TRIẾT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA 3
lượt xem 7
download
Vì cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể hiện ra, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên, cho nên, muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRIẾT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA 3
- khác, cái ngẫu nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm, cho nên chúng ta không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, coi nhẹ cái ngẫu nhiên, đúng như C.Mác đã khuyến cáo: “lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả”. Vì cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể hiện ra, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên, cho nên, muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Trong số những cái ngẫu nhiên, con người phải tìm cho được cái ngẫu nhiên có lợi, cố định lại để biến nó thành cái tất nhiên, và phải tìm cho ra cái ngẫu nhiên có hại, tạo điều kiện để loại trừ nó. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, vì vậy, không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật hiện tượng. Để xác định cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên chúng ta phải đặt nó trong một quan hệ xác định. Câu 29: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này? Page 257 of 487
- 1. Khái niệm Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức và kết cấu của nội dung. Ví dụ, nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan cảm giác, các hệ thống v.v. tạo thành cơ thể đó. Còn hệ thống các mối liên hệ giữa các tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan, các hệ thống, các quá trình sinh, hóa, lý diễn ra trong nó là hình thức của cơ thể. Sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài, giữa hai loại hình thức này thì hình thức bên trong là quyết định. Theo cách định nghĩa ở trên đây về hình thức, ta thấy hình thức không phải là một cái gì ở mặt ngoài của sự vật, ở mặt ngoài nội dung của nó. Vì vậy, phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Ví dụ, nội dung của một tác phẩm văn học là toàn bộ các sự kiện, các nhân vật của đời sống hiện thực mà tác phẩm đó phản ánh; hình Page 258 of 487
- thức bên trong của tác phẩm đó là bút pháp nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, bố cục tác phẩm v.v.; còn hình thức bên ngoài của tác phẩm là màu sắc trang trí bìa, kiểu chữ, khổ chữ v.v.. Yếu tố tạo nên giá trị của một tác phẩm văn học ngoài nội dung ra thì chủ yếu là do hình thức bên trong của nó quyết định. 2. Mối quan hệ biện chứng Một là, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được. Page 259 of 487
- Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ, nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội dung, là chuyên chính của đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như công xã Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ nhân dân. Ngược lại, cùng một hình thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung tư tưởng tiến bộ cách mạng. Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật. Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự biến đổi, phát triển của sự vật Page 260 of 487
- bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Ví dụ, trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung, và quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, nó luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cu, thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức. Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung. Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ví dụ, trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực Page 261 of 487
- lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Bốn là, nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại. Ví dụ, trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa. Page 262 of 487
- 3. Ý nghĩa phương pháp luận Vì nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, cho nên chúng ta không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức, đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức. Do cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện và một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau, cho nên, trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải tận dụng mọi loại hình thức có thể có, kể cả một số hình thức cũ để phục vụ cho nội dung mới, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác nhau. Vì nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức, nhưng hình thức lại có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, cho nên để nhận thức và cải tạo sự vật, trước hết chúng ta phải căn cứ vào nội dung, mặt khác phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung với hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển. Không nên cứng nhắc khi xem xét nội dung và hình thức, để xác định cái gì là nội dung cái gì là hình thức chúng ta phải đặt nó trong một quan hệ xác định. Page 263 of 487
- Câu 30: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này? 1. Khái niệm Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là hình thức biển hiện ra bên ngoài của bản chất. Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, vì cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật thì cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Nhưng bản chất không phải là bất kỳ cái chung nào, nó là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Trong thực tế có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất. Phạm trù bản chất là phạm trù cùng bậcvới phạm trù tất nhiên và phạm trù quy luật. Nhưng bản chất không đồng nhất hoàn toàn với quy luật. Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật vì nói đến bản chất sự vật tức là nói đến những quy luật vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên, mỗi quy luật chỉ biểu hiện một khía cạnh nhất định của bản chất. Page 264 of 487
- Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật, do đó, phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật. 2. Mối quan hệ biện chứng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Giữa bản chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng, chúng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng lại mẫu thuẫn đối lập nhau. Một là, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan; giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc chặt chẽ không tách rời nhau. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Vì vậy, V.I.Lênin viết: “Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất”50. 50 V.I.Lênin, Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Hà nội, 1963, tr. 282. Page 265 of 487
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Và, nếu có một bản chất mới xuất hiện thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mới phản ánh bản chất mới. Ví dụ, bản chất của chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp vô sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng trong xã hội tư bản như sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nạn thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh v.v.. Khi không còn giai cấp tư sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các hiện tượng trên cũng sẽ mất đi theo. Hai là, tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Tính chất mâu thuẫn của sự thống Page 266 of 487
- nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài, nhưng chúng thống nhất với nhau ở chỗ bản chất chỉ có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và hiện tượng là hiện tượng của một bản chất nhất định. Thứ hai, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp nhất định. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ hiện tượng là sự phản ánh của bản chất nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù hợp với bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi còn xuyên tạc bản chất. 3. Ý nghĩa phương pháp luận Vì bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ ràng buộc, không tách rời nhau, bản chất thì ẩn dấu sâu kín bên trong sự vật còn hiện tượng thì lại là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cho nên, muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì phải xuất Page 267 of 487
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và Chủ nghĩa duy vật trước Mác - 3
6 p | 130 | 17
-
Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản của C.Mác - 3
6 p | 108 | 8
-
Công ty cổ phần và vận động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 3
7 p | 70 | 4
-
Cố phần hóa doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế - 2
7 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn