Nguyễn Thị Hòa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 71 - 76<br />
<br />
TUYẾN ĐƯỜNG HÀ NỘI – LẠNG SƠN TRƯỚC THẾ KỶ XX<br />
Nguyễn Thị Hòa*, Đặng Thị Lan<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hà Nội – Lạng Sơn là tuyến đường được hình thành đầu tiên của đường Thiên Lý, nay là Quốc lộ 1A.<br />
Tuyến đường bắt đầu được xây dựng từ thời nhà Lý (1010 - 1225), xuất phát từ Thăng Long, qua Bắc<br />
Ninh, Bắc Giang lên vùng biên giới Việt – Trung ở Lạng Sơn, kết thúc tại trấn Nam Quan (nay là cửa<br />
khẩu quốc tế Hữu Nghị). Năm 1019, đoạn đường cuối của tuyến đường được hoàn thành, sau đó nhà Lý<br />
mở rộng tuyến đường thành quan lộ. Tới thời nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Mạc, tuyến đường tiếp tục<br />
được sử dụng, cải tạo. Tuy nhiên, về cơ bản hiện trạng tuyến đường giống như thời nhà Lý, đó là những<br />
đoạn đường đất nhỏ hẹp bị ngăn cách bởi sông suối, khó khăn đi lại khi mưa, lũ. Đến Thời nhà Nguyễn<br />
(1802 - 1945), tuyến đường được mở rộng, nắn thẳng và bắc cầu qua sông suối, chỗ bùn lầy đắp thêm<br />
đất. Những năm cuối thế kỉ XIX, nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam,<br />
Thực dân Pháp sửa chữa, mở rộng tuyến đường. Trong suốt tiến trình lịch sử trước thế kỉ XX, tuyến<br />
đường Hà Nội – Lạng Sơn được coi là huyết mạch quốc gia trong việc đi lại thông thương, ngoại giao<br />
với Trung Quốc. Tuyến đường có vị trí, vai trò quan trọng trong cả lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế,<br />
văn hóa và xã hội đối với đất nước, triều đình và nhân dân. Điều đó khẳng định sự đúng đắn, nhạy bén<br />
của các triều đại phong kiến Việt Nam trong việc quan tâm phát triển giao thông, nhất là việc mở và cải<br />
tạo, nâng cấp tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn.<br />
Từ khóa: Tuyến đường; Hà Nội; Lạng Sơn;Nam Quan; thế kỷ XX.<br />
<br />
MỞ ĐẦU *<br />
Xuất phát từ nhu cầu đi lại, cai quản các địa<br />
phương và yêu cầu của việc bang giao, hoạt<br />
động quân sự, các triều đại phong kiến Việt<br />
Nam đã quan tâm và chú trọng việc giao<br />
thông, mở đường bộ từ các kinh thành, phủ<br />
tới các địa phương và biên giới Việt – Trung.<br />
Hà Nội – Lạng Sơn là một trong các tuyến<br />
đường đó.<br />
Tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn, trước 1831<br />
được gọi là tuyến đường Thăng Long – Lạng<br />
Sơn (hay Nam Quan), là mạch đường khởi đầu<br />
cho trục đường Thiên Lý Bắc Kỳ, sau là Thiên<br />
Lý Bắc Nam. Đối với nước ta, tuyến đường<br />
này đã đóng góp vai trò hết sức to lớn trong<br />
phát triển kinh tế, ngoại giao, thông thương,<br />
quốc phòng,... Phạm vi tuyến đường chạy<br />
qua, nhất là Lạng Sơn là nơi trực tiếp diễn ra<br />
những cuộc tiến - lui quân khi có giao tranh<br />
giữa ta và phong kiến phương Bắc; là nơi tiếp<br />
đón hàng trăm đoàn sứ bộ của hai nước Việt Trung trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.<br />
Ngoài ra, đây còn là nơi giao thương, buôn<br />
bán giữa triều đình và nhân dân hai nước.<br />
Tuyến đường không chỉ là cửa ngõ ra vào<br />
