intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng GE và bánh dầu vào trồng trọt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ứng dụng GE và bánh dầu vào trồng trọt nghiên cứu ứng dụng GE nha đam, GE chuối và bánh dầu vào trồng rau cải và rau muống, thực hiện tại vườn thực nghiệm trường Đại học Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng GE và bánh dầu vào trồng trọt

  1. ỨNG DỤNG GE VÀ BÁNH DẦU VÀO TRỒNG TRỌT Trần Thị Phú1 Trần Quỳnh Thi2 Hồ Thị Giới3 Tóm tắt: Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu ứng dụng GE nha đam, GE chuối và bánh dầu vào trồng rau cải và rau muống, thực hiện tại vườn thực nghiệm trường Đại học Quảng Nam. Bước đầu nghiên cứu dựa trên các công thức phối trộn (300g nguyên liệu: 100 ml nước mía: 1000 ml nước), tỉ lệ pha chế (25 ml nước GE: 1000 ml nước) để nghiên cứu tăng năng suất cây trồng mà vẫn đảm bảo được chất lượng rau sạch cho thành phẩm. GE nha đam là loại phân bón tốt nhất cho cải, tỷ lệ cây sống là 91,1%, số lá nhiều nhất 6,1, chiều dài và chiều rộng lá là 33,2 cm và 24,6 cm, trong khi đối chứng tỷ lệ sống chỉ là 80%, số lá trên cây là 4,7, chiều dài và chiều rộng lá đạt 24,2 cm và 16,0 cm. Bánh dầu là sự chọn lựa tối ưu cho rau muống. Khi tưới bằng nước hay GE nha đam, GE chuối thu hoạch tỷ lệ cây sống là 83,3%, thân cây cao 30,1 cm, chiều rộng lá 3,4 cm, chiều dài lá 15,7 cm. Nhưng khi phun bánh dầu tỷ lệ cây sống là 96,6%, cây đạt độ cao 37,4 cm chiều rộng lá 4,1 cm, chiều dài 22,1 cm. Từ khóa: Rau muống, Rau cải, GE nha đam, GE chuối, bánh dầu 1. Mở đầu Rau là một loại thực phẩm có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất khoáng, chất sắt, axit hữu cơ… Nếu thiếu rau cơ thể sẽ xuất hiện một số căn bệnh gây nguy hiểm như tim mạch, béo phì, nghẽn mạch máu thậm chí là đột quỵ. Vì giá trị dinh dưỡng to lớn của rau mà con người có nhu cầu sử dụng rau sạch, rau an toàn ngày càng nhiều. Trong những năm gần đây, truyền thông, báo đài không ngừng cập nhật những thông tin về rau bẩn, rau thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhìn bề ngoài, những luống rau, bó rau xanh ngắt, tươi ngon mơn mởn, nhưng ít ai biết đến trong chúng còn tiềm ẩn dư lượng chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng tưởng, thuốc trừ sâu.... Hằng ngày, có biết bao nhiêu vụ ngộ độc thực phẩm mà thủ phạm chính lại là những món ăn từ rau xanh thiếu an toàn. Trước thực trạng rau sạch, rau thiếu an toàn, rau không đảm bảo lẫn lộn lẫn nhau thì nhu cầu của người dân về rau sạch lại là điều hoàn toàn đương nhiên. Vấn đề này vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác triệt để. Nhằm hướng đến cung cấp một lượng rau sạch và tận dụng những sản phẩm thường ngày hay sử dụng như nha đam, chuối và một số rau quả khác được chúng tôi tận dụng phần bỏ đi để làm phân bón. Sử dụng GE là tái chế rác thực phẩm hàng ngày, vừa tránh ô nhiễm môi trường, vừa làm phân bón hữu cơ rất hiệu quả. Trong lần thử nghiệm này chúng tôi ứng dụng phân bón GE nha đam, GE chuối và 1 TS. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng 2,3  SV Trường Đại học Quảng Nam 51
  2. ỨNG DỤNG GE VÀ BÁNH DẦU VÀO TRỒNG TRỌT bánh dầu vào trồng rau cải và rau muống tại vườn thực nghiệm trường Đại học Quảng Nam, với đề tài “Ứng dụng GE và bánh dầu vào trồng trọt”. 2. Nội dung 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Nguyên vật liệu Chai nhựa 5 lít, hạt giống (cải thìa và rau muống), phân vi sinh, phân lân, bánh dầu, nha đam và chuối, nước mía nguyên chất 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bố trí thí nghiệm Lên luống theo ô, mỗi ô có diện tích 1,3 m x 0,6 m= 0,78 m2, chừa rãnh rộng 30 cm. ĐC: Sử dụng 70% phân vi sinh + 30% phân lân + tưới nước bình thường CT1: Sử dụng 70% phân vi sinh + 30% phân lân + tưới GE nha đam CT2: Sử dụng 70% phân vi sinh + 30% phân lân + tưới bánh dầu CT3: Sử dụng 70% phân vi sinh + 30% phân lân + tưới GE chuối Bảng 1. Bố trí thí nghiệm với rau cải (trái), rau muống (phải) CT3 CT2 CT1 ĐC CT2 CT2 ĐC ĐC CT3 CT2 CT1 ĐC CT1 CT1 CT3 CT2 CT1 ĐC CT3 CT3 Phương pháp chọn hạt giống, gieo hạt và chăm sóc cây mầm Chọn hạt giống: chắc, không bị mốc Gieo hạt: ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, ủ 12 giờ cho hạt nứt mầm trước khi gieo. Hạt cải: gieo vào đất, sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng lên trên. Hạt rau muống gieo trực tiếp trên luống: trồng hàng cách hàng 10 cm, cây cách cây 5 cm, tổng 1 ô là 25 cây/hàng x 6 hàng = 150 cây. Chăm sóc cây mầm: Tưới nước cho cây 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát. Hạt cải gieo được 10 – 14 ngày tách cấy ra luống: hàng cách hàng 15 cm, cây cách cây 20 cm, tổng 1 ô là 7 cây/hàng x 4 hàng =28 cây. Phương pháp làm đất và phân Xới đất tơi xốp: phơi 5 - 7 ngày để tiêu diệt hoặc làm giảm sự gây hại của sâu bệnh. Trộn phân vi sinh và phân lân theo tỷ lệ 70% phân vi sinh + 30% phân lân: mỗi ô bón lót 2,3 kg phân vi sinh và 1 kg phân lân. Làm GE nha đam và chuối theo công thức: 300 g nguyên liệu + 100 ml nước mía nguyên chất + 1000 ml nước. Cân nguyên liệu, rửa sạch, cắt nhỏ (hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn), ủ trong bình có nắp đậy trong 2 giai đoạn: 52
  3. TRẦN THỊ PHÚ, TRẦN QUỲNH THI, HỒ THỊ GIỚI Hình 1. Làm GE nha đam, GE chuối và làm đất Giai đoạn 1: ủ trong bóng tối: đậy hở bình để vào bóng tối trong 3 tuần. Giai đoạn 2: để bình ngoài môi trường tự nhiên, đậy kín hở bình. Làm nước bánh dầu: cắt nhỏ bánh dầu ngâm để tan trong nước: ngâm 1 kg bánh dầu trong 7 lít nước trong 1 tháng (bánh dầu tươi), từ 2-3 tháng (bánh dầu khô), đậy kín hở nắp. Tỉ lệ pha: 200 ml nước phân: 8 lít nước sạch, khuấy đều rồi tiến hành phun tưới. Phương pháp bón phân Khi cây rau được 2-3 lá thật, phun bổ sung các loại GE và bánh dầu theo công thức. Khi cây được 3- 4 lá thật: tỉa bớt cây nhỏ để ăn sống và giữ lại các cây mập, để trồng. Phương pháp đo các chỉ tiêu: Đối với tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ sống: đếm toàn bộ số cây/số hạt đã gieo Lấy ngẫu nhiên 5 cây trong mỗi ô (rau cải) và 9 cây trong mỗi ô (rau muống) Tính trung bình số lá. Đo trung bình chiều dài và rộng lá, cao thân rau muống. Hình 2. Sơ đồ chọn cây đo các chỉ tiêu rau cải (trái) và rau muống (phải) Phương pháp xử lí số liệu: sử dụng phần mềm excel 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Cây rau cải Chúng tôi đếm cây nẩy mầm và theo dõi cây sống, được ghi lại trong bảng 2 53
  4. ỨNG DỤNG GE VÀ BÁNH DẦU VÀO TRỒNG TRỌT Bảng 2. Tỷ lệ nẩy mầm và sống của cây rau cải ĐC CT1 CT2 CT3 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Gieo 90 100 90 100 90 100 90 100 Có 2-3 lá thật 84 93,3 84 93,3 84 93,3 84 93,3 7 ngày lần 1 79 87,7 84 93,3 81 90 80 88,8 7 ngày lần 2 72 80 82 91,1 76 84,4 74 82 7 ngày lần 3 72 80 82 91,1 76 84,4 74 82 Thu hoạch 72 80 82 91,1 76 84,4 74 82 Hình 3. Ủ hạt nẩy mầm và cấy rau cải Tỷ lệ nẩy mầm của cây rau cải tương đối cao chiếm 93,3% so với hạt gieo. Sau thời gian nẩy mầm và có 2-3 lá thật, một số cây bị chết do tách cấy bị đứt rễ và sâu ăn lá non, vì vậy tỷ sống của cây đến lúc thu hoạch chỉ chiếm cao nhất ở CT1 là 91,1% và thấp nhất ở ĐC là 80%. CT1 cho cây sức sống tốt nhất. Theo dõi sự ra lá rau cải cho các giai đoạn, chúng tôi có kết quả ở bảng 3: Bảng 3. Số lá trung bình của cây rau cải qua các lần đếm (lá) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 2,4±0,51 2,5±0,51 2,5±0,51 2,4±0,51 7 ngày lần 1 2,9±0,36 3,2±0,42 3,1±0,27 2,9±0,27 7 ngày lần 2 3,6±0,51 4,1±0,27 3,8±0,42 3,7±0,47 7 ngày lần 3 4,1±0,27 5,2±0,43 4,8±0,43 4,6±0,51 Thu hoạch 4,9±0,36 6,1±0,36 5,5±0,52 5,2±0,43 Số lá trung bình tăng dần qua các lần đếm, sau khi có 2-3 lá thật, lần đếm 7 ngày lần 1 là thấp nhất với 2,9 lá ở ĐC, kết quả thu hoạch cuối cùng ở CT1 là cao nhất với 6,1 lá. Chiều rộng và chiều dài của lá cải ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây trồng, đo chiều rộng và chiều dài qua các giai đoạn kết quả được ghi lại ở bảng 4 và 5 54
  5. TRẦN THỊ PHÚ, TRẦN QUỲNH THI, HỒ THỊ GIỚI Bảng 4. Chiều rộng trung bình của lá rau cải qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 2,4±0,08 2,5±0,07 2,5±0,06 2,5±0,06 7 ngày lần 1 4,6 ±0,08 7,8±0,18 5±0,08 5,2±0,22 7 ngày lần 2 9,7±0,23 13,9±0,09 10,1±0,09 9,3±0,21 7 ngày lần 3 12,3±0,23 18,1±0,11 16,3±0,17 13,5±0,21 Thu hoạch 16±0,09 24,2±0,31 21,2±0,14 18,5±0,41 Bón lót phân vi sinh và phân lân trước khi gieo, từ khi gieo đến khi cây cải có 2-3 lá thật, chiều rộng (2,4-2,5 cm), chiều dài (3,4-3,5 cm) trung bình của lá ở các công thức là như nhau vì lúc này bón lót ở các công thức là như nhau. Sau 2 tuần, tiến hành cấy vào ô trồng cải. Bảng 5. Chiều dài trung bình của lá rau cải qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 3,4±0,08 3,5±0,07 3,5±0,09 3,5±0,08 7 ngày lần 1 6,9±0,13 7,4±0,26 7,3±0,20 7,1±0,22 7 ngày lần 2 10±0,12 14,3±0,15 12,3±0,15 10,9±0,28 7 ngày lần 3 16,6±0,17 22,5±0,15 20±0,34 18±0,12 Thu hoạch 24,3±0,18 33,3±0,13 30,4±0,13 27,3±0,24 Hình 4. Đo chiều dài và rộng lá cải trong tuần thứ 2 (kể từ lúc cấy) Tuần thứ nhất sau khi cấy, chúng tôi bắt đầu tưới GE nha đam, chuối, và bánh dầu theo các công thức. Kết quả được ghi nhận trong tuần đầu khi bắt đầu tưới: chiều rộng của lá tăng thêm theo thứ tự ĐC, CT2, CT1, CT3 từ 2,6-5,5 cm, chiều dài tăng thêm từ 3,5-3,9 cm, chiều dài lá tăng đều hơn chiều rộng lá, chiều dài và chiều rộng lá tăng nhiều nhất ở CT1. Từ tuần này đến lúc thu hoạch, chiều rộng và chiều dài của lá tăng trưởng liên tục theo các CT. 55
  6. ỨNG DỤNG GE VÀ BÁNH DẦU VÀO TRỒNG TRỌT Hình 5. Theo dõi rau cải trong tuần thứ 2 thứ tự từ trái sang phải (ĐC, TC1, TC2, TC3) Sau 5 tuần từ khi cấy trồng, chúng tôi tiến hành thu hoạch, chiều rộng lá lúc này là 16 cm, 18,5 cm, 21,2 cm, 24,2 cm, chiều dài lá tương ứng 24,3 cm, 27,3 cm, 30,4 cm, 33,3 cm CT1 có chiều rộng và chiều dài lá cao nhất, như vậy tưới GE nha đam cho kết quả tốt nhất. Hình 6. Rau cải trong tuần thứ 4 trái (TC1) phải (TC2) 2.1.1. Cây rau muống Theo dõi tỷ lệ nẩy mầm và đếm cây sống, chúng tôi ghi lại trong bảng 6 Bảng 6. Tỷ lệ nẩy mầm và sống của cây rau muống ĐC CT1 CT2 CT3 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Gieo 300 100 300 100 300 100 300 100 Có 2-3 lá thật 150 50 150 50 160 53,3 155 51,6 7 ngày lần 1 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 7 ngày lần 2 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 7 ngày lần 3 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 Thu hoạch 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 Từ khi gieo hạt đến khi có 2 lá thật, tỷ lệ nẩy mầm chỉ đạt 50-53,3%. Kết quả này có 2 nguyên nhân: thứ nhất trong thời gian gieo hạt là lúc sắp nghỉ tết thời tiết lạnh không thích hợp trồng rau muống, thứ hai việc chăm sóc trong những ngày trước và sau tết chưa thật chu đáo. Chăm sóc cây rau muống, đồng thời phun GE nha đam, chuối và bánh dầu theo công thức, chúng tôi ghi nhận kết quả cây nẩy mầm thêm và sống rất tốt, tỷ lệ cây sống 56
  7. TRẦN THỊ PHÚ, TRẦN QUỲNH THI, HỒ THỊ GIỚI thu hoạch được chiếm tỷ lệ 83,3-96,6%, trong đó phun bánh dầu cho tỷ lệ cây sống tốt nhất, đạt 96,6%. Hình 7. Giai đoạn rau muống ra 2-3 lá thật Chiều cao của thân cây rau muống cũng là một chỉ tiêu sinh trưởng, chúng tôi tiến hành đo chiều cao của thân cây rau muống qua các tuần trong các công thức, có kết quả ghi ở bảng 7. Bảng 7. Chiều cao trung bình của cây rau muống qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 12,4±0,14 12,4±0,14 12,5±0,13 12,5±0,11 7 ngày lần 1 15,2±0,12 15,5±0,07 15,9±0,08 15,4±0,07 7 ngày lần 2 20,1±0,10 23,2±0,11 25,1±0,15 21,6±0,11 7 ngày lần 3 25,5±0,11 29,4±0,11 30,5±0,10 28±0,15 Thu hoạch 30,1±0,15 35,2±0,10 37,4±0,11 34,2±0,16 Bón lót phân vi sinh và phân lân trước khi gieo hạt, sau 2 tuần kể từ khi gieo, cây có 2-3 lá thật, chiều cao của cây đạt 12,4-12,5 cm ở các công thức là như nhau. Từ lúc tiến hành phun GE theo công thức, chiều cao cây tăng thêm rõ rệt qua từng tuần cụ thể theo thứ tự từ cao đến thấp là: ghi nhận tuần 1: 15,9 cm ở CT2 cao nhất, 15,6 cm ở CT1, 15,4 cm ở CT3 và thấp nhất 15,2 cm ở ĐC. Chiều cao của cây rau muống tăng tương đối dồng đều cho đến khi thu hoạch với CT2 cây rau muống cao trung bình 37,4 cm và ĐC cây rau cao trung bình 30,1 cm, như vậy phun bánh dầu cho rau muống có hiệu quả nhất. Số lá trung bình của cây rau muống tăng dần qua các lần đếm, sau khi có 2-3 lá thật, lần lượt đếm số lá 7 ngày 1 lần. Từ kết quả đầu tiên là 2,5-2,6 lá, sau thời gian phun GE chúng tôi thu được kết quả thu hoạch cuối cùng ở CT2 là cao nhất với 7,5 lá và thấp nhất ở ĐC với 6,6 lá, như vậy bánh dầu cũng giúp cho số lá rau muống tăng nhiều hơn. 57
  8. ỨNG DỤNG GE VÀ BÁNH DẦU VÀO TRỒNG TRỌT Chiều rộng và chiều dài của lá rau muống ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây trồng, chúng tôi đã tiến hành đo chiều rộng và chiều dài lá ghi lại ở bảng 9 và 10 Bảng 8. Số lá trung bình của cây rau muống qua các lần đếm (lá) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 2,5±0,51 2,6±0,51 2,5±0,51 2,5±0,51 7 ngày lần 1 3,5±0,51 3,5±0,51 3,6±0,50 3,5±0,51 7 ngày lần 2 4,3±0,47 4,5±0,51 4,6±0,49 5,1±0,33 7 ngày lần 3 5,2±0,44 5,5±0,51 5,8±0,39 5,5±0,62 Thu hoạch 6,6±0,51 7,2±0,44 7,5±0,51 7,1±0,96 Hình 8. Đo chiều dài và rộng lá rau muống Bón lót phân vi sinh và phân lân trước khi gieo, từ khi gieo đến khi cây cải có 2-3 lá thật, chiều rộng trung bình (1,4-1,5 cm) và chiều dài trung bình (5,4-5,5 cm) của lá ở các công thức tương tự nhau. Chúng tôi đo sau 2 tuần kể từ lúc bắt đầu gieo hạt, lúc này chưa phun GE. Tuần đầu tiên sau phun GE, chiều rộng và chiều dài lá rau muống tăng lên rõ rệt, chiều rộng tăng thêm từ 0,3-0,4 cm, đặc biệt chiều dài tăng rất nhanh từ 2-2,4 cm. Bảng 9. Chiều rộng trung bình của lá rau muống qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 1,4±0,28 1,5±0,27 1,5±0,18 1,4±0,09 7 ngày lần 1 1,7±0,26 1,8±0,25 1,9±0,18 1,8±0,23 7 ngày lần 2 2,0±0,22 2,5±0,22 2,7±0,17 2,4±0,32 7 ngày lần 3 2,7±0,28 3,1±0,26 3,5±0,28 3,1±0,25 Thu hoạch 3,4±0,32 3,8±0,24 4,1±0,15 3,7±0,15 58
  9. TRẦN THỊ PHÚ, TRẦN QUỲNH THI, HỒ THỊ GIỚI Hình 9. Theo dõi sự phát triển của rau muống ở tuần thứ 3 Bảng 10. Chiều dài trung bình của lá rau muống qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 5,4±0,09 5,5±0,07 5,5±0,08 5,5±0,10 7 ngày lần 1 7,4±0,21 7,7±0,27 8,1±0,22 7,5±0,24 7 ngày lần 2 9,7±0,33 10,5±0,36 11±0,21 10,3±0,13 7 ngày lần 3 12,4±0,15 15,6±0,08 16,7±0,15 13,6±0,29 Thu hoạch 15,7±0,26 18,4±0,30 22,1±0,15 17,1±0,17 Sau 4 tuần từ khi rau muống có 2-3 lá thật cho đến khi thu hoạch, chiều rộng của lá tăng thêm từ 2-2,6 cm và chiều dài lá tăng thêm từ 10,3-16,6 cm, lúc này lá rau muống có chiều rộng và chiều dài cao nhất đạt: 4,1 cm và 22,1 cm ở CT2 cao nhất, tương ứng với tưới bánh dầu, như vậy phun bánh dầu cho kết quả cao nhất đối với rau muống. 3. Kết luận Sau 5-6 tuần từ khi gieo hạt cho đến thu hoạch, chúng tôi có những kết quả như sau: 1. Cây rau cải có tỷ lệ nẩy mầm cao chiếm 93,3%, tỷ lệ sống cao nhất ở CT1 là 91,1% và thấp nhất ở ĐC là 80%, cây rau muống tỷ lệ sống cao nhất ở CT1 là 96,6% và thấp nhất ở ĐC là 83,3%. 2. Số lá đếm được của cây rau cải và rau muống cũng tăng nhanh sau khi phun GE, trong đó đối với rau cải số lá cao nhất khi phun GE nha đam (CT1 đạt 6,1), rau muống số lá cao nhất khi phun bánh dầu (CT2 đạt 7,5). 3. Chiều rộng và chiều dài của lá cây rau cải và rau muống cũng phát triển nhanh sau khi phun GE, kết quả thu hoạch cho thấy phun GE nha đam tốt cho cải và phun bánh dầu tốt cho rau muống. 4. Sử dụng GE là tái chế rác thực phẩm hàng ngày, vừa tránh ô nhiễm môi trường, vừa làm phân bón hữu cơ rất hiệu quả, trong lần thử nghiệm này chúng tôi thử nghiệm trên rau cải và rau muống kết quả là phun GE nha đam tốt cho cải và bánh dầu tốt cho rau muống. 59
  10. ỨNG DỤNG GE VÀ BÁNH DẦU VÀO TRỒNG TRỌT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thế Tục, (1997), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp, trang 151 và 160 [2] Anis Kurniawan (2020), Eco Enzyme, Cairan Ajaib Hasil Fermentasi Sampah Organik yang Multiguna, Publish by Anis Kurniawan. [3] Shefali Dhiman 2017, Eco-Enzyme-A Perfect House-Hold Organic Cleanser, International Journal of Engineering Technology, Management and Applied Sciences Volume 5, Issue 11, ISSN 2349-4476. [4] Kevin Blackburn and al, 2013, Manual penanaman sayuran, Oleh Departemen Pertanian dan Perikanan Australia Utara, ISBN 978-0-9872563-1-7 [5] https://www ky-thuat-trong-va-cham-soc-lan-ho-diep/cach-su-dung-ge-chuoi.html [6] https://www.nongdangioi.vn/cach-u-phan-banh-dau-de-bon-cay-hieu-qua-cao/ [7] https://vinong.net/ge-la-gi-cong-dung-cua-enzyme-rac/ APPLICATION OF GE AND PRESS CAKE IN FARMING NGUYEN THI PHU University of Technology and Education The University of Danang TRAN QUYNH THI, HO THI GIOI Abstract: Our study focuses on the application of aloe vera, banana GE, and press cake for growing mustard greens and water spinach at the experimental garden of Quang Nam University. The mixtures include two formulas with the ratios of 300g of raw materials: 100 ml of sugarcane juice: 1000 ml of water and 25 ml of GE water: 1000 ml of water. They are used to increase crop yield and make sure of the vegetable quality. Aloe vera GE is the best for planting mustard greens with a survival rate of 91.1%; the average number of leaves is 6.1; the length and width of leaves is 33.2cm and 24.6 cm respectively. Meanwhile, press cake is the best choice for water spinach with a survival rate is 96.6% compared to 83.3% when fresh water, aloe vera GE and banana GE are used. With press cake, the water spinach measurements are 37.4cm high, 4.1 cm of leaf width and 22.1cm of leaf length whereas this ratio is 30.1cm:3.4cm:15.7cm when fresh water, aloe vera GE and banana GE are applied. Key words: Mustard greens, Water spinach, Aloe vera GE, Banana GE, Press cake. 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1