Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
102(02): 117 - 121<br />
<br />
ỨNG DỤNG GIS MÔ TẢ HÀM LƯỢNG As TRONG NƯỚC NGẦM<br />
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Phan Thị Thu Hằng1*, Nguyễn Thu Thùy2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả bước đầu xác định hàm lượng As trong nước ngầm khu vực thành phố Thái Nguyên và<br />
biểu diễn trên bản đồ bởi công nghệ GIS cho thấy trong số 168 mẫu được kiểm tra tại 28<br />
phường/xã thì có 129 mẫu (chiếm 77%) có hàm lượng As< 0.005mg/l, 30 mẫu (chiếm 18%) có<br />
hàm lượng As nằm trong khoảng 0.005 – 0,01mg/l, 8 mẫu (chiếm 5%) đã ở mức ô nhiễm tức là có<br />
hàm lượng As > 0,01mg/l và chỉ có 01 mẫu có hàm lượng As> 0,05mg/l, vượt QCVN 09:<br />
2008/BTNMT và mức II của QCVN 02 :2009/BYT. Các mẫu ô nhiễm As đều tập trung tại khu<br />
vực trung tâm (5 mẫu) và phía Nam (3 mẫu) của thành phố Thái Nguyên. Khu vực phía Bắc của<br />
thành phố 100% mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo QCVN.<br />
Từ khóa: As, hàm lượng, nước ngầm, ô nhiễm, GIS<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hiện nay do sự phát triển nhanh chóng của<br />
công nghiệp, nông nghiệp và đô thị đã được<br />
ghi nhận đang trở thành vấn đề môi trường<br />
cấp bách, trong đó hiện tượng ô nhiễm As vào<br />
nguồn nước đã và đang trở nên rất nghiêm<br />
trọng. Khoảng 13,5% dân số Việt Nam đang<br />
sử dụng nước ăn từ nước giếng khoan bị<br />
nhiễm asen [1]. As là một nguyên tố vi lượng<br />
có tính độc hại cao đối với sức khoẻ con<br />
người. Nồng độ As cao trong nước đang là<br />
vấn đề đối với sức khoẻ cộng đồng trong<br />
nhiều năm gần đây. Là một trong những trung<br />
tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam, thành phố<br />
Thái Nguyên cũng là một địa bàn có dấu hiệu<br />
ô nhiễm arsen tại một số khu vực. Nơi đây tập<br />
trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như Nhà<br />
máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Giấy<br />
Hoàng Văn Thụ, Nhà máy điện Cao Ngạn…<br />
vì vậy, lượng nước thải từ các nhà máy đổ ra<br />
môi trường hàng ngày khá lớn: Nhà máy giấy<br />
Hoàng Văn Thụ thải khoảng 400 m3/ngày,<br />
nước thải độc và bẩn làm ô nhiễm suối Mỏ<br />
Bạch và nguồn nước Sông Cầu, Nhà máy cán<br />
thép Gia Sàng và khu gang thép Cam Giá<br />
hàng ngày thải một lượng nước lớn không<br />
được xử lý vào suối Xương Rồng gây ô<br />
nhiễm khu vực phường Gia Sàng, phường<br />
Túc Duyên... Các Nhà máy Tấm lợp Amiăng,<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 430378, Email: thuhang495tn@yahoo.com.vn<br />
<br />
Khu gang thép Thái Nguyên hàng ngày thải ra<br />
lượng bụi lớn làm ô nhiễm khu vực Cam<br />
Giá... Thêm vào đó là nạn khai thác khoáng<br />
sản từ các vùng Sơn Dương, Quan Triều, Đại<br />
Từ, Phú Lương, Võ Nhai với 177 điểm quặng<br />
và mỏ bao gồm than đá, quặng titan, quặng<br />
chì, quặng thiếc chứa As… với công nghệ<br />
khai thác lạc hậu, không có hệ thống xử lý<br />
chất thải, đá thải hiệu quả đã làm cho môi<br />
trường sông, suối, hồ bị ô nhiễm nghiêm<br />
trọng bởi các chất độc hại như As, Pb, Cd...<br />
(UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [3].<br />
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được công<br />
nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không<br />
chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý<br />
mà còn trong các công tác điều tra tài nguyên<br />
thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu<br />
hướng diễn biến môi trường. chúng tôi đã tiến<br />
hành bằng công nghệ GIS để đưa ra những<br />
dẫn liệu về tình hình ô nhiễm và sự phân bố<br />
hàm lượng As trong hệ thống nước ngầm tại<br />
thành phố Thái Nguyên để từ đó có biện pháp<br />
quản lý và sử dụng đảm bảo an toàn đối với<br />
sức khoẻ con người.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Địa điểm<br />
Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên<br />
gồm 28 đơn vị hành chính (19 phường và 9 xã)<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Kim loại As trong nước ngầm<br />
117<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
102(02): 117 - 121<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu<br />
thuộc tính<br />
- Tiến hành điều tra khảo sát thu mẫu ở các<br />
giếng khoan và giếng đào của các hộ gia đình<br />
Để xây dựng được các bản đồ nền phục vụ<br />
theo phương pháp ngẫu nhiên, 6 mẫu/phường<br />
cho việc mô tả hàm lượng As trong nước<br />
(xã). Tổng số 168 mẫu. Mẫu thu về được dự<br />
ngầm của khu vực nghiên cứu chúng ta cần<br />
trữ trong bình nhựa 0,5 lít, cố định bằng<br />
liên kết dữ liệu không gian với dữ liêụ thuộc<br />
HNO3 đậm đặc.<br />
tính. Qua đó ta sẽ có được bản đồ nền với đầy<br />
đủ<br />
các thông số phục vụ cho công việc mô tả.<br />
+ Thời gian lấy mẫu: Mẫu được lấy vào tháng<br />
12/2011và tháng 1 năm 2012.<br />
Mô tả hàm lượng As trong nước ngầm tại<br />
khu vực Thành phố Thái Nguyên<br />
+ Phương pháp lấy mẫu: TCVN 6000: 1995<br />
(ISO 5667 - 11: 1992) Chất lượng nước - lấy<br />
Căn cứ để mô tả<br />
mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.<br />
Để mô tả hàm lượng As trong nước, chúng<br />
+ Mẫu được phân tích tại Viện Khoa học sự<br />
tôi căn cứ vào 2 Qui chuẩn Việt Nam hiện<br />
sống trường Đại học Nông Lâm<br />
hành [2]:<br />
- Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu: Sử<br />
+ QCVN 09: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ<br />
dụng phần mềm của hệ thống GIS như cùng<br />
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (giới<br />
các phần mềm tin học khác như Microstation,<br />
hạn tối đa: 0,05 mg As/l).<br />
Excel… để xây dựng cơ sở dữ liệu không<br />
+ QCVN 02: 2009/BYT: Chất lượng nước<br />
gian, dữ liệu thuộc tính của bản đồ mô tả<br />
sinh hoạt: - Giới hạn tối đa cho phép I, hàm<br />
hàm lượng As trong nước ngầm tại khu vực<br />
lượng As 0,01mg /l: Áp dụng đối với các cơ<br />
nghiên cứu.<br />
sở cung cấp nước. Giới hạn tối đa cho phép<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
II, hàm lượng As 0,05 mg /l: Áp dụng đối với<br />
các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ<br />
Xây dựng bản đồ nền (dữ liệu không gian)<br />
gia đình (các hình thức cấp nước bằng<br />
Phục vụ xây dựng các loại bản đồ mô tả, đánh<br />
đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như<br />
giá mức độ ô nhiễm As trong nước ngầm của<br />
giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần,<br />
khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành xây<br />
đường ống tự chảy).<br />
dựng bản đồ nền (bản đồ gốc). Đấy là bản đồ<br />
mà sau này khi liên kết các dữ liệu thuộc tính<br />
(các số liệu phân tích As) nó sẽ trở thành các<br />
bản đồ có đủ các dữ liệu để phục vụ công tác<br />
mô tả đánh giá hàm lượng As trong nước ngầm<br />
tại 28 phường/xã của thành phố Thái Nguyên.<br />
Xây dựng bản đồ vị trí lấy mẫu<br />
Toàn bộ khu vực nghiên cứu đã được điều tra<br />
ngoài thực địa và lấy mẫu nước để phân tích,<br />
mẫu được lấy tại các giếng<br />
khoan và giếng đào của các hộ gia đình tổng<br />
số 168 mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, 6<br />
mẫu/phường,xã.<br />
Thống kê số mẫu có hàm lượng As trong nước ngầm theo các mức đã phân loại<br />
tại Thành phố Thái Nguyên<br />
TT<br />
<br />
Khu vực<br />
<br />
Hàm lượng As (mg/l)<br />
<br />
Số mẫu<br />
30<br />
<br />
≥0,005<br />
5<br />
<br />
0,03 - 0,05<br />
<br />
Phía Bắc<br />
<br />
0,05<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trên bản đồ mô tả hàm lượng As trong nước<br />
ngầm, chúng tôi tạm chia nồng độ As thành 5<br />
mức theo cách biểu diễn các màu sắc khác<br />
nhau:<br />
- Mầu đỏ biểu diễn vị trí các điểm có hàm<br />
lượng As ≥ 0,05 mg/l – Ô nhiễm vượt quá<br />
giới hạn tối đa cho phép 2 theo QCVN–<br />
02:2009/BYT<br />
và<br />
vượt<br />
QCVN<br />
09:<br />
2008/BTNMT.<br />
- Mầu da cam biểu diễn vị trí các điểm có<br />
hàm lượng 0,03 ≤ As ≤ 0,05 mg/l – Ô nhiễm<br />
vượt quá giới hạn tối đa cho phép 1 ở mức<br />
cao theo QCVN – 02:2009/BYT;<br />
- Màu tím biểu diễn vị trí các điểm có hàm<br />
lượng 0,01≤ As< 0,03 mg/l – Ô nhiễm vượt<br />
quá giới hạn tối đa cho phép 1 theo QCVN<br />
– 02:2009/BYT.<br />
- Màu xanh da trời biểu diễn vị trí các điểm<br />
có hàm lượng 0,005 mg/l ≤ As < 0,01mg/l –<br />
mức cảnh báo;<br />
- Màu xanh lá cây biểu diễn vị trí các điểm có<br />
hàm lượng As 0,05mg/l, vượt QCVN 09:<br />
2008/BTNMT và mức II của QCVN 02<br />
:2009/BYT. Các mẫu ô nhiễm As đều tập<br />
trung tại khu vực trung tâm (5 mẫu) và phía<br />
Nam (3 mẫu) của thành phố Thái Nguyên.<br />
Khu vực phía Bắc 100% mẫu nghiên cứu vẫn<br />
đảm bảo QCVN.<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bước đầu nghiên cứu hàm lượng As trong<br />
nước ngầm tại thành phố Thái Nguyên cho<br />
thấy đã có dấu hiệu bị ô nhiễm As tại Thành<br />
phố Thái Nguyên mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ và<br />
hàm lượng As không quá cao, với 9/168 mẫu<br />
kiểm tra có hàm lượng As đã ở mức ô nhiễm,<br />
trong đó hai khu vực cần lưu ý là khu trung<br />
tâm và phía Nam thành phố có tỷ lệ mẫu ô<br />
nhiễm cao hơn các khu vực khác.<br />
Cần có các kết quả nghiên cứu tiếp tục với số<br />
mẫu nhiều hơn và kiểm tra nhiều đợt trong năm<br />
để có thể kết luận một cách chắc chắn hơn.<br />
<br />
102(02): 117 - 121<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh<br />
(2000), "Đánh giá sơ bộ về độ chứa As và khoanh<br />
vùng dự báo dị thường As liên quan đến các thành<br />
tạo địa chất ở Việt Nam", Tuyển tập Hội thảo<br />
quốc tế “Ô nhiễm Arsen: Hiện trạng tác động đến<br />
sức khỏe và giải pháp phòng ngừa”, Hà Nội<br />
12/2000.<br />
[2]. QCVN 09: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật<br />
quốc gia về chất lượng nước ngầm và QCVN 02:<br />
2009/BYT: Chất lượng nước sinh hoạt,<br />
[3]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), “Đề án bảo<br />
vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 2015.<br />
<br />
SUMMARY<br />
APPLICATION OF GEOGRAPHICAL INFORMATION SYSTEMS (GIS)<br />
IN MAPPING OF AS IN GROUND -WATERS<br />
IN THE THAINGUYEN CITY<br />
Phan Thi Thu Hang1*, Nguyen Thu Thuy2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – TNU<br />
College of Ecomomics and Technology - TNU<br />
<br />
By Geographical Information Systems (GIS) was descreptioned content metal heavy As in ground<br />
- water in Thainguyen city. The test 168 samples at In bored wells and the dug well of the<br />
household at 28 wards/commune in the Thainguyen city was contents of As in ground - water are<br />
low, there is 129 samples (77%) concentration As < 0.005 ppm, 30 samples (18%) is from<br />
0.005ppm to 0,01 ppm, 8 samples (5%) are over accepted level and 1 sample was concentration<br />
As> 0.05ppm. This pollution samples have chiefly situated concentration is Northern and<br />
Southern of Thainguyen city.<br />
Key words: Arsenic, ground – water, concentration, pollution, GIS<br />
<br />
Ngày nhận bài:18/1/2013, ngày phản biện: 06/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 430378, Email: thuhang495tn@yahoo.com.vn<br />
<br />
121<br />
<br />