YOMEDIA
ADSENSE
Tư tưởng của Lép Tônxtôi về lẽ sống
93
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này sẽ không giải đáp những câu hỏi này về phương diện lý luận, đưa ra một định nghĩa khái niệm (phạm trù) lẽ sống, mà bằng cách phân tích, luận giải nội dung tư tưởng của Lép Tônxtôi về lẽ sống thể hiện trong tác phẩm “Đường sống” của ông.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư tưởng của Lép Tônxtôi về lẽ sống
TƯ TƯỞNG CỦA LÉP TÔNXTÔI VỀ LẼ SỐNG<br />
PHẠM VĂN CHUNG*<br />
<br />
Lẽ sống không phải là một mặt hay một<br />
yếu tố nào đó của đời sống đạo đức, mà là<br />
một quan hệ, hơn nữa là một hệ thống<br />
những mối quan hệ cơ bản, bao trùm đời<br />
sống đạo đức con người. Do tính đa diện, đa<br />
chiều, rộng lớn và phức tạp của lẽ sống mà<br />
khi nói về những gì liên quan đến mục đích,<br />
lý tưởng, nguyên tắc sống hoặc về những<br />
phương châm, phương thức mà con người<br />
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình<br />
trong cuộc sống v.v.., người ta đều có thể<br />
quy chúng về lẽ sống hoặc xem đó chính là<br />
lẽ sống của con người. Cũng chính vì lý do<br />
ấy mà việc biểu hiện lẽ sống, quan hệ đạo<br />
đức hiện thực này trong nội dung một phạm<br />
trù đạo đức học vẫn còn những điều bất cập,<br />
về cơ bản chưa có được một quan điểm<br />
thống nhất. Trong một số giáo trình đạo đức<br />
học người ta đã đồng nhất lẽ sống với ý<br />
nghĩa cuộc sống, hoặc coi lẽ sống là sự<br />
thống nhất giữa nghĩa vụ và hạnh phúc v.v..<br />
Vậy, quan niệm về lẽ sống như thế liệu có<br />
phù hợp với thực tế đời sống đạo đức<br />
không? Hay nói cách khác, cần giải đáp vấn<br />
đề lẽ sống, nhất là bản chất của nó như thế<br />
nào, nó có phải là ý nghĩa cuộc sống không,<br />
hay giữa lẽ sống và ý nghĩa cuộc sống có<br />
mối liên hệ như thế nào? Bài viết này sẽ<br />
không giải đáp những câu hỏi này về<br />
phương diện lý luận, đưa ra một định nghĩa<br />
khái niệm (phạm trù) lẽ sống, mà bằng cách<br />
phân tích, luận giải nội dung tư tưởng của<br />
Lép Tônxtôi về lẽ sống thể hiện trong tác<br />
phẩm “Đường sống” của ông.*<br />
Lép Tônxtôi – nhiều người vốn chỉ biết<br />
đến sự vĩ đại của ông trong tư cách một đại<br />
văn hào Nga và thế giới. Nhưng sự vĩ đại<br />
của L. Tônxtôi còn ở chỗ ông là một nhà tư<br />
tưởng, một triết gia theo đúng nghĩa của từ<br />
*<br />
<br />
TS. Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội<br />
<br />
này. Mới đây, Nhà xuất bản Tri thức Hà Nội<br />
đã dịch và cho ra mắt tập sách của L.<br />
Tônxtôi mang tên “Đường sống. Văn thư<br />
nghị luận chọn lọc” dày hơn một nghìn<br />
trang, trong đó thể hiện những tư tưởng,<br />
quan điểm của L. Tônxtôi về nhiều lĩnh vực<br />
như triết học, tôn giáo, giáo dục và đạo<br />
đức... Tên tập sách “Đường sống. Văn thư<br />
nghị luận chọn lọc” được đặt theo tên một<br />
tác phẩm cùng tên là “Đường sống” cũng<br />
nằm trong tập sách này. Tôi nhận thấy đây<br />
là tác phẩm quan trọng, thể hiện rõ tư tưởng<br />
của L. Tônxtôi về lẽ sống.<br />
Trong tập sách của L. Tônxtôi, tác phẩm<br />
“Đường sống” không được in đầy đủ, chỉ là<br />
tác phẩm trích, đặc điểm của tác phẩm là<br />
gồm nhiều chương với những đoạn khác<br />
nhau (khoảng 70 đoạn), được trình bày tách<br />
biệt nhau và có đánh số thứ tự trong từng<br />
chương, mỗi chương khoảng từ 6 đến 10<br />
đoạn. Với đặc điểm này, bài viết không thể<br />
thực hiện sự phân tích theo cấu trúc logic<br />
của tác phẩm, mà lựa chọn cách tiếp cận là<br />
từ sự phân tích, luận giải những đoạn nhất<br />
định trong tác phẩm của L. Tônxtôi để vạch<br />
ra nội dung tư tưởng của ông về lẽ sống,<br />
nhất là về bản chất của lẽ sống. Đồng thời<br />
để tránh sự lặp lại nhiều, tôi chỉ chọn những<br />
luận điểm mà theo tôi là tiêu biểu, đặc trưng<br />
nhất trong các đoạn để xem xét.<br />
1. Nói về lẽ sống nói chung, về mối liên<br />
hệ giữa thế giới quan và ý nghĩa cuộc sống,<br />
L. Tônxtôi viết: “Cuộc sống của con người<br />
và hạnh phúc của nó là ở sự hội nhập ngày<br />
một đầy đủ hơn của linh hồn, bị thân xác<br />
cách ly khỏi những linh hồn khác và khỏi<br />
Thượng đế, với những gì mà nó bị cách ly.<br />
Sự hội nhập ấy đạt được bằng cách linh hồn<br />
biểu lộ qua tình yêu, ngày một tự giải phóng<br />
khỏi thân xác. Vì vậy, ai hiểu được rằng, cả<br />
<br />
18<br />
<br />
cuộc sống lẫn hạnh phúc sống của nó là ở sự<br />
giải phóng linh hồn khỏi thân xác, thì cuộc<br />
sống của người ấy, bất chấp mọi tai hoạ, khổ<br />
đau và bệnh tật, không thể là cái gì khác, mà<br />
chỉ là một hạnh phúc không thể huỷ hoại”1.<br />
Có thể thấy, tư tưởng của Tônxtôi về lẽ sống<br />
nói chung thể hiện ở quan niệm cho rằng, đó<br />
là quá trình linh hồn của con người ngày<br />
một tự giải phóng khỏi thân xác để đến lượt<br />
nó lại hội nhập một cách ngày một đầy đủ<br />
hơn vào những tâm hồn và thể xác khác, vào<br />
Thượng đế. Thực ra, đây là một sự diễn đạt<br />
không thật sáng rõ một tư tưởng rất sâu sắc<br />
của Tônxtôi về lẽ sống của con người. Điều<br />
mà Tônxtôi gọi là “sự tự giải phóng của linh<br />
hồn khỏi thể xác” để con người có thể hội<br />
nhập đầy đủ với linh hồn khác và Thượng<br />
đế, có thể hiểu là quá trình con người bằng ý<br />
chí, tư tưởng, tình cảm (tình yêu) và nhận<br />
thức của mình chủ động sáng tạo ra thế giới<br />
mới, ra chính cuộc sống của mình, và thông<br />
qua đó, con người có thể liên kết nó với thế<br />
giới xung quanh, với những người khác,<br />
thành một thế giới tốt đẹp, hạnh phúc. Ở<br />
đây, lẽ sống hiện ra là toàn bộ hoạt động<br />
sống của của con người, hoạt động mà ở đó<br />
con người xác định rõ được mục đích, ý<br />
nghĩa cuộc sống lớn lao nhất, cuối cùng của<br />
mình và cố gắng hành động để đạt được mục<br />
đích ấy. Hiểu lẽ sống như thế cũng chính là<br />
coi lẽ sống như là “đường sống” của con<br />
người. Đó là con đường tự mình hoá thành<br />
mình trong một thế giới ngày càng tốt đẹp,<br />
hạnh phúc. Đúng là, nếu mọi người đều hiểu<br />
rằng lẽ sống của mình chính là ở chỗ dựa<br />
vào trí tuệ, đạo đức hay nói chung là vào đời<br />
sống tinh thần lành mạnh của mình mà sáng<br />
tạo ra một thế giới thật sự tốt đẹp, trong đó<br />
con người sống với nhau thật hoà thuận,<br />
thân ái, hạnh phúc, thì đó chính là một sự<br />
hiểu biết, một cái nhìn hết sức sâu sắc và<br />
