YOMEDIA
ADSENSE
Tư liệu về các nhạc sỹ lớn của Việt Nam
128
lượt xem 31
download
lượt xem 31
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1940, quê ở Hà Nội. Hiện công tác tại Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1962 và
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư liệu về các nhạc sỹ lớn của Việt Nam
- Nh¹c sÜ Hµn Ngäc BÝch Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1940, quê ở Hà Nội. Hiện công tác tại Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1962 và làm giáo viên ở Hà Tây. Năm 1973, về Bộ Giáo dục và Đào tạo, là Uỷ viên Thư ký Hội đồng Âm nhạc của Bộ. Ông sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi, và góp phần soạn thảo nhiều sách hướng dẫn và giảng dạy môn hát nhạc cho học sinh tiểu học như Sách giáo viên hát nhạc (soạn chung với Nguyễn Minh Toàn)... Ca khúc của ông được sử dụng nhiều trên sách báo, đài phát thanh và truyền hình, băng âm thanh và băng video. Những bài hát đáng chú ý: Rửa mặt như mèo, Em đố mẹ em (cùng Văn Dung), Đưa cơm cho mẹ đi cày, Tiếng chim trong vườn Bác, Em bay trong đêm pháo hoa, Tháng ba học trò, Xinh xinh hạt nắng, Hoa bí vàng (ca cảnh).Ông đã được nhiều giải thưởng về sáng tác ca khúc cho thiếu nhi. Nh¹c sÜ V¨n Cao 1
- Nhạc sĩ Văn Cao là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong nền âm nhạc Việt Nam mọi thời đại. Ông chính là tác giả của bài Quốc Ca nước CHXHCNVN.Vào năm 1939 (16 tuổi), ông sáng tác bài “Buồn Tàn Thu”. Năm 1940, ông sáng tác bản “Thiên Thai” sau khi du ngoạn một chuyến ở Nam về. Bản "Thiên Thai" là một giấc mơ của người nghệ sĩ vào chốn an bình, mà người Việt khó đạt được trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Năm 1941, ông gặp Phạm Duy, Phạm Duy đã khuyên ông lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ. Trong thời gian này ông sáng tác nhiều nhạc phẩm danh tiếng như “Trương Chi”, “Thu Cô Liêu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”. Dù rất ít sáng tác vào gần cuối đời, người nghệ sĩ tài hoa này cũng cho ra một bản nhạc vào cuối năm 1975, đó là bài “Mùa Xuân Đầu Tiên”, một bài hát rất nhẹ nhàng, êm đềm và rất tình người. Nhạc sĩ Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông. Cố nhạc sĩ Văn Cao qua đời vào ngày 10-7-1995. Nh¹c sÜ TrÞnh C«ng S¬n 2
- Trịnh Công Sơn được ví như một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Những ca khúc của Ông mãi mãi có sức ảnh hưởng to lớn đối với bao thế hệ người nghe nhạc. Khó có lời nào diễn tả hết hoăc đầy đủ về Trịnh Công Sơn, Nhạc sĩ Văn Cao từng nhận xét: "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể 3
- cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa..."Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam). Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn.Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu -- Quê Hương -- Thân Phận. Nhạc sĩ đã qua đời lúc 12g45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại TpHCM. Ông ra đi nhưng những gì ông để lại qua sự nghiệp âm nhạc của mình có giá trị thật lớn lao, những giai điệu, lời ca của Ông sẽ còn mãi với thời gian. 4
- Nh¹c sÜ Phã §øc Ph¬ng Đam mê văn học, hội họa và thơ ca, lịch sử, với những thành công qua hai mươi năm làm việc, Phó Đức Phương thực sự là một trong không nhiều những "con chim đầu đàn" của một thế hệ nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng thời trước. Sinh năm Giáp thân 1944, là cháu của nhà cách mạng Phó Đức Chính, Phó Đức Phương đã có những năm đẹp đẽ lớn lên trong nôi ấm của nền cộng hòa. Năm 18 tuổi đã thi đỗ vào khoa toán trường đại học sư phạm, đó là sự trưởng thành cực 5
- kỳ suôn sẻ của một thanh niên Hà Nội. Sau ba năm học, anh có thể trở thành giáo viên cấp ba hay đại học. Còn gì mong ước hơn khi 21 tuổi đời, anh đã là một giáo viên bậc đại học. Đam mê âm nhạc, khao khát dâng hiến hết mình cho âm nhạc đã đẩy Phương tới một quyết định độc đáo và táo bạo. Năm 1965, giữa lúc gần tốt nghiệp đại học sư phạm, Phương xin thôi học với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn và trở thành nông trường viên chăn lợn thuộc nông trường Cửu Long (Hòa Bình). Từ chối mọi công việc gián tiếp, "cậu công tử thành phố" quyết dấn thân vào lao động trực tiếp. Cuộc đổi đời này có lẽ là cái giá vô giá không dễ mấy ai đánh đổi. Mang thêm trong mình một phần đời một nông trường viên, giữa năm 1966, Phương trở về thi vào trường Âm nhạc Việt Nam. Lúc đó, trường sơ tán lên Hà Bắc. Bài "Những cô gái quan họ" ra đời trong thời kỳ Phương chờ đợi bước vào những giờ học đầu tiên. Năm 1967, giữa kỳ chống Mỹ ác liệt. Những bài hát hồi ấy chủ yếu vang lên ảnh hưởng anh hùng ca tới mức chói gắt. Tự nhiên giữa không khí như vậy, xuất hiện bài "Những cô gái quan họ" của Phó Đức Phương thấm đẫm một âm hưởng trữ tình của đồng bằng Bắc Bộ. Bài hát hệt như một dòng suối mát lành chảy qua một khu đồi trơ đá sỏi, hệt như một luồng gió mát rượi lùa qua một trưa hè nóng bức. Khán giả yêu thích các tác phẩm của Ông thuộc mọi thế hệ, lứa tuổi, mọi 6
- tầng lớp, vì chúng không chỉ mang giai điệu đẹp, lời ca hay mà còn những ý nghĩa gắn liền với thời cuộc của đất nước, của cuộc sống người dân Việt Nam, như : Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Không thể và có thể, Một thoáng Tây hồ, Huyền thoại hồ núi Cốc, Về quê, Vũ khúc con cò, ... Nh¹c sÜ TrÇn TiÕn Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm 1947. Quê ở Hà Tây. Tốt nghiệp Khoa Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 16 tuổi, nhạc sĩ Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, năm 17 tuổi trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi 7
- biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các bài hát Thanh Niên Ra Tiền Tuyến, Cô Gái Sầm Nưa Xinh Đẹp ra đời trong thời gian này và đã đoạt Giải A cuộc thi Tiếng Hát Át Tiếng Bom do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Thời gian sau, ông đi chiến trường Lào và đi biên giới phía Bắc, vừa sáng tác vừa biểu diễn. Trần Tiến viết ca khúc đều đặn. Xuất thân là ca sĩ chuyển sang sáng tác, Trần Tiến có một lợi thế trong việc tự biểu diễn giới thiệu các tác phẩm của mình một cách sâu sắc, biểu đạt được tận cùng cảm xúc của người viết. Vì vậy, Trần Tiến đã được công chúng rộng rãi yêu mến. Một loạt các bài hát của ông đã gây ấn tượng mạnh mẽ về một bút pháp có phong cách riêng: Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp, Những đôi mắt mang hình viên đạn, Giai điệu Tổ quốc, Điệp khúc tình yêu, Mùa xuân gọi, Nếu bạn tìm tới Lênin - Hồ Chí Minh, Vết chân tròn trên cát, Thành phố trẻ, Mặt trời bé con, Chim sẻ tóc xù, Ngẫu hứng sông Hồng, Chiếc vòng cầu hôn, Ngọn lửa cao nguyên, Tiếng trống paranưng, Tạm biệt chim én, Tuỳ hứng Lý qua cầu, Cô bé vô tư, Sao em nỡ vội lấy chồng, Tóc gió thôi bay... Trần Tiến đã nhận nhiều giải thưởng về âm nhạc. Năm 1979, Giải 1 trong 10 bài hát được quần chúng 8
- ưa thích trong năm do báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh bình chọn. Năm 1992, Giải bài hát hay nhất năm 1992-1993 do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn (bài Chiếc Vòng Cầu Hôn). Năm 1990, Giải thưởng Trung ương Đoàn về đề tài Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (bài Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng). Năm 1975-1985, danh hiệu Nhạc sĩ được yêu thích nhất 10 năm sau giải phóng do báo Tuổi Trẻ và Hội Nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bình chọn. Ngoài ra, Trần Tiến còn viết phần âm nhạc cho một số phim truyện và phim tài liệu như Rừng Lạnh, Vị Đắng Tình Yêu, Tóc Gió Thôi Bay... Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Trần Tiến (1996), album Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng (1996). Nh¹c sÜ Phó Quang Nhạc sĩ Phú Quang sinh ngày 13-10-1949, quê quán ở Hà Nội, hiện giờ anh đang 9
- sống chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh, trong một căn hộ khá riêng tư ở quận Bình Thạnh. Vị trí của Phú Quang trong âm nhạc Việt Nam hiện đại được khẳng định qua hàng loạt ca khúc, hàng loạt album, chương trình âm nhạc suốt mấy năm qua. Những ca khúc của anh phảng phất không khí khói sương của một "chiều phủ Tây Hồ" hay nỗi cô đơn của một kẻ sống luôn khắc khoải về những điều đã không thoả nguyện...hơn ai hết, anh đã đem thơ vào nhạc, tạo thành một thứ ngôn ngữ nhạc thơ, thơ nhạc huyền ảo nhiều biến thái đẹp đẽ của cảm xúc lẫn ca từ. Phú Quang rất được yêu thích với các ca khúc trữ tình, nhất là mảng bài hát về Hà Nội với các ca khúc Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi. Là một người có biệt tài về phổ nhạc cho thơ, rất nhiều bài thơ qua tay anh đã có một đời sống khác, đời sống của một bài hát: Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Dương cầm lạnh, Em ơi Hà Nội phố.... Ngoài sáng tác ca khúc, Phú Quang còn là tác giả của nhiều tác phẩm khí nhạc: giao hưởng, concerto, thơ giao hưởng, tiểu phẩm... Anh cũng viết nhạc cho rất nhiều phim, có những bài hát cho phim sau này có một đời sống độc lập và rất được yêu thích như Nỗi khát khao mặt trời 10
- (trong phim Tình khúc 68)...Nhạc phẩm đầu tay: Ballát "Niềm tin" viết cho viôlôngxen và pianô vào năm 1967.Các tác phẩm khác: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Khúc mùa thu, Im lặng đêm Hà Nội, Trong ánh chớp số phận, Mơ về nơi xa lắm, .... Nh¹c sÜ D¬ng Thô Sinh ngày 10 tháng 2 năm 1943, quê ở Vân Đình, Hà Sơn Bình Còn được biết qua các bút danh Trần Xuân Nam, Vân Đình, Ái NhacDương Thụ tốtnghiệp khoa Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 1965, làm giáo viên cấp III, rồi làm giảng viên khoa lý luận Đại học Mỹ thuật, Sài Gòn. Từ năm 1982, 11
- ông chuyển sang hoạt động âm nhạc, vừa sáng tác vừa chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều Đoàn Văn công chuyên nghiệp, rồi làm biên tập cho Nhà xuất bản Âm nhạc và Đĩa hát Việt Nam, Tạp chí "Âm nhạc" của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Từ năm 19 tuổi, Dương Thụ đã có ca khúc được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam (Bài Nhớ làng xưa). Ông đã viết nhiều ca khúc và hơn 10 năm nay, tên tuổi của ông trở nên quen thuộc đối với giới hâm mộ âm nhạc, đặc biệt là giới trẻ. Ca khúc của Dương Thụ khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng, mang hơi thở của dòng âm nhạc mới, phảng phất âm hưởng dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã biểu diễn rộng rãi và xuất bản âm thanh và băng hình. Các ca khúc đáng chú ý: Ru em bằng tiếng sóng, Em đi qua đời tôi, Bài hát ru cho anh, Ngày mưa hãy đến với em, Câu hỏi trước biển, Điều còn mãi, Đánh thức tầm xuân, Hơi thở mùa xuân, Mặt trời êm dịu, Lắng nghe mùa xuân về.... Nh¹c sÜ NguyÔn Ngäc ThiÖn Ông sáng tác âm nhạc từ thời sinh viên, nhưng sau 12
- giải phóng năm 1975, tên tuổi ông mới được biết đến rộng rãi trong giới trẻ hâm mộ nhạc. Những ca khúc Nguyễn Ngọc Thiện trữ tình và trẻ trung, thiên về đề tài tình yêu và tuổi trẻ. Ông đã xuất bản hai tập ca khúc và một số bài hát được phát hành trong băng âm thanh và băng video. Nguyễn Ngọc Thiện là thành viên nhóm "Những người bạn". Đã xuất bản Tập nhạc Nguyễn Ngọc Thiện và kèm băng cassete tác giả (DIHAVINA và Hội nhạc sĩ VN).Ông tốt nghiệp Khoa Sáng tác hệ Đại học 5 năm, Nhạc viện TP.HCM, năm 1989. Hiện là bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Viện Răng Hàm Mặt. Tác phẩm đầu tay: Ơi cuộc sống mến thương (1979)Các tác phẩm được yêu thích: Này người yêu nhỏ xinh (1989); Ngọn lửa trái tim (1981); Như khúc tình ca (1982); Người mẹ (1984); Chia tay tình đầu (1987); Kỷ niệm mùa hè (1989); Cô bé dỗi hờn (1991); Nếu em là người tình (1992); Tìm đâu (1993); Thôi anh hãy về (1994); Cơn mưa lao xao... Nh¹c sÜ Bïi §×nh Th¶o 13
- Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nam. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1956. Xuất thân từ một cán bộ tuyên truyền văn nghệ, ông khá gần gũi với quần chúng trong những buổi sinh hoạt văn nghệ ở các thôn làng.Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo bắt đầu sáng tác từ năm 1956. Xuất thân từ một cán bộ tuyên truyền văn nghệ, với cây đàn guitar trên vai, ông khá gần gũi với quần chúng trong những buổi sinh hoạt văn nghệ ở các thôn làng. Bài hát Tiếng hát quê ta do ông sáng tác năm 1956 đã được Nghệ sĩ Nhân dân Thương Huyền trình bày có hiệu quả trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông là một nhạc sĩ chịu khó đi và viết trên quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sáng tác ở Nhạc viện Hà Nội, ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc và tiêu biểu là thơ giao hưởng Mùa xuân Hồ Chí Minh - mùa xuân thống nhất (1978). Một mảng ca khúc ông dành nhiều tâm trí là mảng viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm chính: Thư biên giới, Lúa uốn câu, Cây lúa tình em, Xôn xao Cúc Phương, Tiếng hát vào ca, Trong lời ru quê mẹ. Ca khúc cho thiếu nhi: Đi học (thơ Minh Chính), Em đi giữa biển vàng (thơ Nguyễn Khoa Đăng), Bà thương con, Chúng em làm chị Tấm, Bàn tay mẹ (thơ Tạ Hữu Yên).Ông đã 14
- được nhận Giải thưởng Âm nhạc Nguyễn Khuyến của địa phương. Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Bùi Đình Thảo, Album Audio nhạc tác giả (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Dihavina, 1995). Nh¹c sÜ NguyÔn V¨n Tý Nguyễn Văn Tý là một nhạc sĩ đã thành danh từ kháng chiến chống thực dân Pháp, ông thành công với cả những bài ca cách mạng lẫn trữ tình.Từ năm 1944, ông đã đi hát trong phòng trà ở Vinh. Từ năm 1945, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý hoạt động âm nhạc bắt đầu cũng ở Liên khu IV. Năm 1948, ông ở đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc Quân huấn cục. Sau đó, từ năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn Văn công của Sư đoàn 304 và làm Trưởng đoàn. Năm 1951, ông giải ngũ và chuyển về công tác ở Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Thời kỳ này, ông viết bài tình ca Dư âm nổi tiếng. Công 15
- chúng ở vùng đất này còn nhớ những bài hát đầu tay của ông như Đàn bà bầy tui, Ai xây chiến lũy và sau đó là Vượt trùng dương, Pha màu luống cày. Đầu năm 1961, ông được biệt phái về Hưng Yên. Thời gian này, ông đã viết một số ca khúc như Chim hót trên đồng đay.. Năm 1967, ông về Hội nhạc sĩ VN. Và từ năm 1975, ông chuyển về Viện nghiên cứu âm nhạc, Bộ văn hóa, cơ sở II tại TPHCM Nh¹c sÜ NguyÔn Xu©n Kho¸t Nguyễn Xuân Khoát là một trong những nhạc sĩ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông sinh ngày 11-02-1910 tại Hà Nội và mất năm 1994 cũng tại Hà Nộilà cựu học viên Viễn đông Nhạc Viện Hà Nộichuyên sử dụng các nhạc cụ : Violon, Pinao, Contrebasse. Tham gia trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, năm 1942 Các tác phẩm : 16
- Bình Minh (thơ Thế Lữ, ca khúc đầu tay,1938) Màu Thời Gian (thơ đoàn Phú Tứ) Tiếng Chuông Nhà Thờ Trống Trận Quang Trung Con Voi .... NGUYỄN XUÂN KHOÁT -nhạc và đời Tôi còn nhớ chỉ mấy năm trước khi mất, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí Âm nhạc số 2-1989 : "...Trong giai đoạn tới, chúng ta hãy dồn sức vào phục hồi tất cả những phong tục tập quán ca nhạc truyền thống, nghiên cứu phát hiện ra những tinh hoa của dân tộc đồng thời quan tâm đến phẩm chất của người nghệ sĩ của thời đại...". Trong giới nhạc, ai cũng biết có lần ông đã mơ ước có một khu vườn - vườn âm nhạc Việt Nam, người đến tham quan, xem cảnh, người nghe đàn, nghe hát. Ở đó tất cả đều chính hiệu dân tộc Việt Nam : đường đi không rải sỏi, rải nhựa mà lát gạch lá nem. Hoa là hoa huệ, ngâu, nhài... chứ không có hoa lay-ơn, vi-ô-lét. Những khóm tre, khóm trúc, những ngôi nhà rông... Trên đồi là những trai thanh gái lịch Bắc Ninh chính cống. Mời trầu, mời nước, ướm hỏi toàn bằng câu hát. Lại còn hát đúm ngoài trời khi trăng lên, hát ả đào sau chiếc mành buông xuống, theo đúng ngày xưa... Mơ ước này cũng chính là để thực hiện điều 17
- ông đã nhiều lần phát biểu trong các cuộc trao đổi về âm nhạc dân tộc cổ truyền : "Muốn cho sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo của mình có giá trị lâu dài, được nhân dân, dân tộc mình yêu thích, người nhạc sĩ trước hết phải thuộc, phải nắm bắt được cái cộng hưởng âm thanh và tiết tấu, cái cộng hưởng của tiếng vang cuộc sống thiên nhiên và xã hội của dân tộc đã được cô đọng, làm đẹp lên trong cái cộng hưởng của nhạc cụ dân tộc mình". Suốt đời ông chỉ có một ước nguyện đi theo con đường tìm hiểu, khai thác vốn âm nhạc dân tộc cổ truyền, kể từ khi còn học ở Viễn đông Pháp quốc Nhạc viện ở Hà Nội năm 1927 đến 1930, học đàn công-tơ-rơ-bát và pi-a-nô, rồi đi vào nghiên cứu nhạc chèo, ca trù (hát ả đào) và các làn điệu dân ca, thậm chí mời hẳn một ông thầy chèo Vương Văn Dương để ghi chép các làn điệu, những luyến láy trong giọng hát và trong tiếng đàn, và thù lao cho các nghệ nhân thời ấy bằng chính tiền kiếm được nhờ đi đánh nhạc cho các tiệm nhảy. Sau này, khi ở cương vị Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông tiếp tục nghiên cứu, khám phá trong kho tàng vô giá của âm nhạc dân tộc cổ truyền, của bộ gõ dân tộc, say mê với tiếng trống cơm, sênh tiền, tiếng khánh, tiếng chuông, tiếng mõ, để rồi khi đã ở tuổi 70, ông gặp nhóm nhạc cụ gõ ở Phù Đổng, cùng anh em trong nhóm tạo lập một thứ giai điệu bằng màu sắc của âm thanh, màu âm của chuông, mõ sênh... diễn tả 18
- các màu sắc tình cảm của con người : hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục... Sáng tác ca khúc của ông có thể nói rất đa dạng về phong cách : ca khúc đầu tay Bình minh (năm 1938) cấu trúc gọn gàng theo kiểu ca khúc quần chúng phổ thông ở phương Tây, tuy giai điệu ở Bình Minh rõ ràng dùng điệu thức 5 cung. Đến Con voi, Con cò thì hoàn toàn vượt ra lối cấu trúc vuông vắn mà bám sát cấu trúc của ca dao Việt Nam, Thằng Bờm sử dụng thang âm và lối chạy crômatic của phương Tây, Uất hận (phổ nhạc một bài thơ ký tên Bồ Tát đăng trên báo tường) mang tính chất tự sự, kịch tính và gần như một thứ ngâm vịnh, Tiếng chuông nhà thờ viết vào cuối năm 1946 khi gác chuông nhà thờ Cửa Bắc bị thực dân Pháp chiếm làm pháo đài để bắn vào đồng bào ta, kể cả những người công giáo, nhằm tố cáo hành động tội ác của những kẻ xâm lược và nói lên quyết tâm kháng chiến của toàn dân, trong đó giai điệu có chỗ bắt chước tiếng chuông nhà thờ, những đoạn đối thoại gần với chất ngâm ngợi của cải lương, nhưng tư duy hòa thanh theo kiểu châu Âu, với những đoạn hợp xướng gần với hợp xướng giáo đường (Choral), Theo lời Bác gọi với âm hưởng thôi thúc của những tiếng kèn xung trận, Hò kiến thiết, bố cục gọn và khỏe, vận dụng chất âm nhạc dân gian. Tính chất hài hước rất tế nhị và hóm hỉnh của ông, từ Con voi, Thằng Bờm, sau này thấp thoáng ẩn hiện trong bài hát Hát mừng bộ đội chiến 19
- thắng hoặc bài hát Quanh Hồ Gươm. Vào giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám, ông cũng có một số bài hát trữ tình khi còn tham gia nhóm "Xuân thu nhã tập" như Hồn Xuân, Mây bay cao, Màu thời gian, là phong cách sau này ít gặp trong các bài hát của ông, vì như có lần ông nói "tuyến cảm xúc trữ tình của tôi giờ đây lại thể hiện và hòa lẫn trong những tác phẩm nhạc đàn...". Nhạc đàn của ông là nơi ông dồn nhiều tập để thể nghiệm và thể hiện những ấp ủ về khai thác và phát huy tính dân tộc cổ truyền trong sáng tác. Kể từ sau tiểu phẩm cho đàn pi-a-nô dựa trên đề tài Chinh phụ ngâm với tên gọi Trống Tràng thành viết hồi trước Cách mạng Tháng Tám, sau này ông đã viết nhiều tác phẩm dựa trên nhạc cụ truyền thống như Ông Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh (nhạc cho phim hoạt họa) trong đó sử dụng một số thủ pháp chuyển điệu đột ngột trong ca trù, trong lối phối dàn nhạc kết hợp những nhạc cụ truyền thống với các nhạc cụ quốc tế : vi-ô-lông, xen-lô, kèn pha-gốt đi với đàn bầu, trống con, trống đế, tiu cảnh, sênh tiền và nhất là những năm cuối, với bộ gõ dân tộc trong Tiếng pháo giao thừa, Cúc - Trúc - Tùng - Mai, bộc lộ rõ sự hiểu biết uyên thâm về vốn âm nhạc dân tộc cổ truyền, tính năng các nhạc cụ cổ truyền. Cặm cụi và kiên trì suốt đời để có được những thành công quý báu như vậy, nhưng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn không ngừng học tập, khát khao tìm chân lý trong nghề 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn