intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

U quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi: Kết quả ngắn hạn

Chia sẻ: ViHephaestus2711 ViHephaestus2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

23
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong điều trị u quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 5 năm về triệu chứng lâm sàng, phẫu thuật, sau phẫu thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: U quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi: Kết quả ngắn hạn

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> U QUÁI CÙNG CỤT Ở TRẺ NHŨ NHI: KẾT QUẢ NGẮN HẠN<br /> Nguyễn Thanh Trúc*, Lê Nguyễn Ngọc Diễm**, Hind Zaidan***, Trương Đình Khải**,<br /> Martin Corbally***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nhằm rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong điều trị u quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi tại bệnh<br /> viện Nhi Đồng 2 trong 5 năm về triệu chứng lâm sàng, phẫu thuật, sau phẫu thuật.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca những bệnh nhi dưới 1 tuổi được chẩn đoán u cùng<br /> cụt và được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2010 đến 31/12/2015. Các đặc điểm lâm sàng về giới,<br /> chẩn đoán trước sanh, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật, chú ý trong phẫu thuật, theo dõi<br /> hậu phẫu sớm và tái khám ít nhất 01 năm.<br /> Kết quả: Trong số 44 ca u quái cùng cụt tuổi trung bình là 1,2 ngày có 16 ca (36%) là nam và 26 ca (64%)<br /> là nữ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là xuất hiện một khối gần hậu môn hoặc ở vùng cùng cụt. Có 23 trường hợp<br /> (53%) được chẩn đoán trước sanh, trong số này 21 trường hợp sanh mổ, chỉ có 2 trường hợp sanh thường. 21<br /> trường hợp (47%) còn lại không được chẩn đoán trước sanh đầu sanh thường. Hầu hết sanh đủ tháng 42 trường<br /> hợp (95%). Cận lâm sàng trước phẫu thuật bao gồm: Siêu âm (22) CT scan (20) và MRI (12), AFP (35), BHCG<br /> (34). Tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 1,2 ngày. Phẫu thuật cắt u kèm cắt xương cụt được thực hiện ở 35 trường<br /> hợp, 9 trường hợp không cắt xương cụt. Thời gian nằm viện trung bình 18 ngày. Các biến chứng sau phẫu thuật<br /> được ghi nhận bao gồm: Nhiễm khuẩn vết mổ (6), hở vết mổ (3), thủng trực tràng cần phải làm hậu môn tạm (2).<br /> Có 15 trường hợp bị mất liên lạc sau 1 năm. Theo dõi hậu phẫu từ 1-5 năm chúng tôi ghi nhận: 5 trường hợp táo<br /> bón (hầu hết cải thiện với điều trị nội khoa), 1 trường hợp u tái phát lành tính, 2 trường hợp u tái phát ác tính cần<br /> can thiệp lại.<br /> Kết luận: Phẫu thuật u quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi là phẫu thuật an toàn và không để lại tai biến, biến<br /> chứng nặng nề. Tuy nhiên đo đặc điểm hiếm gặp của bệnh lý này đặt ra nhu cầu cần có trung tâm chuyên và theo<br /> dõi sát hơn để giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể gặp phải.<br /> Từkhóa: u quái cùng cụt, kết quả ngắn hạn.<br /> ABSTRACT<br /> SACROCOCCYGEAL TERATOMA IN INFANTS: SHORT OUTCOME<br /> Nguyen Thanh Truc, Le Nguyen Ngoc Diem, Hind Zaidan, Truong Dinh Khai, Martin Corbally<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 139 – 143<br /> <br /> Objectives: To share our initial experience about sacrococcygeal tumors treatment in our hospital over 5<br /> years period focus on clinical presentations, surgical attentions and short outcomes like: urinary and defication<br /> functions, and tumor recurrence.<br /> Methods: A retrospective case series study was conducted. All infants with sacrococcygeal tumors had<br /> surgery in Children’s Hospital 2 from 1/2010 till 12/2015 was selected. Characteristics of gender, prenatal signs,<br /> chief complaints, preoperative investigations, method of treatments and short outcomes are noted. The follow up<br /> for a year and more after the surgery was done.<br /> <br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 2 **Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br /> *** Bệnh viện Hoàng Gia Đại Học<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Thanh Trúc, ĐT: 0982867779, Email: trucy99c@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi 139<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br /> <br /> Results: 44 cases of sacrococcygeal tumors were conducted, mean age 1,2 day 16 (36%) boys and 28 (64%)<br /> girls. Chief complaint was a mass around the sacrococcygeal region. Prenatal diagnosis was taken in 52.27%, 23<br /> cases with normal delivery, 21 cases with cesarean section, 42 cases full term, 2 preterm. Preoperative<br /> investigations: 22 with ultrasounds, 20 had CT scan, 12 had MRI. AFP and BHCG were done in 79.5% and<br /> 77.3%. Postoperations complications include: wound infection (6 cases), wound dehiscence (3 cases), rectal<br /> perforation needs stoma formation (2 cases). Shorter outcome: constipation (5 cases), recurrence in a year (1 case:<br /> benign; 2 cases: malignant).<br /> Conclusions: Sacrococcygeal tumor surgery in infants is safe. Complications of this surgery are low and<br /> shorter outcome is limited. The rarity of sacrococcygeal teratoma indicates the need for concentration on a<br /> specialist but we need more vigilance in follow up in long term.<br /> Keywords: Sacrococcygeal tumor, short outcome.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ bướu, tuổi khi phẫu thuật, biến chứng trong và<br /> sau phẫu thuật<br /> U vùng cùng cụt là những u xuất phát từ<br /> Chúng tôi tiến hành theo dõi và tái khám<br /> vùng cùng cụt, có thể lành tính hay ác tính hoặc<br /> đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật 1 năm: tái<br /> tiềm tàng nguy cơ ác tính. Trong đó khi đề cặp<br /> phát, chức năng đi tiêu, đi tiểu.<br /> đến u cùng cụt thì thường gặp nhất là u quái<br /> cùng cụt. U quái cùng cụt là một trong các loại u KẾT QUẢ<br /> thuộc nhóm u tế bào mầm ngoài sinh dục chiếm Trong vòng 5 năm chúng tôi ghi nhận được<br /> 40- 70% trong nhóm này. Tuy nhiên nó vẫn là 1 44 bệnh nhi có khối u vùng cùng cụt đến khám<br /> loại u hiếm gặp ở trẻ em có tần suất 1: 35000- và điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br /> 40000 trẻ sinh sống. Vì thế cho đến hiện nay có<br /> Trong số này nam chiếm tỉ lệ 36% (16/44) và<br /> rất ít các bài báo cáo về u cùng cụt ở trẻ em đặc<br /> nữ chiếm 64% (28/44). Triệu chứng lâm sàng đưa<br /> biệt là ở trẻ sơ sinh. Là một trong những trung<br /> bệnh nhi đến bệnh viện là xuất hiện khối bất<br /> tâm lớn về Nhi có thể thực hiện phẫu thuật ở trẻ<br /> thường vùng cùng cụt sau sanh, gặp trong 100%<br /> sơ sinh chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm rút<br /> trường hợp.