giữa hai nước Việt - Trung, nối liền miền<br />
thượng du - đồng bằng, các đô thị, trung tâm,<br />
*<br />
<br />
Tel: 0973748369, Email: hoakhoasu@dhsptn.edu.vn<br />
<br />
đơn vị hành chính, các trạm, phục vụ hoạt<br />
động khai thác để đáp ứng mục tiêu quân sự,<br />
ngoại giao từ thời dựng nước và giữ nước mà<br />
còn là nền tảng cơ sở của đường 1A ngày nay.<br />
Vì vậy, việc tìm hiểu về việc xây dựng, hoạt<br />
động và vai trò của tuyến đường Hà Nội Lạng Sơn trước thế kỷ XX có ý nghĩa khoa<br />
học và thực tiễn.<br />
Bài viết cung cấp cho bạn đọc thêm nhận thức<br />
về lịch sử Việt Nam thời cổ - trung - cận đại.<br />
Khi làm rõ về lịch sử và vai trò của tuyến<br />
đường, bài viết có ý nghĩa giáo dục rất lớn<br />
cho thế hệ trẻ. Từ đó, hình thành thái độ, tư<br />
tưởng, tình cảm đúng đắn, biết trân trọng<br />
những công lao của cha ông trong quá trình<br />
xây dựng và hoàn thiện tuyến đường cũng<br />
như quá trình xây dựng và phát triển đất<br />
nước. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng<br />
cung cấp thêm nguồn tư liệu để phục vụ học<br />
tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử dân tộc<br />
và lịch sử địa phương.<br />
TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để nghiên cứu và làm rõ về “Tuyến đường Hà<br />
Nội - Lạng Sơn trước thế kỷ XX”, chúng tôi<br />
khai thác và sử dụng tài liệu thành văn là các<br />
sách về lịch sử giao thông vận tải; các giáo<br />
trình lịch sử Việt Nam của trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thái<br />
Nguyên; sách sử của các triều đại phong kiến,<br />
71<br />
<br />
Nguyễn Thị Hòa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đặc biệt là sử sách triều Nguyễn; các tài liệu<br />
lịch sử địa phương của 4 tỉnh thành: Hà Nội,<br />
Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn…<br />
Các tác phẩm sử học của triều đại phong kiến<br />
có ghi chép về đường sá, việc đi lại của nhân<br />
dân như: Sử học bị khảo, Đại Việt Sử ký toàn<br />
thư, Lịch triều hiến chương loại chí... Đặc<br />
biệt, thời nhà Nguyễn có tác phẩm Đồng<br />
khánh dư địa chí (1888 -1890), Đại Nam nhất<br />
thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Ðại<br />
Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn,…<br />
Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử<br />
dụng phương pháp lịch sử kết hợp với<br />
phương pháp logic là chủ yếu. Phương pháp<br />
lịch sử: Chúng tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề<br />
theo trình tự thời gian, trước tiên tìm hiểu quá<br />
trình hình thành, xây dựng và khai thác tuyến<br />
đường qua các triều đại phong kiến cho tới<br />
đầu thế kỷ XX. Phương pháp logic: Được vận<br />
dụng khi tiến hành tìm hiểu biến đổi trong<br />
xây dựng và khai thác, vị trí và vải trò của<br />
tuyến đường qua từng thời kỳ… Ngoài ra,<br />
chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê,<br />
phân tích, tổng hợp, so sánh, miêu tả...<br />
KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN<br />
Thực trạng xây dựng và hoạt động trên<br />
tuyến đường trước thế kỉ XX<br />
Trước thời nhà Nguyễn (trước năm 1802)<br />
Như đã khẳng định ở trên, tuyến đường Hà<br />
Nội – Lạng Sơn được mở từ thời đầu thời nhà<br />
Lý (1010 - 1225), tức là khi đó nhà nước và<br />
nhân dân mới có những hoạt động tác động<br />
như đắp đất, phát quang mở đường đi…<br />
Trước đó, tuyến đường ấy chỉ là những lối<br />
đường đất mòn do người Trung Quốc khai<br />
mở trong các cuộc viễn chinh xâm lược Việt<br />
Nam từ thời Hán (207 - 201 TCN) và do dân<br />
cư, gia súc đi lại nhiều tạo thành. Sách Đại<br />
Việt sử ký toàn thư ghi lại vào năm 980 “Lạng<br />
Sơn nghe tin quân Tống sắp sang, làm tờ tâu<br />
lên, Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ để<br />
chống cự” [1, tr.184]. Điều đó cho thấy ngay<br />
từ trước nhà Lý, việc đi lại và thông tin liên<br />
lạc giữa triều đình và vùng biên giới đã có. Lối<br />
mòn đi từ Thăng Long tới Nam Quan (Lạng<br />
Sơn) đã được hình thành trước thời nhà Lý<br />
phục vụ cho hoạt động kinh tế, chính trị, quân<br />
sự, bang giao với phong kiến phương Bắc của<br />
nước ta như đón tiếp đoàn sứ bộ của phương<br />
72<br />
<br />
186(10): 71 - 76<br />
<br />
Bắc, là đường đi của các đoàn sứ bộ Việt<br />
Nam sang Trung Quốc, là đường vận chuyển<br />
công văn, chiếu chỉ, thông tin liên lạc giữa<br />
các địa phương với triều đình,… Tuy nhiên,<br />
con đường mòn nhỏ, chạy qua các làng mạc<br />
hoang vu, dân cư còn thưa thớt, qua những<br />
đèo dốc và rừng hoang và bị chia cắt thành<br />
nhiều đoạn ngắn gây nhiều khó khăn khi di<br />
chuyển, vận tải.<br />
Xuất phát từ vị trí quan trọng của Lạng Sơn và<br />
kinh đô nước ta lúc bấy giờ cũng như tầm quan<br />
trọng của việc đi lại cai quản các địa phương<br />
vùng biên giới, tiến quân chặn đánh các đợt tấn<br />
công của phong kiến phương Bắc và giữ mối<br />
quan hệ bang giao với Trung Quốc, vua Lý<br />
Thái Tổ đã cho đắp đất mở tuyến đường từ<br />
Thăng Long lên biên giới Việt – Trung. Theo<br />
sách Sử học bị khảo của Đặng Xuân<br />
Bảng,“vua Lý Thái Tổ cho đắp xong con<br />
đường lộ từ Thăng Long đến biên giới Việt Trung. Năm 1019 thì đắp xong đoạn cuối từ<br />
ải Chi Lăng tới trấn Nam Quan (sau này là<br />
Mục Nam Quan và hiện nay là cửa khẩu quốc<br />
tế Hữu Nghị” [1, tr.271-272]. Như vậy, thời<br />
Lý Thái Tổ, năm 1019, đã đắp hoàn thiện<br />
đoạn đường biên giới Việt - Trung và tuyến<br />
đường Thăng Long - Lạng Sơn chính thức ra<br />
đời. Đến thời Lý Thái Tông (1028 - 1054) đã<br />
được mở rộng thành đường quan lộ nhưng<br />
vẫn là đường đất và bị cắt đoạn với sông suối<br />
phải qua bằng thuyền bè.<br />
Tuyến đường thời này được chia ra từng<br />
cung, có các nhà trạm và các ụ đất cắm biển<br />
gỗ để chỉ phương hướng. Mỗi cung thuộc<br />
quyền cai trị hành chính của một giới chức do<br />
triều đình bổ nhiệm, nắm quyền cai trị hành<br />
chính, có trách nhiệm tu bổ hệ thống quan lộ<br />
nằm trong cung của mình. Các nhà trạm đặt<br />
cách nhau khoảng 15-20km, đứng đầu mỗi<br />
trạm là một trạm trưởng chỉ huy một số phu<br />
trạm chạy công văn, giấy tờ (công văn được<br />
đựng trong ống tre, được chuyển đi bằng chạy<br />
