YOMEDIA
ADSENSE
Truyện cười dân gian-p3
253
lượt xem 84
download
lượt xem 84
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'truyện cười dân gian-p3', giải trí - thư giãn, truyện cười phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện cười dân gian-p3
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA ĐÂU NGƯỜI ẤY H uyện Khởi có ông quan huyện họ Đổng, suốt bốn năm ngồi trị vì ở huyện đường, ông đã vơ vét bóc lột rất nhiều của cải của dân thường. Ba tháng cuối cùng trước khi mãn nhiệm, quan huyện họ Đổng càng mạnh tay vơ vét hơn. Hôm mãn nhiệm về quê, khi bước vào nhà, ông Đổng thấy nhà mình tăng lên một người. Người đó là một ông già trên sáu mươi tuổi, ốm yếu gầy gò. Ông Đổng hỏi người già kia: - Ông họ gì, ở đâu, làm nghề gì? Người già nói: - Tôi họ Lỗ, người xã Cao Sơn, làm ruộng. Ông Đổng hỏi với giọng nghi ngờ: - Ông đến nhà tôi làm gì vậy? Người già thong thả nói một thôi. - Thưa quan phụ mẫu, ngài không lạ gì câu nói: “Người đâu của đấy”, có nghĩa là của và người luôn luôn bên nhau. Với ngưòi nông dân nghèo chúng tôi, câu đó càng có ý nghĩa thiết thực. Vụ vừa rồi tôi làm được hai vạ thóc, ông lý trưởng làng tôi bảo lính đến lấy mất một tạ. Tôi hỏi tạ thóc đó đem đi đâu, ông lý trưởng bảo đem về nhà quan huyện. Vì vậy, tôi đến đây là làm đúng câu nói đó! Ông Đổng thở dài: - Vậy thì ông tính thế nào? Người già nói ngay: - Thóc của tôi ở đây thì tôi ở đây, thóc của tôi về nhà tôi thì tôi về nhà tôi! www.vuilen.com 15
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN ĂN GIÓ MẶC LÁ M ụ vợ 1ão địa chủ họ Hoàng tên là Tào Quý Thị. Tào Thị đối xử với người làm trong nhà rất cay nghiệt. Việc làm thì mụ bắt làm nặng nhọc từ tinh mơ đến tận khuya, tiền công thì rẻ mạt và bị bớt đầu xén đuôi, ăn uống thì toàn rau mà cũng chẳng được ăn no bao giờ. Người làm luôn luôn ở trạng thái mệt mỏi và nửa đói nửa thèm. Một hôm, người làm mệt mỏi quá, thực tình là không thể cố gượng hơn được nữa. Người làm ra đầu nhà đứng, há mồm ngáp ngáp làn gió đông nam, hy vọng may ra có thể tỉnh táo và đỡ mệt. Mụ vợ địa chủ nhìn thấy lạ, hỏi: - Mày làm gì vậy? Người làm nói: - Thưa bà, tôi đang luyện ăn gió. Chỉ luyện một thời gian ngắn là có thể không cần ăn cơm, chỉ cần ăn gió mà khỏe mạnh và làm việc rât khỏe. Mụ vợ địa chủ mừng rỡ: - Vậy hả, thế thì cứ mà luyện đi, rồi chăm chỉ làm việc cho tao. Tao sẽ khâu cho mọt caí áo bằng lá khô mà mặc, kẻo thiên hạ cho tao là cay nghiệt, chẳng được ăn cơm, lại cũng không được mặc áo! TRỨNG KHÔN HƠN VỊT M ột học trò nọ, học hành ấm ớ nhưng lại hay có tính bắt bẻ vặn vẹo lại thầy. Một hôm, thầy giáo viết lên bảng chữ “ngư” và giảng: - Chữ này đọc là “Yú” nghĩa là giống cá sống trong nước ở ao hồ sông biển. Cậu học trò lắc đầu, nói với thầy: - Chữ này có hai cái sừng phía trên, còn phía dưới có bốn cái chân. Thưa thầy, cá sông cá biển làm gì có con nào hình dạng như vậy đâu. Chữ Hán và chữ tượng hình, phải na ná giống con cá thì mới gọi là cá được chứ. Thầy giáo nói: - Tự cổ chí kim, chữ này là chữ cá, nếu trò bảo không phải là chữ cá thì là chữ gì? www.vuilen.com 16