<br /> ra những kinh nghiệm bước đầu trong điều trị U<br /> cùng cụt ở trẻ nhũ nhi. Bảng 1: Dịch tễ học<br /> Dịch tễ học Số ca (n=44) Tỉ lệ %<br /> Mục tiêu nghiên cứu Giới<br /> 16/44 36,00<br /> Nhằm rút ra những kinh nghiệm bước đầu Nam<br /> 28/44 64,00<br /> trong điều trị u quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi tại Nữ<br /> Tuổi trung bình 1,2 ngày tuổi<br /> bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 5 năm về triệu<br /> chứng lâm sàng, phẫu thuật, sau phẫu thuật. Bảng 2: Chẩn đoán tiền sản<br /> Chẩn đoán tiền sản Số ca (n=44) Tỉ lệ %<br /> ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Có 23 52,27<br /> Chúng tôi khảo sát những bệnh nhi dưới 1 Không 21 47,73<br /> tuổi được chẩn đoán u cùng cụt và được phẫu Với sự tiến bộ của Hình ảnh học và chẩn<br /> thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2010 đến đoán tiền sản, u cùng cụt ngày càng được phát<br /> 31/12/2015. hiện nhiều hơn và sớm hơn trước sanh nhờ vào<br /> Phương pháp nghiên cứu Siêu âm và MRI thai.<br /> Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi<br /> Chúng tôi khảo sát các đặc điểm về giới, thai sớm nhất được phát hiện u là 14 tuần tuổi,<br /> chẩn đoán trước sanh, đặc điểm sanh, kích thước muộn nhất là 1-3 ngày trước sanh.<br /> <br /> <br /> <br /> 140 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 3: Phương pháp sanh và tuổi thai Số ca (n=44) Tỉ lệ %<br /> Số ca (n=44) Tỉ lệ % Thủng thứ phát sau mổ (4-5ngày sau<br /> 2 4,5<br /> mổ )<br /> Sanh thường 23 52,27<br /> Nhiễm khuẩn vết mổ 6 13,6<br /> Sanh mổ 21 47,73<br /> Hở vết mổ 3 6,8<br /> Đủ tháng 42 95,45<br /> Làm hậu môn tạm 2 4,5<br /> Sanh non 2 4,55<br /> Bảng 8: Phân loại Giải phẫu bệnh lý (n = 44)<br /> Bảng 4: Cận lâm sàng trước phẫu thuật<br /> Có Không Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ %<br /> Siêu âm khảo sát u 22 22 50% U quái trưởng thành 35 79,55<br /> CT scan 20 24 45,45% U quái không trưởng thành 6 13,64<br /> MRI 12 32 27,27% U xơ mỡ 1 2,27<br /> AFP 35 9 79,54% Viêm giả u 2 4,55<br /> BHCG 34 10 77,27%<br /> Bảng 9: Theo dõi sau mổ (trên 1 năm)<br /> Trong số 44 ca này một số trường hợp chỉ có Số ca Tỉ lệ %<br /> kết quả MRI hoặc CT scan là do chuyển từ tuyến Tái phát lành tính 1 2,27<br /> trước và các bác sĩ chuẩn bị tiền phẫu không làm Tái phát ác tính 2 4,5<br /> lại siêu âm khảo sát u. Táo bón 5 11,4<br /> <br /> Nồng độ AFP ở bệnh nhi trong nghiên cứu BÀN LUẬN<br /> của chúng tôi đa số được làm ở tuổi sơ sinh nên U quái cùng cụt là một loại bệnh hiếm gặp ở<br /> hầu hết là cao, tuy nhiên khó kết luận được ở 1 trẻ em, tuy nhiên trong các loại u tế bào mầm thì<br /> thời điểm là bất thường hay bình thường. Vì thế u cùng cụt chiếm tỉ lệ khá cao ở trẻ sơ sinh và trẻ<br /> một số trường hợp chúng tôi có đề nghị làm nhỏ cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi trong<br /> thêm 1 thời điểm khoảng 7-10 ngày sau lần đầu vòng 5 năm chúng tôi tổng kết được 44 ca ở trẻ<br /> để dễ theo dõi. Trong 34 ca có BHCG chỉ có 1 nhũ nhi. So sánh với tác giả khác.<br /> trường hợp tăng và cũng về bình thường sau đó.<br /> Bảng 10: Thời gian nghiên cứu<br /> Đặc điểm phẫu thuật Thời gian<br /> Số ca NC Nơi NC<br /> Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm: loại phẫu NC (năm)<br /> thuật là cắt trọn hay không thể cắt trọn, có cắt Hossein Mahour 33 48 Mỹ<br /> xương cụt và không cắt xương cụt, phương pháp Abubakar 18 21 Nigeria<br /> tiếp cận cắt u. Iftikhar Ahmad Jan 8 19 Pakistan<br /> Bảng 5: Đặc điểm phẫu thuật (n=44) Chúng tôi 5 44 Việt Nam<br /> Số ca Tỉ lệ %<br /> Cắt trọn u 44 100 Có thể do trung tâm chúng tôi là một trong<br /> Có cắt xương cụt 35 79,55 hai nơi tập trung của phẫu thuật sơ sinh miền<br /> Không cắt xương cụt 9 20,45 Nam Việt Nam nên số lượng bệnh nhi u cùng<br /> Tiếp cận ngã sau hoàn toàn 42 95,45 cụt nhiều hơn các nghiên cứu khác.<br /> Tiếp cận ngã sau kết hợp ngã bụng 2 4,55<br /> Tỉ lệ nam nữ cho thấy: U cùng cụt nữ 64%,<br /> Bảng 6: Phân loại u trong N/C (n=44)<br /> trong khi đó nam 36%. Điều này cho thấy có sự<br /> Theo Altman Số ca Tỉ lệ %<br /> nổi trội về giới tính trong bệnh lý này, gặp nhiều<br /> Loại I 10 22,7<br /> Loại II 30 68,2 ở nữ hơn nam. Cũng tương tự các tác giả<br /> Loại III 4 9,1 khác(2,7,11).<br /> Bảng 7: Tai biến-biến chứng phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh<br /> Số ca (n=44) Tỉ lệ % nhi được chẩn đoán tiền sản khá cao trên 50%,<br /> Số lượng máu mất TB 15,57 (ml) 5-80 ml tuy nhiên trong nghiên cứu của Abubakar thì<br /> Thủng trực tràng trong PT 2 4,5 không có trường hợp nào được chẩn đoán<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi 141<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br /> <br /> trước sanh(1). Ngoài ra tuổi thai khi phát hiện u và tăng kích thước chậm sau sanh. Altman và<br /> cùng cụt khá sớm 14 tuần tuổi sớm hơn so với cộng sự cho rằng sự xuất hiện ác tính trong u<br /> tác giả Helene Flageole (khoảng 18 tuần tuổi). cùng cụt liên quan đến tuổi lúc biểu hiện và tuổi<br /> Điều này cho thấy được sự tiến bộ khá lớn lúc phẫu thuật. Tỉ lệ ác tính cũng tăng ở những u<br /> trong chẩn đoán tầm soát tiền sản tại Việt không biểu hiện ra ngoài rõ ràng và bị bỏ sót qua<br /> Nam. Có thể do tỉ lệ chẩn đoán tiền sản khá tuổi sơ sinh. Họ cũng báo cáo: tỉ lệ ác tính thấp<br /> cao nên tỉ lệ sanh mổ của chúng tôi cũng dưới 2 tháng tuổi (5-10%) và tăng lên 70% sau 2<br /> tương đối cao với lý do trong nhiều nghiên tháng tuổi(11,5).<br /> cứu khuyến cáo: u to dẫn đến sanh khó và Tất cả u cùng cụt trong nghiên cứu của<br /> tăng tỉ lệ vỡ u dẫn đến tử vong thai kỳ cao(5). chúng tôi đều được phẫu thuật cắt trọn bướu<br /> Trong số bệnh nhân u vùng cùng cụt của (100%). Tuy nhiên tỉ lệ cắt xương cụt chỉ khoảng<br /> chúng tôi chỉ có 50% được làm Siêu âm, 45,5% gần 80% (79,75%) điều này là do trước đây<br /> làm CT scan và 27% MRI; Điều này cho thấy những bệnh nhi u cùng cụt này bị chẩn đoán<br /> không phải siêu âm bụng vùng chậu là 1 cận lâm nhầm là thoát vị màng tủy vùng cùng cụt nên<br /> sàng thường qui, đa số trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật không triệt để. Mặt khác có thể<br /> đến từ tuyến trước hoặc bệnh viện khác đã có CT do những bệnh nhi này được phẫu thuật bởi các<br /> hoặc MRI đã xác định rõ u quái cùng cụt thì phẫu thuật viên không chuyên về Ung bướu và<br /> chúng tôi không làm siêu âm. trong điều kiện cấp cứu.<br /> Nhiều tác giả cho rằng CT có thể cho chúng Khảo sát mối tương quan giữa cắt xương<br /> ta đủ thông tin về u ở tại chỗ cũng như lan rộng cùng và tái phát sớm sau mổ chúng tôi nhận thấy:<br /> vào vùng chậu gây chèn ép hệ niệu cũng như ăn Không cắt Có cắt xương<br /> Tổng số<br /> xương cụt cụt<br /> làn vào vùng chậu, tiểu khung và tình trạng di<br /> căn nếu có(5,10,9). MRI được chỉ định khi có nghi Không tái phát 8 33 41<br /> <br /> ngờ liên quan đến tủy sống(5). Tái phát 1 2 3<br /> Tổng số 9 35 44<br /> Kích thước u trung vị của nhóm nghiêm cứu<br /> là 9,36 ± 5,36 cm (min: 2cm, max:35 cm) cho thấy P=0,6 >0,05 => sự tương quan giữa không<br /> đa số u có kích thước khá to. Chúng tôi cũng cắt xương cụt và tỉ lệ tái phát u không có ý<br /> khảo sát mối tương quan giữa kích thước u và nghĩa thống kê. Tuy vậy chúng tôi vẫn không<br /> độ trưởng thành của thai khi được sinh ra thì thể phủ nhận vai trò của cắt xương cụt cũng<br /> nhận thấy: sự khác biệt không có ý nghĩa thống như cắt xương cụt và u thành một khối trong<br /> kê với t= 0,7 > 0,05. phẫu thuật điều trị u cùng cụt mà nhiều tác<br /> Kích thước u Số ca giả đã khẳng định(11,5,4,1). Có thể là do chúng tôi<br /> Sinh đủ tháng 9,3 ±0,8 42 nghiên cứu trên mẫu còn ít nên chưa thể<br /> Sinh non 10,5±2,5 2 chứng minh được. Mặt khác trong số bệnh nhi<br /> Triệu chứng lâm sàng chủ yếu trong nhóm của chúng tôi có khoảng 15 bệnh nhi mất dấu<br /> nghiên cứu là phát hiện khối bất thường vùng không thể theo dõi sau 6 tháng nên khó đánh<br /> cùng cụt (100%) sau sanh. giá 1 cách đầy đủ được.<br /> Tuổi lúc nhập viện có trung vị là 1,17 ngày, Theo phân loại của Altman chia u cùng cụt<br /> lớn nhất là 3 tháng. Điều này cho thấy đa số thành 4 loại nhỏ(11).<br /> bệnh nhi nhập viện rất sớm sau sanh. Loại I: chủ yếu nằm bên ngoài (46,7%).<br /> Tuổi lúc phẫu thuật trung bình là 25,5 ± 22,6 Loại II: gồm phần u bên ngoài và bên trong<br /> ngày, tuổi nhỏ nhất là 1 ngày và lớn nhất là 95 vùng chậu (34,7%).<br /> ngày tuổi. Đây là trường hợp u cùng cụt loại III Loại III: gồm u chiếm phần lớn trong nhưng<br /> <br /> <br /> 142 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> vẫn thấy được bên ngoài 1 ít (8,8%) hóa trị. Điều này cho thấy tiên lượng của u cùng<br /> Loại IV: u nằm hoàn toàn trước xương cụt khá tốt dẫu cho kích thước u cũng khá lớn.<br /> cùng (9,8%). KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu của chúng tôi u loại II chiếm tỉ lệ Tóm lại u quái cùng cụt là một trong các loại<br /> cao nhất và thấp nhất là loại III và không có loại u tế bào mầm thường gặp nhất ở tuổi sơ sinh.<br /> IV có thể do loại IV là một trong các thể loại khó Phẫu thuật sớm là một trong những phương<br /> chẩn đoán nhất và nhằm lẫn với các chẩn đoán pháp được chọn lựa hiện nay. Tỉ lệ biến chứng<br /> khác. Trong nhóm khảo sát u thuộc loại I và II trong và sau phẫu thuật thấp. Tiên lượng hậu<br /> chiếm đa số nên cách tiếp cận từ vùng sau vẫn phẫu gần là khá tốt, không có ca nào tử vong<br /> chiếm ưu thế và chỉ có 2 ca phải phẫu thuật vào trong nghiên cứu. Tuy nhiên mẫu nghiên cứu<br /> bụng để cắt u. còn nhỏ và việc theo dõi bệnh nhân chưa hoàn<br /> Biến chứng trong phẫu thuật như thời gian toàn đầy đủ nên cần số liệu lớn hơn cũng như<br /> mất máu trung vị là 6 ml (trung bình là 15,7 ± theo dõi quản lý bệnh nhân chặt chẽ hơn để có<br /> 18,8 ml). Thủng trực tràng trong lúc mổ 4,5%, thể đưa ra kết luận khách quan và chính xác hơn.<br /> thủng sau mổ 4,5%. Tuy nhiên 2 trường hợp<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> thủng trong lúc mổ được khâu lại và lành tốt sau<br /> 1. Abubakar AM, Nggada HA, Chinda JY (2005) Sacrococcygeal<br /> đó. Còn 2 trường hợp thủng thứ phát sau mổ là 2 teratoma in Northeastern Nigeria: 18-years experience. Pediatr<br /> trường hợp khác xuất hiện ở ngày thứ 4 và 5 sau Surg Int, 21, pp: 645-648.<br /> 2. Altman P, Randolph JG, Lilly JR (1974) Sacrococcygeal teratoma:<br /> mổ và phải làm hậu môn tạm. Chúng tôi nhận American academy of pediatrics surgical section survey. J Pediatr<br /> thấy trong các trường hợp này có thể do thủng Surg, 9, pp: 389-398.<br /> thứ phát do trong quá trình bóc tách phần u sát 3. Carney JA, Thompson DP, Johnson CL (1972) Teratoma in<br /> children: Clinical and Pathological aspects. J Pediatr Surg, 7,<br /> trực tràng tổn thương có thể do đốt điện cháy pp:271-278.<br /> lan mà không nhận ra lúc phẫu thuật. 4. Edgar DS, Lee H, Ball Robert (2006) Spontaneous Rupture of<br /> fetal Sacrococcygeal Teratoma. Fetal Diagn Ther, 21, pp: 424-427.<br /> Biến chứng sau phẫu thuật hay gặp nhất là 5. Helene F, Mattei P (2011). Sacrococcygeal Teratoma.<br /> nhiễm khuẩn vết mổ 13,6% (6/44), hở vết mổ Fundamentals of Pediatric Surgery, pp: 735-740.<br /> 6. Jan AI, Khan AE, Yasmeen N (2011) Posterior sagittal approach<br /> phải khâu lại có 2 ca. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết<br /> for resection of sacrococcygeal teratomas, Pediatr Surg Int, 27, pp:<br /> mổ có thể liên quan nhiều nhất là cách chọn 545-548.<br /> lựa đường mổ rạch da: có thể rạch đường dọc 7. Mahour GH, Woolley MM, Trivedi NS (1975) Sacrococcygeal<br /> Teratoma: A 33-Year Experience. J Pediatr Surg, 10(2), pp: 183-188.<br /> giữa(6), hay đường bán cung trên u sao cho bộc 8. Mohamed I Barakat, Salah MA, Amin MS (2011). Sacrococcygeal<br /> lộ rõ ràng u đảm bảo việc cắt hết u + xương teratoma in infants and children. Acta Neurochir, 153, pp: 1781-1786.<br /> cụt và tránh được việc làm tổn thương các cấu 9. Paran ST, Puri P (2009) “Sacrococcygeal Teratoma”. Pediatric<br /> Surgery: Diagnosis and Management, Springer, Spain, pp: 697-702.<br /> trúc lân cận(1,8). 10. Pierro A, Guelfand M (2013). Sacrococcygeal Teratoma.<br /> Loại giải phẫu bệnh lý phổ biến nhất của u Operative Pediatric Surgery (7), pp: 723-732.<br /> 11. Rescorla JF, Coran GA (2012)” Teratomas and Other Germ Cell<br /> cùng cụt là u quái trưởng thành lành tính, u quái Tumors”. Pediatric Surgery, 7th edition, Elsevier Saunders<br /> không trưởng thành chiếm 13,6%, 1 trường hợp Philadelphia, pp: 507-516.<br /> là u mỡ và 2 trường hợp khác là viêm giả u. 12. Srivastava A, Jaiswal KA, Jain K (2010) Sacrococcygeal teratoma.<br /> J Pediatr Neurosci 5, pp: 30-31<br /> Biến chứng sau mổ chỉ ghi nhận táo bón gặp<br /> trong 5 trường hợp, không có trường hợp nào Ngày nhận bài báo: 20/06/2018<br /> than phiền về rối loạn đi tiểu; tái phát lành tính 1 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018<br /> trường hợp và tái phát ác tính 1 trường hợp. Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018<br /> Trong trường hợp này bệnh nhi được sinh thiết<br /> lại và xác định lại chẩn đoán và lên kế hoạch cho<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi 143<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2