chính xác về lẽ sống.<br />
Trong quan niệm nói trên của L. Tônxtôi<br />
về lẽ sống đã chứa đựng yếu tố thế giới<br />
quan rất rõ. Đó là quan niệm của ông về mối<br />
liên hệ giữa linh hồn (cái tinh thần) với thế<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012<br />
<br />
giới bên ngoài và ý nghĩa của cái tinh thần<br />
đối với việc tạo dựng thế giới bên ngoài, đặc<br />
biệt là sự tạo dựng quan hệ tốt đẹp giữa con<br />
người với con người; đó còn là quan niệm<br />
về xã hội, trong đó tồn tại mối liên hệ đặc<br />
trưng là liên hệ hữu cơ giữa người và người.<br />
Đồng thời, đối với L. Tônxtôi lẽ sống của<br />
con người không thể tách rời việc nhận thức<br />
được ý nghĩa cuộc sống của nó. Ý nghĩa ấy<br />
theo ông là ở chỗ, “ai hiểu được rằng cả<br />
cuộc sống lẫn hạnh phúc sống của nó là ở sự<br />
giải phóng linh hồn khỏi thân xác, thì cuộc<br />
sống của người ấy, bất chấp mọi tai hoạ, khổ<br />
đau và bệnh tật, không thể là cái gì khác, mà<br />
chỉ là một hạnh phúc không thể huỷ hoại”.<br />
Nói cách khác, ý nghĩa cuộc sống trong<br />
quan niệm của L. Tônxtôi là việc người ta<br />
thấy được, có được niềm hạnh phúc trong<br />
hoạt động sống và đặc biệt, khi ý nghĩa cuộc<br />
sống gắn liền với thế giới quan, thì hạnh<br />
phúc người ta có được là hạnh phúc lớn lao<br />
nhất, không thể huỷ hoại được. L. Tôn xtôi<br />
khẳng định: “Ai nhìn thấy cuộc sống của<br />
mình ở sự giải phóng cái tôi tinh thần khỏi<br />
thể xác, người ấy không thể bất mãn bởi cái<br />
nó mong muốn luôn được thực hiện”2.<br />
Bàn luận một cách sâu hơn về ý nghĩa<br />
cuộc sống trong mối liên hệ với thế giới<br />
quan, L. Tônxtôi cho rằng: “Đời người, đầy<br />
rẫy những khổ đau thân xác, bất cứ giây<br />
phút nào cũng có thể bị cắt đứt cái cuộc đời<br />
ấy để không phải là trò nhạo báng thô thiển<br />
nhất, phải có ý nghĩa nào đó để cho nó<br />
không bị huỷ hoại bởi những khổ đau, hay<br />
bởi sự sống lâu hay chết sớm”. “Và một ý<br />
nghĩa như thế có trong đời người. Ý nghĩa<br />
ấy - ở sự nhận thức đầy đủ hơn và hơn nữa<br />
Thượng đế trong ta”3. Có thể thấy rõ trong<br />
luận điểm này, L. Tônxtôi nhận thấy cái đau<br />
đớn của con người về mặt thân xác, nhất là<br />
đối với cái chết, khi người ta đứng trước một<br />
thực tế là mình sẽ vĩnh viễn lìa bỏ cuộc đời,<br />
người thân và biết bao điều quý giá, niềm<br />
vui khác và đó là nỗi đau không cùng, có thể<br />
sánh với tính vô cùng của vũ trụ. Vì thế, nó<br />
nhất định phải được an ủi, thậm chí được<br />
<br />
Tư tưởng của Lép Tônxtôi…<br />
<br />
biện hộ bằng những gì tương ứng và điều<br />
người ta đương nhiên phải nghĩ đến, cầu đến<br />
là Thượng đế. L. Tônxtôi cho rằng có<br />
Thượng đế ở trong mỗi chúng ta, vì vậy ý<br />
nghĩa của đời sống con người là ở chỗ tìm<br />
được sự giải quyết, đền bù cho những nỗi<br />
đau vô cùng tận ở ngay trong bản thân mình.<br />
Như thế, ở đây ý nghĩa cuộc sống liên quan<br />
đến thế giới quan ở mức độ rộng lớn, sâu sắc<br />
hơn, đó là quan niệm về cuộc sống con người được đặt trong quan hệ với toàn bộ vũ trụ<br />
nói chung. Nói cách khác, trong tư tưởng<br />
của L. Tônxtôi về lẽ sống, quan niệm về ý<br />
