intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước?

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước? sau dựa vào núi? Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước? Trước có sông nhỏ, sau có núi cao, thường được cho là môi trường ở lý tưởng nhất. Phía sau có núi đương nhiên dựa vào thế núi, có thể tàng phong tụ khí, địa hình cũng là “trước thấp sau cao”, vững như Thái Sơn; trước có Minh Đường (một khoảng đất trống trước nhà) rộng lớn, tầm nhìn rộng, sông nhỏ cong cong, ví như “có tình nước”, “Uốn khúc ắt có tình”...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước?

  1. Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước? sau dựa vào núi? Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước? Trước có sông nhỏ, sau có núi cao, thường được cho là môi trường ở lý tưởng nhất. Phía sau có núi đương nhiên dựa vào thế núi, có thể tàng phong tụ khí, địa hình cũng là “trước thấp sau cao”, vững như Thái Sơn; trước có Minh Đường (một khoảng đất trống trước nhà) rộng lớn, tầm nhìn rộng, sông nhỏ cong cong, ví như “có tình nước”, “Uốn khúc ắt có tình” sẽ không có bệnh tật. Trước cửa có hồ nước hoặc hồ phun nước, phong thủy gọi là trước Minh Đường tụ nước, mà trước Minh Đường có nước ắt là có Phúc. Về mặt tâm lý, con người luôn xem nước tượng trưng cho Phúc khí. Thật ra đối với môi trường nhà ở trước đây, trước nhà có nước có thể tiết kiệm được đoạn đường chạy đi gánh nước, chỉ là sự thuận tiện trong sinh hoạt, mà đối với người xưa sự thuận tiện trong cuộc sống chính là Phúc khí. Ngày nay trong vùng đô thị chúng ta rất khó tìm được nhà ở có kết cấu “muốn gió có gió, muốn nước có nước”. Nhà ở ngày nay tuy không dùng được nguồn nước thiên nhiên của tự nhiên cho nhưng hoàn toàn có thể dùng sức người để bù đắp. Ví dụ: Trước phía đông quảng trườn ở hướng bắc đường Trường An, Bắc Kinh xây một hồ phun nước rất to, tuy là kiến trúc vô cùng hiện đại nhưng ngược lại nó hoàn toàn tuân theo lý luận của Phong Thủy học truyền thống. Là một nơi hoạt động thương mại, cầu được phúc lợi mới là mục đích chính của nó, tức hy vọng tiền tài rộng tiến, ngụ ý này được nhấn mạnh bằng ngọn suối phun thẳng lên không.
  2. Ở trung tâm hành chính Singapore, năm tòa nhà hành chính được xây dựng theo kích cỡ tượng trưng cho 5 ngón tay của bàn tay phải người đàn ông, chính giữa có hồ nước phun, suối nước phun từ trên cao xuống vào lòng bàn tay tượng trưng cho tiền của vào tay. Điều cần chú ý là trước cửa tuy có nước nhưng cần phải phân biệt đó là loại nước như thế nào. Phong Thủy chia nước làm 2 loại là nước chết & nước sống. * Nước sống: chỉ nước sạch chảy với tốc độ vừa phải & có năng lượng sống phong phú. Nước sống lưu động đem đến sự tỉnh táo, sức sống cho môi trường sống của con người. Dẫn nước sống vào môi trường xung quanh nhà ở của mình, Phong Thủy học cho rằng đó là dẫn tài khí vào nhà. * Nước chết: chỉ nước hôi thối, ô nhiễm, nhiều côn trùng, thiếu năng lượng sống. Chúng sẽ không có lợi cho môi trường sống của con người, không ích lợi cho sức khỏe, cũng không thể mang đến một tâm tính tốt. Ngoài ra còn phải lưu ý đến hình thái của nước. Dòng nước đối diện với tòa nhà có thể là một thủy triều yên ổn không nổi sóng hoặc là một đại dương sóng dữ cuộn trào mãnh liệt. * Dòng nước chảy êm đềm là Phong Thủy tốt. Như nhà ở đối diện với hồ nước, hồ bơi, bến nước yên bình, êm ả… Những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy trong lòng mình sự bình yên, trong sáng, rộng rãi, có lợi cho sự phát triển ổn định sự nghiệp.
  3. * Thế nước nhanh dồn dập sẽ ảnh hưởng đến lòng người, khiến con người trở nên nóng nảy, nông nổi. Tâm thái không ổn định dẫn đến sự nghiệp không thành, dễ thất bại. Nếu nhà ở đối diện với biển có sóng dữ cuộn trào mãnh liệt, gió to sóng gấp, thiếu khí lành, khí hòa sẽ dẫn đến tiền tài không ổn định về mặt Phong Thủy, hơn nữa trong lòng con người cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra nhà ở đối diện với biển cũng không nên ở sát quá bờ biển. Người xưa cho rằng nhà ở quá sát bờ biển là phạm vào “cát cước sát” (họa cắt đứt chân) khiến trạch vận không lâu dài, tài khí khó tụ. Trên thực tế, nhà ở quá gần biển dễ chịu sự xâm hại của thủy triều dâng tràn, sóng biển và gió biển mạnh. Nhà ở như thế sẽ thiếu cảm giác an toàn, cảm giác yên tĩnh. Vì thế cần đặc biệt chú ý. Nếu chọn nhà ở “trước Minh Đường tụ nước” thì cần chọn cảnh nước êm đềm, hiền hòa, đó mới là Phong Thủy tốt. Nhà ở tại sao phải dựa vào núi? Nhà ở dựa vào núi là nhà ở chú trọng tầm nhìn cảnh quan. Thời nay, loại “nhà ở sơn cảnh” này cũng được nhiều người ưa thích. Xây nhà phía trước núi, chủ yếu vì tránh gió. Núi cao trùng điệp là một bình phong tự nhiên. Sống ở cánh đồng bát ngát, nếu gặp phải mưa bão gầm thét, cây cao to lớn còn bị bật gốc, người, súc vật làm sao có thể tồn tại một cách bình an được. Phong Thủy gọi sơn mạch dài dằng dặc là long mạch. Hình & thế của long mạch có khác nhau, ngàn thước là ngàn thế, trăm thước là trăm hình, thế là viễn cảnh, hình là nhìn gần. Thế là các đỉnh núi nhấp nhô, hình là một mỏm núi đơn độc. Thế như rồng bay, như dáng chạy của ngựa, như sóng trên mặt nước, thế lớn mà mạnh, khắc mà chuyên, hành mà thuận.
  4. Đặc biệt là phía tây & tây bắc nhà ở có núi với độ cong tròn không lớn, truyền thống gọi đó là “kim tinh sơn”. Hình núi như thế vững chắc, tàng phong, tụ khí & sinh khí là thịnh vượng nhất. Thế thì, nhà ở có thế dựa vào núi phải chú ý những điều gì? a) Xây nhà theo kết cấu “trước thấp sau cao” là tốt nhất. Cái gọi là “sơn bao thủy ấp”, lại nói “gánh vác âm, ôm ấp dương”, địa thế phía sau nhà ở cao hơn địa thế phía trước, cảm giác như đang dựa vào núi cũng được gọi là “dựa núi”. Xây nhà trên đất này là thích hợp nhất. Vì ngoài có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió ra còn hình thành cảm giác “được bao bọc”, thỏa mãn nhu cầu tâm lý được bao bọc trong tiềm thức của con người, khiến con người cảm thấy an toàn đồng thời có thể ngắm nhìn phong cảnh. Nhưng có một điểm cần chú ý, dốc núi tránh quá cao, kỵ dốc quá đứng, nếu không sẽ có cảm giác bị treo lơ lửng trên không tạo nên sự bất an trong tâm lý. b) Không nên xây nhà theo cấu trúc “trước cao sau thấp”. Xây nhà theo kiểu này về phương diện kinh tế mà nói phải đặc biệt xử lý nền móng vì vậy mà tốn kém thêm cho việc xây dựng. Điều quan trọng hơn là nhà theo kiểu này sẽ gây cho con người cảm giác bất an, sợ hãi khiến cuộc sống trở nên căng thẳng & ngắn ngủi. c) Không nên xây nhà trên vách núi cheo leo, vì vách núi cheo leo rất nguy hiểm. Nếu có trẻ con trong nhà thì càng không nên cư ngụ ở nơi này, trẻ nhỏ có thể bất cẩn trượt chân rơi xuống thì càng tai họa. d) Không nên xây nhà trên đỉnh núi. Đó là biểu hiện cho sự không may mắn, nơi nào cao nhất sẽ bị ảnh hưởng của gió bão nhiều nhất, cũng như những cây trồng nào mọc cao nhất trong khu rừng thì chính những cây đó sẽ gánh chịu nắng gió, mưa dầm nhiều
  5. hơn. Hơn nữa sự cao nhất còn mang một ý nghĩa tột đỉnh, có câu “vật cùng tất biến, vật cực tất phản” cái gì thái quá tột đỉnh thì tất phải đi đến suy tàn, diệt vong. Địa thế quá cao sẽ gây cảm giác hoang vu, lạnh lẽo, ít hơi người, xung quanh trống trải, cuộc sống có cảm giác cô độc. e) Không xây nhà nơi “bồn địa”. Nếu một nhà ở mà nền móng kiến trúc thấp hơn địa thế xung quanh, như sống trong một bồn địa, địa hình này không có lợi cho sự thông gió, đón nhận ánh sáng & thoát nước. Theo góc độ Phong Thủy, đây là khu vực dễ tích tụ môi trường vi khuẩn với mật độ cao, có hại đến sức khỏe của người cư ngụ, cho nên khi chọn mua nhà cần đặc biệt lưu ý. f) Phía sau nhà ở không nên dựa vào “núi ác”. Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút hiểm trở, đá núi lởm chởm, cách nói truyền thống gọi là “Liêm Trinh Sơn”, chỉ sự tồi tệ của môi trường sinh thái ở đó. Nơi có Phong Thủy tốt, thực vật sinh trưởng rậm rạp tươi tốt, chất nước, chất đất đều tốt, thanh sơn thủy tú, sinh cơ mạnh mẽ mà núi thì xương cằn lởm chởm, cây cối thưa thớt giống như một quái thú sát khí bừng bừng, vừa nhìn đã cảm thấy sợ, hoang vắng, buồn bã. Núi như vậy, thiếu bồi dưỡng, nóng ẩm, không thích hợp cho sinh linh sinh trưởng. Phong Thủy học cho rằng nơi bần sơn ác thủy này tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2