Hàng trăm "hạt" giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại "hạt" này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Trồng khoai tây bằng "hạt" nhân tạo
- Trồng khoai tây bằng "hạt" nhân tạo
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hàng trăm "hạt" giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng
trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình
nghiên cứu, loại "hạt" này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình
thường.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thịnh (Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu hạt
nhân Đà Lạt) cho biết: Mỗi năm nước ta sản xuất hơn 10 triệu củ khoai tây giống,
trong đó Đà Lạt chiếm quá nửa bởi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp.
Tuy nhiên, năng suất khoai tây thấp, chất lượng củ giống còn kém và tỉ lệ củ mang
mầm bệnh khá cao bởi chưa có quy trình sản xuất tiên tiến. Để nâng cao chất
lượng củ giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, sản xuất "hạt" khoai tây nhân tạo;
đồng thời kích thích sinh trưởng bằng kỹ thuật bức xạ hạt nhân".
Một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan… đã tiến hành kích thích giống cây
trồng bằng phóng xạ khiến hạt nảy mầm với tỉ lệ cao, sức sinh trưởng mạnh nên
năng suất gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn xạ thường có hốc chiếu, thiết bị
chiếu với không gian hạn chế nên chỉ có thể chiếu cho những đối tượng có kích cỡ
nhỏ như hạt bắp, hạt lúa mì, hạt bắp cải…
"Làm sao cho củ khoai tây có kích cỡ tương đương như hạt để có thể xử lý bằng
phóng xạ?" – TS Thịnh cùng các cộng sự trăn trở và đã dày công nghiên cứu thiết
lập hệ thống trồng trong ống nghiệm để tạo ra những cây khoai tây có bản chất di
truyền và sinh lý như nhau. Sau đó kích thích sinh trưởng quần thể cây này bằng
- bức xạ gamma liều thấp (từ 50 -300 rad) rồi xử lý kỹ thuật để tạo ra củ khoai tây
với kích thước bằng cỡ hạt đậu xanh nhưng tiềm năng sống mạnh mẽ.
Những củ "siêu bi" này được đưa ra sản xuất thủy canh trên cát tạo củ bi giống
sạch bệnh hoặc cũng có thể trồng trực tiếp ngoài đồng. Để tạo củ khoai tây giống,
củ khoai tây bình thường khi đưa ra nhân giống chỉ đạt 2,5 củ bi, trong khi "hạt"
khoai tây nhân tạo đạt 6,2 củ và không hề bị bệnh hại.
"Hạt" khoai tây nhân tạo còn có ưu điểm khó bị tổn thương khi vận chuyển vì có
một lớp da bao bọc bên ngoài, có thể cất giữ khá lâu ở nhiệt độ thấp (4-6 độ C).
Năng suất tăng từ 1 đến 2 lần
Trồng khoai tây bằng loại "hạt" chỉ bé như hạt đậu xanh là chuyện quá lạ lẫm
không chỉ với những bác nông dân chân lấm tay bùn. Thế nên không ít người ngạc
nhiên, ngờ vực.
Anh Võ Khương (36C Nguyễn Công Trứ, phường 8, Đà Lạt) cũng không phải là
ngoại lệ. Thế nhưng sau một vụ thực nghiệm, đến mùa thu hoạch, anh phấn khởi
cho biết: Bình quân năng suất một bụi khoai tây trồng bằng "hạt" nhân tạo là
1,3kg, có bụi lên tới 1,5kg - 2kg, tăng từ 1-2 lần so với việc trồng bằng giống
khoai tự nhiên.
Trồng khoai tây bằng "hạt" nhân tạo sạch bệnh, chất lượng cao, giá thành hạ… là
hướng đi mới mở ra nhiều triển vọng cho nông dân và các cơ sở sản xuất, nhất là ở
những vùng chuyên canh khoai tây để chế biến khoai sấy khô xuất khẩu.
TS. Thịnh lưu ý, việc chiếu xạ bằng gamma tuy đã tạo điều kiện thuận lợi để "hạt"
khoai tây tồn tại ở môi trường bên ngoài với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt,
- nhưng cũng cần một số biện pháp bổ trợ bởi "hạt" mỏng manh, dễ bị mất nước và
là miếng mồi béo bở của vi sinh vật.
Trước khi mang "hạt" ra trồng cần xử lý lạnh từ 4 – 6 độ C trong vòng một tuần,
sốc nhiệt 38 độ C trong vòng hai ngày (mô phỏng mô hình "ba sôi hai lạnh" mà
nông dân vẫn thường dùng) hoặc xử lý bằng một số loại axit và chất bảo vệ thực
vật.