intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thuyết tổ ca trù và những đền thờ

Chia sẻ: Nghuyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ca trù có một truyền thuyết rất đẹp và lung linh huyền thoại về sự ra đời. Trong đó, các vị tổ ca trù đã được chính các vị tiên xui khiến chế tác ra cây đàn đáy, mà tiếng đàn này có thể giải mọi phiền muộn, chữa được bệnh cho mọi người. Tiếng đàn ấy còn se duyên cho hai vị tổ ca trù thành đôi lứa ... Ngoài ra, rất nhiều câu chuyện được lưu truyền và lan tỏa tạo cho nghệ thuật ca trù nhuốm thêm màu huyền bí... Điệu múa cổ - tranh của Nguyễn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thuyết tổ ca trù và những đền thờ

  1. Truyền thuyết tổ ca trù và những đền thờ Ca trù có một truyền thuyết rất đẹp và lung linh huyền thoại về sự ra đời. Trong đó, các vị tổ ca trù đã được chính các vị tiên xui khiến chế tác ra cây đàn đáy, mà tiếng đàn này có thể giải mọi phiền muộn, chữa được bệnh cho mọi người. Tiếng đàn ấy còn se duyên cho hai vị tổ ca trù thành đôi lứa ... Ngoài ra, rất nhiều câu chuyện được lưu truyền và lan tỏa tạo cho nghệ thuật ca trù nhuốm thêm màu huyền bí... Điệu múa cổ - tranh của Nguyễn Tư Nghiêm Câu chuyện lưu truyền như sau: Vào đời Lê, Đinh Lễ, tự Nguyên Sinh, người làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con nhà gia thế, tính tình phóng khoáng. Một hôm, Nguyên Sinh đem đàn nguyệt và rượu vào rừng thông để tiêu khiển, gặp được hai ông cụ già. Đó chính là hai tiên ông Lý Thiết Quài và Lã Động Tân. Hai
  2. tiên ông đưa cho chàng khúc gỗ ngô đồng và tờ giấy vẽ kiểu mẫu đàn và dặn đóng đàn theo kiểu mẫu như trong giấy. Tiếng đàn ấy sẽ trừ được ma quỷ, giải được phiền muộn. Nguyên Sinh y theo lời. Nhờ tiếng đàn kỳ diệu, chàng chữa được bệnh cho rất nhiều người. Một lần, Nguyên Sinh đến châu Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chàng đã chữa bệnh cho người con gái tên Hoa, con của vị Quan châu Bạch Đình Sa khỏi bệnh câm. Sau Nguyên Sinh và Bạch Hoa nên vợ nên chồng, sống cùng nhau rất hòa hợp tương đắc ở bên nhà Bạch công. Nguyên Sinh đã đặt ra lối múa hát mới, rồi lấy hai thanh tre vót thực đẹp để cho n àng gõ lên trên mảnh gỗ theo với nhịp đàn mà hát. Sau hai vợ chồng từ biệt ông bà nhạc dẫn nhau về quê Nguyên Sinh ở Cổ Đạm để lập nghiệp. Ít lâu sau, chàng gặp lại các vị tiên ông và được ghi tên tuổi vào tiên phả rồi cùng nhau hóa. Vợ Nguyên Sinh biết chuyện, bèn phát tán hết gia tài rồi đóng cửa dạy cho đám con em trong làng hát múa. Sau nàng bệnh mà chết. Dân làng Cổ Đạm và đệ tử nhớ ơn lập đền thờ, gọi là đền Tổ Cô đầu, hay là đền bà Bạch Hoa Công chúa. Trải các triều đều phong tặng Đinh Lễ là Thanh Xà Đại vương, Bạch Hoa là Mãn Đào Hoa Công chúa Nhiều nơi có giáo phường ca trù trong khắp châu thổ bắc bộ có đền thờ tổ ca trù. Trong đó gần kề Thăng Long - Hà Nội nhất phải kể đến làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Làng có đình chùa riêng. Trong làng còn có một đền thờ tổ ca trù, mà dân địa phương gọi là đình ca công. Đình ca công xây dựng từ bao giờ không rõ. Về mặt kiến trúc, quy mô hiện nay gồm 5 gian, kiến trúc như nhà ở dân dụng bình thường. Đình còn giữ được một bức
  3. hoành phi Sinh từ tự điển (Thờ phụng và dựng đền lúc còn sống) và bức phù điêu các vị tổ ca trù. Bản gốc của thần tích tổ ca trù cũng còn lưu tại đình ca công. Ngày nay, hàng năm vào dịp ngày 6 tháng 4 (Ngày sinh của Đinh Lễ) hoặc ngày 13 tháng 11 (ngày hóa của Đinh Lễ), những nghệ sỹ ca trù ở Hà Nội và các vùng lân cận vẫn thường về “chốn tổ” Lỗ Khê để tỏ lòng sùng phụng và gặp gỡ bạn nghề. Năm 1984, Trung tâm Nghe Nhìn (nay là Hãng Phim truyền hình Việt Nam) đã tổ chức làm phim “Hát cửa đình” tại Lỗ Khê. Đây cũng là dịp tập trung nhiều nhất các danh ca, danh cầm nổi tiếng trong giới ca trù như: Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Hào, Chu Văn Du, Nguyễn Thế Tuất, Phó Đình Kỳ, Đinh Khắc Ban, Phó Thị Kim Đức, Phạm Thị Mùi... Vùng ven đô Thăng Long cũng còn một làng quê còn giữ được đền ca công. Đó là Phú Đô là một làng thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Tại đây cũng có một đền Ca công ở xóm 1. Đền có ba chữ Ca công từ xác nhận t ên gọi của đền. Trong đền có một sắc phong có nội dung: Sắc cho M ãn Đường Hoa Phương Phi Chân Thực Từ Hoà Công chúa và Thanh Xà Thuận Bình Hưng Linh Thông Tuy Hưu Tích Hỗ Đại vương. Niên đại của sắc là năm Chiêu Thống 1 (1787). Sắc này cũng chỉ là một bản sao, vì trên sắc không thấy có dấu ấn triện. Thần tích hiện còn giữ cũng là một bản sao, trên giấy sắc, nội dung cũng không có gì khác thần tích Lỗ Khê.
  4. Tượng các vị tổ ca trù ở đền thờ tổ giáo phường Phượng Cách, Hà Tây Làng Phượng Cách, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũng là một nơi có di tích đền thờ tổ. Phượng Cách là tên làng cũng đồng thời là một xã, thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Trong lịch sử nơi đây là một vùng rất thịnh của ca trù. Ở trong khu nhà thờ họ Nguyễn Thế (do ông Nguyễn Thế Mạnh trông nom) có một gian điện thờ đức tổ ca trù với hai pho tượng tròn rất đẹp. Theo các vị cao tuổi trong dòng họ thì đây là nơi các giáo phường lớn nhỏ trong huyện Quốc Oai về dâng hương lễ tổ hàng năm. Phượng Cách cũng là quê hương của ông Tự So và bà Đào Nhu - một đào nương nổi tiếng đã từng chống Pháp. Gần đây nhất, dòng họ có Kép Tư Châu và cô Đào Phê (thường gọi là Bà Hương Phê), những danh ca, danh cầm ở ấp Thái Hà, Hà Nội trước 1945. Nhắc đến các đền ca công, các nhà thờ tổ ca trù không thể không nhắc đến lễ tế tổ - một sinh hoạt quan trọng của các giáo phường, vừa mang ý nghĩa tâm linh là kính tổ, vừa là dịp để các đào nương già trình diễn các kỹ thuật cao siêu của nghệ thuật hát, như một sự báo cáo trước tổ rằng nghề của tổ truyền lại vẫn được giữ gìn, trau chuốt. Đây cũng là dịp để các giáo phường hiểu biết nhau thêm trong tình cảm đồng nghiệp. Vào ngày 13 tháng 11, các Giáo phường làm lễ tế tổ. Trước đó hàng tháng những giáo phường trong hai ba huyện họp lại chọn một người nhiều tuổi từng trải, đứng lên làm Trùm nhất để điều hành công việc. Ông Trùm nhất gửi giấy cho các