bộ, ngựa, thuyền).<br />
Tới thời nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê sơ, nhà<br />
Mạc, tuyến đường tiếp tục được sử dụng và<br />
cải tạo, tuy nhiên, về cơ bản hiện trạng tuyến<br />
đường giống như thời nhà Lý. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ở Đàng Ngoài, chúa<br />
Trịnh cho đắp đường Thiên Lý, trong đó có<br />
<br />
Nguyễn Thị Hòa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đoạn Hà Nội - Lạng Sơn đủ rộng và chắc<br />
chắn để voi, ngựa có thể đi được.<br />
Từ khi hình thành (1019) đến trước năm 1802,<br />
Hà Nội – Lạng Sơn là tuyến đường đi lại,<br />
thông thương của nhân dân giữa các địa<br />
phương và cả với bên kia biên giới. Đối với<br />
triều đình, tuyến đường là để đi thị sát; vận<br />
chuyển công văn, giấy tờ, thông tin đến các địa<br />
phương. Riêng đối với Lạng Sơn, có thể nói<br />
đây là con đường duy nhất. Tuyến đường cũng<br />
là lối di chuyển của quân lính trong các cuộc<br />
kháng chiến chống phong kiến phương Bắc<br />
xâm lược. Trong lịch sử trước thời nhà Nguyễn<br />
đã có rất nhiều cuộc kháng chiến chống quân<br />
Phương Bắc đi qua tuyến đường Hà Nội Lạng Sơn. Ví như cuộc kháng chiến chống<br />
quân Tống trên sông Như Nguyệt, trận Ải Chi<br />
Lăng trong kháng chiến chống quân Minh,<br />
kháng chiến chống quân Thanh của vua Quang<br />
Trung… Đặc biệt, đây là tuyến đường chủ yếu<br />
triều đình sử dụng để thông thương và thực<br />
hiện các hoạt động bang giao (đi sứ và đón tiếp<br />
các đoàn sứ Trung Quốc). Theo tấm bản đồ<br />
“Từ Trung Hoa đến An Nam” trong<br />
cuốn Histoire des Relations de la Chine avec<br />
l’Annam - Vietnam du XVIau XIXsiècle (Lịch<br />
sử quan hệ giữa Trung Hoa với Việt Nam từ<br />
thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) của G. Devéria,<br />
xuất bản năm 1880 ở Paris, từ thế kỷ XV, việc<br />
đi lại cũng như thông thương giữa Trung Hoa<br />
với Việt Nam (và ngược lại) thông qua đường<br />
từ Quảng Tây - Lạng Sơn (đường bộ). Trong<br />
đó, từ Quảng Tây qua Lạng Sơn đến Đông<br />
Kinh (Hà Nội ngày nay) có 3 con đường đi qua<br />
cửa ải Nam Quan, ải Bình Nhĩ và ải Biện<br />
Cường nhưng đều qua phủ Lạng Sơn theo<br />
đường quan lộ về Đông Kinh [2].<br />
Về phương tiện đi lại, vận tải: Nhân dân, quân<br />
lính chủ yếu là đi bộ, còn quan lại triều đình<br />
sử dụng phương tiện như võng, cáng, kiệu<br />
hay cưỡi ngựa. Phương tiện vận chuyển hàng<br />
hóa có xe do trâu, bò, ngựa kéo (xe quyệt, xe<br />
cút kít, xe một bánh, xe hai bánh).<br />
Dưới thời Nguyễn<br />
Sau khi vua Gia Long thống nhất nước nhà<br />
(1802), ông thấy đường sá giao thông là vấn<br />
đề quan trọng đối với việc chính trị và quân<br />
sự nên đã sai quan trấn nhậm các doanh trấn<br />
phải “đo đạc đường quan và các đường thủy<br />
bộ”. Vua Gia Long cho lệnh sửa lại con đường<br />
<br />
186(10): 71 - 76<br />
<br />
quan lộ, định rằng “bề rộng phải là 3 trượng và<br />
phân chia con đường ấy ra từng cung một, cứ<br />
cách khoảng 15 cây số lại đặt trạm để chuyển<br />
đệ công văn cùng vận tải đồ đạc của các quan<br />
chức bằng kiệu, bằng cáng, bằng ngựa. Tại<br />
những trạm này, khách bộ hành có thể nghỉ<br />
ngơi, ăn uống và thuê phu vận tải cung cấp bởi<br />
các xã thôn lân cận” [3, tr.201]. Mỗi dịch<br />
trạm có phu trạm và ngựa để kịp truyền công<br />
văn và khiêng cáng kiệu hay đồ đạc các quan.<br />
Ông cho chăng dây và mở đường thẳng, gặp<br />
ngòi suối thì bắc cầu, chỗ bùn lầy xếp xây đắp<br />
đất. Bên phải đường cái quan gặp chỗ nào<br />
cong thì giăng dây để uốn thẳng lại, cầu cống<br />
thuyền bến đều luôn được gia tăng tu bổ,<br />
đường rộng suốt phẳng như đá mài.<br />
Thời kỳ này, người ta đắp đường ở giữa cao<br />
lên và đào những con mương dẫn nước ở hai<br />
bên hoặc một bên đường. Do đường đắp bằng<br />
đất nên khi mưa lũ hay bị bùn lầy, sạt lở. Để<br />
gia cố và làm vững chắc cho đường, triều<br />
đình cho rải ít đá dăm và sỏi, gạch vụn, rồi<br />
đầm vào mặt đường, hai bên đường trồng<br />
thêm cây để chống sói mòn do mưa lũ, giảm<br />
sự sụt lở của đất đá. Những tuyến giao thông<br />
và đoạn đường đê chống lũ lụt quan trọng,<br />
thường được quan tâm hơn, có quan hộ đê<br />
phụ trách riêng, luôn huy động dân công đắp<br />
đê bằng công quỹ từ triều đình và đóng góp<br />
của địa phương.<br />
Đầu năm 1810, vua Gia Long sai Giám thành<br />
Nguyễn Văn Học lo việc sửa cầu cống đường<br />
sá ở các địa phương. Công việc gồm có "đo<br />
xem thế đất, lấy dân sửa đắp, cấp cho (dân)<br />
lương ăn hàng ngày" [4, tr.191]. Lúc bấy giờ,<br />
con đường cũng được chia thành nhiều cung,<br />
mỗi cung trung bình dài khoảng 25 - 30 dặm<br />
(15 - 20km). Để có chỗ canh phòng, vận<br />
chuyển công văn giấy tờ và làm nơi đón đưa<br />
quan lại trú đêm trên đường; Gia Long cho<br />
dựng ở giữa hai cung một nhà trạm gồm ba<br />
gian, hai mái bằng gạch ngói hay cây lá, theo<br />
cùng một kiểu do bộ Công quy định, có hào<br />
và tường bao bọc chung quanh, lại có chòi<br />
gác bốn phía. Trên cửa ra vào có treo biển<br />
khắc tên trạm. Ở mỗi trạm đều có nhiều phu<br />
trạm (khoảng 50 người) và ngựa (khoảng 3<br />
con) để làm nhiệm vụ chuyển tải công văn<br />
giấy tờ, khiêng cáng và đồ dùng của quan lại<br />
qua đường. Quản lý và điều hành sự vụ các<br />
73<br />
<br />
Nguyễn Thị Hòa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dịch trạm trên đường Thiên lý là chức năng<br />
của ty Bưu chính, còn việc đưa lệnh của triều<br />
đình và thu nhận báo cáo của các địa phương<br />
là nhiệm vụ của ty Thông chính sứ. Người<br />
của hai cơ quan này phải túc trực ngày đêm<br />
để điều hành công việc được thông suốt.<br />
Năm 1832, tiếp tục sự nghiệp của vua cha,<br />
vua Minh Mạng dụ cho Bộ Công: “…Đường<br />
cái quan có nhiều chỗ núi cao, lính trạm leo<br />
trèo, nhân dân đi lại, có nhiều khó khăn trở<br />
ngại. Vậy truyền lệnh cho các quan địa<br />
phương xem xét địa phận hạt mình, chỗ nào<br />
có đá lớn ngăn trở, thì đốt cho nát phá bỏ đi,<br />
cốt rộng từ 4 - 5 thước trở lên, đủ đi lại được;<br />
chỗ nào vì nước mưa lụt chảy xói, lâu ngày<br />
thành trũng sâu, thì đá lấp đầy, hoặc xây<br />
thành bậc, cho được bằng phẳng, rồi ủy cho<br />