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Trò nói: - Có sừng và có bốn chân, dứt khoát là con vật sống trên mặt đất rồi. Thầy hỏi: - Vậy là con gì? Trò gãi gãi tai: - Còn để xem viết to hay nhỏ đã, nếu viết to thì là con trâu, nếu viết vừa vứa thì là con hươu, nếu viết nhỏ thì là con dê! TRỘM MẤT TRỘM M ột tên trộm nọ, đêm hôm khuya khoắt, dùng nghề đào tường khoét ngạch vào các nhà để ăn trộm. Một hôm, vào được nhà nguời ta rồi mới biết nhà này nghèo lắm, chẳng có gì đáng lấy, ngoài bao tải thóc để ở đầu giường. Tên trộm thất vọng, nhưng cũng không chịu ra tay không. Hắn tính: cả bao thóc thì nặng quá không vác nổi; chi bằng ta cởi áo ra sau lấy một ít mang về làm gạo nấu cơm ăn cũng tốt. Nghĩ thế và tên trộm làm như thế. Thấy hai vợ chồng nhà này ngủ say, tên trộm cởi áo ra, trải ra đất và quay vào tháo dây buộc bao tải thóc. Từ khi tên trộm vào nhà, người chồng đã biết nhưng cứ nằm im xem sao. Khi tên trộm cởi áo trải ra đất rồi quay vào tháo dây bao thóc, ngườichồng khẽ vươn tay ra cầm lấy cái áo của tên trộm và giấu dưới lưng nằm. Tên trộm bốc được nắm thóc đem ra chỗ cái áo thì chảng thấy áo đâu cả. Vừa lúc đó, người vợ tỉnh giấc và nói với chồng: Mình ơi, hình như nhà ta có trộm vào! Người chồng nói: - Đừng có mơ ngủ nữa, nhà ta nghèo thế này thì làm gì có trộm. Tên trộm bị mất áo, ức lắm, lại nghe vợ chồng nhà này nói như vậy, không chịu được nũa, hắn nói to: - Có trộm đấy! Cái áo của tao vừa để đây mà bây giờ chẳng thấy đâu, không có trộm mà mất áo à! www.vuilen.com 17
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VỤNG CHÈO KHÉO CHỐNG N gày trước, vào dịp lễ tết, người dân thường mua các bức tranh vẽ ông tướng võ có khuôn mặt dữ tợn, cầm long đao, sát khí đằng đằng, đem về dán ở cửa nhà để trừ khử ma quái. Một nhà nọ, đến ngày tết, người chồng đi mua tranh ông thần võ, vì vô ý mà cầm phải bức tranh ông quan văn. Ông quan văn nét mặt đôn hậu quần áo mũ mảng tao nhã, trong tay cầm quyển sách và cái bút lông. Về đến nhà, người dán ra dán tranh mới thấy là tranh quan văn. Người vợ nói: - Trừ ma quái là phải tướng võ, có long đao áo giáp, có mắt quắc lên, lông mày dựng ngược. Sao anh lại mua tranh quan văn hiền mà đôn hậu, cầm sách bút thế này? Ngừời chồng, lúc đó mới vỡ lẽ ra, nhưng nhanh trí chống chế như sau: - Mình ơi, xưa nay võ thắng văn ít lắm, phần nhiều là văn thắng võ. .