intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển dụng CEO- khó hay dễ?

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

192
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển dụng CEO- khó hay dễ? Nhắc đến các giám đốc điều hành (CEO) là ta nghĩ ngay đến những con người tài ba và đầy uy lực như Micheal Dell của Dell Computer, Larry Ellison tại Oracle Corp, Micheal Eisner tại Walt Disney ... CEO “được việc” sẽ đem lại cho công ty những lợi ích rất lớn, bởi họ sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trôi chảy, hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đó lại là việc không mấy dễ dàng. Đã có những công ty mất hàng năm trời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển dụng CEO- khó hay dễ?

  1. Tuyển dụng CEO- khó hay dễ? Nhắc đến các giám đốc điều hành (CEO) là ta nghĩ ngay đến những con người tài ba và đầy uy lực như Micheal Dell của Dell Computer, Larry Ellison tại Oracle Corp, Micheal Eisner tại Walt Disney ... CEO “được việc” sẽ đem lại cho công ty những lợi ích rất lớn, bởi họ sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trôi chảy, hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đó lại là việc không mấy dễ
  2. dàng. Đã có những công ty mất hàng năm trời vẫn không thể tìm ra cho mình một CEO vừa ý. Bạn cần một mẫu nhà quản lý như thế nào? CEO là trung tâm của các hoạt động có tổ chức, là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến thành công, cũng như thất bại của công ty. Có một số yêu cầu đối với CEO như sau: Yếu tố chính trị: phải là người có định hướng chính trị vững vàng, chấp hành đúng đường lối, chính sách và pháp luật. Các quyết định và chính sách mà CEO đề ra cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty, tích cực góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Yếu tố tính cách: phải là những người trung thực, công bằng, nhiệt tình đối với công việc, có cuộc sống lành mạnh và trong sáng, biết hoà đồng với tập thể, biết quan tâm đến tình cảm và cuộc sống của người khác. CEO phải luôn biết cách nâng cao uy tín cá nhân bằng tài năng và đạo đức của mình trước tập thể. Đây là yếu tố tiên quyết để CEO có thể thành công trong bước tạo tiền đề cho sự thành đạt sau này. Các công ty nên tìm hiểu về vấn đề quản trị và những nguyên nhân khiến ứng viên ham muốn nghề này.
  3. Yếu tố năng lực: phải là người toàn diện, ngoài các yêu cầu về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, CEO cần có khả năng tổ chức và có trình độ chuyên môn nhất định. Sự thông minh cũng yếu tố không thể thiếu. Tiêu chuẩn này được đánh giá thông qua hồ sơ của ứng viên và kết hợp với nhận xét của những người có liên quan. Khi cần có thể sử dụng thêm một số trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá trí tuệ của ứng viên. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu khả năng phân tích và giao tiếp của ứng viên. Bạn có thể đánh giá khả năng này thông qua bản phúc trình, thư từ, các cuộc thảo luận, các đề nghị mới về một sự thay đổi chính sách hoặc một thể thức nào đó, một chương trình hành động nào đó. Bạn cần lưu ý thêm cách diễn đạt vấn đề của ứng viên CEO. Vậy làm sao để tìm đúng CEO bạn cần? Cách thức “săn lùng” CEO có thể khác nhau tuỳ theo công ty bạn cần anh ta cho vị trí nào, khả năng trình độ ra sao, mức thu nhập bao nhiêu. Có những công ty, khi có nhu cầu sẽ lập tức tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực để xác định thông tin, đối tượng cần săn lùng và …lôi kéo CEO của họ. Khó khăn nhất là làm thế nào để tiếp cận được với đối tượng. Một trong các mẹo hay được sử dụng là gọi điện đến nơi đối tượng đang làm việc và hỏi về một vấn đề thật đặc biệt, đôi khi thật khó, hoặc hứa hẹn một thương vụ hay một hướng kinh doanh thật hấp dẫn. Khi đó
  4. nhân viên trực điện thoại không thể không trả lời và sẽ tạo điều kiện để bạn liên hệ trực tiếp với “đối tượng”. Như vậy là bạn đã làm được 50% công việc của mình, bởi vì mặc dù đang có việc làm nhưng bản thân CEO cũng không biết được tương lai công ty mình đang làm sẽ ra sao, nhất là nếu có sự thay đổi chủ sở hữu hay lãnh đạo trực tiếp. Chưa kể ai cũng cảm thấy thích thú khi thấy mình được đánh giá cao và săn đón, nhất là từ các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, các CEO có năng lực đang làm việc với những đối thủ cạnh tranh không dễ gì từ chối sự tiếp xúc này, nhất là qua đó họ còn biết được “giá” của mình trên thị trường nhân sự. Và khi đã nắm chắc được ý muốn của các đối tượng thích hợp, công ty chỉ còn mỗi việc chờ đợi sự ngã giá của đôi bên và đón nhận CEO mới về làm việc cho mình. Đây là những trường hợp “săn đuổi CEO” đặc biệt. Còn thông thường, các công ty sẽ tổ chức những đợt tuyển dụng CEO. Khi đó, ứng viên vào chức vụ CEO thường là những người có kinh nghiệm quản trị, có những thành tích nhất định trong công tác hoặc là những học viên xuất sắc được đào tạo ở các trường quản trị kinh doanh. Quá trình tuyển chọn được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng và chính xác. Các ứng viên vào chức vụ CEO nên được yêu cầu giải quyết các tình huống giả định. Họ thực hiện các nhiệm vụ quản trị dưới sự giám sát của hội đồng tuyển chọn. Các câu trả lời của ứng viên phải được hội đồng tuyển chọn đánh giá và cho điểm. Một số công ty thường đề ra các bài tập kiểm tra CEO các dạng sau đây:
  5. Bài tập tổng hợp: dạng này đòi hỏi các ứng viên CEO tìm cách tiếp cận, giải quyết các bảng báo cáo, các bảng ghi nhớ, các loại thư tín điện thoại, tổ chức hội họp và rất nhiều vấn đề khác được thu thập từ thực tế công việc hàng ngày của một CEO. Hội thảo nhóm không có người đứng đầu: Các ứng viên vào chức vụ CEO được tổ chức thành nhóm mà không có người đứng đầu. Hội đồng tuyển chọn giao cho nhóm một số câu hỏi yêu cầu thảo luận. Các thành viên trong nhóm phải thảo luận và ra quyết định chung của cả nhóm. Hội đồng tuyển chọn sẽ đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục nhóm chấp nhận ý kiến, khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng cá nhân của các thành viên trong nhóm. Trò chơi quản trị: Trong trò chơi quản trị, các thành viên phải giải quyết các vấn đề mang tính chất thực tiễn. Họ đóng vai các thành viên trong ban giám đốc của hai hay nhiều công ty đối thủ đang cạnh tranh nhau trên thương trường. Họ cần phải ra quyết định về các vấn đề như sản xuất ra sao, quảng cáo như thế nào, kiểm soát bao nhiêu cổ phần... Loại bài tập này nhằm đánh giá ứng viên về khả năng tổ chức, kế hoạch, khả năng giao tiếp và khả năng giữ vai trò thủ lĩnh. Trình diễn cá nhân: Phương thức này yêu cầu các ứng viên phải thuyết trình hay phát biểu về một chủ đề nào đó. Thông qua việc thuyết trình, hội đồng tuyển chọn
  6. đánh giá về khả năng xuất hiện của họ trước tập thể, cũng như cách trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc. Trắc nghiệm có mục đích: Trắc nghiệm có mục đích bao gồm tất cả các loại kiểm tra, trắc nghiệm về cá nhân, về khả năng phản xạ của thần kinh, về sở thích, hứng thú của ứng viên vào vị trí CEO. Phỏng vấn kết luận: Lúc này, các ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp tại hội đồng tuyển chọn để ban lãnh đạo tìm hiểu kỹ hơn về sở thích, các kiến thức cơ bản về công việc trước đây và động cơ của họ. Sau lần phỏng vấn này, hội đồng có thể cho biết kết quả của từng ứng viên và công bố danh sách những người được tuyển dụng. Ngày nay, các tập đoàn, công ty đa quốc gia đang gặp khó khăn nhiều hơn, cũng như phải chờ đợi lâu hơn để có được một CEO thích hợp cho công ty mình. Theo họ, một CEO giỏi sẽ giúp công ty giải quyết được những khó khăn trong kinh doanh, đồng thời lại có thể làm suy yếu đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, các công ty sẵn sàng chi từ 15 ngàn- 30 ngàn USD cho người môi giới nếu lôi kéo được đối tượng thích hợp từ các đối thủ cạnh tranh. Thế mới biết giá trị của một CEO có năng lực lớn đến mức nào!. Bạn có muốn mình tuyển dụng được một CEO như vậy? Hãy tìm hiểu những cách thức trên đây và hy vọng kết quả sẽ như mong đợi! (Tổng hợp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2