intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

225
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Truyền dịch a Mục đích. tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước...) - Giải độc, lợi tiểu - Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được) - Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh b Các loại dịch truyền. Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1

  1. Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1 1. truyền dịch a Mục đích. tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước...) - Giải độc, lợi tiểu - Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được) - Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh b Các loại dịch truyền. Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các thành phần của máu. và chia theo: * Loại chất: dung dịch điện giải - Dinh dưỡng (glucose, acid amin...)
  2. - dung dịch kiềm hóa và acid hóa - Máu và các phế phẩm của máu - Các chế phẩm thay thế máu: Dextran... * dung dịch ưu trương: glucose 20%, 30%, 50%, NaCl 10%, 20% * dung dịch đẳng trương: Glucose 5%, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4% c Các vị trí tiêm truyền tính mạch c .1. Các vị trí thông thường: - Các tính mạch ở mu bàn tay (H.100) - Các tính mạch ở cẳng tay, cánh tay, khuỷu tay (H.101) - Các tính mạch ở chân (H.103) - Các tính mạch ở đầu (với trẻ nhỏ): tĩnh mạch trán, thái dương, tĩnh mạch mang tai (H.102) Hình 100-103/186-187 c .2. Các vị trí khác Tĩnh mạch trung tâm để đặt ống thông nuôi d ưỡng bệnh nhân dài ngày, nhằm đo áp lực tĩnh mạch trung tâm trong cấp cứu (thường do bác sĩ thực hiện). d Nguyên tắc.
  3. - dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và bảo đảm vô khuẩn đến khi kết thúc xong. - Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch. - Ðảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của bệnh nhân. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh (duy trì tổng lượng đưa vào đúng thời gian quy định). - theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền. - Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và xử lý kịp thời. - Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí. - Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn. e Trường hợp nên truyền và không nên truyền. e .1. Nên truyền Xuất huyết và tiêu chảy mất nước, bỏng, trước mổ, sau mổ. e .2. Không nên truyền - Phù phổi cấp - bệnh tim nặng - Tuỳ theo chỉ định điều trị
  4. f quy trình kỹ thuật chuyển dịch f .1. Chuẩn bị dụng cụ: a) Dụng cụ vô khuẩn. - Chai dịch truyền theo chỉ định đã kiểm tra: + Số lượng + Chất lượng + Hạn dùng - Thuốc (nếu có chỉ định) - Khay men vô khuẩn: để đựng bơm, kim tiêm, gạc, bộ dây truyền. - Kìm Kocher - bơm tiêm 5ml, 10ml vô khuẩn - Kim tiêm đã vô khuẩn dài 3cm, đường kính 5/10 - 8/10mm hoặc catheter là một ống chất dẻo xuyên vào ven bệnh nhân thường được đóng gói riêng (kim cánh bướm nếu có). - Gạc miếng đã hấp - Bộ dây truyền có hệ thống không khí, 1 dây truyền gồm 1 kim 1 bầu nhỏ giọt (có loại 10, 15, 20 giọt/ml và được ghi ở nhãn của bộ dây), một khoá lăn, một ống dây, một bao để đậy ngoài đốc kim.
  5. - Bát kền (hoặc chén) để đựng bông có cồn iod (1%), dao cưa. b) Các dụng cụ khác: - Cọc truyền có bánh xe, có loại giường có cọc truyền gắn vào, độ cao phải được tính, quang treo. - 2 khay quả đậu, túi giấy. - Kéo, băng dính, băng cuộn. - Bộ tứ gồm: Tấm nylon nhỏ, gối kê tay, dây cao su, nẹp gỗ có cuốn gạc ở ngoài hoặc nẹp bằng chất dẻo để cố định tay bệnh nhân. - Phiếu truyền dịch - Hộp thuốc chống sốc (cấp cứu). - máy đo huyết áp, ống nghe. - Nhiệt kế. - Ðồng hồ đếm mạch, nhịp thở, bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn. f .2. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích để bệnh nhân và người nhà biết công việc sắp làm và báo cho họ biết thời gian truyền bao lâu sẽ xong để họ yên tâm. Cho bệnh nhân đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch. Vệ sinh thân thể, chú ý vệ sinh vùng truyền (cạo lông nếu có).
  6. Lấy các dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền (mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ...). f .3. Tiến hành kỹ thuật: - Ðiều dưỡng đeo khẩu trang - Rửa tay bằng xà phòng, rửa dưới vòi nước. - Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến giường bệnh nhân - Ðặt cọc truyền cạnh giường ở vị trí thích hợp. - Ðặt xe đẩy (hoặc khay dụng cụ) sao cho phù hợp khi tiến hành kỹ thuật. - Sát khuẩn tay điều dưỡng. - Kiểm tra chai dịch lần 2 (tên dịch, chất lượng, số lượng, hạn dùng) và lắp vào quang treo. - Sát khuẩn nút chai. - Pha thuốc vào chai dịch (nếu có chỉ định). - Cắm kim của bộ dây có hệ thống thông khí vào các nút chai và đuổi không khí ở trong bộ dây ra bằng cách: Tay trái nâng nghiêng bầu, đồng thời tay phải mở kìm đã kẹp ở gần đầu ambu của bộ dây truyền. khi dịch chảy 1/3 bầu, người điều dưỡng phải nhanh tay hạ thẳng bầu đếm giọt xuống để cho dịch chảy tiếp tục xuống đoạn dây dưới. khi dịch chảy tới đầu ambu, cho dịch chảy ra bát kền khoảng 1-2 giọt (tránh không để chảy nhiều dịch), kẹp lại, đậy kim và giữ vô khuẩn.
  7. - Ðặt tấm nylon và gối nhỏ dưới vùng truyền. - Chọn vị trí đưa kim vào tĩnh mạch và buộc dây cao su cách vị trí tiêm 3cm. - Sát khuẩn vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra (nếu bẩn sát khuẩn nhiều lần) (H.104). Hình 104/190 - Sát khuẩn tay điều dưỡng viên lần 2. - Tay thuận đưa kim vào tĩnh mạch, khi có máu chảy ra, tay kia tháo dây cao su mở khoá cho dịch chảy vào tĩnh mạch (H.105). Hình 105/190 Nếu để nuôi dưỡng dài ngày hoặc trong cấp cứu các vị trí thông thường khó lấy, ta phải luồn catheter tĩnh mạch trung tâm (H.106). Hình 106/191 - Khoá cho dịch chảy vừa phải. - Lót miếng gạc đã hấp dưới đốc kim và gập 2 đầu gạc bọc đốc kim lại cố định băng dính vào da bệnh nhân. - Rút tấm nylon, gối kê tay, dây cao su kê ở dưới tay hoặc chân bệnh nhân và đặt nẹp buộc cố định lại (H.107). Hình 107/192 - Ðiều chỉnh giọt chảy theo chỉ định.
  8. - Ðặt bệnh nhân ở tư thế nằm thoải mái để tránh những khó chịu của người bệnh khi truyền. - Ghi phiếu truyền để cạnh chai dịch để tiện theo dõi: Ghi họ tên, tuổi, số giường, tên thuốc, số giọt chảy, giờ bắt đầu truyền, người truyền. - theo dõi sát bệnh nhân cứ 15 phút điều dưỡng viên đến quan sát một lần để phát hiện tai biến trong suốt quá trình truyền. - khi gần hết chai dịch, còn khoảng 10-20 ml thì khoá lại, rút kim, dùng bông cồn ấn vào vùng tiêm (nếu truyền tiếp thì thay chai khác). - Ghi chép tất cả tình trạng bệnh nhân từ lúc truyền đến khi thôi không truyền nữa và lượng dịch, thời gian đã truyền và trả phiếu tiêm truyền vào hồ sơ. - Thu dọc dụng cụ (dây truyền, vỏ chai) rửa sạch, đưa đi tiệt khuẩn. - Cách tính: Ví dụ: Truyền 2000ml trong 8 giờ (480 phút) mà 20 giọt/1ml g . Tai biến và cách xử trí. g .1. dịch không chảy do: - Kim bị lệch, lỗ kim áp vào thành mạch. Cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốc kim. - Do mạch kẹp, dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của tĩnh mạch để dồn máu.
  9. - Do tắc kim: Tạm thời gập 1-2 khúc của đoạn dây truyền, rồi buông nhanh, dung dịch sẽ dồn mạnh xuống làm cho thông kim. Nếu không được phải thay kim. g .2. Phồng nơi tiêm: - Do thuốc thoát ra ngoài vì tiêm ra ngoài thành mạch hoặc mũi vát của kim chưa vào sâu trong lòng mạch (mũi vát nửa trong nửa ngoài). Phải tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác. Nếu là dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ. g .3. Nhiễm khuẩn nơi tiêm do không đảm bảo vô khuẩn. g .4. Sốc: - Triệu chứng: rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh v.v... - Xử trí: Ngừng truyền ngay, phải ủ ấm cho bệnh nhân, báo cáo bác sĩ (chuẩn bị thuốc xử trí). Tìm nguyên nhân gây sốc, do dung dịch không tinh khiết, do dây truyền bẩn, do tốc độ truyền nhanh... g .5. Phù phổi cấp: Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị cao huyết áp, hoặc suy tim, nguyên nhân do truyền quá nhanh: khối lượng nhiều. - Triệu chứng: Ðau ngực, khó thở dữ dội, sắc mặt tím tái. - Xử trí: Ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ, chuẩn bị phương tiện xử trí.
  10. g .6. Tắc mạch phổi do không khí trong dây truyền lọt vào mạch. - Triệu chứng: Ðau ngực đột ngột, khó thở, có thể gây tử vong nhanh. - Xử trí: Ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ, đồng thời xử TRÍ, hô hấp nhân TẠO, thở oxy... 2. truyền máu. a. MỤC ÐÍCH Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch một khối lượng máu, nhằm mục đích: - Bù đắp lại số lượng máu đã mất, nâng cao huyết áp. - Cầm máu vì máu truyền vào nó mang sẵn các yếu tố như fibrinogen, protrobin tiểu cầu, calo. - Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc, vì nó cung cấp kháng thể và hemoglobin. - Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh, ki máu đưa vào hệ thống tuần hoàn sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến mô và đưa những sản phẩm thoát ra ở tế bào, mô, thân, phổi ra ngoài. b. Trường hợp nên truyền và không nên truyền. 2.a. Nên truyền: Chảy máu nội tạng nặng:
  11. - Sốc do chảy máu trong, sốc chấn thương đơn thuần, mất máu nặng do đứt động mạch. - Thiếu máu nặng. - Nhiễm khuẩn, mhiễm độc nặng. - Các bệnh về máu. b.2. Không nên truyền: - Viêm cơ tim, các bệnh van tim. - Sơ cứng động mạch não, huyết áp cao. - Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thuỷ... c. Nguyên tắc truyền máu: c.1. Phải truyền cùng nhóm và chắc chắn có chỉ định của bác sĩ. Nhóm A ----------> A B ---------- > B O ---------- > O AB ---------- > AB c.2. Trước khi truyền máu phải chuẩn bị đầy đủ xét nghiệm cần thiết: Nhóm máu, phản ứng chéo, kết dính...
  12. c.3. Kiểm tra chất lượng (3 lớp rõ ràng, màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu chai máu và đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn). c.4. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước truyền, nếu bất thường báo lại cho bác sĩ. c.5. Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn (dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng cỡ). c.6. Ðảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh. c.7. Phải làm phản ứng sinh vật c.8. khi chai máu đem về buồng bệnh không để quá 30 phút trước khi truyền cho bệnh nhân. c.9. Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền đề phồng các tai biến có thể xảy ra. c.10. trong trường hợp cấp cứu kông có máu c ùng nhóm có thể truyền khác nhóm nhưng phải thận trọng(không quá 500 ml) theo nguyên tắc tối thiểu như sơ đồ sau: Sơ đồ truyền máu: Hình trang 195 d. Phân loại nhóm máu và sơ đồ truyền máu. Phân loại nhóm máu, dựa trên phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tác động lên kháng nguyên cung cấp sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết. Kháng
  13. nguyên nằm ở hồng cầu còn gọi là ngưng kết nguyên, Kháng thể ở huyết tương còn gọi là ngưng kết tố xếp thành: - Ngưng kết nguyên A và ngưng kết tố b - Ngưng kết nguyên B và ngưng kết tố a Như vậy trong một người hoặc một nhóm máu không thể có ngưng kết nguyên và ngưng kết tố cùng cặp Dựa vào công trình nghiên cứu đó ta chia máu của người ra làm 4 nhóm theo hệ thống A, B, O - Nhóm A có ngưng kết nguyên A và ngưng kết tố b - Nhóm B có ngưng kết nguyên B và ngưng kết tố a - Nhóm O không có ngưng kết nguyên, chỉ có 2 ngưng kết tố a và b . - Nhóm AB có ngưng kết nguyên A và B, không có ngưng kết tố. Ngoài những kháng nguyên kháng thể kể trên còn có yếu tố Rh. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây thì Việt Nam Rh (+) chỉ có 85%. Ðể đảm bảo an toàn trong truyền máu ta có nhiều biện pháp: - Tốt nhất, an toàn nhất là truyền máu cùng nhóm - Nếu không có máu cùng nhóm, ta sẽ truyền khác nhòm theo sơ đồ nhưng không quá 500ml.
  14. Thí dụ: Nhóm máu O truyền cho nhóm AB và không nên sau khi dùng nhóm O truyền cho nhóm AB lại dùng nhóm A hoặc nhóm B truyền cho nhóm AB.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2