Đấy mình xem, bao nhiêu ông có khuôn mặt hỉền lành đôn hậu mà làm những việc ma kinh quỷ sợ đấy thôi. Không phải tôi nhầm đâu, mà là có chủ ý đấy mình ạ! BỆNH LÚ LẪN N gày trước có một người đàn ông bị căn bệnh lú lẩn. Nếu anh này đang trên đường đi thì quên cả nơi mình cần dừng lại, nếu mệt quá lăn ra ngủ thì quên cả thức dậy. Người vợ rất buồn phiền vì căn bệnh này của chồng, có chửi lắm cũng chỉ mỏi mồm mà thôi. Một hôm, người vợ nghe nói ở huyện bên cạnh có thầy thuốc chữa được bệnh này. Người vợ bảo chồng cưỡi ngựa mà đi chữa bệnh, vì đuờng hơi xa. Người chồng mừng rỡ ra đi. Đi ngang đường, người lú lẩn cảm thấy quặn đau bụng, dừng ngựa,lại, buộc ngựa vào gốc cây bên đường, bỏ chiếc nón xuống và tìm chỗ ngồi đại tiện. Hết cơn đau bụng, người lú lẩn đi ra đường cái, bỗng thấy cái nón trước lối đi, tay cầm nón lên và nói: - Người nào mà lại bỏ quên cái nón ở đây nhỉ, ta bắt được thì ta đội cho đỡ nắng. Đang mừng vì bắt được nón, thì lại thấy trước mặt mình là một con ngựa của ai bỏ quên. www.vuilen.com 18
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Người lú lẩn càng vui mùng hơn, đi đến gốc cây cởi dây buộc ngựa ra và nói: - Trời thương ta, cho ta một con ngựa để cưỡi cho đỡ mỏi chân, thích thật! Người lú lẩn cưỡi lên lưng ngựa, nhưng cũng không nhớ mình cần phải đi đâu, cứ thế để cho con ngựa chở về nhà mình. Đến cổng nhà mình rồi mà người lú lẩn cũng không biết. Thấy ngựa không đi nữa, người lú lẩn chửi: -Sao, định giở trò chầy bửa với tao à? Người vợ nghe tiếng, chạy ra, chửi: - Đồ lú lẩn ạ, đến nhà rồi còn không xuống ngựa à, thật là của tội của nợ! Người lú lẩn, trừng mắt lên, quát lại: - Con mụ kia, tao với mày có liên quan gì mà mày chửi tao như chửi chồng, chửi con mày vậy! CHÔN HAI CON SÂU MỌT T ại huyện đường, cả quan và dân được chứng kiến một cuộc đối đáp như sau: Một người nông dân khúm núm quỳ trước mặt ông quan huyện và bẩm báo như sau: - Thưa quan phụ mẫu, ngày mai thảo dân bị mất cái cuốc. Cả nhà thảo dân chỉ trông cậy vào cái cuốc đó để cuốc thuê kiếm sông, xin quan phụ mẫu cho truy tìm thủ phạm ạ! Quan huyện trừng mắt, đập tay xuống bàn quát: - Con sâu mọt kia ngày mai nhà mi mất cuốc, thế tại sao hôm qua mi không đến trình báo? Người lính lệ đứng hầu bên cạnh quan huyện, không nhịn được cười, bật lên tiêng cười sặc sụa. Quan huyện lại trừng măt, quay sang người lính lệ mà quát: - Thằng mất dạy kia, mày cười cái gì, đúng mày là đứa lấy trộm cuốc của người ta. Mày lấy trộm cuốc làm gì? Người lính lệ ngưng cười, thưa rõ ràng: - Thưa quan huyện, con lấy trộm cuốc chôn hai con sâu mọt đấy ạ! www.vuilen.com 19
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CƯỠI NGỰA TAN NHÀ N gày trước, có một nhà nọ nghèo xác nghèo xơ, chỉ có một cái vại sành là đáng giá, mà caí vạị đó cũng chưa bao giờ được đựng lấy hai bữa gạo nấu cơm cho vợ chồng chủ nhà. Cái vại sành ấy phải để dưới gần chõng tre của ông bà chủ, nếu để ra ngoài thì chẳng còn lối len chân. Một đêm, hai vợ chồng nằm ngủ trên chõng bỗng nghe chồng nằm mơ thấy mình bắt được một trăm lạng bạc. Sướng quá, anh ta reo lên mà thế là tỉnh ngủ. Anh ta lay gọi vợ dậy và nói: - Mình ơi, vận may đến với nhà ta rồi, tôi mơ thấy bắt được một trăm lạng bạc. Chao ôi, ngần ấy của thì tha hồ tậu trâu, mua đất, làm nhà, thuê người hầu, mua chức lý trưởng đi xe về ngựa cho xúng xính cuộc đời! Người vợ hỏi lại: - Thế còn tôi chẳng được mua sắm gì à? Người chồng cười: - Có chứ, nào quần áo gấm vóc lụa là, nào hoa tai lục lạc vàng chóe, mình là bà lý mà lại! Người vợ vuốt vuốt ngực chồng: - Đúng rồi, phải thế chứ! Ngừời chồng tràn ngập niềm vui tưởng tượng ra cảnh giàu Bang quyền thế. Chợt người chồng nóí với vợ: - Nhưng mà... làm lý trưởng mà chưa biết cưỡi ngựa thì dân làng coi khinh lắm. Thôi, thế này bây giờ mình làm ngựa cho tôi tập cưỡi, dần dần quen với kiểu ngồi trên yên ngựa là có thể cưỡi ngựa được. Người vợ cững đang tràn ngập niềm vui làm bà lý, đồng ý ngay, nằm sấp xuống, chống hai tay hai chân cao lên cho chồng cười tập. Người chồng cao hứng, mồm hét, người rung, chân đạp, giật như giật dây cương. Bỗng, ầm một tiếng, cái chõng gãy chân đổ sập, đè lên cái vại vỡ tung. Hai vợ chồng mất đà, ngả dúi vào cây cột làm bằng đoạn tre to bằng cổ tay mà đã lâu năm nên chân cột đã mục. Thế là cái nhà chỉ to hơn cái lều vịt một chút, đổ xầm. Vì cưỡi phía trên nên không đau lắm, người chồng lóp ngóp bò ra khỏi cái nhà đổ, ngửa mặt kêu trời: - Trời ơi, quan này... ngựa này.. thế là tan nát hết cả rồi! www.vuilen.com 20
- Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN LÃO MÙ QUA CẦU C ó một lão mù đi qua cái cầu, bắc qua một con suối. Mùa này là mùa khô, nên lòng suối không có nước, chỉ có cát và sỏi cũng đã khô. Vì già hay vì không quen đường mà lão mù bị té ngã ở giữa cầu. Cái gậy bị văng đi mất, nhưng lão mù cũng may, tay còn bám được vào cây tre mép ngoài cầu. Lão mù hoảng hốt kêu cứu vì cho rằng cái cầu này bắc qua hai mỏm núi, sâu tới hàng vài mét, nếu rơi xuống thì tan xương. Lão mù dồn hết sức bình sinh bám chắc lấy cây tre mép cầu và tiếp tục kêu cứu. Một câu học trò trẻ tuổi nhìn thấy, nhưng vì mình còn bé không kéo ông mù lên được cho nên cậu học trò đứng ở đầu cầu nói: - Ông buông tay ra, rơi xuống không đau đâu, có một thước thôi! - Lão mù nghe tiếng trẻ con, đúng là bọn nhải ranh vẫn hàng ngày trêu chọc lão, lão không tin lão cho rằng phải sâu đến mười thước chứ không phải một thước. Kêu mãi chẳng có ai ra lôi kéo lão lên, khi đuối sức, lão rơi xuống lòng suối. Hai bàn chân lão mù chạm đất, nhưng vì loạng choạng nên lão ngã ngửa, mông và lưng dính đất cát. Lão mù bò dậy, phủi phủi đất cát. Thằng bé đứng ở đầu cầu cười to, lão mù ngửa ngửa mặt về phía có tiếng cười, nói: - Cười. cười đểu hử? Lại tiếp tục phủi đất cát, lão mù cũng nở nụ cười khó hiểu rồi lẩm bẩm: - Sâu có một thước mà họ cũng bắc cầu nhỉ! www.vuilen.com 21
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn