YOMEDIA
ADSENSE
U trước xương cùng: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
52
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu gồm: Khảo sát các hình thái lâm sàng của u trước xương cùng; xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng đồng thời đánh giá kết quả điều trị. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân u trước xương cùng được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005-6/2010.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: U trước xương cùng: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
U TRƯỚC XƯƠNG CÙNG: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
Trương Nguyễn Duy Linh*, Phan Đương**, Đinh Quang Tuyến***, Võ Công Khanh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: U trước xương cùng là một thách thức thú vị cho các phẫu thuật viên, bởi vì hiếm gặp và ở<br />
vùng này u có thể phát triển từ nhiều loại mô khác nhau(1,2,7). Sự hiểu biết về phôi thai học, sinh lý và giải phẫu<br />
học vùng này giúp chúng ta lựa chọn các xét nghiệm cần thiết góp phần chẩn đoán chính xác,chọn lựa đường mổ<br />
phù hợp nhằm tránh những sai lầm có thể dẫn đến những tai biến và tử vong, cũng như hiểu sự khác biệt của<br />
từng loại u của vùng này để góp phần cho điều trị.<br />
Mục tiêu: - Khảo sát các hinh thái lâm sàng của u trước xương cùng. - Xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu<br />
lâm sàng và cận lâm sàng. - Đánh giá kết quả điều trị.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân u trước xương cùng được chẩn đoán,<br />
điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 – 6/2010.<br />
Kết quả: Nghiên cứu 20 bệnh nhân u trước xương cùng. Chẩn đoán sai khi vào viện là 6/20 bệnh nhân.<br />
Phẫu thuật điều trị: 12/20 bệnh nhân chọn đường mổ sau xương cùng (Kraske’s hay York Mason), 05 bệnh nhân<br />
chọn đường mổ bụng, 03 bệnh nhân mổ đường bụng có kết hợp đường mổ sau xương cùng. Tai biến thủng trực<br />
tràng trong mổ có 04 bệnh nhân. Biến chứng muộn có 2 bệnh nhân: có 1 bệnh nhân rò tiêu hóa sau mổ, 1 bệnh<br />
nhân áp xe khoang trước xương cùng. 03 bệnh nhân tái phát phải mổ lại do không lấy trọn u trong lần mổ trước.<br />
Không có bệnh nhân tử vong.<br />
Kết luận: Chẩn đoán dựa vào siêu âm qua ngã trực tràng, kết hợp CT Scan hay MRI kết quả cho thấy hình<br />
ảnh, vị trí, kích thước, sự xâm lấn chính xác, giúp chọn đường mổ thích hợp. Phẫu thuật cần lấy trọn u nếu không<br />
sẽ dễ gây biến chứng và tái phát sau mổ, trường hợp có xâm lấn xương và hệ niệu cần phối hợp nhiều chuyên<br />
khoa để phẫu thuật triệt để hơn. Đa số là u lành tính nhưng nếu u ác tính nên có phối hợp điều trị đa mô thức.<br />
Từ khóa: u, khoang trước xương cùng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PRESACRAL TUMOR: CLINICAL FEATURES AND RESULTS OF TREATMENT<br />
Truong Nguyen Duy Linh, Phan Duong, Dinh Quang Tuyen, Vo Cong Khanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 271 - 276<br />
Background: Presacral tumors represent an interesting but rare, problem for the surgeon because lesions in<br />
the area can arise from variety of tissue, knowledge of embryology, physiology and anatomy of this space is<br />
essential to provide an appropriate treatment. Just as important is the ability to direct appropriate preoperative<br />
testing, avoid pitfalls that can lead to serious morbidity and mortality, such knowledge requires understanding the<br />
different between these kinds of tumors for treatment.<br />
Objective: Clinical features of presacral tumor. Diagnostic from the signs of Clinical and paraclinical of<br />
Presacral tumor. Evaluation results of treatment.<br />
Methods: Prospective study, all presacral tumors were performed diagnosis, treatment and followed up from<br />
* Khoa Ngoại tiêu hóa BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BSCKI. Trương Nguyễn Duy Linh<br />
<br />
ĐT: 0913920747<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Email: duylinhmd@yahoo.com<br />
<br />
271<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
1/2005 to 6/2010 in GI department in Cho Ray hospital.<br />
Results: We had 20 cases that were diagnosed and treated by operation in GI department of Cho Ray<br />
hospital. There are 6/14 cases pitfall diagnosis in the first time examination. Treatment by operation has 20/20<br />
cases, We have operated 12/14 cases by posterior approaches, 5/14 cases by abdominal approaches. 3/14 cases<br />
combine abdominal-postsacral approaches, rectum perforation 4/14 cases. There are two cases morbidity late: one<br />
case presacral abscess, one case fistula of rectum and two cases recurrences due to not take out of whole tumor in<br />
the first time. There are not operated mortality.<br />
Conclusion: Diagnosis screening by ultrasound or echo - endorectal is the best choice for screening. We<br />
must diagnose image, situation, size and adherence of tumors by CT Scan and MRI. They help us choose<br />
approaches of operation. It may risk the morbidity and the recurrence of tumor unless we take out the whole<br />
tumor. The majority of tumor are benign but for malignant tumor, we must treat with chemical and radio<br />
therapeutic.<br />
Keywords: tumor, presacral<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U trước xương cùng (UTXC) là một thách<br />
thức thú vị cho các phẫu thuật viên tổng quát và<br />
ngoại thần kinh vì:<br />
+ Bệnh hiếm gặp 1/40.000 (Mark A<br />
Chistensen-Garnet J Blatchford).<br />
<br />
u trước xương cùng được phẫu thuật tại Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ 1/2005-6/2010.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ các bệnh nhân có thương<br />
tổn abscess, viêm nhiễm hay các bệnh nhân có u<br />
di căn của k trực tràng, hệ niệu dục v.v...<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
+ Vị trí thương tổn đòi hỏi các phẫu thuật<br />
viên phải nắm rõ giải phẫu, sinh lý, kỹ thuật mổ<br />
để tránh tai biến, biến chứng có thể dẫn đến rối<br />
loạn chức năng của hậu môn trực tràng hay hệ<br />
niệu dục.<br />
<br />
Từ 1/2005-10/2007 chúng tôi có 14 bệnh nhân<br />
được chẩn đoán u trước xương cùng được phẫu<br />
thuật và theo dõi tại khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
+ Dễ tái phát nếu lấy không hết u 50 - 70%<br />
(Mark A Chistensen-Garnet J Blatchford).<br />
<br />
Số lần mổ<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
trước<br />
Bệnh nhân (Tỷ 7(35%) 6(30%) 4(20%) 2(10%) 1(5%<br />
lệ)<br />
)<br />
<br />
Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc<br />
điểm lâm sàng, cận lâm sàng giúp ích cho chẩn<br />
đoán và phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u trước<br />