nghĩa cuộc sống không tách rời thế giới<br />
quan.<br />
2. Bàn về mục đích cuộc sống trong mối<br />
liên hệ giữa thế giới quan trong lẽ sống của<br />
con người, L. Tônxtôi viết: “Thế gian này<br />
không phải là trò đùa, không phải là nơi thử<br />
thách và không phải là trạm trung chuyển<br />
sang một thế giới tốt hơn, vĩnh hằng; thế<br />
giới nơi chúng ta đang sống là một trong<br />
những thế giới vĩnh hằng, tuyệt diễm và đầy<br />
niềm vui mà chúng ta không chỉ có thể, mà<br />
còn có nhiệm vụ bằng những nỗ lực của<br />
mình làm cho nó diễm lệ hơn và chứa chan<br />
niềm vui hơn cho những người sống cùng<br />
chúng ta và cho tất cả những ai sẽ sống sau<br />
chúng ta ở đây”4. L. Tônxtôi cho rằng, con<br />
người muốn xác định được mục đích sống,<br />
đúng đắn, thực sự thì phải hiểu được cái thế<br />
giới mà mình đang sống thực ra là gì. Và<br />
theo ông, thế giới trước hết là thế giới con<br />
người, là thế gian, nơi con người đang sống,<br />
rằng cái thế gian này không phải là trò đùa,<br />
không phải là nơi thử thách và không phải là<br />
trạm trung chuyển sang một thế giới nào<br />
khác tốt hơn, vĩnh hằng, trái lại chỉ có “cái<br />
thế giới nơi chúng ta đang sống là một trong<br />
những thế giới vĩnh hằng, tuyệt diễm và đầy<br />
niềm vui”. Trong thế giới quan của L.<br />
Tônxtôi thể hiện rõ cái nhìn hiện thực, vì<br />
theo ông, không có một thế giới nào khác<br />
ngoài thế giới con người đang sống, thậm<br />
chí ngay cả Thượng đế cũng chỉ tồn tại trong<br />
thế giới này. Chẳng hạn ông viết: “Nếu<br />
<br />
19<br />
<br />
Thiên đường không ở trong ngươi, thì ngươi<br />
không bao giờ vào được Thiên đường”5.<br />
Đặc biệt, trong thế giới quan của L. Tônxtôi<br />
còn thể hiện rõ niềm tin vững vàng, mãnh<br />
liệt và đầy lạc quan của ông vào thế giới con<br />
người, một thế giới mà theo ông nó vốn có<br />
tính vĩnh hằng, diễm lệ và đầy niềm vui,<br />
ngay cả khi con người đang chịu đựng<br />
những khổ đau và bất hạnh. Với thế giới<br />
quan, niềm tin tưởng ấy, lẽ sống được L.<br />
Tôn xtôi quan niệm ở đây là lẽ sống chân<br />
chính, tốt đẹp của con người. Bởi vì, không<br />
có một thế giới quan lành mạnh, chứa đầy<br />
niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống con<br />
người, thì làm sao có thể sống, vạch ra con<br />
đường sống tốt đẹp trong trong thế giới ấy,<br />
vì thế giới ấy.<br />
Chính vì sống trong thế giới với niềm tin<br />
tưởng lớn lao vào tính hiện thực, sự tốt đẹp<br />
của nó, cho nên L. Tônxtôi cho rằng, “chúng<br />
ta không chỉ có thể, mà còn có nhiệm vụ<br />
bằng những nỗ lực của mình làm cho nó<br />
diễm lệ hơn và chứa chan niềm vui hơn cho<br />
những người sống cùng chúng ta và cho tất<br />
cả những ai sẽ sống sau chúng ta ở đây”.<br />
Vậy, làm thế nào để thế giới con người trở<br />
nên “diễm lệ hơn và chứa chan niềm vui<br />
hơn”? L. Tônxtôi trả lời: “Chỉ những gì là<br />
điều phúc và điều thiện cho mọi người, đó<br />
mới là chân phúc và chân thiện” và “chỉ nên<br />
mong muốn cái phù hợp với hạnh phúc của<br />
mọi người. Ai hướng hoạt động của mình tới<br />
đích ấy sẽ thu được hạnh phúc cho mình”6.<br />
Tư tưởng của L. Tônxtôi về mục đích cuộc<br />
sống cho thấy mối liên hệ giữa mục đích<br />
cuộc sống với nghĩa vụ, trách nhiệm của con<br />
người. Bởi vì, mục đích cuộc sống chính là<br />
mục đích của những việc (nhiệm vụ) người<br />
ta nhất định phải làm. Tuy nhiên, mục đích<br />
cuộc sống với tư cách là yếu tố của lẽ sống<br />
không phải là những mục đích của mỗi công<br />
việc cụ thể, mà là của toàn bộ những công<br />
việc ấy, đó là làm cho thế giới trở nên diễm<br />
lệ, cho con người cả hôm nay và mai sau có<br />
nhiều niềm vui. Như vậy, trong quan niệm<br />
của L. Tônxtôi về lẽ sống yếu tố mục đích<br />
<br />
20<br />
<br />
cuộc sống cũng không tách rời yếu tố thế<br />
giới quan.<br />
3. Trong những đoạn nói về nghĩa vụ<br />
trong mối liên hệ với hạnh phúc và ý nghĩa<br />
cuộc sống trong lẽ sống, L. Tônxtôi viết như<br />
sau: “Không thể nói rằng sự phụng sự<br />
Thượng đế là sứ mệnh của cuộc sống. Sứ<br />
mệnh của cuộc sống con người bao giờ cũng<br />
là và sẽ là hạnh phúc của nó. Nhưng bởi vì<br />
Thượng đế muốn cho con người được hạnh<br />
phúc, thành thử khi con người đạt được hạnh<br />
phúc của mình thì nó làm cái mà Thượng đế<br />
muốn ở nó, nó thực hành ý nguyện của<br />
người”7. Trong luận điểm này, tư tưởng của<br />
L. Tônxtôi về nghĩa vụ (sứ mệnh) trong mối<br />
liên hệ với hạnh phúc của con người là rõ<br />
ràng. Điều đáng nói là, trong khi tỏ ra có<br />
khuynh hướng tôn giáo, L. Tônxtôi vẫn phủ<br />
nhận việc con người có nghĩa vụ (sứ mệnh)<br />
phụng sự Thượng đế để khẳng định nghĩa vụ<br />
thực sự của con người là “bao giờ cũng là và<br />
sẽ là hạnh phúc của nó”. Bởi vì, L. Tônxtôi<br />
quan niệm hạnh phúc chính là sự sống, là<br />
cuộc sống của con người trên trần gian.<br />
L. Tônxtôi hiểu rằng: “Được hạnh phúc,<br />
có sự sống vĩnh cửu, sống trong Thượng đế,<br />
được cứu rỗi - Tất cả cái đó chỉ là một - là<br />
sự giải quyết nhiệm vụ của cuộc sống. Và<br />
hạnh phúc ấy gia tăng, con người cảm thấy<br />
mình thu nhận được ngày một mạnh mẽ hơn<br />
và sâu sắc hơn niềm hoan lạc nơi thiên giới.<br />
Và không có giới hạn cho hạnh phúc ấy, bởi<br />
vì hạnh phúc ấy là tự do, là sự toàn năng, là<br />
sự thoả mãn hoàn toàn mọi ý nguyện”8.<br />
Chưa bàn đến nội dung và ý nghĩa tôn giáo<br />
trong luận điểm trên, có thể thấy rõ trong<br />
quan niệm của L. Tônxtôi tất cả những gì<br />
con người mong muốn, hướng đến hay nói<br />
chung, là hạnh phúc, chỉ có thể có được nhờ<br />
sự nỗ lực không ngừng nhằm giải quyết<br />
những nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra. Chính<br />
việc giải quyết những nhiệm vụ ấy đã làm<br />
thành con đường sống của con người. Nếu<br />
không có những nhiệm vụ hoặc không thực<br />
hiện những nhiệm vụ ấy, thì con người<br />
không thể đạt được những mong muốn,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012<br />
<br />
nguyện vọng của mình, tức là không thể tiến<br />
lên, cũng có nghĩa là không có đường sống,<br />
và do đó không thể có hạnh phúc. L.<br />
Tônxtôi khẳng định rõ hơn rằng, “nếu cuộc<br />
sống không mang lại niềm vui cho ai đó, thì<br />
chỉ bởi vì họ không làm những gì cần làm để<br />
cho cuộc sống trở thành một niềm vui không<br />
ngớt”9. Cần thấy rằng, ở đây, nghĩa vụ được<br />
L. Tôn xtôi nói đến với tư cách là một yếu tố<br />
đạo đức, đồng thời là yếu tố cấu thành của lẽ<br />
sống, không phải là mọi việc cần phải làm<br />
trong cuộc sống con người, mà là những<br />
việc cần phải làm “để cho cuộc sống trở<br />
thành niềm vui”, nghĩa là nghĩa vụ phải<br />
hướng thẳng đến hạnh phúc của con người.<br />
L. Tônxtôi hiểu lẽ sống không phải là con<br />
đường sống bất kỳ nào, mà là đường sống<br />
lớn lao, cơ bản của con người, bởi vì con<br />
đường ấy hướng đến cuộc sống vĩnh cửu,<br />
đến Thượng đế, đến sự thoả mãn hoàn toàn<br />
mọi ý nguyện, tức là hướng đến hạnh phúc<br />
lớn lao nhất. Con đường sống ấy không tách<br />
rời thế giới quan, nghĩa là những nhiệm vụ<br />
mà con người đặt ra để thực hiện, nhằm đạt<br />
được hạnh phúc liên quan đến toàn bộ đời<br />
sống của nó trong quan hệ với toàn bộ thế<br />
giới xung quanh, thậm chí với toàn bộ vũ<br />
trụ.<br />
4. Trong tư tưởng của L. Tônxtôi về lẽ<br />
sống, quan niệm về hạnh phúc gắn liền với ý<br />
nghĩa cuộc sống có một vị trí đặc biệt. Có<br />
thể thấy, trong “Đường sống” quan niệm của<br />
L. Tônxtôi về hạnh phúc có nhiều nội dung<br />
hơn so với những quan niệm khác. Tuy<br />
nhiên, vì ở đây chúng ta chỉ bàn về hạnh<br />
phúc với tư cách là yếu tố của lẽ sống, cho<br />
nên sẽ không đi sâu xem xét riêng quan<br />
niệm này. L. Tônxtôi hiểu rằng, hạnh phúc<br />
chính là mục đích thực sự, toàn vẹn của<br />
cuộc sống con người và vì thế việc người ta<br />
có được hạnh phúc, tìm được hạnh phúc<br />
chính là ý nghĩa cuộc sống của họ. Trong<br />
một tác phẩm khác, “Về cuộc sống” cũng<br />
được in trong tập sách này, L. Tônxtôi đã<br />
từng nói về hạnh phúc với tư cách là mục<br />
đích và ý nghĩa cuộc sống như sau: “Bất kỳ<br />
<br />
Tư tưởng của Lép Tônxtôi…<br />
<br />
ai sống trên đời cũng sống chỉ vì mong<br />
muốn được hưởng điều tốt đẹp, hạnh phúc.<br />
Người nào không cảm thấy ước muốn hạnh<br />
phúc cho mình, người đó sẽ không cảm thấy<br />
mình đang sống. Con người không thể hình<br />
dung được cuộc sống nếu thiếu ước muốn<br />
hạnh phúc cho mình. Sống đối với mỗi<br />
người có nghĩa là mong ước hạnh phúc và<br />
đạt hạnh phúc, mong ước và đạt hạnh phúc đó chính là sống”10. Tất nhiên, cuộc sống<br />
của con người có vô vàn mục đích, cũng vì<br />
thế, có thể tìm thấy vô số những giá trị, ý<br />
nghĩa của cuộc sống, L. Tônxtôi không phủ<br />
nhận tất cả điều đó, nhưng điều ông muốn<br />
nói đến ở đây là cái mục đích, ý nghĩa đích<br />
thực đằng sau rất nhiều mục đích, ý nghĩa<br />
ấy, đó chính là hạnh phúc của con người.<br />
Chỉ khi con người tìm thấy, có được hạnh<br />
phúc, nó mới có đời sống xứng đáng, đúng<br />
nghĩa con người của nó. L. Tônxtôi nói rõ<br />
hơn điều này trong “Đường sống” như sau:<br />
“Cuộc sống, cho dù nó là thế nào, vẫn là cái<br />
phúc mà không có cái phúc nào khác cao<br />
hơn. Nếu chúng ta nói cuộc sống là cái ác,<br />
thì ta nói như thế chỉ trong sự so sánh với<br />
một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn, được<br />
tưởng tượng ra, nhưng thực ra chúng ta<br />
không biết và không thể biết một cuộc sống<br />
nào khác tốt đẹp hơn, cho nên cuộc sống, dù<br />
nó có là thế nào, vẫn là cái hạnh phúc cao<br />
nhất khả thể đối với con người”11. Và<br />
“chúng ta hay coi thường hạnh phúc của<br />
cuộc sống này, tưởng là ở nơi nào đó, vào<br />
lúc nào đó sẽ có được một hạnh phúc lớn<br />
hơn. Nhưng cái hạnh phúc lớn hơn như thế<br />
không thể có ở đâu và lúc nào, bởi lẽ chúng<br />
ta trong cõi người của ta đã được ban tặng<br />
một hạnh phúc vĩ đại đến thế - sự sống, mà<br />
không có và không thể có cái gì cao hơn<br />
nó”12. Điều đặc sắc là ở đây L. Tônxtôi<br />
không chỉ quan niệm rằng hạnh phúc chỉ có<br />
thể là hạnh phúc trần gian, mà còn hiểu hạnh<br />
phúc với nghĩa toàn diện, bao quát nhất của<br />
từ này, đó là sự sống, cuộc sống. Cuộc sống<br />
của con người bao gồm cả niềm vui, sự sung<br />
sướng lẫn đau khổ, bất hạnh, nhưng đó mới<br />
là sự sống, là cuộc sống và người ta không<br />
<br />
21<br />
<br />
thể tìm thấy một thứ hạnh phúc nào khác<br />
ngoài cuộc sống này.<br />
L. Tônxtôi nói rõ hơn: “Người ta bảo<br />
những ai làm điều thiện không cần được đền<br />
thưởng. Cái đó đúng nếu nghĩ rằng sự đền<br />
thưởng không ở trong ta và không là bây<br />
giờ, mà mai sau. Nhưng nếu không có sự<br />
đền thưởng, nếu cái thiện không đem lại<br />
niềm vui cho con người, thì con người sẽ<br />
không làm điều thiện. Vấn đề chỉ ở chỗ làm<br />
sao hiểu được phần thưởng chính thực là ở<br />
đâu. Phần thưởng chính thực không ở ngoại<br />
giới và trong tương lai, mà ở nội giới và<br />
trong hiện tại: ở việc tâm hồn ta trở nên tốt<br />
đẹp hơn. Sự đền thưởng và động cơ làm cái<br />
thiện là ở đó”13. Luận điểm này cho thấy lẽ<br />
sống không tách rời hạnh phúc và quan<br />
niệm về hạnh phúc của con người. Mặt<br />
khác, khi nói rằng hạnh phúc là cái mà người ta được đền thưởng sau khi đã làm việc<br />
thiện, L. Tônxtôi còn cho thấy hoạt động<br />
đạo đức của con người là hoạt động hướng<br />
theo những mục đích đạo đức, cái thiện, chứ<br />
không phải là những mục đích xã hội khác.<br />
Và như vậy, trong lẽ sống, yếu tố mục đích<br />
cuộc sống được hiểu là mục đích đạo đức,<br />
cho nên, lẽ sống, đường sống là hoạt động<br />
hướng thiện, không ngừng hướng thiện. L.<br />
Tônxtôi khẳng định: “Chỉ có sự tự hoàn<br />
thiện không ngừng mới cho ta niềm vui đích<br />
thực không ngừng và luôn luôn gia tăng.<br />
Mọi bước đi trên con đường này mang theo<br />
nó phần thưởng, và phần thưởng ấy được<br />
trao tức khắc, và không gì có thể tước<br />
đoạt”14.<br />
5. Trong khi nói về mối liên hệ giữa<br />
nghĩa vụ, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống và<br />
thế giới quan, L. Tôn xtôi còn nói cả về tình<br />
yêu như một yếu tố khác của lẽ sống. Mặc<br />
dù vấn đề tình yêu không được L. Tônxtôi<br />
nói nhiều trong tác phẩm “Đường sống”, mà<br />
ở những tác phẩm khác trong tập sách của<br />
ông, nhưng cũng đủ thấy nó là một yếu tố<br />
hữu cơ của lẽ sống. Trước hết, khi quan<br />
niệm tình yêu không tách rời hạnh phúc,<br />
nhất là hạnh phúc lớn lao nhất của con<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn