intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trở thành lãnh đạo bằng cách nào

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

199
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng, khoảng 50-70% các tổ chức được quản lý bởi những người không đủ khả năng lãnh đạo. Họ được thuê chủ yếu là vì kiến thức về kỹ thuật, kinh doanh và chính trị, chứ không phải dựa trên kỹ năng lãnh đạo. Những người quản lý như vậy thường là những người truyền đạt kém, không nhạy cảm, không đáng tin cậy, kiểm soát vi mô, dễ bị kích động và "dễ bùng nổ". Kết quả là nhân viên giảm sút tinh thần và xa lánh lãnh đạo. Vậy......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trở thành lãnh đạo bằng cách nào

  1. Trở thành lãnh đạo bằng cách nào? (phần 1) Các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng, khoảng 50-70% các tổ chức được quản lý bởi những người không đủ khả năng lãnh đạo. Họ được thuê chủ yếu là vì kiến thức về kỹ thuật, kinh doanh và chính trị, chứ không phải dựa trên kỹ năng lãnh đạo. Những người quản lý như vậy thường là những người truyền đạt kém, không nhạy cảm, không đáng tin cậy, kiểm soát vi mô, dễ bị kích động và "dễ bùng nổ". Kết quả là nhân viên giảm sút tinh thần và xa lánh lãnh đạo. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự? Sau đây là các cách để trở thành một nhà lãnh đạo: 1. Nhận trách nhiệm Trở thành một nhà điêu khắc cho công việc và cuộc sống của bạn chứ không phải là một bức tượng. Các nhà lãnh đạo là những người đáng tin cậy - là những tác giả cho cuộc sống của riêng họ. Hãy nhận trách nhiệm vì sự phát triển cá nhân của bạn. Không ai có thể đầu tư vào thành công và sự thoả mãn của bạn nhiều hơn chính bạn. Điều khiển, bảo vệ và phát triển khả năng tiềm tàng của bạn phụ thuộc vào chính bạn. Bạn không thể bị động hoặc cố để chấp nhận những vai trò người khác giao cho. Hãy biết những điều mình muốn và chuẩn bị để hành động. 2. Biết điểm mạnh của mình Công việc sẽ ý nghĩa nhất và thoả mãn nhất khi có cơ hội để sử dụng điểm mạnh của mình. Việc lãnh đạo dựa trên nền tảng cơ bản là đặc tính. Biết những điểm mạnh của mình sẽ khuyến khích bạn tìm được cách để chọn môi trường làm việc và công việc mà bạn có thể phát huy bản thân tốt nhất. Ví dụ, nếu một trong những điểm mạnh của bạn là trung thành và làm việc nhóm, bạn sẽ trở nên hiệu quả nhất khi là thành viên trong một nhóm nào đó. Nếu công bằng là một trong những điểm mạnh lớn nhất của bạn, bạn sẽ thất vọng và không thoả mãn nếu không có cơ hội làm việc về những vấn đề liên quan đến công lý. Nếu bạn là người ham học hỏi, học tập, bạn sẽ cảm thấy buồn chán và thất vọng trừ khi bạn tìm được cách để làm chủ những kỹ năng và kiến thức mới. Mỗi người có những điểm mạnh khác nhau. Những nhà lãnh đạo giỏi phát triển tài năng bằng cách gắn kết những thế mạnh của mọi người vào công việc. Họ thừa nhận sự đóng góp và biểu dương những thành tích đạt được. Hãy bắt đầu việc lãnh đạo tốt bằng việc giành được từng thành công nhỏ. Hãy nhớ rằng, thậm chí những chiến thắng nhỏ cũng đủ để xây dựng sự tự tin và phát triển khả năng lãnh đạo. 3. Tạo ra tầm nhìn
  2. Làm lãnh đạo thì ai cũng muốn nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng. Để trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi phải có trách nhiệm, tầm nhìn, sự chính trực, cảm thông và niềm tin vào những mục tiêu đã đặt ra. Các cách tiếp theo sau đây sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo thực sự. 12. Hiểu được cảm xúc của người khác Nền tảng cơ bản của việc lãnh đạo là quan hệ của bạn với mọi người. Ở góc độ cá nhân, những người không thể kiểm soát được cảm xúc của mình thì khó lòng quản lý người khác hiệu quả được. Sẽ rất quan trọng khi nhận thức được cảm xúc của mình và diễn tả nó trong những tình huống cụ thể. Quản lý cảm xúc của bạn sẽ làm cho nhận thức và phán đoán của bạn bớt u ám. Những nhà lãnh đạo hiệu quả là những người có thể đọc được những dấu hiệu xúc cảm của người khác. Khả năng ảnh hưởng của bạn lên người khác phụ thuộc vào sự nhạy cảm của bạn trước phản ứng của mọi người. Hãy luyện tập khả năng "nghe" người khác - không phải chỉ là nghe những lời họ nói mà nghe cả những điều họ không diễn tả bằng lời. Các nhà lãnh đạo sẽ thuyết phục hơn khi họ có thể làm cho thông điệp hoà hợp với người nghe. 13. Tự bào chữa cho mình Nhiều luật sư rất giỏi biện hộ cho khách hàng nhưng lại không dám bào chữa cho chính mình. Nhưng không biết tự bào chữa có thể mang lại rất nhiều hậu quả. Hãy nhớ rằng, những gì người ngoài trông thấy chỉ là một phần rất nhỏ trong hành động của chúng ta. Việc thiếu thông tin có thể khiến người khác hiểu không đầy đủ hoặc không đúng về những việc bạn làm. Hãy thể hiện sự thuyết phục của bạn. Việc tự biện hộ cũng rất cần thiết trong việc tiến đến vị trí lãnh đạo. Thêm vào đó, hãy chắc chắn rằng bạn thừa nhận và đánh giá cao những người đã tham gia nỗ lực nhóm. Những nhà lãnh đạo có thể khiến cho nhân viên tự hào vì những đóng góp của họ. 14. Trở thành một nhà truyền thông xuất sắc Một nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn của mình theo cách tăng cường sức mạnh cho người khác và khuyến khích họ hành động. Khả năng có được sự hợp tác và hỗ trợ của người khác, thông qua thoả hiệp, thuyết phục và ảnh hưởng - đều dựa vào kỹ năng truyền thông. Thu hút sự chú ý của người nghe bằng việc nói về mục tiêu mà người nghe muốn giành được, sau đó lắng nghe ý kiến của họ. Khi người nghe cảm thấy họ được lắng nghe, họ cũng sẽ lắng nghe bạn. 15. Thể hiện sự quan tâm đến người khác Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm quan trọng nhất của nhà lãnh đạo hiệu quả là sự đam mê, sự giáo dục, sự rộng lượng, vị tha và cảm thông. Biểu hiện của nó là sự quan tâm đến mọi người. Nếu biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ có được sự yêu quý của họ. Đó là điều không thể thiếu được nếu muốn trở thành lãnh đạo. 16. Phát triển và duy trì một hệ thống hỗ trợ Dành thời gian để duy trì sự hỗ trợ và liên hệ gần gũi với những người khác là việc rất cần
  3. thiết. Ở nhà bạn cần người bạn đời gánh vác và chia sẻ công việc gia đình. Hãy nói rõ với những người thân khác nếu bạn cần sự hỗ trợ của họ để đạt được mục tiêu. Bạn cũng cần sự hỗ trợ của những người bạn giám sát. Học cách uỷ thác bớt công việc cho những người khác. Hãy nhớ rằng lãnh đạo không phải là làm tất cả mọi việc. Nhà lãnh đạo giao nhiệm vụ cho người khác dựa trên những điểm mạnh và tinh thần của họ. Họ nói rất rõ ràng những mong muốn của mình khi giao nhiệm vụ. Cũng đừng để sự cầu toàn làm hỏng việc uỷ thác. Nếu bạn thấy không thoả mãn với những sản phẩm đã hoàn thành, đừng tự mình làm lại. Thay vì thế, hãy giao nó lại cho người bạn đã giao phó và chắc chắn rằng người đó hiểu mong muốn của bạn. Bằng cách này bạn sẽ không cảm thấy gánh nặng và bạn sẽ giúp những người khác tăng cường khả năng của riêng họ. 17. Duy trì sự chính trực Sự chính trực có thể được xem là đặc điểm quan trọng nhất của việc lãnh đạo. Người ta chịu sự lãnh đạo của những người mà họ tin tưởng. Hãy làm những điều bạn nói bạn sẽ làm. Đừng hứa những điều bạn không thể. Những người không có sự chính trực có thể vẫn có quyền lực nhưng họ không lãnh đạo thực sự. 18. Bền bỉ Sự bền bỉ khi đối mặt với mọi tai ương là một trong những biểu hiện của sự kiên cường. Hãy chịu trách nhiệm về số phận của chính mình. Giữ vững các giá trị và mục tiêu của bạn và duy trì những nỗ lực để giành được nó. Sự bền bỉ không có nghĩa là không bao giờ bạn cảm thấy mất đi sự khuyến khích, mà bạn vẫn tiếp tục tập trung vào mục tiêu cho dù đôi lúc bạn không thể tránh khỏi cảm giác này. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, giống như một vận động viên marathon, hãy luôn cố gắng và tin tưởng vào những điều bạn đang làm và không bao giờ bỏ cuộc. Nguyệt Ánh Theo Emergingleader
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2