xương cùng nhằm mục đích tránh những sai sót<br />
trong chẩn đoán và điều trị.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 2: Chẩn đoán sai tuyến trước<br />
Chẩn đoán sai<br />
Bệnh nhân (Tỷ<br />
lệ)<br />
<br />
U mông U sau phúc U thành trực<br />
mạc<br />
tràng<br />
3 (15%)<br />
2 (10%)<br />
1 (5%)<br />
<br />
Bảng 3: Giới tính<br />
<br />
+ Khảo sát các hình thái lâm sàng của u.<br />
+ Xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm<br />
sàng và cận lâm sàng.<br />
+ Đánh giá kết quả điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu, mô<br />
tả cắt ngang.<br />
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân<br />
<br />
272<br />
<br />
Bảng 1: Số lần mổ trước<br />
<br />
Giới tính<br />
Bệnh nhân (Tỷ lệ)<br />
<br />
Nam<br />
7(35%)<br />
<br />
Nữ<br />
13 (65%)<br />
<br />
Bảng 4: Tuổi<br />
Tuổi<br />
15-25<br />
Bệnh nhân 3 (15%)<br />
(Tỷ lệ)<br />
<br />
25-35<br />
6(30%)<br />
<br />
35-45<br />
5 (25%)<br />
<br />
>45<br />
6 (30%)<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Bảng 5: Dấu hiệu lâm sàng<br />
Dấu<br />
hiệu<br />
<br />
Đau tầng sinh<br />
môn<br />
<br />
Rối loạn đại Nhiễm Khối u<br />
tiện<br />
trùng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
lâm<br />
sàng<br />
<br />
u<br />
Không<br />
Có<br />
Táo Hội<br />
xuyên xuyên bón chứng<br />
lan<br />
lan<br />
lỵ<br />
Bệnh 16 (80%) 4 (20%)<br />
8<br />
3<br />
3<br />
20<br />
nhân<br />
(40%) (15%) (15%) (100%)<br />
(Tỷ lệ)<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG<br />
Bảng 6: Giá trị của chẩn đoán hình ảnh<br />
Cận lâm<br />
Siêu âm CT Scan<br />
sàng chẩn qua ngã<br />
đoán xác trực tràng<br />
<br />
MRI<br />
<br />
CT Scan +<br />
MRI<br />
<br />
định<br />
Bệnh nhân<br />
(Tỷ lệ)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
12 (60%) 11 (55%) 7 (35%)<br />
<br />
2 (10%)<br />
<br />
Bảng 7: Vị trí u so với xương cùng S3 dựa vào hình<br />
ảnh<br />
Trung tâm u so Trên S3 Ngang S3<br />
với S3<br />
Bệnh nhân<br />
5 (25%) 3 (15%)<br />
(Tỷ lệ)<br />
<br />
Dưới S3<br />
12 (60%)<br />
<br />
Bảng 8: Giải phẫu bệnh vi thể<br />
Vi thể<br />
Epidermoide Cyst Dermoide cyst Teratoma Chordoma Lypoma Fibrosarcoma Schwannoma<br />
Bệnh nhân (Tỷ lệ)<br />
7 (35%)<br />
2 14.3%)<br />
3 (15%)<br />
3 (15%)<br />
1 (5%)<br />
1 (5%)<br />
3(15%)<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Bảng 9: Đường mổ<br />
<br />
Qua phân tích kết quả, chúng tôi thấy đa<br />
phần các bệnh nhân đều được phát hiện lần đầu<br />
tiên một cách tình cờ khi có những dấu hiệu của<br />
bệnh lý vùng hậu môn như: (Bảng 5)<br />
<br />
Đường mổ<br />
<br />
Ngã sau Ngã bụng Phối hợp bụng và<br />
xương cùng<br />
sau xương cùng<br />
Bệnh nhân 12 (60%)<br />
5 (25%)<br />
3 (15%)<br />
(Tỷ lệ)<br />
Tái phát mổ<br />
1 (5%)<br />
1 (7.1%)<br />
0 (0%)<br />
lại<br />
<br />
Bảng 10: Tai biến<br />
Tai biến<br />
Thủng trực tràng<br />
Bệnh nhân (Tỷ lệ)<br />
4(20%)<br />
<br />
Chảy máu<br />
2 (10%)<br />
<br />
Bảng 11: Biến chứng sau mổ<br />
Biến chứng muộn<br />
Bệnh nhân (Tỷ lệ)<br />
Điều trị<br />
<br />
Ap xe trước<br />
xương cùng<br />
1 (5%)<br />
Mổ lại<br />
<br />
Rò tiêu hoá<br />
1 (5%)<br />
Nội khoa<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đa số các bệnh nhân có tiền căn mổ từ 1-3<br />
lần 12/20 bệnh nhân, cá biệt có 1 bệnh nhân mổ 4<br />
lần, điều nay cho thấy chẩn đoán sai và phẫu<br />
thuật không lấy trọn vẹn u, khả năng mổ lại gần<br />
như là chắc chắn(5,3) (Bảng 1)<br />
Trong đó 03 bệnh nhân có chẩn đoán sai khi<br />
nhập viện là u vùng mông, 02 bệnh nhân chẩn<br />
đoán u sau phúc mạc và 01 bệnh nhân chẩn<br />
đoán là u thành trực tràng do dính vào trực<br />
tràng.<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận UTXC<br />
xuất hiện ở nữ nhiều hơn ở nam 13/7 (65%) bệnh<br />
nhân(6,8), với bệnh nhân đa số ở lứa tuổi 30-50 độ<br />
tuổi (trung bình 36,68 tuổi) trong đó cá biệt có 1<br />
bệnh nhân 80 tuổi. (Bảng 3 & 4).<br />
<br />
+ Đau ở vùng hậu môn trực tràng 20/20 bệnh<br />
nhân, với biểu hiện đau nặng tức vùng quanh<br />
xương cùng và tầng sinh môn trong đó 16/20<br />
bệnh nhân không xuyên lan và 4/20 bệnh nhân<br />
có lan xuống mông và đùi, không ghi nhận cơn<br />
đau gây sự khó chịu cho bệnh nhân mà chỉ là<br />
những cơn đau mơ hồ khó xác định. Chính vì<br />
vậy bệnh nhân thường trì hoãn việc điều trị<br />
20/20 bệnh nhân có thời gian trung bình 4,5<br />
tháng (từ lúc phát hiện đến khi nhập viện).<br />
+ Rối loạn đại tiện chúng tôi không ghi nhận<br />
nhiều với 8/20 bệnh nhân có các triệu chứng táo<br />
bón là chủ yếu, với 2/20 bệnh nhân có ghi nhận<br />
hội chứng giống như lỵ có lẽ là do khối UTXC<br />
dính vào trực tràng gây kích thích trực tràng.<br />
+ Rối loạn tiểu tiện chỉ thấy 1/20 bệnh nhân,<br />
chủ yếu là triệu chứng đi tiểu nhiều lần không<br />
kèm theo triệu chứng gắt buốt, có lẽ do u lớn<br />
chiếm hết tiểu khung và chèn ép làm giảm thể<br />
tích chứa của bàng quang.<br />
Các triệu chứng khác như tê yếu chân do<br />
chèn ép thần kinh; chảy máu hậu môn hay<br />
nhiễm trùng bàng quang như các tác giả khác<br />
mô tả ở u Chordoma vùng trước xương cùng<br />
không có, có lẽ do lô nghiên cứu của chúng tôi<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
273<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
không có nhiều u Chordoma (3/20 bệnh nhân) so<br />
với các tác giả khác.<br />
+ Chúng tôi cũng ghi nhận có 3/20 bệnh nhân<br />
có nhiễm trùng viêm loét và rò mủ từ vùng cùng<br />
cụt và tầng sinh môn tương tự như rò hậu môn<br />
hay nang pilonidal.<br />
Điều nay cũng được ghi nhận và được lý giải<br />
là do có những lớp tế bào nguồn gốc từ nang<br />
lông trong đường rò.<br />
Đa phần các bệnh nhân của chúng tôi có thể<br />
xác định được u dễ dàng qua thăm khám với tư<br />
thế nằm nghiêng, co chân (Sim’s position) hay tư<br />
thế sản khoa 20/20 bệnh nhân. U có thể to và lệch<br />
sang 1 bên và có mật độ mềm dạng Lipoma,<br />
Dermoide hay dạng nang Epidermoide cyst,<br />
Dermoide cyst hay u dạng chắc cứng của những<br />
thương tổn u xương (chordoma) hay u quái<br />
teratoma, schwannoma…..<br />
Qua 2 tư thế khám ngoài trên chúng tôi có<br />
thể kết hợp thăm khám trực tràng dễ dàng, qua<br />
đó chúng tôi có thể đánh giá chính xác vị trí u,<br />
mật độ, kích thước và liên quan các tạng lân cận<br />
như trực tràng, xương cùng cụt và hệ niệu dục<br />
qua đó định hướng cho đường mổ và ngừa các<br />
tai biến và biến chứng có thể xảy ra(2,7,5).<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Chẩn đoán nghi ngờ sau khi khám lâm sàng,<br />
chúng tôi thường tầm soát phát hiện qua siêu<br />
âm.<br />
Siêu âm bụng hay phần mềm vùng mông<br />
cho phép phát hiện u vùng tiểu khung, mật độ,<br />
kích thước của u và các tổn thương liên quan<br />
(12/20 bệnh nhân), nhưng siêu âm không cho<br />
thấy sự so sánh đối chiếu với xương cùng cụt,<br />
không cho thấy rõ ràng kích thước u do có nhiều<br />
cấu trúc che lấp xung quanh như xương chậu,<br />
xương cùng cụt và hơi trong lòng trực tràng phía<br />
trước.<br />
+ Siêu âm qua ngã trực tràng<br />
(Echoendorectal) cho phép chúng tôi đánh giá<br />
khá chính xác các liên quan của tổn thương với<br />
mô xung quanh, nhưng cũng giống như siêu âm<br />
bụng và vùng mông chúng không có mốc so<br />
<br />
274<br />
<br />
sánh rõ ràng với các cấu trúc xung quanh.<br />
+ X quang cho hình ảnh chính xác tổn<br />
thương và nhất là cho phép chúng tôi chọn<br />
đường mổ(4,7).<br />
Chúng tôi có 7/20 bệnh nhân chụp MRI; 2/20<br />
bệnh nhân có CT scan nhưng hình ảnh không rõ<br />
ràng được chụp kết hợp MRI và 11/20 bệnh nhân<br />
chỉ sử dụng CT scan điều nay cho thấy X quang<br />
đóng vai trò quan trọng cho chẩn đoán và điều<br />
trị(1,3,5).<br />
Qua MRI và CT scan chúng tôi ghi nhận.<br />
(Bảng 6,7)<br />
* Cực trên u cách S3: 0 – +6 cm trung bình<br />
3,5cm.<br />
* Trung tâm u cách S3: - 4cm _ +2 cm. Đa số u<br />
có thể chọn đường mổ sau.<br />
* Cực dưới u cách S3: - 3cm _ - 10 cm trung<br />
bình 5,7cm.<br />
Điều nay cho thấy đa số u có thể chọn đường<br />
mổ sau xương cùng có hay không cần phối hợp<br />
với đường bụng ở trước(2,6,8).<br />
Đa phần u dạng hỗn hợp vừa cấu trúc đặc<br />
hay hoại tử 1 phần hay gần như toàn phần 2/20<br />
bệnh nhân, dạng nang 9/20 bệnh nhân và dạng<br />
đặc hoàn toàn 9/20 bệnh nhân.<br />
+ Giải phẫu bệnh cho kết quả như sau (Bảng<br />
8)<br />
Cho thấy rằng đa số u vùng trước xương<br />
cùng là u lành tính, có một số dạng ác tính hay<br />
giáp biên cần phải được theo dõi một thời gian<br />
lâu dài sau mổ(3,4,7,8). Nếu cần thiết, chúng ta cần<br />
phối hợp điều trị đa mô thức như là một tổn<br />
thương ác tính ở những vùng khác.<br />
<br />
Điều trị<br />
Qua hình ảnh học chúng tôi sẽ chọn đường<br />
mổ tùy từng bệnh nhân(1,3,6): (Bảng 9)<br />
Nếu trung tâm u trên S3 nhiều chúng tôi<br />
chọn đường mổ trắng giữa dưới rốn. Bệnh nhân<br />
nằm ngửa, tư thế sản khoa.<br />
Nếu trung tâm u dưới S3 chúng tôi chọn<br />
đường mổ Kocher-Kraske’s hay đường mổ<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Bevan-York Mason (Đường mổ sau xương cùngcụt). Bệnh nhân nằm nghiêng bên hay nằm sấp.<br />
Nếu trung tâm khối u khoảng S3 và có khả<br />
năng dính nhiều vào mô xung quanh chúng tôi<br />
chọn đường mổ phối hợp trước và sau ưu tiên<br />
mổ đường bụng trước để tách các vị trí dính<br />
nguy hiểm và kết hợp bóc tách thêm ngã sau –<br />
dưới xương cùng để tránh tai biến chãy máu do<br />
rách tĩnh mạch trước xương cùng. Bệnh nhân<br />
nằm ngửa tư thế sản khoa.<br />
Qua quá trình mổ chúng tôi nhận thấy cần<br />
chuẩn bị đại tràng kỹ như một phẫu thuật đại<br />
tràng sẽ có nhiều thuận lợi khi có biến chứng<br />
thủng trực tràng khi mổ và tránh được nhiễm<br />
trùng vết mổ (Bảng 10).<br />
Chúng tôi có 12/20 bệnh nhân mổ đường<br />
Kraske’s hay York Mason trong đó có 10 bệnh<br />
nhân bóc u trọn và 02 bệnh nhân bóc không trọn.<br />
10/20 bệnh nhân bóc trọn u chưa thấy tái<br />
phát (theo dõi 2 - 34 tháng), trong đó có 2 bệnh<br />
nhân chúng tôi có cắt đi 1 phần xương cụt để lấy<br />
trọn u do u dính vào xương cụt.<br />
02 bệnh nhân bóc u khộng trọn do có tình<br />
trạng chảy máu nhiều do mổ trước đây 03 lần<br />
dính nhiều và u nằm trên cao, theo dõi có 1 bệnh<br />
nhân sau 06 tháng vào đóng lại hậu môn nhân<br />
tạo trong lần mổ trước kiểm tra CT scan ghi<br />
nhận không còn thấy u, 1 bệnh nhân còn lại sau<br />
06 tháng vào chụp CT Scan kiểm tra có thấy u<br />
phát triển to hơn so với phần không bóc được<br />
trong lần mổ trước được mổ lại qua ngã bụng<br />
kết hợp ngã sau bóc trọn u.<br />
Trong 08 bệnh nhân còn lại chúng tôi có 3<br />
bệnh nhân mổ đường bụng kết hợp ngã sau<br />
Kraske’s thì bóc trọn u và không thấy tái phát, 5<br />
bệnh nhân còn lại được mổ ngã bụng dưới đơn<br />
thuần có 2 bệnh nhân tái phát do không bóc trọn<br />
u, 1 ca tạo ápxe tiểu khung và được mổ lại qua<br />
đường mổ cũ bóc hết u và dẫn lưu ápxe chưa<br />
thấy tái phát, 1 bệnh nhân còn lại bóc không trọn<br />
u và có biến chứng rò tiêu hóa nhưng CT Scan<br />
không ghi nhận còn u sau mổ 03 tháng được<br />
điều trị nội khoa hết rò. (Bảng 10 & 11).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận có 3 bệnh nhân phẫu<br />
thuật ngã sau xương cùng cụt có tai biến thủng<br />
trực tràng; 1 bệnh nhân thủng trực tràng qua ngã<br />
mở bụng, 2 bệnh nhân phải làm hậu môn nhân<br />
tạo sigma và khâu lỗ thủng trực tràng, 2 bệnh<br />
nhân chỉ khâu lỗ thủng trực tràng đơn thuần do<br />
đại tràng được chuẩn bị sạch, cả 4 bệnh nhân<br />
không có biến chứng rò trực tràng hay nhiễm<br />
trùng sau mổ (Bảng 10).<br />
Có 02 bệnh nhân có chảy máu kéo dài gần 24<br />
giờ qua ống dẫn lưu và điều trị nội khoa tự cầm<br />
được mà không cần mổ lại để cầm máu (Bảng<br />
10).<br />
Có 2 bệnh nhân có biến chứng muộn áp xe<br />
tồn lưu trong tiểu khung và rò tiêu hóa sau mổ<br />
từ 2-3 tháng đó là 2 bệnh nhân mổ bụng chưa lấy<br />
hết u. Chúng tôi nghĩ có lẽ do phần u còn lại hoại<br />
tử thứ phát tạo áp xe hay phần u còn lại dính vào<br />
thành sau trực tràng tiếp tục hoại tử tạo đường<br />
rò tiêu hóa thứ phát một thời gian sau mổ 1<br />
trường hợp tai phát sau mở bụng được mổ lại và<br />
thủng trực tràng do dính nhiều của lần mổ trước<br />
và phải làm hậu môn nhân tạo trên dòng (Bảng<br />
11).<br />
Điều nay cho thấy việc chọn đường mổ kết<br />
hợp khi u to, dính xung quanh để có thể bóc trọn<br />
u là một lựa chọn tối ưu dể tránh tái phát và các<br />
biến chứng có thể xảy ra(4,6,7,8). (Bảng 10 & 11)<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi nhận thấy u vùng cùng cụt và<br />
nhất là các u trước xương cùng ở người lớn<br />
thường rất hiếm, tỷ lệ xuất hiện ở nữ nhiều hơn<br />
nam, đa phần ở lứa tuổi 30 - 50 tuổi thường được<br />
chẩn đoán và mổ khi còn nhỏ hay đến bệnh viện<br />
khám trong lần đầu tiên khi xuất hiện u vùng<br />
mông kèm theo những rối loạn đại tiện và<br />
những cơn đau mơ hồ vùng sau xương cùng<br />
trong vài tháng đến vài năm, phần lớn các bệnh<br />
nhân được mổ nhiều lần với chẩn đoán u mông<br />
hay u sau phúc mạc vùng tiểu khung vì thế lấy<br />
không trọn u dẫn đến tình trạng tái phát.<br />
Chẩn đoán chúng tôi tầm soát dựa vào siêu<br />
âm bụng và siêu âm qua lòng trực tràng khi có<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
275<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn