TVB - ứng dụng phát triển chợ truyền thống
lượt xem 8
download
Nội dung bài viết trình bày điều kiện cần và đủ để đầu tư và phát triển, duy trì sự hoạt động của chợ lại là một chuyện khác. Thực tế, cả nước chỉ có 15% - 20% là chợ loại I, còn lại là chợ loại II và III. Từ lý do trên, nhóm đã quyết định tìm hiểu sâu và tiến hành phát triển một ứng dụng góp phần vào công cuộc phát triển chợ truyền thống - “TVB - ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG”. Đây là ứng dụng cung cấp cho người dùng các thông tin cần thiết của chợ truyền thống thông qua công nghệ hiện đại, cải thiện được những vấn đề đang gặp phải của chợ truyền thống hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TVB - ứng dụng phát triển chợ truyền thống
- TVB - ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG Nguyễn Thái Hưng Vương, Trần Bảo Bảo, Hồ Thanh Trọng Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Đoàn Thị Bằng TÓM TẮT Trong một số năm gần đây, mặc dù các tỉnh và thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải tạo các chợ, Bộ Công Thương cũng có cả một đề án phát triển chợ với tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, vấn đề là các điều kiện cần và đủ để đầu tư và phát triển, duy trì sự hoạt động của chợ lại là một chuyện khác. Thực tế, cả nước chỉ có 15% - 20% là chợ loại I, còn lại là chợ loại II và III. Từ lý do trên, nhóm đã quyết định tìm hiểu sâu và tiến hành phát triển một ứng dụng góp phần vào công cuộc phát triển chợ truyền thống - “TVB - ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG”. Đây là ứng dụng cung cấp cho người dùng các thông tin cần thiết của chợ truyền thống thông qua công nghệ hiện đại, cải thiện được những vấn đề đang gặp phải của chợ truyền thống hiện nay. Từ khóa: TVB, chợ truyền thống, phát triển chợ, đi chợ online, chợ. 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề Chợ truyền thống là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, nơi thể hiện bộ mặt và trình độ phát triển của cả vùng miền, tuy nhiên về chợ thì phải nói có một thời gian dài bộc lộ nhiều yếu điểm. Ngoài công tác quản lý lỏng lẻo, hầu hết các chợ xây từ trước năm 1975, nay xuống cấp, hư hỏng trầm trọng, ô nhiễm, thiếu an toàn khiến khách hàng bất tiện khi mua sắm. Tình trạng bán không đúng giá niêm yết; hàng nhái, hàng giả, hàng không có nguồn gốc rõ ràng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen tiêu dùng thay đổi cũng ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại của chợ truyền thống. 1.2 Số liệu thống kê, khảo sát thực trạng 1.2.1 Khảo sát thị trường Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam, đến cuối năm 2010 cả nước có 8.528 chợ, trong đó tập trung tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội (411 chợ), Tp. Hồ Chí Minh (255). Hiện tại khoảng 80% hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này. Qua đây ta thấy mức độ quan trọng của chợ truyền thống trong phân phối bán lẻ. Nhìn vào thị trường bán lẻ, chúng ta thấy kênh thương mại hiện đại phát triển nhanh chóng với tốc độ bình quân 10% - 12%/năm nhưng kênh bán hàng truyền thống như chợ dân sinh thì tốc độ phát triển ở mức thấp hơn, từ 2% - 3%. 841
- Từ đó cho thấy quy mô thị trường bán lẻ còn rộng lớn và tăng dần theo từng năm. Trong đó hình thức buôn bán nhỏ lẻ qua kênh chợ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng cũng đang gặp nhiều trở ngại từ người tiêu dùng, cũng như phổ cập mua sắm trực tuyến tại chợ. 1.2.2 Khảo sát người tiêu dùng Số người khảo sát: 38. Biểu đồ 1: Khảo sát mức độ mua sắm Biểu đồ 2: Khó khăn tìm kiếm hàng tại chợ Từ biểu đồ cho ta thấy, nhu cầu mua sắm của người dùng tại chợ truyền thống vẫn được duy trì trên 80%. Và thời gian người tiêu dùng dành thời gian mua sắm trên 30 phút chiếm 55.3% và đặc biệt là trên 60 phút chiếm 36.8%. Bên cạnh đó là khó khăn khi tìm kiếm mặt hàng tại chợ là 42.1%. Biểu đồ 3: Khó khăn trong mua hàng ở chợ Biểu đồ 4: Nhu cầu giải quyết vấn đề tìm hàng hóa Thông qua khảo sát cũng cho thấy, có đến 81,6% người được hỏi trả lời là muốn sử dụng một công cụ giúp đánh giá chất lượng dịch vụ tại chợ và 94,7% muốn sử dụng một công cụ giúp giải quyết được vấn đề tìm hàng hóa tại chợ truyền thống. 1.3 Nhu cầu giải quyết vấn đề Để chợ truyền thống tiếp tục khẳng định vị trí, thu hút được người dân đến mua sắm, các đại biểu đề nghị TP.HCM cần quy hoạch phát triển và quản lý chợ gắn với phát triển du lịch, định hướng chuyển đổi các mô hình quản lý chợ, trong đó có việc xây dựng mô hình quản lý chợ theo kiểu mới, phát triển các mô hình quản lý chợ văn minh thương mại; công tác quản lý nguồn hàng, ngành hàng, nhãn mác, thời hạn sử dụng của các sản phẩm bán tại các chợ. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý về an toàn thực phẩm, cần có nguồn gốc xuất sứ hàng hóa, an ninh trật tự; 842
- bãi giữ xe; trật tự lòng lề đường; cần giải quyết tình trạng buôn bán tự phát tại các khu vực xung quanh chợ. 1.4 Giải pháp hiện có Cải tạo và xây dựng chợ cần có bộ máy tổ chức mạnh, đủ các quy chế, quy định để có thể tự chủ trong việc hạch toán, quản lý chi phí trong chợ. Coi trọng việc tổ chức nguồn hàng, có nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Xây dựng văn hóa kinh doanh chợ, mục tiêu quan trọng là nâng cao năng lực cạnh tranh của chợ với các kênh bán hàng có ưu thế hơn mình đang lấn át thị phần đối với chợ. Ngoài chợ dân sinh phục vụ ở các địa bàn, xây dựng một số chợ đầu mối ở các tỉnh thành phố lớn, có nhu cầu tiêu thụ cao cả về số lượng và chất lượng. 1.5 Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề Sơ đồ Fishbone dưới đây tổng hợp năm nhóm nguyên nhân chính để hình thành đề tài dự án là: thời gian, trải nghiệm đi chợ, kinh doanh, chất lượng, và giới hạn về công nghệ trong thời đại 4.0. Hình 1: Sơ đồ Fishbone 2 TVB - ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG 2.1 Mô tả tổng quát ứng dụng Đây là một ứng dụng tương tác giữa người bán với người mua thông qua hình thức online mang đến những chức năng cơ bản như sau: người mua có thể thông qua ứng dụng để đi chợ truyền thống mà không cần phải đến tận nơi để mua, giúp tiết kiệm thời gian so với việc đi chợ như lúc trước. Hơn nữa sẽ biết thông tin chợ (loại chợ, mặt hàng chủ đạo của chợ, khu vực buôn bán theo mặt hàng, giờ mở cửa, thông tin về ban quản lý chợ,...) và thông tin cửa hàng (mặt hàng kinh doanh, vị trí cửa hàng trong chợ, số điện thoại, email, giờ mở cửa, kinh nghiệm, nơi cung cấp hàng, thời gian vận chuyển...). Bên cạnh đó là nhiều tiện ích đi kèm khác bên cạnh các công dụng chính. 2.2 Tính sáng tạo của sản phẩm Ứng dụng giúp thay đổi tư duy đi chợ trong thời đại 4.0, thay vì dùng phương tiện di chuyển tìm kiếm từng cửa hàng và hỏi về món hàng cần tìm, chúng ta chỉ cần tìm trên app và mua sắm với độ 843
- tin cậy rất cao. Hơn nữa cũng chưa có bất kỳ ứng dụng nào đối tượng nhắm đến là chợ truyền thống, góp phần nâng cao giá trị và tăng khả năng cạnh tranh của chợ trên thị trường. 2.3 Lưu đồ giải thuật Tính năng cập nhật, đăng tải cửa hàng: Người dùng đăng tải cửa hàng lên hệ thống. Thông tin sẽ được cập nhật lên danh sách chợ mà chủ cửa hàng đã đăng ký. Tính xác minh sẽ cung cấp khi đã xác thực có giấy phép kinh doanh và giấy tờ tùy thân. Nếu trong 3 tháng không xác thực sẽ bị hủy thông tin đăng ký. Người dùng có thể sửa đổi thông cửa hàng của mình. Hình 2: Lưu đồ giải thuật 2.4 Thiết kế màn hình ứng dụng Một số thiết kế màn hình chính của ứng dụng. Màn hình 1 Màn hình 2 Màn hình 3 Màn hình 4 Màn hình 5 Màn hình 1: Đăng nhập bằng email của người dùng. Nếu không có tài khoản kích vào nút đăng ký tài khoản. Nếu quên mật khẩu có thể yêu cầu link khôi phục mật khẩu vào hòm thư email đã đăng ký. Màn hình 2: Đăng nhập bằng số điện thoại. Nếu người dùng nhập đúng số điện thoại sẽ gửi mã OTP về máy người dùng. Khi người dùng nhập đúng mã sẽ đăng nhập và sử dụng app. 844
- Màn hình 3: Trang chủ gợi ý những chợ nổi tiếng hoặc gần nhất với vị trí người dùng. Bên cạnh đó cung cấp thông tin như thời tiết, tình hình dịch bệnh,... Khi người dùng tìm kiếm chợ. Tính toán quãng đường, thời gian di chuyển theo phương tiện. Sau đó sẽ kích hoạt chỉ đường của Google map API. Màn hình 4: Danh sách tỉnh thành Danh sách quận, huyện, thị xã Danh sách chợ Thông tin chợ gồm có: Thời gian đóng mở, loại chợ, chỗ gửi xe, mặt hàng kinh doanh chính, gợi ý đi chợ thông minh. Danh mục đánh giá chợ. Cuối cùng là cửa hàng theo danh mục buôn bán. Có thể tìm kiếm cửa hàng và tích hợp tính năng đi chợ cũng như đặt hàng, giao hàng. Màn hình 5: Chủ cửa hàng sẽ đăng ký thông tin cửa hàng, tên cửa hàng, mặt hàng kinh doanh, đang buôn bán tại chợ nào. Và cập nhật thông tin đã đăng ký. Thông tin sẽ được cập nhật lên hệ thống. Ưu tiên những người dùng đã xác thực hiển thị đầu tiên khi tìm kiếm. Hình 6: Logo và khẩu hiệu ứng dụng 3 MỘT SỐ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ỨNG DỤNG 3.1 Ưu điểm Đầu tiên là việc tiết kiệm thời gian khi đi chợ truyền thống. Góp phần phát triển du lịch chợ của Việt Nam. Các gian hàng xuất hiện trong ứng dụng đều được kiểm tra, xác nhận của đơn vị phụ trách ứng dụng, đảm bảo lòng tin của khách hàng. Khách hàng sẽ biết được khu chợ gần nhà mình hôm nay có những mặt hàng nào, với mức giá trung bình khoảng bao nhiêu. Sau đó lựa chọn cửa hàng muốn mua, có thể đánh giá được sản phẩm mà mình đã mua và tham khảo những đánh giá khác. Đội ngũ giao hàng, đi chợ hộ sẽ được trải qua đào tạo trong việc xác nhận thực phẩm, đồ dùng,... Mang đến một công cụ PR miễn phí cho các cửa hàng, các tiểu thương trong chợ. Tăng khả năng cạnh tranh của chợ so với các loại hình khác như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và giải quyết được tình trạng khách hàng chỉ mua sắm ở các quán lề đường xung quanh chợ mà không trực tiếp đi vào chợ. 3.2 Nhược điểm Khả năng đáp ứng nhu cầu chỉ dừng lại ở mức cơ bản (tìm kiếm, đặt hàng, giao hàng,...), hiện tại chỉ hỗ trợ một nền tảng ứng dụng (Android), khả năng xảy ra sự cố ngoài mong muốn do hệ thống còn chưa được ổn định. Trong thời gian sắp tới nhóm sẽ khắc phục các nhược điểm hẹn và trong quá trình phát triển phát sinh. 4 KẾT LUẬN Qua quá trình các bước của môn học PROJECT DESIGN đồng thời với mong muốn phát triển được mô hình chợ truyền thống qua “Ứng dụng TVB” bên cạnh kênh bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó là tạo ra 845
- được sự thuận lợi, giải quyết được các vấn đề khó khăn mà mọi người thường gặp phải khi đi chợ truyền thống. Nhóm hy vọng sẽ đóng góp một hình thức mới cho chợ truyền thống, nâng cao khả năng cạnh tranh và đem lại nhiều thu nhập cho nhiều người có liên quan đến chợ. Giải pháp của nhóm hiện tại vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thiết kế có hạn. Trong tương lai nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện ứng dụng và chính thức đưa ứng dụng đến với người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hạnh (2019), “Giải pháp nào để phát triển chợ truyền thống” https://congthuong.vn/giai- phap-nao-de-phat-trien-cho-truyen-thong-117767.html truy cập ngày 20/05/2020. [2] Vũ Vinh Phú (2019), “Chợ truyền thống đang bị…bỏ quên?” https://enternews.vn/cho-truyen- thong- dang-bi-bo-quen-149162.html, truy cập ngày 20/05/2020. 846
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn