intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện tranh thời đại số

Chia sẻ: Hồ Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

163
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quyển sách “Phát minh lại truyện tranh” (Reinventing Comics) xuất bản năm 2000, tác giả – họa sĩ truyện tranh Scott McCloud – tiên đoán rằng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số sẽ tạo ra những loại hình truyện tranh mới, chiếm ưu thế so với loại hình truyện tranh trên giấy. Quyển sách của McCloud luận bàn tỉ mỉ về phương pháp sáng tác mới và cơ chế phát hành mới (thông qua Web) cho truyện tranh. Thực tế đang từng ngày chứng minh nhận định của McCloud là đúng đắn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện tranh thời đại số

  1. Truyện tranh thời đại số Gửi bởi Tom vào lúc 04/10/2010 trong Tin Tức | 0 Comment Chia sẻ lên Facebook134 Trong quyển sách “Phát minh lại truyện tranh” (Reinventing Comics) xuất bản năm 2000, tác giả – họa sĩ truyện tranh Scott McCloud – tiên đoán rằng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số sẽ tạo ra những loại hình truyện tranh mới, chiếm ưu thế so với loại hình truyện tranh trên giấy. Quyển sách của McCloud luận bàn tỉ mỉ về phương pháp sáng tác mới và cơ chế phát hành mới (thông qua Web) cho truyện tranh. Thực tế đang từng ngày chứng minh nhận định của McCloud là đúng đắn. Truyện tranh Star Wars trên iPhone (http://www.darkhorse.com/Features/Mobile) Ở thời kỳ thoái trào của nền kinh tế Internet, khi những công nghệ băng rộng và không dây chưa phổ biến, tiên đoán của McCloud bị cho là hão huyền, cường điệu. Vào lúc ấy, phần lớn những người sáng tác truyện tranh không thể hình dung có hình thức truyện tranh nào thuận tiện hơn cho việc giải trí bằng những quyển sách đẹp đẽ, kỳ thú, có thể nằm gọn trong các loại túi xách. Xem truyện tranh trên màn hình máy tính là ý tưởng chẳng mấy hấp dẫn! Cuối tháng 8/2009, khi Công ty Walt Disney tuyên bố mua lại Công ty Marvel Entertainment, giới truyền thông bắt đầu chú ý kế hoạch đầy tham vọng của Disney trong việc khai thác các dòng truyện tranh nổi tiếng do Marvel nắm giữ: Spider-Man (Người Nhện), Iron Man (Người Sắt), Fantastic Four (Bộ Tứ Siêu Phàm)… Stan Lee – “cây đại thụ” của công nghiệp truyện tranh Mỹ – tiết lộ với giới truyền thông rằng ông đang thực hiện một dự án “tối mật” cho Disney: một dòng truyện tranh mới sẽ được phát hành trên Web, trên DVD và được trình diễn trên TV. Ông mô tả sơ lược rằng nó có hình động nhưng không phải phim hoạt hình, có âm thanh (tiếng động và nhạc nền) và có tương tác với người xem. Stan Lee là “cha đẻ” của Spider-Man, là người sáng tác kịch bản cho hầu hết các truyện tranh của Marvel, kể cả các dòng truyện tranh Superman (Siêu Nhân), Batman (Người Dơi)… thuộc sở hữu của Công ty DC Entertaiment (đối thủ “truyền kiếp” của Marvel). Tại Mỹ, tuy số lượng người thường xuyên xem truyện tranh (ước chừng nửa triệu) ít hơn nhiều so với số lượng người thường xuyên xem phim truyện, truyện tranh là lĩnh vực kinh doanh thu nhiều lợi nhuận (hoạt động xuất bản và nhượng quyền thương hiệu). Đã có rất nhiều phim truyện dài, phim truyền hình thành công vang dội với kịch bản lấy từ truyện tranh (Superman, Spider-Man, Ghost World, Babylon 5, The Millionaires…). Dennis O’Neil – biên tập viên kỳ cựu của DC Entertainment – từng gọi truyện tranh là “bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển) của công nghiệp giải trí”. Tại Nhật Bản và Châu Âu, “công chúng truyện tranh” đông đảo hơn nhiều lần so với Mỹ. Phần lớn truyện tranh Châu Âu chịu ảnh hưởng của truyện tranh Pháp-Bỉ (Tintin, Spirou & Fantasio, Lucky Luke, Les Schtroumpfs…). Khác với Mỹ và Nhật Bản, truyện tranh Pháp-Bỉ không chuộng bạo lực, thích hợp với mọi lứa tuổi và là một lĩnh vực nghệ thuật được xã hội ngưỡng mộ. Truyện tranh Pháp-Bỉ thường được in trên
  2. giấy tốt, có bìa cứng, chiếm một gian lớn trong các nhà sách, trong khi truyện tranh tại Mỹ và Nhật Bản thường dùng giấy rẻ tiền, có bìa mềm, được phát hành chủ yếu tại sạp báo, mang phong cách của “thức ăn nhanh”. Một họa sĩ truyện tranh Nhật Bản vẽ tranh trực tiếp trên màn hình (Wacom Tablet) Webcomics – cơ chế phát hành mới Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật, thế hệ sáng tác trẻ trong lĩnh vực truyện tranh, dù ở nước nào, thường rất gian nan khi muốn tác phẩm của mình tiếp cận công chúng. Do chi phí in ấn cao, những người sáng tác truyện tranh độc lập, không thuộc những trường phái danh tiếng, rất khó tìm cơ hội góp mặt cùng những đàn anh tên tuổi, cho đến khi họ thấy được phương tiện vô cùng hiệu quả để thể hiện mình: Web. Loại hình truyện tranh trên Web (webcomics) manh nha từ thập niên 1990, tăng trưởng ngày càng nhanh theo đà phát triển của Internet băng rộng. Với sự phổ biến của các thiết bị cầm tay có khả năng kết nối Internet không dây (như iPhone), việc xem từng khung tranh trên màn hình nhỏ không gây mỏi mắt như với màn hình lớn, lại thuận tiện “mọi lúc, mọi nơi”. Thông qua Web, truyện tranh đến với công chúng rất nhanh chóng từ chính người sáng tác, không có khâu trung gian. Thông qua Web, tác giả truyện tranh dễ dàng tiếp xúc với người xem. Trong từng trang tranh đưa lên Web mỗi tuần (thậm chí mỗi ngày), người sáng tác nhận được ngay phản hồi của người xem, từ đó chuẩn bị cho câu chuyện mới, thậm chí thay đổi diễn biến câu chuyện so với kịch bản ban đầu theo yêu cầu của người xem! Phần lớn tác giả của truyện tranh trên Web cung cấp miễn phí tác phẩm của mình và thu lợi từ quảng cáo hoặc từ sự đóng góp tùy tâm. Bên cạnh các truyện tranh miễn phí, một số ít tác giả sử dụng phương thức đăng ký có phí cho số truyện tranh còn lại của mình. Fred Gallagher – một kiến trúc sư chuyển qua nghề vẽ truyện tranh, tác giả của truyện tranh “ăn khách” Megatokyo theo phong cách Nhật Bản (http://www.megatokyo.com/) – dùng trang webcomics để quảng cáo cho chính cửa hàng thời trang của vợ chồng ông. Những truyện tranh được ưa chuộng trên Web giúp các tác giả thêm “can đảm” để bỏ vốn phát hành truyện tranh của mình ở dạng sách in truyền thống. Nhiều tác giả sử dụng loại máy in sách số lượng nhỏ (có bộ phận đóng sách tự động) để có sản phẩm hoàn chỉnh gửi cho những người đặt mua. Không chỉ các họa sĩ truyện tranh độc lập, cả Marvel và DC đều đưa dần kho truyện tranh của mình lên Web, cung cấp cho người xem theo phương thức đăng ký có phí (trừ một số ít truyện tranh miễn phí). Truyện tranh Hero Happen Here của Microsoft và Seagate về các nhân vật có thực, được thực hiện theo đề nghị của người xem (http://blogs.technet.com/hhh_comic) Webcomics – phương pháp sáng tác mới Lúc đầu, truyện tranh trên Web chỉ là bản sao của tác phẩm trên giấy. Nhiều họa sĩ truyện tranh dùng máy quét để chuyển từng trang tranh hoàn chỉnh (đã được tô màu
  3. bằng tay) thành tập tin hình ảnh. Phần mềm Photoshop chỉ được dùng để tẩy sạch trang tranh. Về sau, để đạt được chất lượng tốt hơn cho trang tranh, chỉ công đoạn vẽ phác được thực hiện trên giấy, công đoạn vẽ nét, tô màu và ghi lời thoại được thực hiện với Photoshop hoặc Illustrator. Các khung tranh thường được tạo ra dưới dạng những tập tin riêng biệt và được sắp xếp thành trang bằng phần mềm PageMaker. Việc vẽ tranh hoàn chỉnh trên máy tính cho phép các họa sĩ chỉnh sửa dễ dàng từng khung tranh để tạo phiên bản thích hợp cho mỗi loại thiết bị cầm tay (iPhone, Kindle, …). Với loại màn hình LCD khổ lớn, có độ nét cao và dùng bút vẽ cảm ứng, nhiều họa sĩ, trong đó có McCloud, bắt đầu sáng tác tranh trực tiếp trên màn hình để đẩy nhanh tiến độ. Tuy loại bút vẽ trên màn hình (light pen) có một thời thịnh hành trong thập niên 1990, chỉ công nghệ màn hình multi-touch hiện tại mới có khả năng tạo ra sự thoải mái cho họa sĩ giống như khi vẽ trên giấy. Trong khi phần lớn họa sĩ vẫn thực hiện từng trang tranh tương tự trang giấy in, McCloud chủ trương thực hiện trang tranh vô tận (infinite canvas). Tận dụng sự “thông thoáng” của trang Web, họa sĩ có thể tùy ý trình bày “phá cách”, không gò bó theo phương pháp cũ, như truyện When I Am King của Demian5 (http://demian5.com). Môi trường Web kích thích các phương pháp sáng tác truyện tranh hoàn toàn mới. Nhiều họa sĩ dùng công nghệ Flash để tạo truyện tranh động, có tương tác với người xem, như các truyện của Mark Fiore (http://www.markfiore.com). Một số khác “dàn dựng” truyện tranh theo phong cách “tranh cắt dán” (sprite comics), dùng nhân vật tự vẽ hoặc lấy từ những trò chơi nổi tiếng. Có lẽ điều này tạo cảm hứng cho các phương pháp dàn dựng khác, tạo nên loại “truyện ảnh” (fumetti, photo comics) trên Web: dùng búp bê, các loại đồ chơi hoặc người thật để “diễn xuất”, chụp ảnh và dàn ảnh thành trang, như các truyện của Sean McGuinness và Howard Williams (http://www.neomonsterisland.com/). Việc tạo nhân vật và cảnh nền cho truyện bằng phần mềm tạo hình ba chiều như Maya hoặc Poser cũng bắt đầu được chú ý. Dường như việc dùng đến âm thanh cho webcomics là điều… khó tránh và việc đưa truyện tranh lên đĩa DVD cũng là tất yếu! Dù phương tiện chuyển tải truyện tranh ngày càng đa dạng, Stan Lee nhận định rằng truyện tranh truyền thống trên giấy sẽ không bao giờ biến mất. “Sẽ luôn luôn có chỗ cho những quyển truyện tranh. Đó là cách không đắt tiền để thưởng thức những câu chuyện đầy màu sắc. Mọi người vẫn luôn yêu thích nó”. Quả thực, chính “câu chuyện đầy màu sắc” tạo nên sức hấp dẫn của truyện tranh, dù được chuyển tải bởi phương tiện nào. Truyện tranh Twilight Lady (http://www.twilightlady.com) được thực hiện hoàn toàn trên máy tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2