  5. phường biết nơi tế, vì ít phường có đền thờ tổ riêng biệt nên khi tế họ chọn một nhà nào rộng rãi ở trong phường, hoặc mượn đình sở của làng lân cận. Những phường ở xa góp tiền, còn phường sở tại lo sắm lễ vật và chuẩn bị đón tiếp khách khứa. Khi giáo phường tế tổ cũng cử hành nghi thức như lễ tế thần. Các phường đều tuyển những đào hay kép giỏi tới múa hát. Hát thờ tổ khác lối hát cửa đình ở chỗ có hai khúc hát Non mai, Hồng hạnh. Các nhà nghiên cứu trước đây cho biết khúc hát Non mai đã thất truyền. Nay chúng tôi đã tìm kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm được 2 văn bản chép hai khúc Non mai và Hồng hạnh. Đó là Ca trù thể cách (AB.564) và Ca trù tạp lục (VHv.2940). Non mai là lấy hai chữ đầu tiên trong khúc hát thờ tổ để đặt tên cho cả khúc hát. Theo Ca trù thể cách (AB.564) thì bài thơ có 4 đoạn, mỗi đoạn có một ý nghĩa riêng, lần lượt 3 đoạn đầu tả vẻ đẹp và ca ngợi “đức” của mai, trúc, tùng có tiết tháo của bậc quân tử đem tài cao chí lớn, giúp nước giúp vua; đoạn cuối cùng là mấy câu ca mừng làng và chúc phúc “tứ dân”. Bài thơ này gián tiếp có nội dung ca ngợi vị tổ ca trù là bậc quân tử thanh cao, đem tài giúp nước. Đoạn cuối cùng trong bài thơ chúc mừng dân làng được vinh hoa sang giầu; Sĩ thì chiếm bảng vàng khôi khoa, Nông thì thóc lúa đầy nhà, Công thì ngày càng thêm khéo léo, Thương thì thu nhiều vàng bạc. Tương truyền chính bà Bạch Hoa Công chúa đã làm ra hai khúc Non mai, Hồng hạnh nên ả đào chỉ dành khi hát thờ bà mới hát, ngoài ra không bao giờ hát khúc ấy ở đền miếu khác và cũng không dám hát cho ai nghe. Chính vì thế mà việc thất
  6. truyền càng dễ. Ngay cả Nghệ sỹ Nhân dân Quách Thị Hồ cũng không đ ược mẹ dạy cho hai khúc Non mai và Hồng hạnh. Các nghệ nhân, nghệ sỹ ca trù hiện nay còn sống cũng không ai biết hát hai khúc hát này. Trong quá trình lần tìm về hai điệu hát cổ trong lễ tế tổ ca trù tôi được biết, vào khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ XX các chuyên gia âm nhạc của Liên Xô đã ghi âm được hai khúc Non mai, Hồng hạnh do bà Châu Doanh Đinh Thị Hảo trình bày. Để ghi âm được 2 bài này, các chuyên gia âm nhạc đã tổ chức một lễ tế tổ, và rất tự nhiên, bà Châu Doanh tay cầm lá phách đã thành kính dâng trước điện thờ hai khúc hát thờ. Đây là tư liệu duy nhất về hai điệu hát thờ Non mai, Hồng hạnh. Tuy nhiên, do kỹ thuật thu âm lúc đó chưa tốt, phương tiện bảo quản chưa hiện đại nên băng ghi âm nghe không rõ lời. Nếu không kết hợp với các lời ghi trong sách cổ thì không thể học hát được bài hát này. Được biết, có một nữ nghệ sỹ ca trù con nhà nòi đã tập hát bài Non mai từ 6 năm nay, qua cuốn băng sao lại từ kho lưu trữ. Mong sao một ngày kia (có thể là đúng vào dịp UNESCO công nhận ca trù là Kiệt tác văn hóa của nhân loại) thì khúc hát này lại vang lên trong một dịp tế tổ ở Lỗ Khê, để tưởng nhớ đến các vị tổ đã đem khúc nhạc ca trù từ nơi tiên giới xuống giữa trần gian …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0