uận văn Thạc sĩ Khoa học: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
lượt xem 3
download
Luận văn đi sâu phân tích và chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Qua đó cho thấy dấu ấn ngôn ngữ văn học giai đoạn giao thời in đậm trong các truyện ngắn này, góp phần khẳng định đóng góp của Nam Phong tạp chí cho văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá từ phương diện ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: uận văn Thạc sĩ Khoa học: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ HẰNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Thái Nguyên – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ HẰNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Hảo Thái Nguyên – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa sau đại học, khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp cao học K20 – Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Cao Thị Hảo – người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thầy cô và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 04 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- LỜI CAM ĐOAN “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” riêng tôi, n . n “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” đã được chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn. Trần Thị Hằng Xác nhận Xác nhận của khoa chuyên môn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Cao Thị Hảo . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ............................................................................................................... i MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX ..................................................................................... 8 1.1 Truyện ngắn và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn ......................... 8 1.1.1 Truyện ngắn ....................................................................................... 8 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn .......................................... 13 1.2. Sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí ............................................................................................... 17 1.2.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................... 17 1.2.2. Đóng góp chung của Nam Phong tạp chí. ...................................... 21 1.2.3. Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí .............................................. 24 1.2.4. Những đóng góp của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. ........... 28 CHƢƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ ......................... 35 2.1. Lời trần thuật ........................................................................................ 35 2.1.1. Khái niệm lời trần thuật ................................................................... 35 2.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện bước đầu được cụ thể hóa ................... 36 2.1.3. Ngôn ngữ miêu tả đi sâu vào trạng thái cảm xúc của con người .... 43 2.2. Lời đối thoại ngắn gọn, sinh động ........................................................ 48 2.3. Lời độc thoại nội tâm. ........................................................................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i
- CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ, CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ....................................................................................... 71 3.1 Ngôn ngữ ảnh hưởng văn học truyền thống ........................................... 71 3.1.1 Hệ thống từ Hán Việt ....................................................................... 72 3.1.2. Lối diễn đạt ảnh hưởng văn biền ngẫu ............................................ 77 3.2. Ngôn ngữ ảnh hưởng từ văn học phương Tây ..................................... 80 3.2.1. Những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp...................................... 81 3.2.2. Sử dụng câu văn ngắn gọn, súc tích ................................................ 86 3.2.3. Sử dụng nhiều từ ngữ đời thường mang tính khẩu ngữ .................. 90 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trước những biến động của xã hội vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học hiện đại, chính quá trình hiện đại hoá này đã đem lại cho văn học một diện mạo mới cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các trào lưu văn học mang tư tưởng, chủ đề mới, đáng chú ý nhất là sự thay đổi của hệ thống thể loại. Trong quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ hệ thống thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của các thể loại văn xuôi cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của các thể loại đó. Thể loại truyện ngắn xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học và nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong tiến trình phát triển văn học. Ngay từ thời kỳ trung đại chúng ta đã thấy xuất hiện một số truyện như Việt điện u linh bao gồm các truyện về thần thánh và các nhân vật lịch sử. Đến thế kỷ XV Lĩnh Nam chích quái đã mở rộng phạm vi tới các truyện sinh hoạt trong dân gian, thế kỷ XVI có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hình thức văn xuôi. Sang thế kỷ XVIII có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ đã ghi chép các giai thoại lịch sử của các nhân vật trong xã hội…Toàn bộ những tác phẩm kể trên đều là những tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán. Qua thời gian nội dung các truyện đã đi từ những câu chuyện thần thoại đến những truyện trong đời sống hằng ngày. Tính sáng tạo nghệ thuật cũng được nâng cao dần, màu sắc văn chương phong phú hơn. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX, truyện ngắn mới trở thành một thể loại đặc biệt không thể vắng bóng của văn học Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm, các tác giả không chỉ phản ánh số phận, tính cách của các nhân vật tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- biểu cho một lớp người trong xã hội lúc đó mà qua đó còn bộc lộ được thái độ của tác giả trước những hiện tượng của đời sống xã hội. 1.2. Ngôn ngữ là một phương tiện vô cùng quan trọng trong sáng tác văn học. Nó là hình thức duy nhất để khẳng định sự có mặt và tồn tại của tác phẩm. Thông qua ngôn ngữ nhà văn có thể bộc lộ được cách suy nghĩ và tài năng sáng tạo của mình. Nhà văn là người tổ chức ngôn từ tạo nên hình tượng nghệ thuật, chỉnh thể cho tác phẩm.Trong truyện ngắn, ngôn ngữ trở thành một đối tượng đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi những đặc trưng thể loại của nó. Truyện ngắn với dung lượng ngôn từ không lớn nhưng chúng phản ánh được một lát cắt của cuộc sống thể hiện bản chất hiện thực của xã hội và con người. Đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí chúng ta mới thấy rõ được dấu ấn ngôn ngữ giai đoạn giao thời, và có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hoá văn học. Đồng thời chúng ta sẽ thấy được những nét riêng biệt của ngôn ngữ truyện ngắn với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác. 1.3. Khi nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao thời không thể không nghiên cứu Nam Phong tạp chí. Mặc dù đã có thời kì nó bị coi là tờ báo “nô dịch” mang tính chất “xu phụ”, “nịnh Tây” nhưng trong một chừng mực khách quan thì các tờ báo khác nói chung và Nam Phong tạp chí nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn học dân tộc. Đây là chặng đường đầu tiên của văn học hiện đại góp phần tạo đà cho các giai đoạn sau của văn học Việt Nam phát triển và nở rộ. Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về ngôn ngữ truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí cũng như đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn giao thời, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” để nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam báo chí có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của văn học hiện đại. Ngay từ khi mới ra đời báo chí đã là nơi mở đầu và nuôi dưỡng nhiều thể loại, nhiều khuynh hướng mới, nhất là những khuynh hướng chịu ảnh hưởng của phương Tây, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Nam Phong tạp chí là một tờ tạp chí có công lớn trong việc giới thiệu truyện ngắn bằng chữ quốc ngữ. Những truyện ngắn được coi là dấu mốc đầu tiên của truyện ngắn Việt Nam hiện đại cũng được giới thiệu trên tờ tạp chí này. Trước đây do nhiều lí do mà phần văn chương trên Nam Phong tạp chí nói chung, truyện ngắn trên Nam Phong nói riêng chưa được đánh giá đúng mức. Riêng về truyện ngắn, các nhà nghiên cứu chỉ chủ yếu quan tâm đến Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn, hai tác giả tiêu biểu của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời kì đầu. Nhưng hơn mười truyện ngắn của hai ông chưa phải là toàn bộ truyện ngắn trên Nam Phong. Với gần ba mươi tác giả và hơn sáu mươi truyện ngắn thì truyện ngắn Nam Phong hiện diện như một mảng của văn xuôi hiện đại. Việc tìm hiểu một cách đầy đủ toàn diện về truyện ngắn Nam Phong nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Phong tạp chí nói riêng là một việc làm rất cần thiết. 2.1 Giai đoạn trƣớc năm 1945 Nghiên cứu về truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí sớm nhất phải kể đến công trình Việt Nam văn học sử yếu (năm 1941) của Dương Quảng Hàm. Tác giả đã dành khá nhiều trang viết về Nam Phong với có những nhận xét sắc sảo về sự chuyển biến của hệ thống thể loại từ trung đại sang hiện đại, đồng thời những nhận xét đó góp phần dự báo về một nền văn xuôi mới – văn xuôi quốc ngữ. Năm 1942 trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói đến một cách sơ lược về các sáng tác văn học bằng chữ quốc ngữ giai đoạn giao thời trong đó có nói tới nhóm tác giả trên Nam Phong tạp chí như Phạm Duy Tốn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nguyễn Bá Học…Tuy nhiên, đây mới chỉ là một công trình nghiên cứu khái quát, có đề cập đến cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả trên nhưng chưa làm rõ được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Bên cạnh đó, nghiên cứu về Nam Phong tạp chí không thể không kể đến các bộ sách như: Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản, Lược sử văn học Việt Nam của Thế Phong, các bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn…Hầu như, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập tới nền văn học giao thời nói chung và một số vấn đề của văn chương trên Nam Phong nói riêng. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu, những chuyên luận về Nam Phong như cuốn: Chủ đích Nam Phong của Nguyễn Văn Trung, Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn cũng ít nhiều có những gợi mở về ngôn ngữ, cách hành văn của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Với những công trình này đã đem đến cho người đọc những kiến thức khái quát nhất về Nam Phong tạp chí nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn những công trình này mới đề cập chủ yếu đến nội dung phản ánh, phong cách của các tác giả là chính. Về phương diện ngôn ngữ cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập, chuyên sâu. 2.2 Giai đoạn sau 1945 Gần đây, truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, tạp chí văn học số 6 năm 1987 đã giới thiệu bài viết : “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong” của Lại Văn Hùng. Trong bài viết tác giả đã nhấn mạnh tính chất “văn” của truyện ngắn Nam Phong đồng thời phân tích một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nam Phong. Tác giả bài viết đã thống kê truyện ngắn của người Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ chỉ gồm 34 truyện ngắn của 17 tác giả mà theo ông đó là toàn bộ truyện ngắn của tạp chí này. Nhưng con số thống kê đó vẫn chưa đầy đủ. Như vậy bài viết của ông mới chỉ khảo sát một nửa truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí chứ chưa phải là toàn bộ truyện ngắn Nam Phong. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bài nghiên cứu Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn quốc ngữ 1900 – 1932 của tác giả Lê Dục Tú đã khẳng định những đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn quốc ngữ đầu thế kỷ XX đi từ truyền thống đến hiện đại. Quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ này gắn liền với ngôn ngữ thể loại. Năm 2013 cuốn Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí của tác giả Nguyễn Đức Thuận đã tập hợp được 47 truyện ngắn trên báo Nam Phong, đồng thời nhà nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích đề tài và chủ đề của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Bên cạnh đó, còn một số bài nghiên cứu về truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí như: Năm 1993 bài viết Một số vấn đề của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí của Nguyễn Thúy Hòa đã khái quát được phần nào nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn trên báo Nam Phong. Trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống có bài Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn của tác giả Cao Thị Hảo đã đề cập tới vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật của hai tác giả lớn viết truyện ngắn trên báo Nam Phong. Có thể nói, những công trình và bài viết trên đã đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí, nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào khai thác, khảo sát, hệ thống hóa ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí để khẳng định được những đặc điểm cụ thể về ngôn ngữ của thể loại truyện ngắn đã sớm xuất hiện trên Nam Phong tạp chí trong tiến trình phát triển văn học dân tộc. Chọn đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934), chúng tôi mong muốn bước đầu khảo sát một cách cụ thể ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ trên tạp chí này. Nhưng do hạn chế về mặt tư liệu vì Tạp chí Nam Phong ra đời cách đây khá lâu, việc lưu giữ có nhiều khó khăn nên đây cũng là một thách thức với người nghiên cứu. Tuy nhiên để bổ sung một cái nhìn toàn diện đối với thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí chúng tôi quyết định chọn hướng nghiên cứu này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu Thực hiện luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát 47 truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ in trong cuốn Đoản thiên tiểu thuyết, truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí của Nguyễn Đức Thuận – Nxb Văn học, 2013. Trong đó tập chung vào những tác giả tiêu biểu như: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Lê Đức Nhượng, Nguyễn Khắc Cán, Tùng Toàn… Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm những truyện ngắn của các tác giả khác cùng thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc…để so sánh và thấy được sự khác biệt, nét độc đáo của ngôn ngữ truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Thực hiện luận văn chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát và nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn làm rõ một số khái niệm lí luận liên quan đến đề tài, khái quát diện mạo chung thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí, sự xuất hiện, những đóng góp tiêu biểu và vị trí của truyện ngắn trên Tạp chí Nam Phong những năm đầu thế kỷ XX. Luận văn đi sâu phân tích và chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Qua đó cho thấy dấu ấn ngôn ngữ văn học giai đoạn giao thời in đậm trong các truyện ngắn này, góp phần khẳng định đóng góp của Nam Phong tạp chí cho văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá từ phương diện ngôn ngữ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1 Phƣơng pháp thống kê phân loại. Để những phân tích, khảo sát có căn cứ khoa học khi cần thiết chúng tôi tiến hành phương pháp thống kê phân loại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 5.2 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Sử dụng phương pháp này để thấy được nét tương đồng và khác biệt trên phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. 5.3 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ những đặc điểm về ngôn ngữ nghệ thuật. 5.4 Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Lí luận văn học, lịch sử, văn hoá. Do đó, chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận văn. - Cung cấp một cái nhìn toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934). - Thấy được những đóng góp cụ thể và những hạn chế còn tồn tại ở phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương. Chương 1. Thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí những năm đầu thế kỷ XX. Chương 2. Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Chương 3. Đặc điểm về từ ngữ, câu văn trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Truyện ngắn và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn 1.1.1 Truyện ngắn 1.1.1.1 Khái niệm Về khái niệm truyện ngắn, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách hiểu khác nhau. Lại Nguyên Ân cho rằng truyện ngắn là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết đến các phƣơng diện của đời sống con ngƣời và xã hội. Nổi bật của truyện ngắn là dung lƣợng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc tiếp nhận đọc nó liền mạch không nghỉ...” (4. 1846-1847) Các nhà văn với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận cụ thể và đa dạng. Đối với Konstantin Paustovski thì truyện ngắn phải ngắn gọn, là cái bình thƣờng diễn ra nhƣ cái không bình thƣờng. Cái không bình thƣờng diễn ra nhƣ cái bình thƣờng.[35.129]. Điều này cũng được nhà văn Mĩ Juan Bosch khẳng định: “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện nào đó đáng chú ý. Cố nhiên sự kiện chỉ có thể quan trọng tới mức nào đó nhƣng nó cần đƣợc độc giả tin cậy” [35.116] Aitơmatov chú ý đến đặc trưng lao động nghệ thuật, ở đây đòi hỏi sự chặt chẽ, cô đúc các phương tiện phải được tính toán một cách rất tinh tế xoay quanh trên một mảnh đất hẹp, đó chính là điểm phân biệt truyện ngắn với những thể tài khác. Xuất phát từ dung lượng tác phẩm, các nhà nghiên cứu đều khẳng định truyện ngắn phải ngắn gọn, hơn nữa truyện ngắn phải là thứ để kể và nghe. Đọc truyện ngắn là được tiếp xúc với một vấn đề của đời sống con người thông qua lăng kính người kể chuyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Theo các nhà biên soạn sách Lí luận văn học thì truyện ngắn là: “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn đích thực xuất hiện tƣơng đối muộn trong lịch sử văn học. Tác giả truyện ngắn thƣờng hƣớng tới khắc họa một hình tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ xã hội hay đời sống tâm hồn con ngƣời” [32.397] Nguyễn Công Hoan khẳng định: truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đƣợc xây dựng bằng chi tiết.[35.15] Nguyên Ngọc thì cho rằng: truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết nói chung, vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn có nhiều vẻ, có truyện viết về cả một đời ngƣời, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua.[10.45] Để có một cái nhìn thống nhất hơn, toàn diện hơn về truyện ngắn, chúng tôi khảo sát một số khái niệm truyện ngắn trong các cuốn: Từ điển thuật ngữ văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học... Tất cả coi truyện ngắn là một: “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, và “thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi”, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Điểm chung cơ bản đó là sự giới hạn về dung lượng của truyện ngắn và thích hợp với người tiếp nhận “đọc nó liền một mạch không nghỉ...”. Ở Việt Nam, theo Thanh Lãng thì khái niệm truyện ngắn hiện đại Việt Nam chỉ có từ đầu thế kỷ XX trở đi. Bùi Việt Thắng cho rằng truyện ngắn có mầm mống từ rất sớm, nó có mầm mống từ văn xuôi trung đại chữ Hán, ông luận giải có truyện ngắn chữ Hán và truyện ngắn hiện đại trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam. Thế kỷ XI, mầm mống truyện ngắn đã xuất hiện với Việt điện u linh. Thế kỷ XV trở đi, truyện viết mang tính nghệ thuật có yếu tố cá nhân và yếu tố thần kỳ trong văn học. Thế kỷ XVII về sau, nó biến đổi dần thành ra tiểu thuyết chương hồi và truyện Nôm. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi đặc biệt ở Nam Bộ, tác phẩm dịch thuật cũng đi vào miền Nam. Nguyễn Trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quản, Trần Chánh Chiếu sáng tác những truyện mang đề tài tôn giáo, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký viết những truyện gắn với những vấn đề xã hội (hình thức ngắn, đậm chất dân gian: gây cười, ngụ ngôn). Những năm 1920, xuất hiện truyện ngắn hiện đại (lúc bấy giờ gọi là tiểu thuyết) với dung lượng từ 80 – 100 trang. Sau đó, hình thức thể loại này chuyển động ra Bắc và thành công với Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, và một số truyện ngắn khác trên Nam Phong tạp chí Vào đầu những năm 1930 xuất hiện với một số truyện ngắn lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…Truyện ngắn hiện thực với đóng góp của các cây bút như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố…. Giai đoạn 1945 – 1975: khi đất nước vẫn chịu sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì âm hưởng của truyện ngắn mang tính sử thi hoá. Và từ 1986 – nay: truyện ngắn đa dạng, phát triển rực rỡ, với nhiều ý tưởng đổi mới thể loại, bước đầu cũng đạt những thành tựu nhất định. Từ những khái niệm trên, theo chúng tôi, để nhận định truyện ngắn cần dựa vào hai tiêu chí chính là dung lƣợng và thi pháp. Các yếu tố như cốt truyện, tình huống, kết cấu, lời trần thuật, giọng điệu... được coi là cơ bản khi tìm hiểu thể loại này. 1.1.1.2. Đặc điểm của truyện ngắn * Hình thức tự sự cỡ nhỏ Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Nói như Henri Benac: Một lời mời gọi sự suy ngẫm thông minh của độc giả. Như vậy, truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật của đời sống theo chiều sâu. Có những bậc thầy về thể loại này đã đem đến cho truyện ngắn một sức chứa của tiểu thuyết. Ở lĩnh vực truyện ngắn thì văn học hiện đại thế giới có nhiều cây bút lừng danh như Bunhin, Môroa, Xvaigơ, Môravia,... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Văn học thế giới đã nói nhiều đến cái chết của tiểu thuyết - cái chết của bi kịch nhưng chưa từng nói đến cái chết của truyện ngắn. Với hình thức tự sự cỡ nhỏ, số trang ít, ít sự kiện, ít nhân vật, phạm vi phản ánh hẹp nhưng tất cả những chi tiết góp phần làm cho câu chuyện đạt đến hiệu quả mong muốn, tác động mạnh mẽ và giá trị thẩm mỹ lớn lao. * Tình huống là yếu tố không thể thiếu Tình huống được nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn nhất định. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút. Khi tình huống phát triển cao thì sẽ xuất hiện xung đột. Tình huống giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực. Vì thế, truyện ngắn cũng như các thể loại tự sự khác, không thể thiếu tình huống. Chỉ trong các tình huống cụ thể các nhân vật mới bộc lộ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nói tóm lại, khi tiếp cận một truyện ngắn người đọc cần phải nắm được giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động - là truyện ngắn. Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì xem như chưa nắm được chiếc chìa khóa mầu nhiệm để mở vào một thế giới bí ẩn của truyện ngắn. * Nhân vật đƣợc thể hiện nhƣ một lát cắt điển hình Nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm. Có thể nói nhân vật là xương sống là linh hồn của mỗi tác phẩm, nhân vật cũng là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Nếu nhiệm vụ của tiểu thuyết là theo dõi, tìm hiểu và mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận thì nhiệm vụ của truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, một nét tính chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người - nhân vật tâm trạng. Theo Sêkhốp, nhân vật truyện ngắn phải được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại dưới dạng nào thì tất cả các nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- vật đều hướng tới con người. Chỗ khác biệt cơ bản nhất của truyện ngắn là nhân vật của tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân vật chính của truyện ngắn chỉ là một mảnh nhỏ của thế giới. * Vai trò quan trọng của chi tiết Chi tiết là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự. Truyện ngắn có thể không có một cốt truyện nhưng không thể không có chi tiết. Chính nhờ có chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư nhân vật được bộc lộ đầy đủ. Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể đƣợc. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể đƣợc nhƣng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ nhƣ nƣớc lã”. Nguyễn Công Hoan cũng nhìn nhận: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đƣợc xây dựng bằng chi tiết”. Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn đối với cuộc sống và con người. Thông thường ta thấy có hai loại chi tiết tiêu biểu: chi tiết trung tâm đóng vai trò trung tâm thẩm mỹ, nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật; chi tiết phụ trợ có chức năng đẩy câu chuyện vận động, phát triển. Tóm lại, chi tiết chiếm dung lượng lớn trong truyện ngắn vì nó sẽ góp phần cụ thể hóa ngoại cảnh, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn là dung lượng ngắn buộc các nhà văn khi sáng tác cần tránh lối kể vòng vo, những câu kể dài dòng. Truyện ngắn luôn đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong việc quan sát tìm tòi, lựa chọn các chi tiết của truyện ngắn. Nói về điều này nhà văn Nguyễn Công Hoan nhấn mạnh: “Cũng nhƣ một cái lò xo muốn bật cao, ta phải dùng sức ấn xuống rồi mới buông tay ra. Cho nên muốn triển khai một ý, một vấn đề thì tôi tìm những chi tiết để ấn cái lò xo tình cảm của độc giả xuống. Ở đây kinh nghiệm cho thấy rằng cần phải chọn đúng chi tiết, không tham lam, không lông bông. Bố trí không chặt truyện ngắn sẽ không viết đƣợc ngắn.” [42.305-306] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn 1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Trong đời sống giao tiếp hằng ngày của con người thì ngôn ngữ là phương tiện vô cùng quan trọng, để con người có thể trao đổi tư tưởng tình cảm, cảm xúc, bộc lộ những suy nghĩ của mình trước những vấn đề của đời sống xã hội. Đặc biệt trong sáng tác văn học nghệ thuật thì ngôn ngữ lại trở thành phương tiện không thể thiếu để các nhà văn xây dựng hình tượng và phản ánh đời sống xã hội của mỗi giai đoạn thời kỳ khác nhau. Đồng thời ngôn ngữ là “cầu nối” để các tác phẩm đến với người tiếp nhận một cách dễ dàng hơn, để họ có thể đồng cảm chia sẻ đối với mỗi số phận nhân vật. Theo F. Sausure – một nhà ngôn ngữ học lớn của thế kỷ XX, hoạt động ngôn ngữ bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tố không thể tách rời nhau: âm và nghĩ, nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý, nhân tố cá nhân và xã hội, truyền thống thói quen… Và theo F. Sausure thì : ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, mỗi tín hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời nhau gồm cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái được biểu đạt (khái niệm). Như vậy ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của xã hội và là phương tiện để tư duy. Hiện nay có rất nhiều những cách hiểu khác nhau về ngôn ngữ nghệ thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu theo nghĩa rộng: “là một hệ thống các phƣơng thức, phƣơng tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành sáng tác nghệ thuật. Ngƣời ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ” [25.6]. Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật nhưng chưa chỉ ra được những nét riêng của nó với tư cách là phương tiện biểu hiện của các sáng tác văn học loại hình nghệ thuật ngôn từ. Vì thế khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật cần được khu biệt một cách rõ hơn. Trong công trình nghiên cứu Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng. Lê Hồng My đã dẫn ra khái niệm ngôn ngữ trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: “Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- chúng mà những ngƣời trong cùng một cộng đồng làm phƣơng tiện để giao tiếp với nhau” [33.6]. Ở đây nhà nghiên cứu khẳng định: “Từ ngôn ngữ đến lời văn nghệ thuật là cả quá trình lao động công phu, gian khổ của nhà văn. Có thể ví ngôn ngữ nhƣ tấm vải còn lời văn là bộ y phục nhà thiết kế đã hoàn thành [33.6]. Như vậy ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống nói chung khác với ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương xuất phát từ đời sống nhưng đã được chọn lọc tỉ mỉ, kĩ lưỡng chau chuốt nhằm phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mỗi tác giả nhất định. Từ những khái niệm trên chúng ta có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống con người, không có ngôn ngữ thì không có tư duy, càng không thể có những tác phẩm văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật có những điểm khác so với ngôn ngữ đời sống chung. Trong văn chương nghệ thuật, ngôn ngữ được dùng làm công cụ để nhà văn sáng tạo và thể hiện tư tưởng của mình. Ngôn ngữ đời sống khi đi vào tác phẩm văn học, qua lăng kính nghệ thuật và trí tuệ của người nghệ sĩ sẽ không còn là ngôn ngữ chung nữa mà trở thành ngôn ngữ có phong cách riêng nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật. Theo cuốn Phong cách học Tiếng Việt, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu là “ngôn ngữ đƣợc dùng trong thơ ca và trong văn xuôi nghệ thuật (bao gồm các loại là: bút kí, kí sự, phóng sự, tuỳ bút, hồi ký…, truyện: truyện ký, truyện ngắn, truyện dài…, kịch: hài kịch, bi kịch và chính kịch) và các thể loại trung gian nhƣ tục ngữ, câu đối, ca dao, thơ văn xuôi, văn xuôi thơ”.[27.90] Theo chúng tôi ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật trong tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính biểu cảm thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong thực tế thì ngôn ngữ nghệ thuật còn có các khái niệm mang ý nghĩa tương đồng: Lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn đƣợc tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [33.187] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA BÔI TRƠN LÀM NGUỘI TỐI THIỂU TỚI MÒN DAO VÀ ĐỘ NHÁM BỀ MẶT CHI TIẾT KHI PHAY PHẲNG THÉP 65Γ ĐÃ TÔI BẰNG DAO PHAY MẶT ĐẦU CÁCBÍT
78 p | 236 | 67
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên
116 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chế tạo hệ đo đạc và cảnh báo ô nhiễm môi trường nước
61 p | 28 | 3
-
uận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Quảng Trị
79 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn