Graham & Benjamin, phương pháp này như sau: - Tập trung chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của 1 công ty để cố gắng mua nh ững c ổ phi ếu được định giá dưới 30-50% giá trị thực của nó. - Bán cổ phiếu đó khi nó tăng gần đến giá trị thực, phân b ổ tài s ản theo nguyên t ắc không b ỏ chung trứng vào 1 giỏ. Những công ty chất lượng thường ít khi được giao dịch dưới giá trị thực, nên giai đoạn này ông thường mua những cổ phiếu “dỏm”, cổ phiếu vốn hóa không cao và bị thị trường đ ịnh giá quá xa dưới giá trị thực. Ông áp dụng sách lược này khoảng 20 năm đầu tiên, chọn cổ phiếu b ị thị trường bán “ khuy ến mãi” thấp 50% so với giá trị thực, giữ khoảng 5 năm rồi bán ra. Chi ến l ược này đem đ ến cho ông lợi nhuận trung bình 20% mỗi năm, bất chấp thị trường chung t ốt hay x ấu. Giai đoạn 2: Thời hoàng kim của Buffett Giai đoạn 1 đã biến Buffett trở thành triệu phú, nhưng giai đoạn 2 m ới là giai đo ạn thăng hoa c ủa Buffett và khiến tên tuổi của ông được biết đến trên toàn th ế giới. Giai đoạn này rơi vào 1970-1990 khi Buffett bắt đ ầu chuyển sang mua các c ổ phi ếu có v ốn hóa khá lớn, nổi tiếng như Washington Post, American Express, Geico. Ông đã có 1 b ước ti ến dài, không còn áp dụng 100% chiến lược theo Graham nữa. Thay vào đó, ông áp d ụng t ư t ưởng đ ầu tư tăng trưởng của Fisher & Munger, tập trung vào lợi nhuận lâu dài c ủa công ty cũng nh ư những nhân tố quan trọng khác như thương hiệu, sở hữu trí tuệ, ch ất l ượng ban quản trị c ủa công ty… Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá th ấp so với giá trị th ực đã đ ược thay bằng chiến lược mua 1 công ty lớn, công ty thật tốt với giá chấp nhận đ ược và gi ữ lâu dài để kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng của nó. 1 trong những thương vụ thành công nh ất theo ph ương cách này đó là vụ mua Washington Post. Dưới đây là đồ thị giá của Washington Post t ừ lúc Buffett mua nó đến nay:
  18. Trong khoảng hơn 35 năm, CP này đã tăng giá 160 l ần chưa tính cổ t ức nh ận đ ược, minh ch ứng cho kĩ năng đầu tư siêu phàm của ông. Giai đoạn 3: Triết lý đầu tư hiện đại của Buffett Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1990 và kéo dài đến nay. Th ời gian này, Buffet đ ối m ặt v ới 1 vấn đề mà các nhà đầu tư thành công đều gặp phải, đó là danh m ục đ ầu t ư c ủa ông đã tr ở nên quá lớn. Vì vậy chỉ cần sự thay đổi 1% cũng có thể t ạo nên nh ững khoản lãi hoặc l ỗ kh ổng lồ. Vấn đề của Buffett lúc này là ông cần phải đầu tư với một lượng vốn quá l ớn, vì v ậy ch ỉ đ ược cân nhắc những công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD, làm ăn ổn định đ ồng th ời ph ải hi ểu v ề vi ệc kinh doanh của công ty mục tiêu và giá mua phải được tính toán hợp lý. Nếu không có nhi ều công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn này, Buffett phải mở rộng đầu tư sang các công ty ở bên ngoài nước Mỹ. Vì những lí do trên, Buffett điều chỉnh lại chiến l ược đầu tư của ông, ch ấp nhu ận su ất sinh l ời trên vốn đầu tư thấp hơn và chiến lược này chỉ dùng cho tổ chức l ớn chứ không ph ải chi ến lược lựa chọn cổ phiếu “khuyến mãi” giống giai đoạn đầu. Vì Berkshire Hathaway luôn có sẵn nguồn tiền phải đầu t ư để sinh lãi, Buffett có xu h ướng l ựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn, ví dụ như thương vụ mua công ty đ ường sắt Burlington Northern năm 2009 trị giá 26 t ỉ USD hay b ỏ 10,7 t ỉ USD mua c ổ ph ần IBM năm 2011.
  19. Bảng thống kê giá trị sổ sách của tập đoàn Berkshire Hathaway d ưới đây cho th ấy ở giai đo ạn 3 suất sinh lời của BH đã giảm đáng kể so với 2 giai đoạn trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2