phủ huyện thuê dân làm, trả công ưu hậu<br />
bằng tiền và gạo, rộng cho thời hạn, cốt được<br />
thành công để lợi ích lâu dài” [4, tr.191].<br />
“Năm 1840, vua Minh Mạng cho đắp các<br />
đường quan báo từ các nơi biên giới về, nhằm<br />
đảm bảo việc truyền thông tin khi có biến<br />
động” [1, tr.274].<br />
Như vậy, thời nhà Nguyễn, tuyến đường Hà<br />
Nội - Lạng Sơn được cải tạo, mở rộng và<br />
hoàn thiện hơn với hệ thống cầu bắc qua các<br />
con sông, suối lớn. Triều đình đã quy định<br />
trách nhiệm làm đường cho bộ Công lo việc<br />
xây dựng và duy trì các nhà công, đường sá,<br />
cầu cống, kênh mương và đê điều. Đôi khi bộ<br />
Lễ cũng được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ Công<br />
trong việc giao thông. Ví như dưới thời vua<br />
Tự Đức: “Giao nhiệm vụ cho bộ Lễ, bộ Công<br />
bàn về việc xây dựng, sửa sang đường sá, cầu<br />
cống, trạm nghỉ, cách trưng bày trong các<br />
trạm nghỉ trên con đường suốt từ Trị Thiên<br />
đến Lạng Sơn để chuẩn bị đón sứ đoàn nhà<br />
Thanh sang dự lễ Bang Giao” [5, tr.22].<br />
Thời kì này các hoạt động và phương tiện đi<br />
lại, vận chuyển trên tuyến đường vẫn như thời<br />
trước nhưng thuận lợi hơn. Hoạt động diễn ra<br />
trên tuyến đường nổi bật của thời kỳ này là<br />
hoạt động ngoại giao (đi sứ) và buôn bán.<br />
Thời nhà Nguyễn đã có nhiều đoàn sứ bộ<br />
sang Trung Hoa với mục đích cầu phong,<br />
cống tuế, tạ ân, chúc mừng, mua hàng hóa,...<br />
và ngược lại, Trung Hoa cũng đã cử nhiều<br />
đoàn sứ bộ sang nước ta. Những hoạt động<br />
bang giao đó đều được tiến hành thuận lợi<br />
74<br />
<br />
186(10): 71 - 76<br />
<br />
thông qua tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn.<br />
Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,<br />
đường đi sứ từ Việt Nam sang Trung Hoa bắt<br />
đầu từ Kinh đô Huế, theo đường bộ ra Hà<br />
Nội, lên Bắc Ninh, đến Lạng Sơn và qua ải<br />
Nam Quan vào đất Quảng Tây rồi vào sâu<br />
trong nội địa Trung nguyên… Còn sứ nhà<br />
Thanh sang Việt Nam thì đi theo đường bộ<br />
qua ải Nam quan đến Bắc Thành (Hà Nội), rồi<br />
theo đường thủy để vào Kinh đô Huế… Khi<br />
đi ra cũng theo lộ trình ấy, hoặc đôi khi đi bộ<br />
ra tới Bắc Ninh rồi theo đường thủy trở về<br />
Trung Quốc [6].<br />
Vào đầu triều Gia Long, triều đình định lệ sai<br />
sứ sang nhà Thanh, cứ bốn năm sai sứ đi một<br />
lần. Việc mua bán hàng hóa của các sứ bộ<br />
ngoại giao thời Nguyễn ở Trung Hoa như sau:<br />
Theo Châu bản Triều Nguyễn (tập 15, tờ 212213): “Ngày 28 tháng 3 năm Minh Mạng thứ<br />
7 (1826), Hiệp tổng trấn Bắc Thành là<br />
Nguyễn Hữu Thận tấu trình về việc ngày 18<br />
tháng 3, hai sứ bộ sang trở về đến Thăng<br />
Long 2 chánh sứ Hoàng Kim Hoán và Hoàng<br />
Văn Quyền theo trạm về trước, 4 phó sứ còn<br />
lưu lại Thăng Long để kiểm soát đồ vật. Hộ<br />
tào Nguyễn Công Thiệp đã cùng các phó sứ<br />
kiểm kê đồ vật mua được; chọn các loại hàng<br />
hóa nhẹ như gấm, đoạn… gồm 14 thùng,<br />
phân thành 12 gánh chuyển theo đường bộ về<br />
Kinh, từ ngày 25 tháng 3. Còn hàng nặng<br />
gồm 16 thùng thì niêm phong, giao Cục Tạo<br />
tác giữ gìn, cùng với 53 hòm tư trang của hai<br />
sứ bộ và tùy tùng, chờ để chuyển về Kinh<br />
bằng đường biển” [6].<br />
Từ sau năm 1884<br />
Với Hiệp ước Hác-măng (1884), triều đình<br />
nhà Nguyễn đầu hàng và thừa nhận nền bảo<br />
hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Từ đó,<br />
Pháp bắt đầu công cuộc bình định nước ta,<br />
tiến tới đặt ách cai trị và khai thác thuộc địa<br />
từ năm 1897. Để thực hiện điều đó, Pháp chú<br />
trọng phát triển hệ thống giao thông ở Đông<br />
Dương nói chung, Việt Nam nói riêng. Bên<br />
cạnh hệ thống giao thông đường sắt và đường<br />
thủy, đường bộ được chú trọng nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu kinh tế, khai thác tài nguyên và việc<br />
phục vụ các loại xe tiếp tế lương thực, vũ khí<br />
cho quân đội, trại lính nằm phân tán trên toàn<br />
lãnh thổ; cơ động di chuyển quân đối phó với<br />
các cuộc nổi dậy của người Việt Nam, kiểm<br />
<br />
Nguyễn Thị Hòa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
soát an ninh vùng biên giới. Bởi vậy, Pháp đã<br />
kế thừa tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn có<br />
từ các triều đại phong kiến Việt Nam để mở<br />
rộng, cải tạo, nâng cấp phục vụ cho công cuộc<br />
cai trị và khai thác thuộc địa của mình.<br />
Vị trí và vai trò của tuyến đường<br />
Tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn nối kinh đô<br />
Thăng Long với Lạng Sơn, là con đường quan<br />
lộ đầu tiên vươn tới vùng biên giới Việt Trung ở nước ta, là đoạn cốt yếu trong trục<br />
đường Thiên lý của đất nước. Trước thế kỉ<br />
XX, tuyến đường được các triều đại phong<br />
kiến quan tâm, trải qua nhiều giai đoạn hình<br />
thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc và<br />
luôn giữ vị trí huyết mạch, có vai trò quan<br />
trọng đối với đất nước.<br />
Về chính trị: Tuyến đường là điều kiện thuận<br />
lợi để chính quyền phong kiến đi lại, vận<br />
chuyển công văn giấy tờ, di chuyển binh lính,<br />
vận chuyển lương thực và đặt các chốt đóng<br />
quân sự, cai quản các địa phương và vươn tới<br />
kiểm soát biên giới, từ đó khẳng định chủ<br />
quyền của dân tộc. Tuyến đường chạy qua các<br />
địa phương có vị trí địa chính trị chiến lược<br />
quan trọng đối với miền Bắc nói riêng và cả<br />
nước nói chung nên đã chứng kiến nhiều cuộc<br />
xâm lược của quân bộ binh phong kiến phương<br />
Bắc và sau đó là cuộc kháng chiến của triều<br />
đình, nhân dân. Vì thế, không thể phủ nhận vai<br />
trò của tuyến đường trong lĩnh vực quân sự,<br />
đảm bảo đọc lập tự chủ, trật tự quốc phòng - an<br />
ninh. Trong lịch sử, tuyến đường cũng được<br />
xem là huyết mạch đưa đón các đoàn bộ sứ<br />
của triều đình ta sang nước Trung Quốc và<br />
ngược lại, với nhiều mục đích như cầu phong,<br />
tạ ân, cáo thụ, chúc mừng, cống nạp... Hà Nội<br />
– Lạng Sơn là đường quan lộ duy nhất ở Bắc<br />
Thành cho tới trước năm 1831 nhưng sau đó,<br />
đây vẫn là con đường chủ đạo để đi lại giữa<br />
Việt Nam và Trung Quốc. Nó có vị trí, vai trò<br />
không nhỏ trong hoạt động ngoại giao, đảm<br />
bảng mối quan hệ bang giao Việt Nam – Trung<br />
Quốc để giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc,<br />
phạm vi lãnh thổ.<br />
Về kinh tế: Trước hết, tuyến đường đã thúc<br />
đẩy việc đi lại trao đổi, buôn bán của nhân dân<br />
và triều đình, hình thành hệ thống chợ trên dọc<br />
tuyến đường, góp phần phát triển nội thương.<br />
Đặc biệt, tuyến đường vươn tới biên giới đã<br />
hình thành các cửa ải thông thương với bên kia<br />
<br />
186(10): 71 - 76<br />
<br />
biên giới, thúc đẩy việc mua bán giữa nhân<br />
dân hai nước ở dọc biên và giữa các triều đình<br />
Việt Nam với triều đình phong kiến phương<br />
Bắc, xa hơn là với thế giới. Có thể nói, tuyến<br />
đường có vị trí địa kinh tế thuận lợi bởi có Hà<br />
Nội là Kinh đô Thăng Long - trung tâm chính<br />
trị - kinh tế, đã có sự phát triển lâu đời của<br />
kinh tế hàng hóa nổi tiếng với 36 phố<br />
phường; có Bắc Ninh với rất nhiều các làng<br />
nghề truyền thống được hình thành và phát<br />
triển từ lâu đời; có Lạng Sơn – cửa ngõ buôn<br />
bán nước ta với Trung Quốc và châu Âu với<br />
nhiều phố, chợ, bến, nổi bật là phố Kỳ Lừa,<br />
Đồng Đăng, An Thịnh.<br />
Về văn hóa – xã hội: Việc phát triển kinh tế<br />
buôn bán đã hình thành các phố chợ, thị trấn,<br />
thị tứ, thay đổi bộ mặt nông thôn ở các địa<br />
phương; hình thành các đơn vị hành chính<br />
mới do giao thông thuận lợi nhân dân tụ họp<br />
buôn bán rồi sinh sống lâu dài tại đó. Giao<br />
thông đi lại thuận lợi cũng tạo điều kiện và<br />
thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các tộc người,<br />
nhân dân các địa phương. Bởi trước khi tuyến<br />
đường Hà Nội - Lạng Sơn được xây dựng,<br />
việc lưu thông đi lại được tiến hành chủ yếu<br />
bằng đường thủy, đường bộ chỉ có đường tiểu<br />
quan, việc đi lại chủ yếu chỉ bó hẹp trong<br />
phạm vi làng xóm, nông dân chỉ loanh quanh<br />
trong làng hay trong lãnh địa của mình, xa<br />
lắm là đi sang làng bên. Việc tăng cường tiếp<br />
xúc, giao lưu văn hóa giữa các địa phương và<br />
với bên kia biên giới đã có tác động làm tăng<br />
tính dân tộc, bản địa của văn hóa nước ta;<br />
đồng thời, sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên<br />
ngoài và hòa trộn văn hóa các tộc người đã<br />
làm tăng tính phong phú, đa dạng trong nền<br />
văn hóa dân tộc.<br />
Với những giá trị trên, chúng ta có thể khẳng<br />
định tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn trước thế<br />
kỉ XX là huyết mạch kinh tế, ngoại giao và hệ<br />
thần kinh quản trị quốc gia. Và thực tế lịch sử<br />
dân tộc đã chứng minh sang thế kỉ XX rồi đến<br />
thế kỉ XXI ngày nay, tuyến đường vẫn có vị trí<br />
và vai trò quan trọng. Vị trí và vai trò quan<br />
trọng của tuyến đường trong lịch sử dân tộc<br />
cho phép chúng ta khẳng định nhãn quan và<br />
chính sách đúng đắn, nhạy bén của các triều<br />
đại phong kiến Việt Nam trong việc xây dựng<br />
và khai thác tuyến đường nói riêng và phát<br />
triển giao thông vận tải nói chung. Từ những<br />
năm cuối thế kỉ XIX và sang đầu thế kỉ XX,<br />
75<br />
<br />